Tóm tắt. Cây bông là cây có yêu cầu khắt khe về các điều kiện sinh thái,
diện tích gieo trồng ít và đang giảm dần ở Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng về nguyên liệu cho công nghiệp dệt, cần thiết phải mở rộng
diện tích trồng bông. Bài báo này phân tích và đánh giá những thuận lợi và
khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với việc phát triển
cây bông ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, hai trong số những vùng trồng
bông chính ở nước ta hiện nay và trong tương lai.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với việc phát triển cây bông ở Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Vol. 56, No. 5, pp. 82-91
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN
CÂY BÔNG Ở TÂY NGUYÊN VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
Nguyễn Đình Giang(∗)
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Nguyễn Bích Diệp
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
(∗)E-mail: giang848@gmail.com
Tóm tắt. Cây bông là cây có yêu cầu khắt khe về các điều kiện sinh thái,
diện tích gieo trồng ít và đang giảm dần ở Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng về nguyên liệu cho công nghiệp dệt, cần thiết phải mở rộng
diện tích trồng bông. Bài báo này phân tích và đánh giá những thuận lợi và
khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với việc phát triển
cây bông ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, hai trong số những vùng trồng
bông chính ở nước ta hiện nay và trong tương lai.
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong những quốc gia có ngành dệt may phát triển của thế
giới. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta đạt 11,2 tỉ USD, chiếm
vị trí hàng đầu trong số những ngành hàng xuất khẩu của cả nước. Mặc dù có tổng
kim ngạch xuất khẩu rất lớn song giá trị gia tăng của ngành dệt may nước ta lại
khá nhỏ do chủ yếu là gia công, lấy công làm lãi.
Điều này là vì tuyệt đại bộ phận nguyên phụ liệu của ngành đều phải nhập
khẩu. Đặc biệt đối với ngành dệt, nguồn bông trong nước mới chỉ cung cấp được
khoảng 1% nhu cầu nguyên liệu. Do chỗ phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào
nguồn bông nhập khẩu nên khi thị trường thế giới có biến động, giá bông liên tục
tăng cao trong những năm gần đây, ngành dệt may nước ta đứng trước những thách
thức rất lớn. Để góp phần giải quyết những khó khăn đó, Chính phủ đã có chiến
lược phát triển sản xuất bông đến năm 2015, định hướng đến 2020 nhằm tạo cơ sở
nguyên liệu bền vững cho ngành dệt may.
Bài viết này đánh giá những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở khu vực
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ (gồm Ninh Thuận, Bình Thuận), hai trong số những
vùng trồng bông chính của nước ta, nhằm góp thêm căn cứ khoa học để đẩy mạnh
82
Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với việc phát triển cây bông...
việc sản xuất bông, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đồng thời nâng cao mức sống
của nông dân ở những vùng còn khó khăn của đất nước.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những yêu cầu sinh thái của cây bông
Cây bông (Gossypium hyrsutum, G.barbadense) là loại cây có nguồn gốc nhiệt
đới và cận nhiệt đới. Tuy vậy, hiện nay cây bông không chỉ được trồng ở vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới mà còn có một diện tích rất rộng lớn ở vùng ôn đới cũng được
trồng bông.
Cũng như đối với mọi cây trồng khác, cây bông cũng có những đòi hỏi về điều
kiện khí hậu, đất đai và những yếu tố sinh thái khác. Trong những yếu tố này khí
hậu là yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu.
2.1.1. Nhiệt độ
Rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về điều kiện nhiệt đối với cây bông và đều có
nhận xét chung rằng cây bông là loại cây ưa nhiệt độ cao. Tùy theo giai đoạn sinh
trưởng, cây bông yêu cầu những nhiệt độ khác nhau. Theo Vũ Công Hậu [2], nhiệt
độ cần thiết đối với giai đoạn sinh trưởng của cây bông như sau:
* Nẩy mầm: trên 150C
* Ra nụ: trên 190C
* Ra hoa: trên 19 – 210C
* Quả nở: 30 – 360C
Nhiệt độ tối ưu cho bông nảy mầm, sinh trưởng và phát triển là 25 – 300C.
