Cùng nhau hướng tới các đô thị bền vững

Vừa qua, Hội nghị quốc tế ICLEI đã được tổ chức tại thành phố Montreal – Canada từ 19 đến 22 tháng 6 năm 2018. ICLEI World Congress 2018 là hội nghị dành cho các đô thị và các địa phương trên toàn thế giới đang trong quá trình phát triển bền vững. Đây là một phần của chương trình hành động mang tính toàn cầu về phát triển bền vững. ICLEI 2018 được đồng tổ chức bởi Hội đồng quốc tế về các sáng kiến môi trường của địa phương - Các tổ chức địa phương về phát triển bền vững và Thành phố Montreal; nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác và cùng nhau đưa ra những ý tưởng sáng tạo về chương trình hành động phát triển đô thị bền vững toàn cầu. Hội nghị quy tụ 1200 thành viên tham dự, bao gồm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, cùng nhau phân tích về vấn đề đô thị hóa nhanh chóng của thế giới. PGS.TS.KTS. Lưu Đức Cường – Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, đã tham dự Hội nghị này với bài trình bày về những kinh nghiệm trong việc Lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch đô thị ở Việt Nam. Hội nghị cũng là cơ hội gặp gỡ lý tưởng cho đại diện các chính quyền địa phương (như các nhà hoạch định, các kỹ sư, các nhà quản lý đô thị.), nhân viên chính quyền cấp tỉnh và liên bang, các tổ chức phi Chính phủ, các chuyên gia về lĩnh vực bền vững và các bên liên quan. Chương trình của Hội nghị có sự tham góp của các diễn giả đến từ Canada, Mỹ và nhiều nước trên thế giới, trình bày về các điển hình sáng tạo và các mô hình thực hiện tốt đã được chứng minh về: Tính bền vững, khả năng thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, các giải pháp dựa vào Montreal - một trong những thành phố hàng đầu trong việc phát triển bền vững 4 S 93 . 2018thiên nhiên, nền kinh tế tròn, quản trị cộng tác và đặc tính sinh thái. Trong khuôn khổ Hội nghị còn bao gồm chương trình khám phá Montreal và các khu vực lân cận, nhằm mục tiêu cho các bên tham gia tìm hiểu về một thành phố hàng đầu trong việc phát triển bền vững. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định chia sẻ các chiến lược, giải pháp và bài học kinh nghiệm trong việc thúc đẩy tính bền vững của địa phương. Được biết, tổ chức ICLEI được thành lập vào năm 1990 với tư cách là “Hội đồng quốc tế về sáng kiến môi trường địa phương”, có trụ sở của Ban Thư ký tại Toronto (Canada) và chính thức khai trương Văn phòng điều hành của ICLEI tại Washington, DC (Mỹ) vào năm 1995.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cùng nhau hướng tới các đô thị bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÙNG NHAU HƯỚNG TỚI CÁC ĐÔ THỊ BỀN VỮNG S Ự K IỆN Vừa qua, Hội nghị quốc tế ICLEI đã được tổ chức tại thành phố Montreal – Canada từ 19 đến 22 tháng 6 năm 2018. ICLEI World Congress 2018 là hội nghị dành cho các đô thị và các địa phương trên toàn thế giới đang trong quá trình phát triển bền vững. Đây là một phần của chương trình hành động mang tính toàn cầu về phát triển bền vững. ICLEI 2018 được đồng tổ chức bởi Hội đồng quốc tế về các sáng kiến môi trường của địa phương - Các tổ chức địa phương về phát triển bền vững và Thành phố Montreal; nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác và cùng nhau đưa ra những ý tưởng sáng tạo về chương trình hành động phát triển đô thị bền vững toàn cầu. Hội nghị quy tụ 1200 thành viên tham dự, bao gồm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, cùng nhau phân tích về vấn đề đô thị hóa nhanh chóng của thế giới. PGS.TS.KTS. Lưu Đức Cường – Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, đã tham dự Hội nghị này với bài trình bày về những kinh nghiệm trong việc Lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch đô thị ở Việt Nam. Hội nghị cũng là cơ hội gặp gỡ lý tưởng cho đại diện các chính quyền địa phương (như các nhà hoạch định, các kỹ sư, các nhà quản lý đô thị...), nhân viên chính quyền cấp tỉnh và liên bang, các tổ chức phi Chính phủ, các chuyên gia về lĩnh vực bền vững và các bên liên quan. Chương trình của Hội nghị có sự tham góp của các diễn giả đến từ Canada, Mỹ và nhiều nước trên thế giới, trình bày về các điển hình sáng tạo và các mô hình thực hiện tốt đã được chứng minh về: Tính bền vững, khả năng thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, các giải pháp dựa vào Montreal - một trong những thành phố hàng đầu trong việc phát triển bền vững SË 93 . 