Đặc điểm tín ngưỡng và lễ hội trong truyền thuyết

Tóm tắt Tín ngưỡng và lễ hội là hai hình thái gắn với tâm linh. Lễ hội trong truyền thuyết có hai loại: lễ hội sinh hoạt và lễ hội cầu an. Truyền thuyết lễ hội thường gắn với việc lí giải gốc tích của nó. Tín ngưỡng có hai phương diện: tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo. Tín ngưỡng dân gian gồm tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng nhiên thần, tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ cúng người có công. Tín ngưỡng tôn giáo gồm tín ngưỡng Phật giáo và Đạo giáo. Hai loại tín ngưỡng này trong truyền thuyết ảnh hưởng giao thoa lẫn nhau. Lễ hội và tín ngưỡng trong truyền thuyết thể hiện đặc điểm về đời sống tâm linh của người Việt.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm tín ngưỡng và lễ hội trong truyền thuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 8 (33) - Thaùng 10/2015 3 Đặc điểm tín ngưỡng và lễ hội trong truyền thuyết Beliefs and festivities in legendary PGS.TS. Lê Đức Luận Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Assoc.Prof., Ph.D. Le Duc Luan The University of Da Nang – University of Education Tóm tắt Tín ngưỡng và lễ hội là hai hình thái gắn với tâm linh. Lễ hội trong truyền thuyết có hai loại: lễ hội sinh hoạt và lễ hội cầu an. Truyền thuyết lễ hội thường gắn với việc lí giải gốc tích của nó. Tín ngưỡng có hai phương diện: tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo. Tín ngưỡng dân gian gồm tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng nhiên thần, tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ cúng người có công. Tín ngưỡng tôn giáo gồm tín ngưỡng Phật giáo và Đạo giáo. Hai loại tín ngưỡng này trong truyền thuyết ảnh hưởng giao thoa lẫn nhau. Lễ hội và tín ngưỡng trong truyền thuyết thể hiện đặc điểm về đời sống tâm linh của người Việt. Từ khóa: tín ngưỡng, lễ hội, tâm linh, dân gian, tôn giáo, Phật giáo, Đạo giáo Abstract Beliefs and festivities are two forms associated with spirituality. Festival in the legendary has two categories: domestic festivals and festival for security and protection (peace). Legendary festivals are often associated with the introduction explaining its origin. Belief has two aspects: folk beliefs and religious beliefs. Folk beliefs include the Holy mother religion, worship of nature gods religion, fertility beliefs and worship persons. Religious beliefs include Buddhism and Taoism. These two types of belief in the legendary have mutual influence and interference on each other. Festivals and beliefs in the legendary show the characteristics of the spiritual life of the Vietnamese people. Keywords: beliefs, festivities, spiritual, folk, religion, Buddhism, Taoism 1. Dẫn nhập Tín ngưỡng và lễ hội là hai hình thái gắn với tâm linh. Lễ hội bắt nguồn và duy trì bởi tín ngưỡng còn tín ngưỡng là bản chất của lễ hội. Mặt khác lễ hội là hình