1. Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014)
- bút danh Nguyễn Sáng, là một nhà văn
tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.
Trong suốt hơn 50 năm cầm bút, ông đã để
lại một di sản văn học khá đồ sộ bằng
nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu
thuyết, ký, kịch bản phim, Có không ít
những tác phẩm của ông đáng được xem là
“để đời”, tiêu biểu như Ông Năm Hạng
(truyện ngắn), Quán rượu người câm
(truyện ngắn), Cánh đồng hoang (kịch bản
phim), Mùa gió chướng (kịch bản phim),.
Sáng tác bằng nhiều thể loại khác
nhau, nhưng truyện ngắn thực sự vẫn là thể
loại thành công nhất của Nguyễn Quang
Sáng. Dấu ấn phong cách truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng được thể hiện rõ trên
nhiều phương diện, từ cái nhìn độc đáo về
con người và hiện thực đời sống, đến nghệ
thuật dựng truyện, tạo tình huống, xung
đột, nghệ thuật tổ chức giọng điệu và ngôn
ngữ.
Có thể thấy, dường như ở bất cứ khâu
nào, phương diện nào của thi pháp truyện
ngắn (từ tạo dựng tình huống, xung đột,
nhân vật, sự kiện, tình tiết, đến kết cấu, tổ
chức tất cả các thành tố để tạo nên những
thế giới nghệ thuật mới lạ, hấp dẫn.) cũng
đều bộc lộ những nét đặc sắc riêng của
ngòi bút Nguyễn Quang Sáng.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 (31) - Thaùng 8/2015
92
Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng
The special art of Nguyen Quang Sang’s short stories
ThS. Nguyễn Văn Lịch
Viện Đào tạo Nhân lực và Hợp tác Quốc tế
M.A. Nguyen Van Lich
Institute for Human Resources Training and International Cooperation
Tóm tắt
Bài viết tìm hiểu, nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, xác định những nét đặc sắc nổi bật
trong nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn, thể hiện trên một số phương diện cơ bản: nghệ thuật dựng
truyện, tạo tình huống, xung đột; nghệ thuật xây dựng nhân vật; nghệ thuật tổ chức giọng điệu và ngôn
ngữ...
Từ khóa: đặc sắc nghệ thuật, truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng...
Abstract
This article studies the special arts in Nguyen Quang Sang’s stories. From unique insight about people
and the life real to the art of story buiding, making event, conflicts, the art of language and tone
organization, the stories of Nguyen Quang Sang show clear hallmarks.
Keywords: artisticall exceptional, Nguyen Quang Sang’s short stories...
1. Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014)
- bút danh Nguyễn Sáng, là một nhà văn
tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.
Trong suốt hơn 50 năm cầm bút, ông đã để
lại một di sản văn học khá đồ sộ bằng
nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu
thuyết, ký, kịch bản phim, Có không ít
những tác phẩm của ông đáng được xem là
“để đời”, tiêu biểu như Ông Năm Hạng
(truyện ngắn), Quán rượu người câm
(truyện ngắn), Cánh đồng hoang (kịch bản
phim), Mùa gió chướng (kịch bản phim),...
Sáng tác bằng nhiều thể loại khác
nhau, nhưng truyện ngắn thực sự vẫn là thể
loại thành công nhất của Nguyễn Quang
Sáng. Dấu ấn phong cách truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng được thể hiện rõ trên
nhiều phương diện, từ cái nhìn độc đáo về
con người và hiện thực đời sống, đến nghệ
thuật dựng truyện, tạo tình huống, xung
đột, nghệ thuật tổ chức giọng điệu và ngôn
ngữ.
Có thể thấy, dường như ở bất cứ khâu
nào, phương diện nào của thi pháp truyện
ngắn (từ tạo dựng tình huống, xung đột,
nhân vật, sự kiện, tình tiết, đến kết cấu, tổ
chức tất cả các thành tố để tạo nên những
thế giới nghệ thuật mới lạ, hấp dẫn...) cũng
đều bộc lộ những nét đặc sắc riêng của
ngòi bút Nguyễn Quang Sáng.