Dưới 250C cây phát triển chậm lại. Trên 370C cây ngừng phát triển.
Đối với thời kỳ ra nụ, ra hoa, từng giống bông có đòi hỏi khác nhau về nhiệt
độ, tuy nhiên có thể thấy ở nhiệt độ 23 – 260C, tỷ lệ rụng đài thấp nhất. Tất nhiên
sự rụng đài còn bị chi phối bởi các yếu tố khác như: lượng mưa, độ ẩm, không khí,
vị trí của hoa v.v. Tuy nhiên nếu chỉ xét riêng về nhiệt độ thì có thể nói khoảng
nhiệt độ nêu trên là tối ưu đối với sự ra hoa của cây bông.
Đối với giai đoạn kết quả và quả chín, ngoài ảnh hưởng của nhiệt độ trung
bình ngày thì chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cũng có ảnh hưởng quan trọng.
Chênh lệch này càng lớn càng có lợi vì nhiệt độ thấp vào ban đêm sẽ làm cho cây
giảm bớt hô hấp, tăng cường việc tích lũy các chất dinh dưỡng dự trữ và làm cho
năng suất cao hơn.
2.1.2. Mưa và độ ẩm
Cũng như các loại cây cối khác, đối với cây bông bên cạnh yếu tố nhiệt thì
mưa ẩm cũng là những yếu tố quyết định đến năng suất. Tuy vậy ở cây bông yêu
cầu về mưa ẩm đặt ra tương đối khắt khe và thoạt tiên nghe có vẻ hơi ngược đối với
83
Nguyễn Đình Giang và Nguyễn Bích Diệp
các loại cây cối khác, đó là tình trạng năng suất bông cao ở những vùng khô hạn
và thấp ở những vùng mưa nhiều. Điều này được giải thích bởi hai lý do:
Một là: vùng nhiều mưa thì có nhiều sâu bệnh. Bông được gieo vào thời vụ
thích hợp để ra hoa và chín vào mùa khô cùng với việc trừ được sâu bệnh thì mới
cho năng suất cao.
Hai là: trong những vùng khô hạn, muốn đạt được năng suất cao cần phải
tưới nước vì cây bông đòi hỏi một lượng nước lớn khi tạo ra một đơn vị chất khô.
Khi nghiên cứu về mối liên quan giữa mưa và sản lượng bông ở Mỹ từ 1919 –
1935, Burt và Wadleigh đã đi đến kết luận: Hạn hán có hại nhưng mưa nhiều còn
làm giảm năng suất nhiều hơn... Ngay trong những tháng cần mưa nhiều như tháng
7, lượng mưa từ 70 – 120mm là thích hợp nhất [2].
Mưa nhiều làm cho độ ẩm đất quá cao ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ
rễ. Khi độ ẩm đạt đến 90 – 100% thì bộ rễ phát triển rất yếu, không phát huy được
những ưu điểm của kỹ thuật canh tác tốt như cầy sâu, bón phân nhiều ... Trong
khi bộ rễ phát triển yếu thì các phần trên mặt đất như thân, cành, lá lại phát triển
mạnh. Cành lá nhiều làm mất cân đối giữa sinh trưởng và phát dục, kết cục là hoa,
quả ít và năng suất đạt thấp.
Theo Đào Quang Hưng [3], nhu cầu về nước và độ ẩm đất của cây bông như
sau:
Bảng 1. Nhu cầu về nước và độ ẩm đất đối với cây bông [3]
Giai đoạn Lượng nước cần (m3/ha) Độ ẩm đất thích hợp (%)
Nẩy mầm – 70 – 80
Cây con 100 – 120 55 – 65
Nụ 300 – 350 60 – 70
Hoa nở 900 – 1500 70 – 80
Quả nở 300 – 350 60 – 65
Những vùng có lượng mưa trên 1000mm đều có thể trồng bông không cần
tưới.
