Đánh giá kết quả học tập của người học theo định hướng hình thành năng lực và định hướng vận dụng trong thực tiễn giáo dục đại học

Tóm tắt. Tiếp cận năng lực trong đổi mới giáo dục đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới. Điều đó được thể hiện trong mọi khâu, mọi khía cạnh của quá trình giáo dục, trong đó có kiểm tra, đánh giá. Bài viết đi sâu trình bày về đánh giá kết quả học tập của người học theo định hướng hình thành năng lực. Các vấn đề về đánh giá kết quả học tập của người học, Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phương pháp và hình thức đánh giá theo định hướng phát triển năng lực được phân tích chi tiết. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số định hướng vận dụng trong giáo dục đại học.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả học tập của người học theo định hướng hình thành năng lực và định hướng vận dụng trong thực tiễn giáo dục đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0043 Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 171-180 This paper is available online at ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA NGƯỜI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG TRONG THỰC TIỄN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Dương Thị Thúy Hà Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tiếp cận năng lực trong đổi mới giáo dục đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới. Điều đó được thể hiện trong mọi khâu, mọi khía cạnh của quá trình giáo dục, trong đó có kiểm tra, đánh giá. Bài viết đi sâu trình bày về đánh giá kết quả học tập của người học theo định hướng hình thành năng lực. Các vấn đề về đánh giá kết quả học tập của người học, Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phương pháp và hình thức đánh giá theo định hướng phát triển năng lực được phân tích chi tiết. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số định hướng vận dụng trong giáo dục đại học. Từ khóa: Đánh giá, đánh giá kết quả học tập, năng lực, hình thành năng lực, hình thức đánh giá. 1. Mở đầu Trong hai thập kỉ gần đây, giáo dục thế giới đánh dấu những bước đổi mới mạnh mẽ về lí luận, thực tiễn, trong đó đánh giá (ĐG) được coi là khâu then chốt, là hệ phản hồi của quá trình dạy học, và là cơ sở để nâng cao chất lượng đổi mới. Điều này được phản ánh rõ nét trong các công trình nghiên cứu của Steve Frankland [16], W. James Popham [6], Flavia Ramos –Mattousi, Jeffrey Ayala Milligan [7] và A. Irons [11]. Các công trình của James H.Mc Millan [8],[9], P.W.Airasian [10] đã đi sâu phân tích các vấn đề về lí luận ĐG, ý nghĩa, vai trò, các khái niệm cơ bản và khái niệm liên quan cũng như các hướng vận dụng đánh giá hiệu quả trong thực tiễn giáo dục, thực tiễn hoạt động tổ chức lớp học. ĐG theo tiếp cận năng lực (competency – based assessment) được đề cập trong nhiều công trình gần đây của Percy J. Worsnop [12], Richard A. Voorhees [13],. . . Các tác giả đã phân tích qui trình, kĩ thuật và công cụ ĐG năng lực, và nhấn mạnh vai trò của cách tiếp cận này đối với giáo dục nghề nghiệp. Vấn đề đánh giá kết quả học tập (ĐG KQHT) trong dạy học cũng được nhiều nhà khoa học Việt Nam quan tâm nghiên cứu như Lê Khánh Bằng [3], Trần Bá Hoành [5], Hà Thị Đức, Đặng Vũ Hoạt [4],... Tác giả Đặng Vũ Hoạt, trong những bài viết của mình đã trình bày những vấn đề về vị trí, chức năng và các quan điểm kiểm tra đánh giá tri thức của sinh viên dưới góc độ lí luận dạy Ngày nhận bài:2/11/2016. Ngày nhận đăng:15/2/2017. Liên hệ: Dương Thị Thúy Hà, e-mail: duongha108@gmail.com. 171 Dương Thị Thúy Hà học. Theo ông “khi kiểm tra đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo chúng ta cần kiểm tra thường xuyên, có hệ thống, có kế hoạch, kết hợp nhiều dạng, nhiều phương pháp kiểm tra; Cần giáo dục cho sinh viên ý thức đúng đắn đối với việc kiểm tra; ý thức tự kiểm tra... Đồng thời cần bồi dưỡng cho sinh viên ý thức tự đánh giá một cách đúng đắn và khiêm tốn”. Cùng với xu hướng chung của thế giới, giáo