2. Vai trò quan trọng của yếu tố tình
huống trong cấu trúc truyện ngắn - như xác
93
định của nhiều công trình lý luận văn học(1)
và nghiên cứu, phê bình(2), bao giờ cũng
đáng được xem là hàng đầu. Tình huống
truyện, có thể hiểu là khoảnh khắc, là bối
cảnh không gian, thời gian cụ thể của sự
xuất hiện một sự kiện đặc biệt nào đó mang
ý nghĩa dồn nén của đời sống..., là “cái
“tình thế xảy ra chuyện” (chữ dùng của nhà
văn Nguyễn Minh Châu). Theo Nguyễn
Minh Châu, “Những người cầm bút có cái
biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời
xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở
đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng
nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc
sống nhưng bắt buộc con người ở vào một
tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can
nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm
chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả
một đời người, một đời nhân loại” (3). Chưa
tạo ra được tình huống có nội dung, ý
nghĩa xã hội - thẩm mỹ, thì có thể nói là
chưa có truyện ngắn, đúng như xác định
của Nguyễn Đăng Mạnh: “Quan trọng nhất
của truyện ngắn là tạo ra một tình huống
nào đấy, từ tình huống ấy bật nổi một bản
chất tính cách nhân vật hoặc bộc lộ một
tâm trạng” (3).
Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng(5)
cho thấy, ông là người có biệt tài trong tạo
dựng các tình huống bất ngờ với những
xung đột căng thẳng, đầy kịch tính, gây sự
lôi cuốn mãnh liệt đối với người đọc.
Trong truyện ngắn Con chim vàng, thằng
Bào bị ép buộc phải bắt cho kỳ được con
chim vàng, từ đó dẫn tới những mâu thuẫn
giữa Bào với mẹ thằng Quyên, cốt truyện
phát triển, tác động đến tâm trạng cũng như
hành động của nhân vật: “Bào căm ghét
con chim vàng nhưng thằng Quyên nó yêu
chim quá đêm, Bào không ngủ được
nhưng thằng Quyên nằm trên đệm thiêm
thiếp nghe tiếng chim hót, nó nhào dậy
khóc và đòi bắt chim cho nó” Thằng
Quyên khóc mà không chảy nước mắt, còn
Bào không khóc mà “nước mắt cứ tuôn ra”.
Bào bắt chim đập đầu vào cây, “tay Bào
với tới với mãi mà chẳng với được ai”, còn
mẹ thằng Quyên “thò tay nâng lấy xác con
chim vàng”... Câu chuyện khép lại bằng cái
chết của con chim vàng và hình ảnh Bào
mặt bê bết máu. Tình huống đơn giản vậy,
nhưng lại làm bộc lộ tất cả các mâu thuẫn,
xung đột của truyện. Ở truyện ngắn Ông
Năm Hạng, tình huống truyện khiến người
đọc hồi hộp, lo âu, khi giữa một bên là
lòng căm thù sôi sục của ông Năm Hạng,
một bên là những lời xúi giục của tên phản
bội Lý. Ông Năm Hạng có nghe theo lời kẻ
phản bội mà giết chết Trọng không?...
Trong chốc lát ông phải quyết định, nhân
vật bị dồn ép vào tình thế lựa chọn bức
bách, đầy kịch tính, Cho đến lúc ông
Năm Hạng hướng súng về phía đầu tên Lý
thì người đọc mới hết hồi hộp Mâu
thuẫn được giải quyết. Đây là kiểu tình
huống lựa chọn: đứng về phía kẻ thù hay là
chiến đấu cho lý tưởng cách mạng. Nhân
vật không thể không đắn đo, suy nghĩ, cân
nhắc, thậm chí là quằn quại, vật vả để lựa
chọn một kiểu ứng xử hợp lý, tối ưu nhất.