2.1.3. Ánh sáng
Bông là loại cây ưa sáng. Để nhận được nhiều ánh sáng mặt trời, góc phiến lá
luôn thay đổi. Cũng như quy luật chung của mọi loại lá cây, khi nhận được lượng
ánh sáng đầy đủ phiến lá sẽ dầy hơn, màu nhạt, kích thước phiến lá rộng vừa phải.
Lúc đó khả năng quang hợp mạnh, nhiều chất hữu cơ được tạo thành. Ngược lại
nếu trời âm u, nhiều mây, có mưa cây bông sẽ phát triển chậm, thân cây yếu, nụ và
quả non dễ rụng.
Thời gian chiếu sáng cũng có ảnh hưởng lớn. Vốn là cây có nguồn gốc nhiệt
đới, cây bông đòi hỏi ngày ngắn. Điều này là một lợi thế đối với các vùng trồng
bông của nước ta. Thời gian chiếu sáng nhiều giúp cho cây phát triển nhanh, sớm
84
Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với việc phát triển cây bông...
ra nụ, nở hoa.
2.1.4. Đất
Tuy đất không phải là yếu tố quyết định đối với việc chọn vùng trồng bông
nhưng cũng phải chọn những loại đất thích hợp. Bông có thể được trồng trên nhiều
loại đất khác nhau miễn là thoát nước tốt và các đặc tính lý hóa không quá xấu.
Có thể nêu một yêu cầu chính về đất như sau:
* Độ pH: Các giống bông khác nhau đòi hỏi độ pH khác nhau, tuy nhiên nhìn
chung đất có độ pH từ 5,0 trở lên là có thể trồng được. Nếu độ pH cao, lân dễ hòa
tan, quá trình nitrat hóa diễn ra nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho dinh dưỡng của
cây bông.
* Lượng mùn cao: Lượng mùn cao không chỉ biểu hiện độ màu mỡ cao mà còn
làm cho tính chất vật lý của đất được cải thiện: tơi xốp, thoát nước. Đất nhiệt đới
ở nước ta nhìn chung nghèo mùn, trừ một vài nơi thuộc Tây Nguyên và các vùng
núi cao, còn lại đều cần phải bón nhiều phân hữu cơ để tăng thêm độ mùn cho đất.
* Độ màu mỡ: cũng như các loại cây trồng khác, đất càng màu mỡ cây càng
phát triển. Đất trồng bông đòi hỏi phải có độ màu mỡ nhất định, nếu độ màu mỡ
thấp thì lượng phân bón phải nhiều, cân đối cả đạm, lân, kali.
2.2. Những giống bông chính đang được trồng ở Việt Nam và
điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên và Duyên hải Nam
Trung Bộ
2.2.1. Những giống bông chính đang được trồng ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam đang trồng nhiều giống bông khác nhau nhưng có 7
giống đang được trồng phổ biến hơn cả. Đó là các giống L18, VN20, VN35, NH38,
VN15, GL03, VN01-2 [3]. Những đặc tính chủ yếu của các giống bông này như sau:
Bảng 2. Đặc điểm chủ yếu của một số giống bông vải
đang trồng phổ biến ở nước ta hiện nay [3]
Tên giống Thời gian sinhtrưởng (ngày)
Trọng lượng
quả (g)
Tỉ lệ xơ
(%)
Tính thích nghi,
kháng rầy
L18 100 – 115 4.5 – 5 38 – 39 Thích nghi rộng,kháng rầy yếu
VN20 100 – 115 3.8 – 4.2 37 – 38
Thích nghi rộng,
kháng rầy trung
bình
VN35 100 – 115 5 – 5.5 37 – 38 Thích nghi rộng,kháng rầy cao
85
Nguyễn Đình Giang và Nguyễn Bích Diệp
NH38 100 – 115 – 36 – 37
Thích nghi rộng,
kháng rầy trung
bình
VN15 100 – 115 4.5 – 5 36 – 37
Thích nghi rộng,
kháng rầy trung
bình
GL03 100 – 115 5.6 – 6.5 36 – 37
Thích nghi rộng,
kháng rầy trung
bình
VN01-2 100 – 115 4 – 4.5 38 – 39 Thích nghi rộng,kháng rầy tốt
Qua bảng này có thể thấy: Cả 7 giống này đều có thời gian sinh trưởng trung
bình 100 – 115 ngày, có tỉ lệ xơ 36 – 39%, chất lượng xơ đạt tiêu chuẩn cấp 1. Đây
là những giống ổn định, thích nghi rộng, kháng rầy từ trung bình đến tốt. Riêng
các giống VN15, GL03, VN01-2 có khả năng kháng sâu miệng nhai, thích hợp cho
những vùng có áp lực sâu xanh cao. Các giống VN35, VN15, L18 là những giống có
năng suất cao (30 – 35 tạ/ha). Đây là những giống đã được chọn lọc, thích nghi tốt
với điều kiện khí hậu Việt Nam và đã được trồng đại trà ở nhiều vùng trong nước.
