Đánh giá kết quả học tập dựa trên năng lực hành nghề

Tóm tắt. Đánh giá theo năng lực được coi là một xu hướng tiếp cận chất lượng hiện nay trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Bài báo này làm sáng tỏ hơn một số khái niệm cốt lõi liên quan đến đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các cơ sở dạy nghề theo tiếp cận năng lực hành nghề và trong bối cảnh của Việt Nam, đồng thời phân tích các phương pháp đánh giá và xác lập sáu nguyên tắc xây dựng công cụ đánh giá dựa trên năng lực hành nghề (NLHN). Kết quả này đã được tác giả sử dụng trong đào tạo đánh giá viên kĩ năng nghề quốc gia từ năm 2009 đến nay.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả học tập dựa trên năng lực hành nghề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 5, pp. 116-124 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP DỰA TRÊN NĂNG LỰC HÀNH NGHỀ Nguyễn Quang Việt Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề Email: quangviethung@gmail.com Tóm tắt. Đánh giá theo năng lực được coi là một xu hướng tiếp cận chất lượng hiện nay trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Bài báo này làm sáng tỏ hơn một số khái niệm cốt lõi liên quan đến đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các cơ sở dạy nghề theo tiếp cận năng lực hành nghề và trong bối cảnh của Việt Nam, đồng thời phân tích các phương pháp đánh giá và xác lập sáu nguyên tắc xây dựng công cụ đánh giá dựa trên năng lực hành nghề (NLHN). Kết quả này đã được tác giả sử dụng trong đào tạo đánh giá viên kĩ năng nghề quốc gia từ năm 2009 đến nay. Từ khóa: Công cụ, đánh giá, kĩ năng, năng lực hành nghề, tiêu chuẩn. 1. Đặt vấn đề Đánh giá theo năng lực (Competency Based Assessment - CBA) được coi là một xu hướng tiếp cận chất lượng hiện nay trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Theo đó, mục tiêu kĩ năng nghề nghiệp là cực kỳ quan trọng trong đánh giá kết quả học tập cũng như trong tuyển dụng lao động vào làm việc tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ. Ở Việt Nam, đánh giá kĩ năng nghề quốc gia là vấn đề mới, đang trong giai đoạn ban đầu chuẩn bị và tổ chức thực hiện. Trong khi đó, hoạt động kiểm tra đánh giá ở các cơ sở dạy nghề vẫn chưa thực sự đổi mới theo hướng tiếp cận năng lực hành nghề của người lao động. Mặc dù đổi mới chương trình và phương pháp dạy học nghề đã có những thành tựu đáng kể trong những năm gần đây, song khâu đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện vẫn chủ yếu tùy thuộc vào năng lực dạy học của giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo sẵn có của nhà trường mà chưa gắn với trình độ công nghệ và tổ chức sản xuất trong thực tiễn. Hệ quả tất yếu là, kết quả học tập của học sinh, sinh viên học nghề khi tốt nghiệp chưa phản ánh đúng năng lực nghề nghiệp/năng lực hành nghề của họ. Để cải thiện tình hình trên, cần trả lời ba câu hỏi sau: Đổi mới đánh giá kết quả học tập của người học nghề cần xác định từ đâu?; Bắt đầu từ cái gì và như thế nào?; Lựa chọn quan điểm tiếp cận nào để phân tích, đánh giá thực trạng đánh giá kĩ năng/năng lực của người học? Theo chúng tôi, vấn đề nghiên cứu đặt ra, trước hết và căn bản là phải xây 116 Đánh giá kết quả học tập dựa trên năng lực hành nghề dựng được phương pháp và công cụ đánh giá dựa trên những nguyên tắc nhất định, và ở đây, là các nguyên tắc theo quan điểm tiếp cận NLHN. Bài báo này sẽ đề cập chủ yếu đến việc xác lập một số nguyên tắc xây dựng quy