Ngày 22/05 hàng năm được Liên hiệp quốc chọn là ngày Đa dạng sinh học nhằm
tăng cường hiểu biết của người dân và cảnh báo về các vấn đề liên quan đến lĩnh
vực này. Năm nay, chủ đề tập trung vào Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu.
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2271 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu
Ngày 22/05 hàng
năm được Liên hiệp
quốc chọn là ngày Đa
dạng sinh học nhằm
tăng cường hiểu biết
của người dân và
cảnh báo về các vấn
đề liên quan đến lĩnh
vực này. Năm nay,
chủ đề tập trung vào
Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu.
Các vấn đề trọng tâm của ngày Quốc tế
Đa dạng sinh học năm 2007 bao gồm:
1. Đa dạng sinh học và biến đổi khí
hậu
Bảo vệ đa dạng
sinh học song
hành với ngăn
chặn thay đổi khí
hậu
Địa cực Quốc tế và Ngày Môi trường Thế
giới năm nay về “Biến đổi khí hậu” của
Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc
(UNEP).
2. Đối mặt với biến đổi khí hậu
Từ giữa thế kỷ 19 đến nay, nhiệt độ trái
đất đã tăng khoảng 0,6oC, gây ảnh hưởng
đến toàn thế giới, từ những đảo thấp vùng
nhiệt đới đến vùng cực rộng lớn. Chỉ trong
thế kỷ qua, sông băng lớn nhất trên
đỉnh Kenya (châu Phi) đã giảm 92% khối
lượng, mực nước biển tăng 10-25 cm và
độ dày các khối băng tại Bắc cực đã giảm
40%.
Tình hình biến đổi khí hậu đến nay vẫn
chưa mấy khả quan. Theo dự đoán, đến
năm 2100 nhiệt độ trái đất sẽ tiếp tục tăng
từ 1,4oC - 5,8oC. Nếu xảy ra kịch bản
nhiệt độ trái đất tăng 2,5oC, sẽ gây ra một
số hậu quả như có thêm 210 triệu người
có nguy cơ mắc bệnh sốt rét, 3,1 tỷ người
sống thiếu nước và 50 triệu người phải
đối mặt với nạn đói. Kể cả khi tất cả các
nguồn khí thải gây hiệu ứng nhà kính phát
sinh từ các hoạt động của con người
dừng lại ngay lập tức thì tác động của sự
biến đổi khí hậu vẫn sẽ kéo dài trong 50
năm nữa.
3. Mối đe doạ mới đối với đa dạng sinh
học
Sự biến đổi khí hậu đã buộc các sinh
vật phải thay đổi để thích nghi với môi
trường sống bằng cách thay đổi chu kỳ
sinh trưởng hoặc phát triển đặc điểm thích
nghi mới trên cơ thể. Các ảnh hưởng
quan sát được gần đây cho thấy:
- Nhiệt độ nước biển tăng gây hiện tượng
tẩy trắng san hô và là nguyên nhân gây
chết trên diện rộng các dải san hô ngầm
từ vùng biển Australia đến Caribbean.
- Loài chim biển Common Murre thay đổi
thời gian sinh sản từ 24 ngày/thập kỷ
thành 24 ngày/50 năm để thích ứng với
hiện tượng nhiệt độ tăng lên.
- Loài chim hoàng anh Baltimore đang di
chuyển về hướng bắc và sẽ sớm biến mất
hoàn toàn khỏi khu vực Baltimore.
- Gấu Bắc cực đang đối mặt với nguy cơ
khan hiếm thức ăn.
Nhiều loài khác sẽ phải đương đầu với
những thách thức bất thường. Ví dụ, giới
tính của rùa biển mới sinh phụ thuộc vào
nhiệt độ; khi nhiệt độ nóng lên số lượng
rùa cái sinh ra sẽ tăng so với số lượng rùa
đực.
Những loài không có khả năng thích nghi
với những biến đổi khí hậu có nguy cơ bị
tuyệt chủng. Theo ước tính, khoảng một
triệu loài có nguy cơ tuyệt chủng do biến
đổi khí hậu, bao gồm cả loài thằn lằn rừng
ở Boyd và loài cây Sebifera Virola
ở Brazil.
Gần đây, các loài cóc vàng và ếch cơ đã
hoàn toàn biến mất và chúng được coi là
những nạn nhân đầu tiên của hiện tượng
biến đổi khí hậu.
4. Mạng lưới an toàn đa dạng sinh học
Mối tương quan giữa đa dạng sinh học và
biến đổi khí hậu có hai chiều: Đa dạng
sinh học bị ảnh hưởng tiêu cực bởi biến
đổi khí hậu (do con người gây ra), và Đa
dạng sinh học có thể làm giảm thiểu các
tác động xấu của hiện tượng biến đổi khí
hậu đối với đời sống con người:
- Bảo vệ các hệ sinh thái có thể giảm
lượng CO2 thải vào khí quyển. Hiện
nay, nạn phá rừng đóng góp 20% lượng
khí CO2 do con người thải ra vào khí
quyển.
- Bảo vệ một số loài như đước và cây
trồng chịu hạn có thể giảm các thảm hoạ
như lũ lụt, nạn đói gây ra bởi hiện tượng
biến đổi khí hậu.
- Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng
sinh học, tăng cường khả năng phục hồi
của hệ sinh thái trước sức ép ngày càng
tăng của hiện tượng biến đổi khí hậu.
Sử dụng nguồn đa dạng sinh học để giảm
nhẹ hoặc thích nghi với biến đổi khí hậu là
một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với
các cộng đồng dân cư dễ bị ảnh hưởng
như các khu vực nằm ở vị trí thấp, các
nước đang phát triển hoặc cộng đồng
thiểu số.
5. Các giải pháp ứng phó
Với tầm quan trọng của mối quan hệ giữa
đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, các
giải pháp cần tập trung vào:
- Bảo vệ các loài động, thực vật nhạy
cảm.
- Bảo vệ các môi trường sống giúp các
loài thích nghi dần.
- Nâng cao nhận thức về mối liên hệ giữa
đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.
- Xem xét yếu tố đa dạng sinh học trong
quá trình lập kế hoạch thích nghi và hạn
chế biến đổi khí hậu.