dục Việt Nam cũng đang có những chuyển biến mạnh mẽ trong kiểm tra ĐG từ chú trọng đến kiến thức là chính sang chú trọng vào ĐG năng lực. Bài viết đi sâu phân tích nội hàm khái niệm kiểm tra ĐG theo tiếp cận năng lực và những định hướng vận dụng trong giáo dục đại học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đánh giá kết quả học tập của người học Theo Từ điển Giáo dục học, (Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa 2001) thuật ngữ đánh giá kết quả học tập được định nghĩa như sau: “Xác định mức độ nắm được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh so với yêu cầu của chương trình đề ra”. Có thể hiểu đánh giá kết quả học tập là sự so sánh, đối chiếu kiến thức, kĩ năng, thái độ thực tế đạt được ở người học để tìm hiểu và chuẩn đoán (diagnostic) trước và trong quá trình dạy-học (formative) hoặc sau một quá trình học tập với các kết quả mong đợi đó xác định trong mục tiêu dạy học (đánh giá kết thúc – summative). ĐG theo năng lực là ĐG các khả năng người học áp dụng kiến thức, kĩ năng đã học được vào giải quyết các tình huống thực tiễn của cuộc sống hàng ngày [1]. Một số nguyên tắc cần được đảm bảo trong việc đánh giá kết quả học tập của người học: - Mục đích cơ bản của đánh giá kết quả học tập là nhằm cải thiện thành tích học tập của người học. Một đánh giá tốt sẽ là hình ảnh về các loại hình học tập có giá trị tốt nhất cho học sinh và hướng dẫn học sinh đạt được thành tích học tập tốt nhất, đây chính là điều mà việc đánh giá cần đạt tới. - Đánh giá kết quả học tập là một bộ phận cấu thành nội dung của quá trình đào tạo nói chung và bài giảng nói riêng. Đánh giá được thiết kế như một phần của bài học. Với mỗi chương trình giảng dạy và học tập cơ bản nên được thiết kế với đầy đủ kiến thức, để người học có thể trình diễn những gì chúng được học và nhìn thấy được kết quả về sự nỗ lực học tập của mình. - Sự đa dạng của phương pháp đánh giá thích hợp cung cấp cho giáo viên những bằng chứng thể hiện những kiến thức và kĩ năng mà người học biết và có thể thực hiện, những mặt mạnh, mặt yếu kém trong học tập cũng như những vấn đề người học, giáo viên và phụ huynh cần làm để cải thiện kết quả học tập. - Đánh giá đòi hỏi phải chú ý đến kết quả và quá trình. Những thông tin về kết quả đạt được của người học rất quan trọng để biết rằng họ đạt được ở mức nào, tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, cũng có thể hiểu được sự nỗ lực của người học dẫn đến đạt được những kết quả này. - Đánh giá được thực hiện liên tục thường xuyên trước, trong và kết thúc quá trình dạy - học hay bài giảng. Hoạt động học tập của người học có hiệu quả tốt nhất khi việc đánh giá bao gồm một loạt những hoạt động được thực hiện trong một khoảng thời gian, vì vậy, sự tiến bộ trong học tập được theo dõi trên cơ sở những thành tích đạt được dựa trên mục đích của khóa học và của những tiêu chuẩn liên quan. 172 Đánh giá kết quả học tập của người học theo định hướng hình thành năng lực và định hướng vận dụng... 2.2. Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của người học. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa (Leen pil, 2011). Bảng 1. So sánh đánh giá theo năng lực và đánh giá theo kiến thức, kĩ năng [2] Tiêu chí so sánh Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kĩ năng 1. Mục đích chủ yếu nhất Đánh giá khả năng HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Vì sự tiến bộ của người học so với chính họ. Xác định việc đạt kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục. Đánh giá, xếp hạng giữa những người học với nhau. 2. Ngữ cảnh đánh giá Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của người học. Gắn với nội dung học tập (những kiến thức, kĩ năng, thái độ) được học trong nhà trường. 3. Nội dung đánh giá Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động GD và những trải nghiệm của bản thân người học trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực hiện). Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học. Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở một môn học. Quy chuẩn theo việc người học có đạt được hay không một nội dung đã được học. 4. Công cụ đánh giá Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thực. Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thực 5. Thời điểm đánh giá Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học. Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy. 6. Kết quả đánh giá Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành. Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn sẽ được coi là có năng lực cao hơn. Năng lực người học phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành. Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kĩ năng thì càng được coi là có năng lực cao hơn. Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kĩ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng. 173 Dương Thị Thúy Hà Để chứng minh người học có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho họ được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó người học vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng lực là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,. . . được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người. 2.3. Phương pháp và hình thức đánh giá theo định hướng phát triển năng lực 2.3.1. Đánh giá kết quả và đánh giá quá trình Đánh giá kết quả thường được sử dụng vào khi kết thúc một chủ đề học tập hoặc cuối một học kì, một năm, một cấp học. Cách đánh giá này thường sử dụng hình thức cho điểm và nó giúp cho người học biết được khả năng học tập của mình. Đánh giá quá trình được sử dụng trong suốt thời gian học của môn học. Cách đánh giá này là việc GV hoặc người học cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động học của người học, giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy phù hợp hơn, giúp người học có được các thông tin về hoạt động học và từ đó cải thiện những tồn tại. Việc đánh giá quá trình có ý nghĩa hơn, nếu người học cùng tham gia đánh giá chính bản thân mình vì khi người học đảm nhận vai trò tích cực trong việc xây dựng tiêu chí chấm điểm, tự đánh giá và đề ra mục tiêu tức là họ đã sẵn sàng chấp nhận cách thức đã được xây dựng để đánh giá khả năng học tập của mình. Một số đặc điểm của đánh giá quá trình: + Các mục tiêu học tập phải được đề ra rõ ràng, phù hợp + Các nhiệm vụ học tập cần hướng tới việc mở rộng, nâng cao hoạt động học tập. + Việc chấm điểm hoặc cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra các nội dung cần chỉnh sửa, đồng thời đưa ra lời khuyên cho các hành động tiếp theo. + Đánh giá quá trình nhấn mạnh đến tự đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí của bài học và phương hướng cải thiện để đáp ứng tốt hơn. Một số cách thức đánh giá quá trình: + Cách đánh giá nhu cầu của người học + Cách khích lệ tự định hướng, như tự đánh giá, thông tin phản hồi từ bạn bè và học tập hợp tác. + Cách giám sát sự tiến bộ. + Cách kiểm tra sự hiểu biết. 2.3.2. Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí Đánh giá theo tiêu chí: người học được đánh giá dựa trên các tiêu chí đã định rõ về thành tích, thay vì được xếp hạng trên cơ sở kết quả thu được. Khi đánh giá theo tiêu chí, chất lượng thành tích không phụ thuộc vào mức độ cao thấp về năng lực của người khác mà phụ thuộc chính mức độ cao thấp về năng lực của người được đánh giá so với các tiêu chí đã đề ra. Thông thường, 174 Đánh giá kết quả học tập của người học theo định hướng hình thành năng lực và định hướng vận dụng... đánh giá theo tiêu chí dùng để xác lập mức độ năng lực của một cá nhân. Đánh giá theo chuẩn là hình thức đánh đưa ra những nhận xét về mức độ cao thấp trong năng lực của cá nhân so với những người khác cùng làm bài thi. Đây là hình thức đánh giá kết hợp với đường cong phân bố chuẩn, trong đó giả định rằng một số ít sẽ làm bài rất tốt, một số rất kém, số còn lại nằm ở khoảng giữa được đánh giá trung bình. Bài kiểm tra IQ là ví dụ rõ nhất về đánh giá theo chuẩn, hay cách xếp loại học tập của người họcở nước ta hiện nay cũng là cách đánh giá theo chuẩn. 