Truyện Quán rượu người câm lại đặt
ra một kiểu tình huống khác. Tội ác của kẻ
thù chồng chất, nhiều hoạt động biểu tình
của nhân dân liên tiếp nổ ra, bất cứ làng
nào cũng đều tham gia đồng khởi, ai cũng
chờ đợi người lãnh đạo phong trào. Trong
lúc đó, Ba Hoành một người câm vẫn
thường ngày bán rượu, xuất hiện. Sự xuất
hiện của Ba Hoành làm cho dân làng và cả
người đọc hết sức bất ngờ Một truyện
vui lại xoay quanh tình tiết “tiếng gáy sang
sảng của con gà trống trong lúc giặc mở
trận càn” Nghị quyết của ban chỉ huy
kiên quyết không cho phép gà được gáy”!.
94
Câu chuyện như một chuyện vui, một
chuyện bịa, nhưng làm bật nổi được tư thế
ung dung, coi thường địch, coi thường
nguy hiểm của nhân vật. Một tình huống
độc đáo khác: Một cô gái 16 tuổi, bị bắt do
tên phản bội chỉ điểm. Để chứng tỏ khí
phách của mình, để bảo toàn bí mật cho
cách mạng, cô gái 16 tuổi ấy, “tóc đang rủ
xuống, bỗng hất tóc ra sau vai và nói như
nghiến: Chú Hai! chú sợ hả! chú hãy nhìn
tôi đây này! đứa cháu gái liền thè lưỡi, mắt
long lên, đưa quả đấm vào cằm mình.
“Bực”, đầu lưỡi cháu rơi xuống, cháu ngả
ngửa ra sau, máu vọt ra”. Tình huống
truyện diễn ra quá nhanh, đầy kịch tính.
Người đọc không khỏi rùng mình, cảm
phục, suy ngẫm
Các tình huống trong các truyện Chị
xã đội trưởng, Bông cẩm thạch, Chiếc lược
ngà, cũng thật đặc sắc. Trong Chiếc lược
ngà, anh Sáu ở chiến trường về thăm gia
đình, mong ước được gặp vợ và đứa con
chưa biết mặt. Nhưng khi gặp, oái oăm
thay, đứa con gái đã không nhận anh là
cha Nhưng rồi, mọi thử thách, ngăn trở,
đã có hướng giải quyết hợp lý. Đây là một
trong những truyện ngắn rất thành công
của Nguyễn Quang Sáng.
Nếu như ở giai đoạn trước 1975,
Nguyễn Quang Sáng thiên về tạo dựng tình
huống truyện đầy kịch tính, căng thẳng, thì
sau 1975, nhà văn lại có những thay đổi cơ
bản, thường thiên về các tình huống ngẫu
nhiên. Ở truyện ngắn Tên của đứa con,
nhân vật Bảy Quyên là người phụ nữ xinh
đẹp nhưng lại có một số phận không bình
yên. Nguyễn Quang Sáng có dụng ý xây
dựng nhân vật này là nơi kết tụ tất cả
những phẩm chất cao đẹp của người phụ
nữ: anh dũng, không sợ hy sinh, kiên định
với lý tưởng cách mạng. Bảy Quyên được
sống cuộc sống hạnh phúc sau sự trở về
của người chồng tưởng đã chết, niềm vui
của chị như được nhân đôi khi biết mình
sắp được làm mẹ. Nhưng rồi, vì sự an toàn
cho hoạt động của chồng, cô phải giấu
Phải giải thích ai là cha của đứa trẻ trong
bụng cô đây? Nhân vật rơi vào bi kịch éo
le, “bị mọi người khinh rẻ, xa lánh”. Bảy
Quyên được tác giả miêu tả với cái nhìn
thông cảm và hết sức tế nhị. Nhân vật được
nhà văn đặt vào hoàn cảnh đặc biệt của
cuộc chiến, để từ đó vẻ đẹp và bản lĩnh
kiên định của người chiến sĩ cách mạng
được thể hiện. Tình huống trong Con ma
da diễn ra rất ngẫu nhiên qua lần gặp gỡ
của nhân vật Tôi và nhân vật Hiền. Cái
chết của nhân vật Hiền, chỉ nhân vật Tôi là
người hiểu hơn ai hết. Truyện làm cho
chúng ta suy ngẫm nhiều về lẽ sống ở đời,
về sự cảm thông với những số phận bất
hạnh
3. Mỗi truyện ngắn Nguyễn Quang
Sáng thường là một chỉnh thể nghệ thuật.