2.2.2. Những điều kiện tự nhiên ở Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung
Bộ
Bảng 3. Nhiệt độ và lượng mưa ở một số địa điểm
Địa Tháng
điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Kon 20,40C 22,4 24,6 25,6 25, 224,6 24,3 24,1 23,8 23,4 22,1 20,6
Tum 2,5mm 6,3 35,3 103,7 196,0 262,8 324,3 339,2 319,7 148,9 58,4 7,5
Plây 19,00C 20,7 22,7 24,0 24,0 23,0 22,4 22,2 22,3 21,7 20,7 19,3
-cu 3,0mm 6,8 27,5 94,9 225,7 357,0 452,9 492,6 360,0 181,0 57,4 13,3
Buôn 21,10C 22,7 24,7 26,1 25,8 24,8 24,3 24,2 23,9 23,5 22,5 21,2
Mê
Thuột 4,0mm 6,0 22,2 97,0 226,0 241,4 265,6 292,8 298,3 204,6 93,0 22,1
Bảo 19,50C 20,7 21,8 22,7 22,9 22,3 22,0 21,8 21,8 21,6 20,8 19,9
Lộc 56,3mm 46,0 86,9 170,0 218,7 289,2 390,1 401,0 382,7 286,8 140,0 74,7
Nha 24,60C 25,8 27,2 28,4 28,7 28,7 28,6 29,0 27,3 26,6 25,9 24,6
Hố 8,2mm 2,5 16,2 26,4 87,4 58,4 62,4 59,5 137,8 144,1 133,2 57,9
Phan 24,70C 25,2 26,5 27,9 28,3 27,7 26,9 27,0 26,8 26,7 26,3 25,3
Thiết 1,2mm 0,7 4,7 32,0 135,1 148,1 224,3 175,3 190,2 169,7 50,2 20,7
Nguồn: Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam
86
Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với việc phát triển cây bông...
- Về nhiệt độ:
Đối với Tây Nguyên, cả 4 địa điểm đều có nhiệt độ trung bình năm trên 210C.
Trong đó chỉ có Plây-cu và Bảo Lộc có 2 tháng nhiệt độ xuống dưới 200C (Plây-cu
tháng 1 là 19,00C và tháng 12 là 19,30C; Bảo Lộc tháng 1 là 19,50C và tháng 12
là 19,90C). Nhiệt độ tháng cao nhất là tháng 4 và tháng 5 cũng chỉ khoảng 25 -
260C. Đặc biệt yêu cầu về nhiệt độ ra nụ, nở hoa khoảng 23 - 260C thì khu vực Tây
Nguyên là hoàn toàn thích hợp (Hình 1).
Đối với Nam Trung Bộ, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1 cũng
trên 240C (Nha Hố: 24,60C; Phan Thiết: 24,70C). Tháng cao nhất là tháng 5 trên
280C. Cũng như Tây Nguyên, nếu gieo vào tháng 11 và kết thúc thu hoạch vào tháng
5 là hoàn toàn thích hợp.