trình, công cụ và phương pháp đánh giá kết quả học tập dựa trên NLHN với đối tượng đánh giá là học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề. Đây là kết quả nghiên cứu của tác giả những năm vừa qua, được đúc kết qua một số báo cáo tại các hội thảo, hội nghị khoa học bàn về kiểm tra đánh giá trong dạy học thực hành kĩ thuật công nghệ, qua kinh nghiệm của tác giả về tập huấn chuyên gia xây dựng tiêu chuẩn kĩ năng nghề quốc gia, xây dựng ngân hàng câu hỏi và bài thi thực hành cũng như đào tạo đánh giá viên kĩ năng nghề quốc gia. 2. Nội dung nghiên cứu Một tập hợp khái niệm cốt lõi liên quan được tác giả hoặc làm sáng tỏ hơn hoặc định nghĩa trong phạm vi của đánh giá tiếp cận năng lực hành nghề (CBA) và trong bối cảnh, điều kiện thực tế của Việt Nam. Đồng thời, theo quan điểm tiếp cận CBA, tác giả phân tích các phương pháp đánh giá NLHN trong mối quan hệ với các công cụ đánh giá và xác lập một số nguyên tắc xây dựng công cụ đánh giá. 2.1. Một số khái niệm cốt lõi Kĩ năng Kĩ năng là một vấn đề khá phức tạp và được các nhà nghiên cứu bàn luận khá nhiều. Kĩ năng là tri thức trong hành động, là “khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong lĩnh vực nào đó vào thực tế” [5; 644]. Kĩ năng thể hiện khả năng thực hiện có kết quả những hành động trên cơ sở những kiến thức có được đối với việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra phù hợp với mục tiêu và điều kiện cho phép. “Kĩ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học-tâm lí khác của cá nhân (chủ thể của kĩ năng đó) như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân... để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định” [1;25]. Trong phạm vi nghiên cứu về đào tạo nghề, theo tác giả, kĩ năng là hành động vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để giải quyết một nhiệm vụ hay thực hiện một công việc nào đó theo yêu cầu của nghề phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cho phép. Năng lực hành nghề và khái niệm liên quan Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” như năng lực tư duy, năng lực tài chính hoặc là “phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” như năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo [5;816]. Theo Khuyến nghị 195 của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, năng lực bao gồm “các kiến thức, kĩ năng và bí quyết được áp dụng và làm chủ được trong một bối cảnh cụ thể” 117 Nguyễn Quang Việt [ILO Recommendation 195;63]. Người có năng lực là người có những thuộc tính nhân cách cần thiết để thực hiện công việc theo tiêu chuẩn tương ứng. Từ competency được một số tác giả Việt Nam dùng với tên gọi “năng lực thực hiện” muốn nhấn mạnh đến sự thực hiện (performance) một nhiệm vụ, công việc cụ thể của nghề [4;215]. Song, theo thói quen phổ biến trong xã hội, từ “hành nghề” được sử dụng với ý nghĩa cả về khoa học lẫn thực tiễn, chẳng hạn như “năng lực hành nghề”, “chứng chỉ hành nghề”, “giấy phép hành nghề”, “người hành nghề”, “quản lí hành nghề”, “cơ sở hành nghề y, dược tư nhân”, ... Về bản chất, NLHN và năng lực thực hiện của người lao động đều thể hiện ở sự hiểu biết công việc, ở năng suất, hiệu quả đã và đang thực hiện trong nghề hoặc tiềm ẩn để có thể sử dụng trong tương lai. Tuy nhiên, ngoại diên của khái niệm NLHN rộng hơn với bốn phương diện chủ yếu: Kĩ năng thực hiện công việc, kĩ năng quản lý công việc, kĩ năng xử lý tình huống bất ngờ, kĩ năng xây dựng môi trường làm