Tác giả trình bày các sự kiện của truyện
liên tiếp trong một không gian và thời gian
có tính thống nhất. Truyện có mở đầu, thắt
nút, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc trong
một mối quan hệ thống nhất, gắn kết các
yếu tố. Nhà văn chủ yếu lựa chọn cách thắt
nút theo các xung đột tiếp diễn theo sự kiện
như gặp gỡ, hiểu lầm, dẫn tới các hành
động.
Nhân vật trong trong truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng thường có quá trình
phát triển khá đầy đủ từ ngoại hình đến nội
tâm, từ nội tâm đến hành động. Tính cách
nhân vật được bộc lộ theo chiều hướng từ
rất khó hình dung đến chỗ hết sức rõ ràng.
Nhà văn miêu tả quá trình đó ở nhân vật
ông Năm Hạng: “Sắc mặt của ông trầm
xuống, đôi mắt xếch long lên vừa rỉ ra hai
giọt lệ, người ông như chìm trong ý nghĩ
đen tối”, “Hai hàm răng ông nghiến chặt,
95
hai gốc xương hàm nổi ròng lên và mắt
long lanh như đang cố hết sức để viết ra
một cái gì đó rất đau khổ và khó
khăn”,“Đôi mắt nảy lửa của ông liền dịu
xuống đôi mắt sâu thẳm của ông ánh lên
một niềm hy vọng đôi mắt đỏ ngầu như
mắt cá chày”. Sự chuyển đổi tính cách của
ông Năm Hạng khi nghe tên Lý kể về cái
chết của đứa con ông, được nhà văn miêu
tả rất thuyết phục. Qua sự trình bày của nhà
văn, có thể thấy ông Năm Hạng là tấm
gương mẫu mực về tình thương yêu con.
Đau xót tận cùng trước cái chết của con,
nhưng không phải vì vậy mà ông không
nhận ra đâu là chính nghĩa. Thẳng thắn,
thương yêu nhưng vẫn công minh và chính
trực đó là hai mặt của một tính cách.
Những phát ngôn của ông bộc lộ tính cách
một con người biết quý trọng lẽ phải, trọng
danh dự. Ngòi bút sắc sảo của nhà văn đã
thể hiện được những diễn biến phức tạp
của tâm lý nhân vật. Hình tượng ông Năm
Hạng có một sức lay động lòng người, hé
mở cho người đọc một kiểu con người mới
trong những năm đầu cách mạng, kiểu
nhân vật tiếp nhận lý tưởng và vươn lên
theo ánh sáng cách mạng
Yếu tố thắt nút trong truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng thường được tạo ra
qua những sự gặp gỡ khác biệt, ngẫu nhiên,
nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng. Từ
trong gặp gỡ đã xuất hiện những hiểu lầm,
tạo thành những xung đột ban đầu cho
những diễn biến tiếp theo của cốt truyện,
nhiều mối quan hệ giữa các nhân vật được
hình thành... Rồi, tất cả được đẩy đến cao
trào (đỉnh điểm), xung đột căng thẳng đòi
hỏi phải được giải quyết. Và các hướng
giải quyết, xem ra đều rất hợp lý, phù hợp
với logic nội tại của câu chuyện.
Ở những sáng tác trước 1975, nhà văn
tập trung nhấn mạnh thành phần phát triển,
các thành phần làm nhân vật bộc lộ bản
chất thông qua những hành động. Truyện
ngắn Ông Năm Hạng phía sau thắt nút là
những sự việc được nhà văn miêu tả từ
diễn biến tâm trạng cho tới hành động của
nhân vật. Diễn biến tâm trạng nhân vật
được nhà văn thể hiện theo chiều hướng
tăng dần, từ “kinh ngạc”, “khó hiểu lạ
lùng”, đến “lầm lầm lì lì vừa căm hờn vừa
đau xót”. Tâm trạng nhân vật ở đây không
còn là do ngoại cảnh tác động, mà đã
chuyển thành xung đột nội tâm gay gắt.