thức sinh hoạt vui chơi của cộng đồng. Lễ hội và tín ngưỡng được thể hiện trong truyền thuyết thường gắn với một sự tích và một nhân vật cụ thể. Lâu nay, việc nghiên cứu truyền thuyết về lễ hội và tín ngưỡng chưa được chú trọng trong các giáo trình đại học. Đặng Văn Lung trong cuốn Lịch sử và văn học dân gian, khi đề cập đến các loại truyền thuyết có nói đến truyền thuyết về phong tục: “truyền thuyết lich sử (Truyện Nam Man, Truyện An Dương Vương, Truyện Trưng Trắc và Thi Sách); truyền thuyết địa danh; truyền thuyết về vật tổ (Truyện Chim-Rồng, Truyện Điếu Điểu); truyền thuyết về vật thiêng (Thần Đồng cổ, Thuyền Đồng, Đá thần, Truyện Mộc Đa, Trâu thần, Ngựa 4 thần); truyền thuyết về Shaman (phương thuật, biến hình); truyền thuyết về phong tục, luật lệ, làm ăn; truyền thuyết về nhận dạng (giao ngón chân)” [7,tr.70-73]. Tuy tác giả không nêu tín ngưỡng nhưng nó là một phương diện của phong tục. Tín ngưỡng được đề cập đến trong hai thể loại: truyền thuyết và cổ tích hoang đường. Tuy nhiên cách thức thể hiện khác nhau. Truyền thuyết về tín ngưỡng thường chủ đích lí giải nguyên do của một tín ngưỡng gắn với thần tích một làng xã còn cổ tích thì thường gắn với một vấn đề nhân sinh. Bài viết này nhằm góp phần phác thảo đặc điểm của một số lễ hội truyền thống và tín ngưỡng được phản ánh trong truyền thuyết Việt Nam. 2. Đặc điểm lễ hội và tín ngưỡng trong truyền thuyết 2.1. Đặc điểm một số loại lễ hội truyền thống và ý nghĩa nhân văn 2.1.1. Đặc điểm về kiểu loại a. Lễ hội sinh hoạt Lễ hội hát Xoan, truyện Sự tích hát Xoan kể gốc tích lễ hội hát Xuân, tục gọi là hát Xoan do nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa giỏi, hát hay giúp vợ vua Hùng sinh nở đỡ đau và sinh nở. Vua Hùng vui mừng, hết lời khen ngợi, mới bảo các Mị Nương học lấy các điệu múa hát và gọi là hát Xuân, tục gọi là hát Xoan. Vợ vua Hùng sinh con vào mùa xuân nên được gọi là hát Xuân. Lễ hội hát Huầy dô kể Sơn Tinh và các bộ hạ đi chơi xuân qua vùng sông Tích, nay là xã Liệp Tuyết huyện Ba Vì, thấy ruộng đất phì nhiêu, bèn gọi dân làng bày cách chọn hạt lúa to đem gieo, rồi đi chu du, hẹn đến ngày lúa chín sẽ quay về. Ba mươi sáu năm sau, Tản Viên mới quay trở lại thì thấy dân làng đã giàu có đông đúc. Tản viên cho gọi trai gái trong làng ra dạy múa hát mở hội mừng no ấm. Từ đó trở đi dân làng xây đền thờ Tản Viên và cứ 36 năm thì mở hội hát một lần vào dịp mồng 10 đến 15 tháng giêng âm lịch. Trong các chặng hát người ta đồng thanh xướng những tiếng Huầy dô và múa bơi chèo. Vì vậy, người đời sau gọi dó là hội múa Dô hay múa Huầy dô. Lễ hội hát Quan Họ, truyện Vua Bà kể lễ hội này gắn với Nhữ Nương có giọng hát hay, lưu lạc tới vùng Viêm Xá sông Cầu, vừa làm vừa hát những câu cô nghĩ ngợi ra, người già nghe thấy trẻ lại, người trẻ nghe thấy tay chân tự nhiên gõ nhịp, miệng mấp máy hát theo. Cô bày cho các bạn cùng hát, bên gái bên trai họp thành bọn, hát đối