Hình 1. Nhiệt độ trung bình hàng tháng
và đối chiếu với các giai đoạn phát dục của cây bông
- Về mưa:
Mùa khô Tây Nguyên kéo dài từ tháng 11 với tổng lượng mưa rất nhỏ: Kon
tum 203,7mm; Plây-cu 203mm; Buôn Mê Thuột 244,2mm; Bảo Lộc 573,9mm (Bảng
3). Lượng mưa này hoàn toàn thích hợp với một vụ bông (kéo dài từ 140 – 170 ngày
trong đó có khoảng 25 – 50 ngày tận thu quả chín). Như vậy nếu gieo vào khoảng
giữa đến cuối tháng 11 và kết thúc vụ thu hoạch vào đầu hoặc giữa tháng 5 thì trừ
Bảo Lộc, các địa điểm còn lại của Tây Nguyên có khí hậu rất thích hợp (Hình 2).
Trong thời kì này ở các địa điểm Kon Tum, Plâycu, Buôn Mê Thuột đều có độ ẩm
dưới 80%, rất thích hợp đối với cây bông.
Đối với Nam Trung Bộ tổng lượng mưa năm rất nhỏ. So với cả nước thì Ninh
87
Nguyễn Đình Giang và Nguyễn Bích Diệp
Thuận và Bình Thuận là hai tỉnh có lượng mưa thấp nhất nước ta. Tổng lượng mưa
năm ở Nha Hố là 794 mm và ở Phan Thiết là 1152 mm. Tổng lượng mưa trong 6
tháng từ tháng 11 đến tháng 4 ở Nha Hố là 24,4 mm và Phan Thiết là 109,3 mm.
Cũng như đối với Tây Nguyên, ở Nam Trung Bộ trong thời kỳ này độ ẩm dưới 80%,
rất thích hợp với sự phát triển của cây bông. Tất nhiên đối với những vùng khô hạn
việc tưới nước cho cây bông là cần thiết để có thể cho năng suất cao.
Hình 2. Lượng mưa trung bình hàng tháng
và đối chiếu với các giai đoạn phát dục của cây bông
- Về số giờ nắng:
Ở Tây Nguyên, mùa khô là mùa có nhiều nắng vì ở đây lượng mây thấp. Trong
những ngày đầu và cuối mùa khô, số giờ nắng có thể giảm xuống còn 7 giờ/ngày.
Còn vào giữa mùa trị số này vào khoảng 8 – 8,5 giờ/ngày.
Ở Ninh Thuận, Bình Thuận, số giờ nắng trong cùng thời gian còn cao hơn,
thậm chí tới trên 10 giờ/ngày [6].
- Về đất đai: Tây Nguyên có một diện tích rất lớn đất đỏ badan có giá trị cao
đối với các loại cây trồng. Trong số này, ngoài những diện tích đất chưa bị thoái
hóa hoặc thoái hóa nhẹ ( là rừng tự nhiên hoặc trồng cây công nghiệp lâu năm hoặc
lúa màu) thì còn khoảng 671.000 ha thuộc loại thoái hóa trung bình mà trên đó có
rừng nghèo, rừng trồng, rừng tre nứa, đất trống và cây bụi, đất chuyên màu và cây
công nghiệp ngắn ngày. Một phần đáng kể trong loại đất này có thể được sử dụng
để trồng bông.
Đất Tây Nguyên rất giàu mùn. Loại đất rừng mới khai phá có độ mùn tới 10
– 12%, còn các loại đất đang được sử dụng trồng màu có độ mùn 3 – 5%, giàu lân
(trung bình đạt 0,1 – 0,2%), kali trung bình (0,2 – 0,3%). Nhìn chung đất này rất
88
Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với việc phát triển cây bông...
thích hợp cho cây bông.