2.3.3. Tự đánh giá Tự đánh giá là việc người học tự đưa ra các quyết định đánh giá về công việc và sự tiến bộ của bản thân. Hình thức đánh giá này góp phần thúc đẩy học tập suốt đời, bằng cách giúp họ đánh giá thành tích học tập của bản thân và của bạn một cách thực tế, không khuyến khích sự phụ thuộc vào đánh giá của giáo viên. Tự đánh giá rất hữu ích trong việc giúp người học nhận thức sâu sắc về bản thân, nhận ra được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực để điều chỉnh hoạt động học kịp thời. Vì vậy, tự đánh giá cần được diễn ra trong suốt quá trình học tập và được sử dụng như một phần của đánh giá quá trình. Tự đánh giá khác với tự chấm điểm: Tự chấm điểm là cho điểm bằng cách sử dụng các tiêu chí do người khác quy định. Trong khi đó tự đánh giá là quy trình xem xét, phản ánh, đồng thời là sự suy ngẫm về lựa chọn tiêu chí. Trong thực tiễn đánh giá, trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về giáo viên vì họ là người phải đảm nhận vai trò điều tiết, có thể phủ quyết nếu người học không cung cấp đủ minh chứng để bổ trợ cho số điểm tự cho mình. Đồng thời trên thực tế tự đánh giá có thể kết hợp với hình thức đánh giá đồng đẳng, nên có thể điều tiết điểm số tự đánh giá. 2.3.4. Đánh giá qua thực tiễn Đánh giá qua thực tiễn đưa ra cho người học những thách thức thực tế và thường được đánh giá thông qua năng lực thực hiện các nhiệm vụ trong thực tiễn. Đánh giá qua thực tiễn giúp đánh giá một tập hợp các kĩ năng. Đây là hình thức đánh giá khả năng học tập đáng tin cậy bởi vì nó không phụ thuộc vào một phương pháp đánh giá duy nhất, mặt khác người học được đánh giá rất nhiều kĩ năng qua các tình huống khác nhau. Đánh giá qua thực tiễn cho thấy có điểm mạnh và điểm yếu của mỗi cá nhân... Hình thức đánh giá này mang tính chất đánh giá quá trình nên thúc đẩy việc học của người học có động lực và hiệu quả. 2.4. Một số định hướng vận dụng đánh giá theo năng lực trong giáo dục đại học Đào tạo theo hướng phát triển năng lực của người học đã và đang trở thành một xu thế tất yếu và phổ quát của giáo dục đại học nhiều nước trên thế giới. Việc chú trọng phát triển năng lực, kĩ năng cho SV trong khi thời lượng học tập ở nhà trường không tăng, đòi hỏi nhà trường phải giảm bớt việc truyền thụ tri thức, tăng thời gian cho người học hoạt động tự lực, sáng tạo. ĐG năng lực được đưa ra để nhấn mạnh xu hướng chung của chương trình hiện đại là chuyển từ “tập trung vào kiến thức” sang “tập trung vào năng lực” [1, 13-15]. ĐG năng lực hướng vào việc xác định mức độ người học giải quyết nhiệm vụ, hơn là việc người học biết những gì. Hơn nữa ĐG cần hướng tới việc người học, sau khi học xong, có thể vận dụng kĩ năng, kiến thức học được ở nhà trường vào cuộc sống, chứ không chỉ dừng ở việc ĐG từng đơn vị kiến thức, kĩ năng riêng lẻ. 175 Dương Thị Thúy Hà Đối với sinh viên + Việc đánh giá kết quả học tập theo định hướng hình thành năng lực có tác dụng giúp cho mỗi sinh viên thấy được mình đã lĩnh hội những điều vừa học được đến mức độ nào, đã làm tốt cái gì, còn mắc những sai sót nào và phải làm như thế nào để bổ khuyết những lỗ hổng kiến thức còn tồn tại. + Việc đánh giá kết quả học tập một cách chính xác, khách quan, công bằng sẽ kích thích hoạt động học tập của sinh viên một cách tích cực, tự giác, kích thích ý chí vươn lên đạt những kết quả học tập cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của mình, biết khắc phục những nhược điểm của bản thân. + Giúp sinh viên biết tự đánh giá kết quả học tập của bản thân. + ĐG theo năng lực giúp sinh viên biết được mình đang ở đâu trên con đường học tập, còn cách bao xa so với mục tiêu đề ra, giúp sinh viên nhận ra sự tiến bộ của bản thân. ĐG theo tiếp cận năng lực được thực hiện thông qua việc sử dụng kết hợp các dạng chứng cứ trực tiếp, gián tiếp và phụ trợ trong phạm vi rộng thu thập được trong quá trình đào