đáp thâu đêm. Dân làng tôn Nhữ Nương là đức Vua Bà [10],[12]. b. Lễ hội cầu an Lễ hội Múa Bông đánh bệt trong truyện kể quan Thượng Rồng Trần Cảnh, người làng Điền Trì, Quốc Tuấn, Nam Sách, khi về quê thấy làng xóm tiêu điều, cọp thường về bắt người bắt trâu, quan cho lính tập dượt đánh cọp để xua thú dữ. Từ đó vào hội xuân năm nào cũng có tiết mục múa bông đánh bệt (gọi tránh tên cọp). Lễ hội cướp con, truyện Đinh Thiên Tích kể ở Bích Đại và Đồng Vệ thời vua Hùng có người tên là Đinh Thiên Tích bày ra phép rước cầu, mọi người mặc áo xanh đỏ, vác cày bừa và bện trâu bằng rơm rước đi, lại làm một cái chòi, một cụ già nhất làng cầm cái túi đựng thóc ngô, đỗ kê trèo lên chòi khấn trời đất rồi ném các thứ hạt đó ra cho mọi người nhặt. Sau đó cụ lại tung chày kênh đẽo bằng gỗ vuông, mo đài cho mọi người cướp, gọi là cướp con, ai cướp được thì năm đó sẽ sinh nở [10],[12]. 2.1.2. Ý nghĩa nhân văn Lễ hội sinh hoạt gắn với các hình thức diễn xướng dân gian. Lễ hội Hát Xoan có ý nghĩa cầu mong sự sinh sôi gắn với mùa xuân. Cây cối đâm chồi vào mùa xuân. Sự sinh nở biểu tượng của mùa xuân đến vì mùa xuân gắn với sự sinh sôi phát triển. Phải chăng lễ hội này gắn với văn hóa 5 phồn thực bởi loại hình văn hóa này khuyến khích sinh nở. Hát Xuân đọc chệch thành hát Xoan là lễ hội kích thích sự sinh sôi, phát triển. Mặt khác, lễ hội này đề cao vai trò của âm nhạc trong việc gây phấn kích, hứng khởi cho sự sáng tạo nói chung và sự sinh nở nói riêng. Lễ hội hát Huầy dô là loại lễ hội gắn với nông nghiệp. Nếu lễ hội Hát Xoan kích thích sự sinh sôi thì lễ hội này ăn mừng sự sinh sôi. Mùa màng bội thu, con người đông đúc giàu có cũng là sự sinh sôi. Lễ hội hát Quan Họ ghi công và tôn vinh người sáng tạo ra hát Quan họ. Lễ hội gắn kết mọi người với nhau theo từng nhóm bạn. Tiếng hát trở thành nhịp cầu, chất xúc tác cho thanh niên nam nữ gặp gỡ thân tình và cho người già tươi vui, trẻ trung hơn. Lễ hội này nêu lên một nhu cầu giao tiếp giữa hai phái nam nữ với nhau qua hình thức hát đối đáp, góp phần chống lại quan điểm của Nho giáo là nam nữ không được gần nhau và tiếp xúc tự do với nhau. Lễ hội cầu an trong hình thức lễ hội Múa Bông đánh bệt và lễ hội cướp con là các trò diễn dân gian qua đó nhân dân cầu mong sự an lành, sung túc, no ấm. Lễ hội Múa Bông đánh bệt là dấu ấn của việc săn bắt thú rừng và trừ diệt thú dữ làm hại dân sinh. Lễ hội cướp con gắn với nông nghiệp và văn hóa phồn thực cầu mong được mùa và sinh con đẻ cái được thuận lợi. Như vậy, lễ hội sinh hoạt và cầu an đều có nguồn gốc từ tín ngưỡng phồn thực gắn với nghề nông, mong sự an lành, sinh sôi, no ấm. 2.2. Đặc điểm tín ngưỡng 2.2.1. Đặc điểm kiểu loại và ý nghĩa tâm linh 2.2.1.1. Tín ngưỡng dân gian a. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tín ngưỡng thờ Mẫu gắn với công trạng các nữ có công khai phá vùng sơn địa, lập làng. Truyện Thánh Mẫu Thượng ngàn, truyện kể rằng công chúa Quế Nương, con của vua Hùng thứ 14 và hoàng hậu An Nương có công lao khai sơn lập làng. Chẳng bao lâu, nơi đây trở nên trù phú. Tín ngưỡng thờ Mẫu gắn với tín ngưỡng Phật giáo, vị Bồ tát cứu nhân độ thế được mẫu hóa. Truyện Bà Đênh-Linh sơn thánh mẫu kể cách tỉnh lỵ Tây Ninh khoảng trên 10 cây số, ngọn núi có đền thờ bà Đen, mọi người tin nàng đã hiển thánh giúp dân lành tai qua nạn khỏi. Nhân dân miền Nam thì gọi là Phật Bà. Bản khác kể rằng ngày xưa núi Bà Đen gọi là núi Một, trên đó có tượng Phật rất linh thiêng. Lý Thị Thiên Hương là cô gái văn hay, võ giỏi, xinh đẹp, năm 18 tuổi bị bọn cướp rượt té xuống hố mà chết rồi hiển linh. Quan thượng Quốc công Lê Văn Duyệt thay mặt triều đình phong nàng là Linh Sơn Thánh Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu gắn với thờ cúng bà mẹ xứ sở trong quá trình mở đất của người Việt phương Nam. Truyện Bà Chúa Xứ kể rằng Bà Chúa Xứ ở dưới chân núi Sam, gọi là Vĩnh Tế sơn, thuộc Châu Đốc, không rõ lai lịch nhưng cả người Khme và người Việt đều thờ, dân địa phương tôn là Bà Chúa Xứ. Có lần Thoại Ngọc Hầu đánh nhau với quân Xiêm, nhờ bà Phù hộ nên giành chiến thắng và sau đó vợ ông đã bỏ tiền ra tu sửa lại miếu bà. Sự kết hợp tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt và người Chăm trong hình tượng Mẫu Thiên Ya Na. Truyền thuyết về Thiên Ya Na kể rằng thuở xưa tại vùng núi Đại An (nay thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, Phú Khánh) có ông lão sống bằng nghề trồng dưa thấy một cô bé diện mạo khác thường và hoàn cảnh đáng thương, ông đem về nhà nuôi, thương như con đẻ, ngờ đâu có bé ấy là Thiên Ya Na hóa thân. Truyền thuyết về Thiên Ya Na còn là tín ngưỡng thờ thần tự nhiên trong dạng 6 thần cây. Truyện kể rằng khi bị cha mẹ nuôi quở trách, hối hận vì mình làm cho họ phiền lòng, cô hóa thân vào khúc gỗ trầm đang trôi trên dòng sông, nước lũ cuốn đi dạt vào bờ biển Bắc. Dân chúng thấy gỗ quý, xúm nhau định khiêng về nhưng có đến hàng trăm người cũng không tài nào khiêng nổi. Tin đồn đến tai Thái tử, chàng ra tận nơi nhấc thử thì khúc gỗ nâng lên nhẹ như lông hồng, cho là điềm lạ, chàng đem khúc gỗ về cung cất giữ. Thế rồi một đêm, chàng bắt gặp cô xuất hiện và nhanh chóng giữ cô lại trước khi cô hóa thân vào khúc gỗ trầm. Không cách gì hơn, cô đành kể hết sự thật, chàng đem lòng yêu mến rồi xin vua cha kết duyên chồng vợ, sinh được hai người con, trai tên là Tri, gái tên là Qùy. Một ngày kia, nhớ quê hương, cha mẹ, nàng bỏ hoàng cung, trốn thái tử, cùng con biến vào khúc gỗ men theo dòng nước biển trôi về quê hương người Chăm tại cửa bể Cù Huân. Cha mẹ đã mất, nàng bèn lập miếu thờ ông bà trên núi Đại An, sau Thiên Ya Na về núi Cù Lao. Truyền thuyết về Thiên Ya Na có ảnh hưởng của tín ngưỡng đạo giáo về nguồn gốc ở Tiên cung, có phép biến hóa. Truyện kể rằng Thiên Ya Na rất linh ứng, thường hiện ra cưỡi voi trắng dạo chơi trên đỉnh núi, thành tấm