Các tình tiết trong truyện tăng dần, tăng
dần qua hành động của ông Năm Hạng:
“Đưa tay lên! Đưa tay lên! chính mày
mày mới là thằng giết con tao!”. Cao trào
của truyện là đỉnh điểm của thử thách dẫn
tới quyết định. Nhân vật của Nguyễn
Quang Sáng luôn luôn chịu đựng những
nỗi đau riêng nhưng vẫn trước sau như
một, thủy chung với con đường cách mạng
đã chọn.
Trong Con chim vàng, mọi lo lắng và
căng thẳng của Bào tăng theo cấp độ của
những hành động: “Bào nghe Quyên khóc,
lại lo ngày mai không có con chim vàng.
Bào ngồi dậy tựa lưng vào chuồng trâu
nhìn ra. Trời mênh mông trăng sao vằng
vặc. Bào rón rén bước ra cây trứng cá nhìn
lên. Lá khẽ xao động như bầy chim mê
ngủ. Bào lấy đất vụn lên, đất rơi tõm xuống
ao cá. Con chim vàng không ngủ ở đây, nó
đâu rồi kìa! Bào ngồi xuy cá, xoa xoa mái
đầu trọc hết như sọ dừa. Bào đã tìm ra kế.
Nhân lúc chăn trâu. Bào chặt nhành ổi, lấy
mảnh vỏ ốc chuốc thành nạng. Bào buộc
dây thun vào, giương bắn vù vù. Bào vò
luôn mười viên đạn. Được rồi, nhất định
bắn rơi con chim”. Nguyễn Quang Sáng đã
sử dụng phép liệt kê thành các cấp để mô tả
xung đột trong tâm trạng Bào. Các hành
động của em được đẩy tới cao trào khi mẹ
96
con thằng Quyên bắt buộc phải bắt sống
bằng được con chim. Tác giả lựa chọn chi
tiết rất ngắn, và dùng tăng cấp hình ảnh,
đẩy câu chuyện tới đỉnh điểm: “Nghe tiếng
nó là Bào thấy đòn roi đánh đập, thấy máu
đổ như trận đòn hôm trước, Bào cắn răng
cho bớt run Bào có cảm giác như mình
đuổi theo trâu bị sụp xuống hầm giếng
lạnh. Hai chân Bào sụp vào không khí, tay
bơi bơi. Mặt Bào tối đen, Bào rơi xuống
như trái thị. Mặt Bào đập vào gốc cây.
Máu, nước mắt đầm đìa cả mặt”...
Ở truyện Người đàn bà đức hạnh,
những mâu thuẫn trong tâm trạng cô đào
Năm Thanh tạo nên đỉnh điểm của cốt
truyện. Năm Thanh đã quyết định cứu vị
công tử ra khỏi chốn si mê, cuồng dại: “Tôi
cũng là một người đàn bà, một người đàn
bà bình thường, đừng thêu dệt thêm nữa
Anh Ba ơi em có lỗi với chồng em, em là
người đàn bà hư hỏng”. Trong truyện Con
ma da, đỉnh điểm của truyện là khi Hiền
nhảy xuống sông tự tử, câu chuyện dẫn tới
bế tắc, không thể giải quyết. Truyện vì vậy
làm cho người đọc nhiều suy nghĩ, băn
khoăn.
Kết thúc là thành phần cuối của cốt
truyện, có chức năng trình bày kết quả của
những xung đột diễn ra trong tác phẩm.