việc. Mặc dù bất cứ năng lực nào cũng đều tích hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ, nhưng NLHN đề cập đến các kĩ năng thực hành, giao tiếp, giải quyết vấn đề và các kĩ năng trí tuệ; thái độ lao động, khát vọng học tập và cải thiện, khả năng thích ứng để thay đổi, khả năng áp dụng kiến thức vào công việc; ý thức và khả năng hợp tác, làm việc cùng với người khác trong tổ, nhóm,... Do vậy, việc dùng khái niệm NLHN sẽ mang tính phổ quát hơn, và ở đây, NLHN với ý nghĩa là “thuộc tính tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho một người khả năng hoàn thành được một hoặc nhiều công việc theo các tiêu chuẩn tương ứng và trong môi trường hoạt động thực tế của nghề”. Tiêu chuẩn năng lực NLHN được xác định và mô tả bằng các tiêu chuẩn năng lực, đó là những chuẩn mực theo từng ngành nghề được quy định để đo lường chất lượng thực hiện các nhiệm vụ, công việc trong môi trường lao động. Các tiêu chuẩn này mô tả kĩ năng, kiến thức, hành vi ứng xử và thái độ mà một người phải có để chứng tỏ mình có đủ năng lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, công việc cụ thể ở nơi làm việc. Có thể nói, tiêu chuẩn năng lực có thể hiểu là “những chuẩn mực đã được thiết lập sẵn về năng lực thực hiện các công việc, nhiệm vụ trong một nghề”. Tiêu chuẩn năng lực có nhiều cấp độ khác nhau: cấp quốc tế, cấp khu vực, cấp quốc gia, cấp ngành, cấp cơ sở (doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh,...). Đánh giá NLHN Đánh giá là “nhận định giá trị” [5;366]. Trong đào tạo nghề, việc đánh giá người học sẽ làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học nghề, tình trạng kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh đối chiếu với yêu cầu của chương trình đào tạo; phát hiện những nguyên nhân sai sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học; giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh/yếu của mình, tự điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động dạy. Đánh giá là khâu cuối cùng trong mọi quá trình dạy học nghề ứng với bài học, môn 118 Đánh giá kết quả học tập dựa trên năng lực hành nghề Hình 1. Hệ thống đánh giá NLHN học/mô đun hoặc toàn khoá học. Việc đánh giá, công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh và của tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên thúc đẩy học tập. Đánh giá NLHN bao gồm các thủ tục đo lường có khoa học và kĩ thuật phân tích, diễn giải sự thực hiện của người được đánh giá (đối tượng đánh giá) so với các tiêu chuẩn năng lực. Có thể nói, đánh giá NLHN là “một quá trình thu thập, phân tích, diễn giải chứng cứ và đưa ra kết luận về một người đã đạt tiêu chuẩn năng lực của nghề hay chưa”. (Hình 1) 2.2. Phương pháp và công cụ đánh giá Phương pháp đánh giá, về bản chất, là những kĩ thuật cụ thể được áp dụng để thu thập các loại chứng cứ khác nhau cho việc đánh giá. Thường có bốn phương pháp cơ bản được sử dụng cho đánh giá NLHN, đó là: (1) Quan sát sự thực hiện công việc của đối tượng đánh giá, ghi chép những quan sát phù hợp với yêu cầu đặt ra của chuẩn mực về năng lực đang cần đánh giá. Đây là phương pháp đánh giá với những chứng cứ giá trị và tin cậy vì đối tượng thể hiện các yếu tố năng lực gắn với công việc và nơi làm việc của họ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có sẵn các điều kiện đánh giá tại thực tiễn lao động, đặc biệt đối với các cơ sở dạy nghề do không có cơ sở sản xuất - dịch vụ trực thuộc trường hoặc không dễ dàng khi