lụa trắng bay trên không trung, có khi cưỡi cá sấu qua lại giữa núi Cù Lao và Hòn Yến. Mỗi lần Thiên Ya Na đi lại như vậy thường có tiếng nổ như sấm, tiếp đến là hào quang rực sáng cả một vùng [10]. b. Tín ngưỡng thờ nhiên thần Tín ngưỡng thờ Núi, thờ Đất gắn với tín ngưỡng âm phù: Truyện Thần núi Đồng cổ, Sự tích thần núi Đồng cổ kể rằng thần núi Đồng cổ, tục gọi là núi Khả Phong, thuộc địa phận xã Đan Nê, huyện An Định, Thanh Hóa, hiển linh âm phù giúp Hùng Vương, Lý Thái Tông thắng giặc Chiêm, vua sai quân gia tạ lễ rồi rước về kinh đô. Lý Thái Tổ mất, Lý Thái Tông được lên ngôi, có ba người anh em định làm phản cướp ngôi, thần báo mộng, quả y như thế, nhờ Lê Phụng Hiểu giúp mới phá được. Truyện Đống chải đầu kể rằng ngày xưa, đầu làng Sấu có một cái đống nhô lên giữa hồ, ban ngày thì cái đống nhưng ban đêm thành hình một cô gái khổng lồ đứng chải tóc giữa hồ. Đến khi có giặc Hán xâm lược, cô biến thành nữ tướng chiêu binh đánh giặc, trai tài gái giỏi đến đầu quân như nước. Sau khi đất nước yên bình, cô lại trở về cái đống giữa hồ. Người ta lập đền thờ, và gọi cái đống là đống chải đầu nhưng sợ cô quở nên gọi chệch đi là Đống Giải. Hai truyện trên không chỉ là tín ngưỡng nhiên thần mà còn là tín ngưỡng nhân thần. Tín ngưỡng thờ Đá: Truyền thuyết tượng Nghè kể rằng ngày xưa, ở làng Phương Sơn nay thuộc xã Triệu Sơn có anh nhà nghèo sống bằng nghề nhủi cá. Nhưng có lần hết cả buổi mà anh vẫn chưa bắt được con nào mà sau mỗi lần nhủi chỉ thấy hòn đá nằm trong nhủi. Anh quẳng nó đi thật xa nhưng mỗi lần cất nhủi lại thấy nó. Lo sợ trước việc này, anh đem hòn đá rửa sạch, đặt ngay ngắn trên bờ ruộng rồi quỳ xuống cầu nguyện rằng xin hòn đá đừng quấy rầy anh, cho anh nhủi được nhiều cá sống qua ngày, nếu được như thế sẽ mang hòn đá về thờ. Quả như nguyện, từ đó anh thờ cúng hòn đá như một vị thần. Điều lạ là hòn đá ngày một lớn và ngày càng giống người. Anh hoảng sợ báo cho làng xóm biết, bà con cho là vị thần hộ dân nên lập miếu thờ, tôn là tượng ông Nghè. Truyện này nêu rằng tín ngưỡng bắt nguồn từ sự linh thiêng và ứng nghiệm. Tín ngưỡng thờ Cây kết hợp với tín ngưỡng thờ thần nước: Truyện vị thần làng Bố Cái kể rằng thần làng Bố Cái là tinh của Viêm Long. Xưa ở làng Hạn Kiều, lộ Hạ Hồng có 2 anh em Thiện Minh và Thiện Xạ xuống biển đánh cá gặp một vật lạ như 7 hình cây gỗ, dài hơn 3 thước dập dềnh trôi theo ngọn sóng, hai anh em nhặt lấy đem về. Đến đêm bỗng nghe trong vật ấy có tiếng động, hai anh em kinh hãi vội vất ra dòng nước, sau đó anh em mộng thấy một người đến xưng là vợ Đông hải Long vương, trót lỡ đi lại với Viêm Long vương sinh ra đứa con ấy, sợ Đông hải Long vương biết nên đem gửi các ngươi, sau này nó trưởng thành tất sẽ ban phúc cho các ngươi. Tỉnh dậy, hai anh em lại thấy cây gỗ trôi theo thuyền bèn đem về, đến Bố Cái cây gỗ bè nhảy lên mặt đất. Hai anh em bèn lập đền thờ, lấy cây gỗ tạc tượng thờ, gọi là Long Quân. Tín