Trong truyện ngắn, đoạn kết đóng vai trò
rất quan trọng. Các tác phẩm Con chim
vàng, Ông Năm Hạng, Quán rượu người
câm của Nguyễn Quang Sáng lựa chọn
kiểu kết thúc bất ngờ, tạo nhiều lớp
nghĩa Chẳng hạn ở truyện ngắn Con
chim vàng: “Con chim vàng của tôi chết
rồi”,... trong khi thằng Bào “máu từ trên
đầu chảy trên những chiếc lá quấn vo mình
nhỏ giọt”. Truyện ngắn kết thúc nhưng
xung đột giai cấp ở nông thôn vẫn diễn ra,
sự đối lập đó không thể xoa dịu Ở Quán
rượu người câm, kết thúc là sự xuất hiện
của người cán bộ Đồng khởi. Kết thúc của
truyện ngắn gắn liền với hoàn cảnh cuộc
chiến, chiến tranh gắn liền với những bất
ngờ nằm ngoài khả năng tưởng tượng của
con người.
Sau 1975, nằm trong xu thế chung của
văn học dân tộc, truyện ngắn Nguyễn
Quang Sáng chủ yếu tập trung vào những
vấn đề đạo đức, và thế sự, đời tư; nhân vật
là con người đời thường (các truyện: Linh
Đa, Người đàn bà đức hạnh, Con chim
quên tiếng hót, Con mèo Foujita, Con
khướu sổ lồng, Thế võ, Tôi thích làm
vua,). Các truyện ngắn của Nguyễn
Quang Sáng ở chặng đường này thường có
kiểu kết thúc mang tính triết lý về những
vấn đề đạo đức, thế sự đời tư nhưng cũng
đầy bất ngờ (các truyện: Con chim quên
tiếng hót, Con mèo Foujita, Con khướu sổ
lồng, Thế võ, Tôi thích làm vua,). Các
kiểu kết thúc bất ngờ và mang tính triết lý
trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng gợi
ra nhiều suy nghĩ cho người đọc về con
người, về xã hội là những đóng góp rất
đáng kể của Nguyễn Quang Sáng cho
truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
4. Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Quang Sáng thường được miêu tả qua các
biến cố, đối lập, tương phản và mâu thuẫn
với kẻ thù, đôi khi với chính mình. Thế
giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Quang Sáng khá phong phú, đa dạng, được
xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở hiện thực
của cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân
tộc, chủ yếu là ở vùng Nam Bộ. Mâu thuẫn
dẫn tới xung đột chủ yếu trong tác phẩm là
xung đột dân tộc, đối lập giữa ta và địch,
giữa người mất nước và kẻ đi cướp nước.
Trong tác phẩm của ông luôn hình thành
hai tuyến nhân vật ở hai mặt đối lập ấy.
Đối lập ở đây là đối lập - tương phản, tức
đối lập trong thế chống lại nhau, loại trừ
97
nhau một cách quyết liệt, triệt để. Điều
đáng nói là trong hầu hết các sáng tác của
Nguyễn Quang Sáng, số lượng nhân vật
phản diện, nhân vật trực tiếp “thực thi” tội
ác, không nhiều và rất mờ nhạt. Người đọc
chỉ thấy xuất hiện ở con mẹ mụ chủ trong
Con chim vàng, Lý trong Ông Năm Hạng,
tên phản bội trong Quán rượu người
câm Chủ yếu trong truyện ngắn Nguyễn
Quang Sáng thời kỳ này là các nhân vật
chính diện. Họ là lớp lớp thế hệ anh, chị du
kích, bộ đội, người già, người trẻ và thế hệ
con cháu tiếp nối truyền thống. Những
nhân vật như Ba Hoành, Bảy Ngàn, Thu,
chị Nhung, chị Dung, tên tuổi của họ
gắn liền với sự nghiệp sáng tác văn học của
Nguyễn Quang Sáng.
Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Quang Sáng mang đậm tính cách của con
người Nam Bộ, trọng nghĩa khinh tài, dám
xả thân vì mục đích và lý tưởng, dứt khoát
trong suy nghĩ cũng như hành động (Ba
Hoành trong Quán rượu người câm, ông
Năm Hạng trong Ông Năm Hạng, Dung
trong Chị xã đội trưởng, Thu trong Chiếc
lược ngà,...). Nguyễn Quang Sáng chú ý
khắc họa nhân vật từ nhiều phương diện,
tạo nên các dạng thái tính cách và số phận
riêng. Điểm chung nhất ở các nhân vật này
là có ý chí, nghị lực, lòng tự trọng cao, có
bản lĩnh, sức sống mạnh mẽ. Nhân vật
thuộc thế hệ trẻ rất được nhà văn nâng niu,
quý trọng. Dung trong Chị xã đội trưởng,
một cô gái trẻ nghịch ngợm, chiến tranh
gian khổ vất vả là thế nhưng vẫn vui tươi
và nhí nhảnh, giả vờ tạo ra tình huống để
thử thách người yêu mình. Thu trong Chiếc
lược ngà là một cô gái thông minh có bản
lĩnh ngay từ lúc còn nhỏ, đến khi trưởng
thành, trở thành cô giao liên bình tĩnh, tự
chủ trong mọi trường hợp, sẵn sàng chấp
nhận nguy hiểm để cứu cả đoàn quân.
Nhung trong Chị Nhung lại có một vẻ
khác, bề ngoài như thiếu nữ đúng mốt
người Sài Gòn: “Cưỡi xe hon đa, mang
kính mắt đen, quần ống hẹp, áo bó sát
người”, nhưng, “nhờ cái vẻ bề ngoài ấy mà
qua được mắt địch, đánh úp được chiếc xe
tăng đang án ngữ trên con đường tiến công
duy nhất của ta, lật ngược được tình thế
trận đánh”.
Nếu như ở giai đoạn trước 1975, nhân
vật trong truyện ngắn của Nguyễn Quang
Sáng tồn tại giữa ta và địch, thiện và ác thì
giai đoạn sau 1975, nhân vật có thể sống
với nhiều cuộc đời, chịu nhiều áp lực của
các mặt đối lập: đối lập giữa thật và giả,
giữa khuôn mẫu và tự do, giữa “tôi” và “kẻ
khác”... Tấn trong Người bạn lính luôn tự
hào về danh hiệu anh hùng, khiến anh
dường như bị cứng đơ trong cái khuôn mẫu
“anh hùng”, đẩy anh từ chỗ là người bạn
thân, gần gũi với Quang, trở thành một
người trịnh trọng, xa cách... Các nhân vật
Kỳ trong Nhi đồng cụ, Sáu Cương trong
Nhân vật ấy không được chết, con khướu
trong Con khướu sổ lồng, từng nhân vật
luôn đấu tranh để giành lại những giá trị
đích thực, khẳng định cái gì là tự nhiên, cái
trung thực, tự do phải thắng cái giả dối,
khuôn mẫu. Quan hệ đối lập tương phản
giữa các nhân vật trong thời kỳ này cũng
khác thời kỳ trước: đối lập giữa nhân vật
Tôi và Đực trong Tôi thích làm vua; đối lập
của Siêm Nâu với Tư Sang, đối lập giữa
Tư Sang với ông Hương Cả trong Thế võ,
đối lập giữa Bảy Ngàn và Ba Giáo trong
Nhi đồng cụ... Đó là sự đối lập giữa sự
khiêm tốn, giản dị với vẻ vênh váo huyênh
hoang, giữa quyền lực giàu có với sự phụ
thuộc, nghèo khổ; là sự đối lập giữa cái giả
và cái thật, giữa danh vọng và những giá trị
đích thực. Sự đối lập giữa các nhân vật
không chỉ ở hình thức bên ngoài mà còn cả
98
ở bên trong. Nhân vật tự đối diện với chính
mình, tự thức tỉnh Ý nghĩa xã hội của
truyện đã vượt ra ngoài đề tài mà truyện
bao quát.
5. Giọng điệu là yếu tố góp phần quan
trọng đặc biệt tạo trong nên phong cách
một nhà văn. Điều này từng đ