Đối với Nam Trung Bộ, đất phần lớn là đất nhẹ, có cấp hạt thô. Đất này có
ưu điểm là thoát nước tốt tuy nhiên độ màu mỡ không cao; lượng mùn thấp, thường
chỉ đạt 1,0 – 1,5%; nghèo đạm 0,07 – 0,1%, lân tổng số thấp <0,1%, kali trung bình
0,5%. Để có năng suất cao, loại đất này cần được bón nhiều phân, cả phân hữu cơ
và vô cơ.
2.3. Những điều kiện kinh tế – xã hội đối với sự phát triển của
cây bông
Để phát triển một ngành sản xuất nào đó ngoài các điều kiện tự nhiên còn có
rất nhiều điều kiện kinh tế - xã hội như nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, chính
sách của Nhà nước .v.v. Ở đây chúng tôi chỉ phân tích một số điều kiện chủ yếu.
2.3.1. Thị trường tiêu thụ
Nhu cầu bông cho ngành dệt hiện nay hết sức lớn. Năm 2010 cả nước nhập
khẩu 357.400 tấn bông xơ [1] với giá gần 1900USD/tấn. Quý I/2011 cả nước nhập
110.000 tấn với giá 3080 USD/tấn. Nếu tính bình quân tỷ lệ xơ của bông hạt ở nước
ta hiện nay là 38% thì giá bông hạt vào khoảng 1,17 USD/kg.
Trong khi đó, sản lượng bông trong nước trong những năm qua đã có sự sụt
giảm rất lớn. Vào thời điểm 2001 – 2002 diện tích bông cả nước 32.600ha, nhưng
đến vụ 2008 – 2009 chỉ còn khoảng 3000ha. Năm 2010 diện tích đạt khoảng 5800ha
với sản lượng 8000 tấn bông hạt, tương đương 2670 tấn bông xơ, chỉ đáp ứng 0,7%
nhu cầu bông cho ngành dệt. Như vậy có thể nói đầu ra đối với cây bông là vô cùng
lớn. Nguyên nhân nào đã làm giảm sút diện tích và sản lượng bông như vậy? Điều
này được giải thích là do năng suất bông quá thấp.
Năng suất bông của ta hiện nay bình quân 1,46 tấn/ha đối với bông không
tưới. Với giá thu mua bông năm qua là 10.500 đồng/kg thì người trồng bông chỉ thu
được 15 triệu đồng/ha, một con số quá thấp nếu so với các cây trồng khác. Chẳng
hạn nếu so sánh với trồng ngô: Với năng suất bình thường hiện nay là 4 tấn/ha và
giá ngô là 6 triệu đồng/tấn thì trồng ngô đã cho thu hoạc gấp 1,7 lần so với trồng
bông. Không những vậy trồng ngô không đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật khắt khe
như đối với trồng bông. Vấn đề hiện nay là phải nâng cao năng suất và tăng giá thu
mua bông. Nếu năng suất đạt được 2,0 – 2,5 tấn/ha như ở nhiều nước hiện nay và
giá bông hạt bằng 80% giá nhập khẩu thì việc mở rộng diện tích trồng bông sẽ trở
thành hiện thực
2.3.2. Tổ chức sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật
Hiện nay sản xuất bông vẫn chủ yếu nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình với cơ
sở vật chất thiếu thốn, mới chỉ có một số cơ sở sản xuất quy mô lớn đang được thử
nghiệm. Chẳng hạn, nông trại trồng bông theo quy mô công nghiệp của tập đoàn
89
Nguyễn Đình Giang và Nguyễn Bích Diệp
Dệt may Việt Nam (Vinatex) ở Bình Thuận đã thực hiện được 3 vụ, bông được tưới
nhỏ giọt theo công nghệ của Ixraen có thể đạt năng xuất 2,4 – 3 tấn/ha. Công ty
đang liên kết với nông dân để mở rộng quy mô nông trại đồng thời khuyến khích
nông dân cùng thực hiện. Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã có 8 dự án về sản xuất
bông quy mô lớn ở Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.