ngưỡng thờ Rắn trong truyện Bạch xà nương kể rằng vào đời Ngô Quyền chống quân xâm lược nhà Hán, Dương Đình Nghệ bị tên phản bội Kiều Công Tiễn đánh thuốc độc chết rồi giết cả gia đình ông. Chỉ có người hầu gái là Tiết Thị Huệ chạy thoát liền liên kết với thủ hạ của ông Dương để trả thù nhưng mưu kế bại lộ, nàng bị hại. Cô mất, hồn hiện thành con rắn trắng hiển linh đến doanh trại Ngô Quyền quấn vào người ông đang ngủ, Ngô Quyền tỉnh giấc thì đúng lúc người đưa tin dữ đến. Ngô Quyền đem binh giết bọn Kiều Công Tiễn và kéo binh giao chiến với quân Nam Hán. Trong trận đánh, người ta thấy con rắn hiện ra phun một luồng khói mịt mù làm quân giặc bối rối. Sau thắng lợi, nhân dân lập đền thờ con rắn, tôn là Bạch Xà nương, đền chính dựng ở làng Đằng Trung, Thanh Hóa. Truyện này thể hiện tín ngưỡng rắn báo oán, phù trợ cho ân nhân. Tín ngưỡng thờ thủy thần trong hình thức thờ Rắn cũng chính là thần sông: Truyện Sự tích sông Độc kể thần Rắn giúp chúa Trịnh khi đi trên Sông Độc, nguồn từ sông Hát chảy ra, là nhánh của sông Phú Lương (sông Nhị). Chỗ ngã ba sông có miếu thờ thần sông thiêng lắm, thuyền buôn qua lại phải sửa đồ lên lễ không thì thuyền tan. Khoảng năm Cảnh Hưng, chúa Trịnh ngự giá tuần du phương Nam, khi thuyền qua chỗ ấy, dưới sông bỗng nổi lên một bãi cát, thuyền không đi được, chúa sai khơi đào, đào đến đâu lại đầy đến đấy. Chúa sai người lên lễ, hứa sẽ thăng trật, bỗng chốc dưới sông xuất hiện 2 con rắn dài hơn 10 thước, to bằng ống tre, bò qua bãi cát ấy, bò đến đâu, cát rẽ đến đấy, nước lại đầy như cũ. Tín ngưỡng thờ Thủy thần: Truyện Thánh Linh Lang, Sự tích Thần Linh Lang (Thần tích trại Thủ Lệ) kể rằng Hạo Nương, vợ của Lý Thánh Tông. Một ngày phi ra hồ Dân Đàm tắm gội, Long thần ở dưới hồ bơi tới quấn lấy thân phi, sau tự thấy có thai 14 tháng sinh ra một con trai khôi ngô tuấn tú, rồi sau 7 tháng thì bệnh đậu phát sinh, sau đó hóa, biến thành con giao long trên 100 thước bò vào hang đá ở giữa dinh thự rồi bò ra hồ Dâm Đàm mà lặn biến đi. Đến triều Lý Nhân Tông, vua thường xem cá ở hồ Dâm Đàm thấy cô gái giặt lụa bên hồ, vua thương yêu mang về cung sau đó nàng sinh một bọc hai con trai: anh là Linh Long và em là Lương Long. Được mấy tháng mà hai anh em biết nói, đầy tuổi thôi nôi thì xin từ biệt vua về trời. Vua cử quan Trung sứ tống tiễn, ra đến cửa thì biến thành rồng bò xuống dòng Độc Giang ở Hoài An (nay thuộc Hương Sơn, Hà Tây) lặn biến đi. Đến triều Trần có hai vị Dực vương và Vệ Vương là hóa thân lần thứ ba của thần. Truyện này liên quan đến tín ngưỡng Đạo giáo về sự hóa thân, hóa kiếp của Long thần dưới dạng các nhân vật thuộc dòng vua chúa [10]. c. Tín ngưỡng phồn thực Tín ngưỡng thờ sinh thực khí: truyện Sự tích miếu bà Chúa Ngựa kể rằng vùng huyện Cẩm Giàng và Gia Phúc có miếu thờ Bà Chúa Ngựa, vốn là một đàn bà dâm, hễ gặp đàn ông là tư thông mà không ai làm 8 xuể lòng dục. Chuyện đến tai quan, quan sai