tạo. ĐG năng lực không chỉ quan tâm đến sản phẩm học tập mà quan tâm đến cả quá trình làm ra sản phẩm đó. Trong quá trình đào tạo đại học, kết quả mà sinh viên đạt được là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo ở đại học. Đánh giá kết quả học tập là sự so sánh, đối chiếu kiến thức, kĩ năng, thái độ thực tế đạt được ở người học với các kết quả mong đợi đã xác định trong mục tiêu dạy học. Kết quả học tập phản ánh trong kết quả kiểm tra định kì, các kì thi, công trình nghiên cứu. Kết quả của việc đánh giá được thể hiện chủ yếu bằng điểm số theo thang điểm đã được qui định, bằng xếp loại, thể hiện bằng nhận xét, đánh giá phải dựa vào các bằng chứng được thu thập từ nhiều hoạt động khác nhau Đánh giá thúc đẩy sinh viên học tập, nâng cao trách nhiệm trong học tập. Đánh giá thông báo kịp thời cho sinh viên biết tiến bộ của họ, có tác dụng thúc đẩy sinh viên học tập, động viên, khích lệ họ học nhiều hơn, tốt hơn, chỉ cho họ thấy những nội dung nào chưa tốt, nội dung nào cần học thêm, học lại v.v. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên được tiến hành tốt giúp cho họ có cơ hội để củng cố tri thức, phát triển trí tuệ. giúp hình thành cho họ nhu cầu thói quen tự đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. Đánh giá có tác động tới phương pháp dạy và tới phương pháp học, yêu cầu về nội dung kiểm tra đánh giá đòi hỏi giảng viên và sinh viên phải phải thay đổi cách học để thể hiện được được kết quả học tập thực sự. Trong đánh giá KQHT của SV theo tiếp cận năng lực thì tự đánh giá là rất quan trọng. Chính vì thế, cần rèn luyện cho SV có kĩ năng tự đánh giá. Theo Nguyễn Dương Hoàng [3], I.Ia Lecne [6]... có thể xác lập các bước rèn luyện cho sinh viên kĩ năng tự đánh giá KQHT gồm các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Giới thiệu cho sinh viên vị trí, vai trò, thao tác và trình tự của việc TĐGKQHT (Giai đoạn nhận thức). Giai đoạn 2: Giảng viên làm mẫu, hướng dẫn sinh viên TĐG. Giai đoạn 3: Tổ chức cho sinh viên làm thử - thực hiện theo mẫu (luyện tập kĩ năng TĐG). Giai đoạn này gồm 4 bước: Bước 1: Giảng viên giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên 176 Đánh giá kết quả học tập của người học theo định hướng hình thành năng lực và định hướng vận dụng... Bước 2: SV thực hiện hoạt động học tập Bước 3: SV thực hiện ĐG và TĐG Bước 4: Giảng viên bổ sung, góp ý để SV điều chỉnh, rút kinh nghiệm và hoàn thiện kĩ năng TĐG được xác định trong các khâu của bài lên lớp bao gồm các thao tác: + Giảng viên giao nhiệm vụ học tập (câu hỏi bài cũ; kiểm tra chuẩn bị bài mới; câu hỏi, bài tập, bài tập tình huống để hình thành kiến thức mới; câu hỏi, bài tập củng cố sau mỗi nội dung hay toàn bài). + Nhiệm vụ của sinh viên sau khi được giảng viên giao nhiệm vụ học tập: - Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập. Mục tiêu, nhiệm vụ học tập là kết quả cần phải đạt được ở sinh viên sau mỗi bài học/môn học/học phần/tín chỉ/năm học. . . của họ. Mục tiêu, nhiệm vụ học tập phải bám sát và dựa trên cơ sở là chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học. - Thực hiện hoạt động học tập. Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ học tập, sinh viên tiến hành hoạt động học tập. Có thể là hoạt động học tập nhóm hay cá nhân, hoạt động ở lớp, ở nhà, có thể có giảng viên hướng dẫn trực tiếp hoặc không. Hoạt động có thể diễn ra trong thời gian ngắn hay dài tuỳ thuộc vào mục tiêu đặt ra là mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn, mục tiêu trước mắt hay lâu dài, mục đích tạo ra sản phẩm học tập. - Đối chiếu kết quả học tập với mục tiêu, nhiệm vụ học tập. Để kiểm nghiệm hiệu quả hoạt động học tập, sinh viên phải biết đối chiếu kết quả với mục tiêu, nhiệm vụ của bài học, môn học... nhằm xác định mức độ đạt được sau khi học (xem mục tiêu nào đã đạt được, mục tiêu nào chưa đạt được). Trên cơ sở đối chiếu, so sánh KQHT với mục tiêu, nhiệm vụ học tập, người học phân tích, bình luận, nhận xét và TĐG,.
Tài liệu liên quan