20184 thiên nhiên, nền kinh tế tròn, quản trị cộng tác và đặc tính sinh thái. Trong khuôn khổ Hội nghị còn bao gồm chương trình khám phá Montreal và các khu vực lân cận, nhằm mục tiêu cho các bên tham gia tìm hiểu về một thành phố hàng đầu trong việc phát triển bền vững. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định chia sẻ các chiến lược, giải pháp và bài học kinh nghiệm trong việc thúc đẩy tính bền vững của địa phương. Được biết, tổ chức ICLEI được thành lập vào năm 1990 với tư cách là “Hội đồng quốc tế về sáng kiến môi trường địa phương”, có trụ sở của Ban Thư ký tại Toronto (Canada) và chính thức khai trương Văn phòng điều hành của ICLEI tại Washington, DC (Mỹ) vào năm 1995. S ˘ k i ÷ n PGS.TS.KTS. Lưu Đức Cường – Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) trao đổi tại Hội nghị 5SË 93 . 2018 TIN QUỐC TẾ UNESCO công bố các di sản thế giới mới tại Hàn Quốc và Ấn Độ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa 7 ngôi chùa cổ của Hàn Quốc cùng các tòa nhà theo phong cách Art Deco ở thành phố Mumbai, Ấn Độ, vào danh sách Di sản Thế giới. Bảy ngôi chùa cổ Seonamsa, Daeheungsa, Beopjusa, Magoksa, Tongdosa, Bongjeongsa và Buseoksa của Hàn Quốc đều được xây trong thời kỳ Tam quốc kết thúc vào thế kỷ thứ bảy sau Công nguyên. Các ngôi chùa này đều được xây trên núi, đặt tại các vị trí cao được núi rừng bao bọc và nhìn ra khung cảnh tuyệt đẹp bao quanh. UNESCO đánh giá những ngôi chùa cổ này đại diện cho cách thức Phật giáo đã dung nhập vào phong cách và tín ngưỡng bản địa của Hàn Quốc. Trong khi đó, Mumbai được cho là thành phố tập trung số lượng các tòa nhà theo phong cách nghệ thuật Art Deco lớn thứ hai thế giới, chỉ sau thành phố Miami của Mỹ. Ước tính có khoảng hơn 200 tòa nhà Art Deco tại trung tâm tài chính của Ấn Độ. Phần lớn những tòa nhà này được xây vào giai đoạn đầu những năm 1930 đến đầu những năm 1950 và tập trung chủ yếu tại khu vực phía Nam thành phố, tạo ra một hình ảnh tương phản với các kiến trúc Victorian Gothic vốn là đặc trưng của Mumbai. Art Deco là một trường phái nghệ thuật và trang trí khởi nguồn từ thủ đô Paris (Pháp) vào thập niên 1920 và phổ biến ra toàn thế giới trong thập niên 1930. Art Deco thoát khỏi nền tảng cơ bản và chấp nhận ảnh hưởng từ nhiều phong cách khác nhau, kết hợp sự tao nhã với phong cách hiện đại. Quyết định trên được thông qua tại một cuộc họp của UNESCO tại thủ đô Manama của Bahrain. Hơn 100 thành phố trên thế giới chủ yếu sử dụng năng lượng tái tạo Một báo cáo mới đây cho thấy, trên 100 thành phố trên toàn cầu đang vận hành chủ yếu bằng năng lượng sạch. Con số này đã tăng lên từ 40 thành phố trong năm 2015 và ngày càng nhiều các thành phố lớn trên thế giới từ Seattle, Washington (Hoa Kỳ) đến Inje (Hàn Quốc) từ bỏ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang dùng năng lượng tái tạo. Theo báo cáo của CDP, hơn 100 thành phố trên toàn cầu đã thu được 70% năng lượng từ gió, mặt trời, nước và sinh khối. Một số thành phố trong danh sách này thậm chí còn sử dụng 100% năng lượng từ các nguồn tái tạo như Burlington (Canada), Vermont – thành phố đầu tiên ở Hoa Kỳ sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo cho việc vận chuyển. 