bắt đan một cái giỏ hình ngựa, nhét người đàn bà ấy vào để thông dâm với ngựa đực. Người đàn bà ấy chết thành thần, những người đến cúng lấy lõi mít làm hình dương vật để cúng. Khát vọng nam nữ gần gũi và sung mãn trong chuyện ái ân là một khát vọng chính đáng vì nhu cầu phát triển giống nòi. [10] d. Tín ngưỡng thờ cúng người có công Truyện Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi, hăm ba giỗ mụ hàng dầu kể rằng thời kỳ đầu khởi nghĩa, khi bị giặc vây hãm, tình thế rất nguy khốn, Lê Lai đã tự nguyện đóng giả Lê Lợi ra cho giặc bắt, ông bị giặc giết vào ngày 21. Sau khi thành công, Lê Lợi sai lập đền thờ ông và ra lệnh sau này phải cúng Lê Lai trước mình, mười năm sau đó, Lê Lợi mất vào ngày 22. Lê Lợi còn dặn sau cúng ông là giỗ bà hàng dầu từng giúp nghĩa quân những ngày đầu khởi nghĩa. Đây là tín ngưỡng thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn của người Việt, nó là biểu hiện của đạo hiếu, đạo thờ cúng tổ tiên ông bà, những người nuôi dưỡng chở che cho mình khôn lớn, thành công. [10] 2.2.1.2. Tín ngưỡng tôn giáo a. Tín ngưỡng Phật giáo Truyện Man Nương, Sự tích Man Nương kể rằng vào cuối đời Hán Minh Đế, có cô gái mồ côi theo học đạo Phật nhưng có tật nói lắp. Một bữa cô ngủ quên ở cửa, sư Già la bước qua không ngờ thụ thai, cả hai bỏ chùa đi nơi khác. Cô đến một ngôi chùa ở ngã ba sông thì ở lại đó và sinh con, đứa con được trao cho Già la. Ông đặt đứa bé vào hốc sâu trong cành cây đa cổ thụ, sau cây đỗ xuống, dân định bổ củi nhưng khi xẻ ra thì chỗ đặt đứa con nay thành một tảng đá rất rắn, rìu xẻ đều bị mẻ. Người ta ném hòn đá xuống sông, tia sáng chói lên và bọn thợ đều chết cả. Dân mời Man Nương bái lễ rồi thuê thợ lặn đem vào chùa thờ thành pháp danh: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Còn Man Nương thành Phật Mẫu. Truyện này thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng thờ nhiên thần của cư dân bản địa. Kết quả của tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam là tứ pháp, sản phẩm mộ đạo của một cô gái Việt với Phật giáo qua vị sư Già la [6,tr.30-31]. Truyện Sự tích nội đạo tràng kể Trần Lộc, làm nghề phù thủy, một lần được một tiên ông truyền cho phép thuật “thượng không”, từ đấy nổi tiếng về nghề bùa phép. Bấy giờ vua Thần Tông mắc bệnh lạ, tổ sư cử đồ đệ là Pháp bộ Kim Cương đi thay, đấm vào ngực và niệm chú, hơn một tháng sau khỏi bệnh. Nhưng vì thế mang Kim Cương ngạo ngược, việc đến tai triều đình, hỏi đến Tổ Sư, ông trách mắng Kim Cương rồi bao bài quyết trao cho đều thu lại hết, chỉ còn những bài quyết thỉnh Phật và trừ tà còn lưu hành ở đời. Truyện này pha lẫn Phật giáo và Đạo giáo, gọi là Phật Lão. Đây là phái Mật Tông với cầu đồng, pháp thuật, yểm bùa, trị tà ma, chữa bệnh... Phái này gần với tín ngưỡng dân gian. Truyện chùa Bối Khê kể rằng Hành thiện Bồ tát Chân nhân, quê ở xã Bối Khê, huyện Thanh Oai, tu ở núi Tiên Lữ, huyện
Tài liệu liên quan