đề nghị doanh nghiệp hỗ trợ tổ chức đánh giá học sinh ngay tại môi trường làm việc. (2) Kiểm tra và xem xét các thành phẩm, sản phẩm, hoặc thậm chí là các dự án/đồ án mà đối tượng đánh giá đã hoàn thành. Đó có thể là sản phẩm vật chất (như mạch đo dòng điện và điện năng được lắp đặt trong tủ hạ áp, cụm ống công nghệ được gia công và lắp ráp), là một dịch vụ được cung cấp (như bảo dưỡng động cơ ô tô, quảng bá một sản 119 Nguyễn Quang Việt phẩm du lịch,...) hoặc là một quyết định được đưa ra trước một tình huống hay trong một điều kiện thực hiện xác định (khi các thông số khí, gió mỏ hầm lò vượt mức cho phép, một đoàn khách du lịch có nhiều nhu cầu liên quan đến tôn giáo hoặc có nhiều tập quán văn hóa quá khác biệt,...) (3) Kiểm tra dưới hình thức bài viết hoặc vấn đáp để đánh giá kiến thức của đối tượng đánh giá về công việc được giao. Việc kiểm tra này không hoàn toàn giống như bài thi lí thuyết vốn vẫn thiên về tính chất hàn lâm và khoa học của môn học. Phương pháp này nhằm thu thập chứng cứ chứng minh đối tượng đánh giá có đủ những kiến thức thiết yếu, nếu không có thì không thể thực hiện được công việc theo tiêu chuẩn tại nơi làm việc. (4) Phỏng vấn những người biết về khả năng của đối tượng đánh giá (trong trường hợp người học đã có kinh nghiệm làm việc). Xác minh thông tin về đối tượng đánh giá mà bên thứ ba cung cấp như người quản lí trực tiếp, trưởng phòng đồng nghiệp nơi đối tượng đang công tác, giáo viên/người đào tạo. Phương pháp này được sử dụng để bổ sung chứng cứ về các phương diện khác của NLHN như áp dụng kiến thức và sự hiểu biết để giải quyết sự cố bất thường hoặc thực hiện công việc trong nhiều tình huống khác nhau, kĩ năng giao tiếp, phối hợp làm việc nhóm, sự tuân thủ về quy trình và những quy định an toàn sức khỏe nghề nghiệp,... Với mỗi phương pháp đánh giá khác nhau sẽ có những công cụ đánh giá tương ứng phù hợp. Ví dụ, phương pháp (1) có thể sử dụng công cụ đánh giá là bảng hướng dẫn thực hiện công việc hoặc quy trình công nghệ tham chiếu, phương pháp (2) sẽ sử dụng bảng kiểm về sản phẩm. Công cụ đánh giá bao gồm phương tiện và các chỉ dẫn cần thiết để thu thập và phân tích chứng cứ, chứ không đơn thuần là “bareme chấm điểm”. Phương tiện đánh giá có thể là những câu hỏi vấn đáp, bảng hướng dẫn thực hiện, bảng kiểm sản phẩm, băng video hay ảnh chụp thể hiện năng lực đạt được của người học,... (Bảng 1). Chỉ dẫn bao gồm các thông tin cung cấp cho ứng viên về hoạt động đánh giá sẽ diễn ra như thế nào, cung cấp cho đánh giá viên về cách thức tiến hành và ghi chép quá trình đánh giá. Bảng 1. Một số phương pháp và công cụ đánh giá Loại chứng cứ Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Mục đích của công cụ Chứng cứ trực tiếp Quan sát tại nơi làm việc. Bảng hướng dẫn thực hiện công việc. Đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực thực hiện, tiêu chí phản ánh chất lượng thực hiện công việc, kĩ năng chủ yếu và các phương diện năng lực thực hiện. Tình huống mô phỏng. - Hướng dẫn về các tình huống mô phỏng để làm ví dụ cho ứng viên và đánh giá viên. - Bảng hướng dẫn thực hiện công việc. Quay video khi thực hiện công việc. Bảng hướng dẫn thực hiện công việc. Kiểm tra vấn đáp. Các câu hỏi phải trả lời cụ thể: (Có/không, Đúng/không đúng, Cái gì... Ở đâu...) Đánh giá kiến thức trọng yếu/phương diện năng lực thực hiện/kĩ năng chung. 