58 thành phố khác của Hoa Kỳ đã tham gia vào phòng trào WeAreStillIn (trên mạng xã hội để chống lại sự biến đổi khí hậu và ủng hộ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu). Các thành phố này đã cam kết chuyển đổi sang sử dụng hoàn toàn các nguồn năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, nhu cầu về điện năng cũng đang giảm nhờ vào việc di chuyển các ngành công nghiệp nặng ra ngoài nước Mỹ và việc các loại đèn, thiết bị điện được cải tiến để sử dụng hiệu quả hơn. Kết quả là lần đầu tiên trong một thế kỷ qua nhu cầu sử dụng điện năng của Hoa Kỳ chững lại. PHILIPINE Xây thành phố không ô nhiễm 14 tỷ USD Chính quyền Manila đang lên kế hoạch xây dựng một thành phố mới có tên gọi là New Clark nhằm giảm bớt áp lực cho thủ đô 13 triệu dân. Thủ đô Manila của Philippines là một trong những nơi có tình trạng ùn tắc giao thông tồi tệ nhất thế giới. Mật độ phương tiện giao thông, đặc biệt là xe hơi, ngày càng dày đặc khiến cho vấn đề ô nhiễm môi trường càng thêm trầm trọng. Do đó, Philippines đã lên kế hoạch xây dựng một thành phố hoàn toàn mới mang tên New Clark để giúp giảm tắc nghẽn và ô nhiễm khói bụi cho Manila. Nằm cách thủ đô nước này khoảng 120km, dự án dự kiến khởi công từ năm 2022 và tiêu tốn khoảng 14 tỷ USD. Diện tích của New Clark là 93km2, lớn hơn Manhattan (Mỹ), với khả năng tiếp nhận khoảng 2 triệu dân sau khi hoàn thành. New Clark được chia thành 5 quận, mỗi quận đảm nhiệm một chức năng cụ thể bao gồm: Chính quyền, kinh doanh, giáo dục, nông nghiệp và giải trí. Thiết kế chính xác của New Clark vẫn chưa được công bố, tuy nhiên các nhà phát triển cho hay quá trình triển khai dự án sẽ ưu tiên bảo vệ môi trường và thích ứng với biển đổi khí hậu. Để giảm lượng khí thải carbon, 2/3 diện tích New Clark sẽ sử dụng cho đất nông nghiệp, công viên và các không gian xanh khác. Các tòa nhà cũng sẽ tích hợp công nghệ làm giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và nước. Ngoài ra, sẽ chỉ có ô tô chạy bằng điện được lưu thông trên đường phố để giảm phát thải khí CO2. Nằm ở độ cao tối thiểu 56m trên mực nước biển, thành phố sẽ đối diện với nguy cơ lũ lụt thấp hơn. Tuy nhiên, kế hoạch đầy tham vọng của Philippines đang phải đối mặt với một vài thách thức, trong đó có việc thuyết phục cư dân Manila sang thành phố mới. Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới - điển hình là Trung Quốc - đã công bố các kế hoạch phát triển đô thị. Một số dự án đã được thực hiện song thất bại trong việc thu hút dân cư đến ở, hậu quả là trở thành những “thành phố ma”. SË 93 . 20186 DUBAI Dubai xây dựng cơ sở biến rác thải thành năng lượng lớn nhất thế giới Dubai mới đây đã thông báo kế hoạch đối phó với rác thải một cách đầy táo bạo đó là xây dựng một nhà máy xử lý rác thải thành điện năng lớn nhất thế giới. Gulf News và New Atlas đã báo cáo Chính phủ về kế hoạch phát triển cơ sở này với mục tiêu xử lý 2 triệu tấn rác thải mỗi năm. Với công suất 185MW, nhà máy này sẽ cung cấp điện năng cho khoảng 120.000 ngôi nhà. Dubai có nỗ lực đầy tham vọng để biến rác thải thành năng lượng. Theo Chính phủ Dubai, nhà máy xử lý rác thải thành điện năng này sẽ xử lý khoảng 5.000 tấn rác mỗi ngày và cung cấp năng lượng cho khoảng 2.000 tòa nhà chọc trời với kích thước của tòa tháp Burj Khalifa, tương đương với khoảng 2% lượng điện năng tiêu thụ hàng năm của Dubai. Dubai sẽ nâng cấp nhà máy năng lượng trên 5 mẫu đất và hợp tác với Công ty công nghệ Hitachi Zosen Inova của Thụy Sĩ, Công ty xây dựng BESIX của Bỉ để thực hiện dự án này. Cáp HV 132kV sẽ kết nối nhà máy với lưới điện của Dubai (DEWA). Ông Saeed Mohammad Al Tayer - Giám đốc điều hành của DEWA cho biết: Đây sẽ là nguồn cung cấp năng lượng mới cho Dubai. Điều này sẽ cải thiện chất lượng nguồn cung. Việc xây dựng nhà máy này sẽ bắt đầu trong vài tháng tới và nhà máy sẽ được vận hành trước sự kiện Expo 2020. Một nhà máy chuyển đổi rác thải thành điện năng khác có quy mô lớn cũng đang được xây dựng ở Thâm Quyến - Trung Quốc. Cả hai dự án này đều được dự kiến hoàn thành vào năm 2020. AI CẬP Saudi Arabia