Về sơ chế, đã có hai nhà máy cán bông Gia Lai và Đắc Lắc với công suất
40.000 tấn bông xơ/năm nhưng đang phải ngừng hoạt động vì thiếu nguyên liệu.
2.3.3. Chính sách của Nhà nước
Đầu năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 29/QĐ-TTg phê
duyệt chương trình phát triển cây bông vải đến năm 2015, định hướng đến năm
2020. Theo đó, đến 2020 diện tích trồng bông nước ta sẽ đạt 76.000ha trong đó có
tưới là 40.000ha. Năng suất bông không tưới 2,0 tấn/ha, có tưới 2,5 tấn/ha. Sản
lượng bông xơ là 60.000 tấn.
Để đạt được mục tiêu này, từ nay đến 2020 theo kế hoạch sẽ đầu tư 3500 tỷ
đồng cho 3 tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Đắc Nông để xây dựng vùng chuyên canh tập
trung, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy cán bông trên địa bàn và
ngành dệt nói chung.
Có thể thấy trên thế giới hiện nay ở một số nước vẫn tồn tại phương thức
sản xuất bông có sự hỗ trợ của nhà nước. Điển hình cho phương thức này là các
nước sản xuất bông lớn như Hoa Kì, Ấn Độ, Trung Quốc. Ba nước này sản xuất tới
75% sản lượng bông thế giới. Sự hỗ trợ của nhà nước ở từng nước có thể khác nhau
nhưng đều có mục đích chung là làm cho việc trồng bông đem lại thu nhập cao hơn
cho người sản xuất so với trồng các loại cây khác.
Nhìn chung, sản xuất bông có sự hỗ trợ của nhà nước tạo điều kiện cho bông
đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt do chỗ người sản xuất có điều kiện áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các khâu làm đất, giống, phân bón và tưới
tiêu.
3. Kết luận
Bông, nguồn nguyên liệu chính của ngành dệt, đang có nhu cầu rất lớn ở nước
ta. Tuy nhiên, diện tích và sản lượng bông ở nước ta còn quá thấp làm cho ngành
dệt gần như phải phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài. Sở dĩ có tình trạng đó là do
năng suất bông ở nước ta còn quá thấp và cây bông không cạnh tranh được với các
cây trồng khác. Nhà nước đã có chủ trương phát triển mạnh ngành trồng bông ở
nước ta.
Điều kiện khí hậu và đất đai ở Tây Nguyên thuận lợi đối với cây bông. Ở đây
có nhiệt độ thích hợp tuy nhiên mùa mưa có lượng mưa cao và tập trung, cần phải
chọn đúng thời vụ. Đối với Nam Trung Bộ, điều kiện nhiệt độ rất thích hợp, tuy
nhiên ở đây có lượng mưa thấp nên trồng bông có tưới là phù hợp nhất. Một hạn
90
Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với việc phát triển cây bông...
chế nữa là đất đai có độ phì nhiêu thấp nên cần phải bón nhiều phân.
Để phát triển việc trồng bông theo quy hoạch của nhà nước cần phải có sự hỗ
trợ cho người sản xuất đảm bảo cho cây bông đem lại mức lợi nhuận thích hợp để
có thể cạnh tranh được với các cây trồng khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Bích Diệp, 2011. Developing supporting industries for Vietnam’s textile
and garment export. Đại học Ngoại thương.
[2] Vũ Công Hậu, 1971. Phát triển nghề trồng bông ở Việt Nam và vấn đề giống
bông. Nxb Khoa học và Kĩ thuật.
[3] Đào Quang Hưng, 2011. Kĩ thuật trồng bông vải năng suất cao. Trang thông tin
Hội nông dân thành phố Cần Thơ.
[4] Nguyễn Đình Kỳ, Lâm Thế Anh, 2006. Thực trạng thoái hóa đất badan Tây
Nguyên và các giải pháp sử dụng hợp lí bảo vệ tài nguyên – môi trường đất. Hội
nghị khoa học Đị