120 Đánh giá kết quả học tập dựa trên năng lực hành nghề Phỏng vấn. Các câu hỏi chuẩn bị sẵn. Hiểu biết về quy trình thực hiện công việc. Hiểu biết về tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe. Chứng cứ gián tiếp Xét nghiệm/ kiểm tra sản phẩm. Bảng kiểm về sản phẩm. Đánh giá xem thành phẩm có đáp ứng nhất quán với các tiêu chuẩn đã quy định về sản phẩm hay không. Kiểm tra viết. Các câu hỏi phải trả lời cụ thể (Đúng/sai; câu hỏi lựa chọn; điền khuyết). Tương tự như với kiểm tra vấn đáp. Chứng cứ bổ sung Ý kiến của người quản lý trực tiếp. Xác nhận của bên thứ ba. Bảng kiểm về chứng cứ. Những câu hỏi chuẩn bị sẵn. Đánh giá việc vận dụng kĩ năng, thái độ làm việc và kĩ năng chung của ứng viên. Ý kiến của đồng nghiệp. Phiếu đánh giá: Xác nhận của bên thứ ba. Bảng kiểm về chứng cứ. Những câu hỏi chuẩn bị sẵn. Bổ sung thêm chứng cứ về sự đáp ứng nhất quán các tiêu chuẩn công việc của ứng viên hoặc là chứng cứ để đánh giá khi chứng cứ trực tiếp không thích hợp. Sắm vai. Tình huống giả định. Câu hỏi kế tiếp. Đánh giá kĩ năng xử lý vấn đề, kĩ năng xử lý tình huống bất ngờ, kiến thức trọng yếu. Bài tập nghiên cứu tình huống. Câu hỏi và bài tập nghiên cứu tình huống. Câu trả lời mẫu. Dự án nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu. Đánh giá ở mức độ cao hơn về năng lực thực hiện. Các phương diện năng lực thực hiện. Giấy chứng nhận. Thư gửi cho chủ doanh nghiệp nơi ứng viên công tác trong đó đề đạt yêu cầu của mình. Đánh giá việc vận dụng kĩ năng, thái độ làm việc và kĩ năng chung của ứng viên. 2.3. Nguyên tắc xây dựng công cụ đánh giá dựa trên NLHN Dựa trên nguyên tắc căn bản của đánh giá là bảo đảm trung thực - tin cậy - linh hoạt - công bằng kết hợp với một số kết quả nghiên cứu về đánh giá của mình đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn xây dựng tiêu chuẩn kĩ năng nghề quốc gia và đánh giá kĩ năng nghề quốc gia, tác giả đúc kết sáu nguyên tắc xây dựng công cụ đánh giá dựa trên NLHN. Những nguyên tắc này đã được biên soạn thành tài liệu đào tạo đánh giá viên kĩ năng nghề quốc gia của Tổng cục Dạy nghề từ năm 2009. Đến nay, đã có 700 người là giảng viên, giáo viên dạy nghề, chuyên gia của các bộ ngành hoặc doanh nghiệp thuộc 35 nghề được đào tạo về nguyên tắc, quy trình và phương pháp đánh giá kĩ năng nghề quốc gia. Trong đó, 56 người đã được cấp thẻ đánh giá viên thuộc 04 nghề là kĩ thuật xây dựng mỏ hầm lò, thiết kế đồ họa, điện tử công nghiệp, cơ điện tử; đã đánh giá thí điểm cấp chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia cho 24 người lao động nghề kĩ thuật mỏ hầm lò thuộc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam – TKV (Nguồn: Tổng cục Dạy nghề, 2011). 121 Nguyễn Quang Việt Dưới đây là sáu nguyên tắc xây dựng công cụ đánh giá dựa trên NLHN: Đánh giá theo tiêu chí. Việc đánh giá năng lực phải dựa trên tiêu chí (đánh giá tuyệt đối), nghĩa là, nó đo sự thực hiện của cá nhân trong mối liên hệ so sánh với các tiêu chí. Việc xếp hạng tương đối giữa các cá nhân không quan trọng và thường chỉ sử dụng trong hội thi tay nghề giỏi, thi đầu vào hoặc thi tuyển dụng. Điều quan trọng là đối tượng đánh giá chứng tỏ được khả năng của mình đạt hoặc vượt tiêu chuẩn đã đặt ra. Các tiêu chuẩn dùng trong việc đánh giá là những yêu cầu đặt ra ở mức độ tối thiểu để bảo đảm rằng một người bước vào làm việc được trong thực tiễn hoạt động của nghề. Xác định rõ ràng mục tiêu thực hiện.Mục tiêu đánh giá là cơ sở bảo đảm độ giá trị của công cụ cũng như của phương pháp đánh giá. Mục tiêu thực hiện là một lời phát biểu mô tả kết