sắp xây siêu thành phố 10 tỷ USD ở Saudi Arabia và Ai Cập đã thành lập một quỹ hợp tác trị giá 10 tỷ USD để xây dựng một siêu thành phố rộng hơn 1.000km2 ở phía Nam bán đảo Sinai của Ai Cập. Thỏa thuận được hai bên ký kết trong cuộc gặp giữa thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia và Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi của Ai Cập tại Cairo. Một quan chức Saudi Arabia nói với hãng tin Reuters rằng quỹ hợp tác nói trên sẽ cấp vốn cho việc xây dựng siêu thành phố có tên NEOM phần thuộc lãnh thổ Ai Cập. Hồi tháng 10 năm ngoái, thái tử Mohammed công bố kế hoạch siêu thành phố này, gọi đây là một phần trong chiến lược nhằm giảm sự phụ thuộc của Saudi Arabia - nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới - vào nguồn thu từ dầu. Siêu thành phố này sẽ trải rộng trên diện tích 26.500km2, nằm trên lãnh thổ của 3 quốc gia gồm Saudi Arabia, Jordan và Ai Cập, đồng thời sẽ tiêu tốn số tiền dự kiến lên tới 500 tỷ USD từ Quỹ đầu tư công Saudi Arabia (PIF) - quỹ đầu tư lớn nhất vương quốc Saudi Arabia - và các nhà đầu tư trong và ngoài nước khác. NHẬT BẢN Nhật Bản thông qua dự luật hạn chế xả rác thải nhựa Trong một nỗ lực nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm đại dương, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua dự luật về giảm thiểu việc xả thải các hạt nhựa siêu nhỏ từ các nhà máy ra biển. Dự luật trên đã nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của các thượng nghị sĩ Nhật Bản. Văn bản này hối thúc các doanh nghiệp, đặc biệt là các hãng sản xuất hóa mỹ phẩm, ngừng sử dụng các hạt nhựa siêu nhỏ trong quá trình sản xuất, đồng thời kêu gọi giảm thải các mảnh nhựa có kích thước lên tới 5mm ra môi trường. Ngoài ra, dự luật này cũng khuyến khích chính quyền địa phương nâng cao ý thức người dân trong việc tái chế nhựa và giảm thiểu rác thải nhựa. Đây là dự luật môi trường đầu tiên tại Nhật Bản về các biện pháp giảm thiểu xả thải các hạt nhựa siêu nhỏ ra môi trường. Tuy nhiên, văn kiện này không đưa ra các chế tài xử phạt đối với những tổ chức và cá nhân thiếu ý thức và không tuân thủ các yêu cầu trên. Các hạt nhựa siêu nhỏ, bao gồm mảnh nhựa nhỏ và các hạt siêu nhỏ, một khi lẫn trong nước, thường khó thu gom. Trong môi trường đại dương, các chất xả thải này có thể trở thành thức ăn của các loài cá, chim... và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi đánh bắt và tiêu thụ các loại cá, chim này. Một nhóm các nhà khoa học cho biết hồi năm ngoái khoảng 40% lượng cá đánh bắt tại các hồ và biển tại Nhật Bản có chứa các hạt nhựa siêu nhỏ trong cơ quan tiêu hóa của chúng. Theo các chuyên gia, tổng lượng rác thải nhựa mỗi năm thu gom tại các đại dương trên thế giới vào khoảng 4,8 triệu đến 12,7 triệu tấn. Tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại Canada vừa qua, 5 trong số 7 nước thuộc nhóm G7, trừ Nhật Bản và Mỹ, đã cùng thông qua một chương mới nhằm tìm kiếm biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trong môi trường. 7SË 93 . 2018 SË 93 . 20188 TIN TRONG NƯỚC HÀ NỘI Phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị ven hồ Yên Sở Dự án xây dựng khu đô thị ven hồ Yên Sở và khu B công viên Yên Sở sẽ góp phần hình thành nên một trung tâm mới của TP Hà Nội tại khu vực phía Nam. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã ký quyết định số 4091/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết khu đô thị ven hồ Yên Sở và khu Công viên Yên Sở (khu B công viên Yên Sở), tỷ lệ 1/500. Theo đó, địa bàn triển khai dự án thuộc các phường Thịnh Liệt, Yên Sở và Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai). Tổng diện tích 191,67ha, trong đó diện tích xây dựng công viên Yên Sở là 149,61ha (bao gồm cả diện tích mặt nước hồ 95ha); phần đất xây dựng là 29.95ha, còn lại là đất giao thông, đô thị; quy mô dân số của khu đô thị khoảng 12.800 người. Phía Bắc và phía Tây dự án giáp với nhà máy xử lý nước thải Yên Sở và các khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ, Thịnh Liệt, Ao Sào, Đồng Tầu và Khu trung tâm hành chính quận Hoàng Mai; phía Nam giáp đường vành đai 3 và khu dân cư hiện hữu; phía Đông giáp đường Nguyễn Tam Trinh và khu dân cư hiện hữu. Mục tiêu xây dựng dự án đô thị ven hồ Yên Sở để hình thành một trung tâm mới của TP có chức năng: Công viên cây xanh, nghỉ ngơi giải trí và công cộng đô thị. Bên cạnh đó, dự án góp phần đa dạng hóa các loại hình nhà ở (nhà ở thương mại, nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội) phục vụ nhu cầu của người dân và đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của TP; hoàn chỉnh khu đô thị mới ở phía đông nam khu B công viên Yên Sở, tạo lực cho phát triển kinh tế - xã hội và tạo cảnh quan kiến trúc cho cửa ngõ phía Nam của TP. Trên cơ sở quyết định được phê duyệt, UBND TP yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc chịu trách nhiệm thẩm định, thành phần hồ sơ của đồ án quy hoạch chi tiết theo quy định hiện hành, trình UBND TP phê duyệt. UBND quận Hoàng Mai và các phường có địa bàn thuộc dự án phối hợp cung cấp tài liệu, số liệu về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai, công trình và các dự án trong khu vực. Tạo điều kiện để đơn vị tổ chức thi công lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan đến đồ án quy hoạch chi tiết. Gấp rút điều chỉnh quy hoạch cấp nước Nguồn cấp nước cho đô thị Hà Nội hiện đang có nguy cơ suy giảm về trữ lượng và cảnh báo ô nhiễm. Trong khi đó, dự báo nhu cầu dùng nước trong những năm tới sẽ tăng cao. Phải tính toán lại nhu cầu dùng nước và điều chỉnh các phương án cấp nước để đáp ứng nhu cầu cho khu vực đô thị và nông thôn đang là bài toán đặt ra cho thủ đô Hà Nội. Tại Hội thảo đầu kỳ lập điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng cho biết, để cụ thể hóa định hướng cấp nước trong quy hoạch chung xây dựng, UBND TP Hà Nội đã lập đồ án Quy hoạch cấp nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, phạm vi là khu vực đô thị và nông thôn liền kề và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2013. TP cũng đã lập Quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn TP Hà nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, trong 4 năm qua, việc phát triển hệ thống cấp nước cho đô thị và nông thôn hầu như bị chậm so với kế hoạch. Bên cạnh đó, nội dung Quy hoạch cấp nước Hà Nội bộc lộ rõ một số bất cập, chưa phù hợp với tốc độ phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và thực tế quản lý đầu tư phát triển cấp nước của Thủ đô. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, UBND TP Hà Nội đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy nước đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng theo quy hoạch và huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các nhà máy mới. Tuy nhiên, các nhà máy nước này không được đề cập trong quy hoạch trước đây, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước góp phần đảm bảo sức khỏe nhân dân, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước, phát triển hệ thống cấp nước cho khu vực đô thị và nông thôn, TP Hà Nội đã giao Sở Xây dựng chủ trì nghiên cứu lập điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo nhiệm vụ điều chỉnh cấp nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 12/2017. Việc điều chỉnh quy hoạch trên cơ sở hợp nhất Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, để từ đó có sự kết nối hỗ trợ giữa các hệ thống cấp nước tập trung và hệ thống cấp nước nông thôn. Ban hành kế hoạch điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã ký ban hành Kế hoạch số 145/KH-UBND về việc triển khai thực hiện điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) của thành phố. Kế hoạch nhằm mục đích công bố công khai điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5