quả thực hiện đã dự định đối với đối tượng đánh giá, thường bao gồm: - Làm theo một quy trình cụ thể để hoàn thành công việc; - Thực hiện quy trình đó đạt tới một trình độ kĩ năng xác định; và/hoặc; - Tạo ra một sản phẩm cuối cùng hay kết quả (có thể là quyết định, dịch vụ hoặc giải pháp) đáp ứng được yêu cầu. Từ các mục tiêu thực hiện trên đây các tiêu chí đánh giá với những tính chất, dấu hiệu thể hiện kĩ năng làm căn cứ đánh giá tiêu chuẩn thực hiện sẽ được xác định, bao gồm: + Sự thực hiện công việc: thực hiện quy trình một cách chuẩn xác, khả năng di chuyển kĩ năng trong những điều kiện và tình huống khác nhau. + Kết quả của thực hiện công việc: có thể là sản phẩm được hoàn thành, một dịch vụ hoặc quyết định được đưa ra. + An toàn lao động: tuân thủ những quy định về an toàn với người và/hoặc thiết bị, dụng cụ, vật tư,... trước, trong và sau khi kết thúc công việc. + Năng suất lao động: thể hiện ở tốc độ và số lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian theo định mức lao động. + Phối hợp hoạt động với người khác trong tổ, nhóm. Các công cụ đánh giá kĩ năng phải phù hợp cùng mức độ tiêu chuẩn với bài kiểm tra viết, nghĩa là phải có giá trị, đáng tin cậy và khả thi. Một công cụ đánh giá có giá trị là công cụ đo được cái dự định đo (mục tiêu đánh giá). Tính đáng tin cậy thể hiện các khoản mục của công cụ đánh giá cần phải rõ ràng và chi tiết đủ để diễn giải nhất quán mỗi khi đánh giá viên sử dụng công cụ đó. Nếu nhiều người sử dụng công cụ đánh giá đó thì ai cũng đều có khả năng giải thích các khoản mục như nhau. Tính khả thi có nghĩa là không gây khó khăn bất hợp lí, không gây tốn nhiều chi phí, quản lí, chấm điểm, thời gian chuẩn bị. Công cụ đánh giá phải đo được phạm vi rộng các kĩ năng đòi hỏi. Ví dụ, ngoài kĩ năng thực hiện công việc công cụ nên được thiết kế để đánh giá các kĩ năng khác như kĩ năng tư duy và giải quyết vấn đề (quy trình và kết quả xử lí sự cố), kĩ năng đối nhân 122 Đánh giá kết quả học tập dựa trên năng lực hành nghề (giao nhận công việc, làm việc nhóm, phục vụ khách hàng), kĩ năng quản lí công việc (ghi chép, sắp xếp chỗ làm việc, bảo quản trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, vệ sinh công nghiệp). Điều kiện cần thiết để thực hiện công việc. Đánh giá viên cần bảo đảm có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết cho việc thực hiện công việc và được sắp xếp phù hợp với bài kiểm tra, bảo đảm có thể quan sát sự thực hiện một cách dễ dàng và rõ. Trong trường hợp công việc thực tế yêu cầu phải có từ hai người cùng tham gia thực hiện (như lắp đặt đường dây và trạm điện, khoan thăm dò, khai thác mỏ hầm lò,...) thì số lượng đối tượng đánh giá với sự phân công lao động rõ ràng cũng là một điều kiện thực hiện. Điều kiện này phải được mô tả chi tiết trong công cụ đánh giá, và chỉ có như vậy, công cụ đánh giá mới khách quan và công bằng đối với đối tượng đánh giá. Liên quan đến điều kiện thực hiện công việc, các công cụ đánh giá cũng có thể được thiết kế để xác định xem đối tượng đánh giá có chuẩn bị hoặc lựa chọn được đúng và đủ các thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu và các trang bị bảo hộ lao động cần thiết hay không. Đối tượng đánh giá có thể tự đánh giá.Giáo viên/đánh giá viên cần công bố trước khi đánh giá cho đối tượng đánh giá biết về: mục đích, quy trình, tiêu chí và thời gian đánh giá. Trong quá trình đánh giá, có thể cấp cho họ bản sao về các công cụ đánh g
Tài liệu liên quan