Đánh giá mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa

1. Mở đầu Khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa với diện tích tự nhiên 6.817,51 km2 và dân số 63 vạn người, chiếm 61% diện tích và 17% dân số của tỉnh năm 2010, có nguồn tài nguyên du lịch tiềm tàng nhưng chưa được nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống. Để đánh giá tài nguyên du lịch, mức độ hấp dẫn có vai trò quan trọng hàng đầu. Độ hấp dẫn khách du lịch là yếu tố có tính chất tổng hợp và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp khí hậu, tính đặc sắc và độc đáo của các hiện tượng và di tích. Với 4 mức độ khác nhau từ cao đến thấp, chúng tôi xếp thứ tự như sau: - Rất hấp dẫn: Có trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng. Có 6 hiện tượng di tích đặc sắc, độc đáp đáp ứng được trên 5 loại hình du lịch. - Khá hấp dẫn: Có 3 - 5 phong cảnh đẹp, đa dạng. Có 2 hiện tượng di tích đặc sắc, đáp ứng 3 - 5 loại hình du lịch. - Trung bình: Có 1 - 2 phong cảnh đẹp có 1 hiện tượng di tích; đáp ứng 1 - 2 loại hình du lịch. - Kém: Phong cảnh đơn điệu, đáp ứng 1 loại hình du lịch. Căn cứ vào các mức độ nêu trên, chúng tôi tiến hành đánh giá tài nguyên du lịch ở địa bàn nghiên cứu.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 120-128 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẤP DẪN CỦA TÀI NGUYÊN DU LỊCH KHU VỰC PHÍA TÂY ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TỈNH THANH HÓA Trịnh Thị Phan Trường Đại học Hồng Đức 1. Mở đầu Khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa với diện tích tự nhiên 6.817,51 km2 và dân số 63 vạn người, chiếm 61% diện tích và 17% dân số của tỉnh năm 2010, có nguồn tài nguyên du lịch tiềm tàng nhưng chưa được nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống. Để đánh giá tài nguyên du lịch, mức độ hấp dẫn có vai trò quan trọng hàng đầu. Độ hấp dẫn khách du lịch là yếu tố có tính chất tổng hợp và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp khí hậu, tính đặc sắc và độc đáo của các hiện tượng và di tích. Với 4 mức độ khác nhau từ cao đến thấp, chúng tôi xếp thứ tự như sau: - Rất hấp dẫn: Có trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng. Có 6 hiện tượng di tích đặc sắc, độc đáp đáp ứng được trên 5 loại hình du lịch. - Khá hấp dẫn: Có 3 - 5 phong cảnh đẹp, đa dạng. Có 2 hiện tượng di tích đặc sắc, đáp ứng 3 - 5 loại hình du lịch. - Trung bình: Có 1 - 2 phong cảnh đẹp có 1 hiện tượng di tích; đáp ứng 1 - 2 loại hình du lịch. - Kém: Phong cảnh đơn điệu, đáp ứng 1 loại hình du lịch. Căn cứ vào các mức độ nêu trên, chúng tôi tiến hành đánh giá tài nguyên du lịch ở địa bàn nghiên cứu. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vị trí địa lý Khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa bao gồm lãnh thổ 10 huyện có đường Hồ Chí Minh đi qua: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Thường Xuân, Như Xuân. Phía bắc của lãnh thổ tiếp giáp với các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình; phía nam của lãnh thổ là tỉnh Nghệ An; phía tây lãnh thổ tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn 120 Đánh giá mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh... (nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào). Vị trí tiếp giáp này tạo điều kiện thuận lợi cho hình thành các tuyến du lịch có ý nghĩa liên vùng và quốc tế. Với vị trí như trên, khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh có nhiều lợi thế và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa. 2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.2.1. Địa hình Địa hình của khu vực chủ yếu là đồi núi, nổi lên là các dãy núi từ trung bình đến cao được cấu tạo từ đá vôi, đá phiến, sa thạch. Nơi đây có sự xuất hiện của hàng loạt đỉnh núi cao trên 1.000m: Bù Bua (1.200m), Bù Rinh (1.291m), Làng Bồng (1.420m); nhiều đồi cao xen thung lũng nhỏ hẹp. Với địa hình núi non hiểm trở, chia cắt bởi nhiều thung lũng nhỏ hẹp thích hợp cho việc tổ chức du lịch leo núi, thể thao mạo hiểm và du lịch rừng. Đặc biệt, khu vực có sự xuất hiện của dạng địa hình rất có giá trị đối với du lịch: địa hình caxtơ với tổng diện tích khoảng 60.000 ha. Phía đông của huyện Quan Hóa và phía bắc của huyện Bá Thước, kéo dài đến Cẩm Thủy, Thạch Thành chạy song song địa giới Hòa Bình là các khối núi đá vôi đồ sộ nhất tỉnh. Đá vôi ở đây đã tạo thành nhiều phễu caxtơ sâu, hang động to nhỏ ngoằn ngoèo trong lòng núi, các thung lũng hình chữ V, chữ U, cánh đồng caxtơ khá độc đáo. Có thể kể đến như hang suối cá ở Cẩm Lương, động Đồi Tô - Suối Rùa (Ngọc Lặc), hang Thiết Ống (Ngọc Lặc), hang Con Moong (Thạch Thành), hang Ma (Quan Hoá). . . 2.2.2. Khí hậu Nằm trong địa phận tỉnh Thanh Hóa, khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa đông lạnh ít mưa có sương giá, sương muối; mùa hè nóng, mưa nhiều có gió tây khô nóng. Hàng năm lãnh thổ nhận được lượng bức xạ mặt trời phong phú, thể hiện qua tổng bức xạ (124,1kcal/cm2/năm) và cán cân bức xạ (khoảng 67,7kcal/cm2/năm). Tổng nhiệt độ trong năm cao: trung bình từ 7.5000 - 8.5000C. Số giờ nắng tới 1.400 - 1.600 giờ/năm. Độ ẩm tương đối trung bình 86%. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.700 mm. Từ các chỉ số chung nhất cho thấy khí hậu của vùng khá thuận lợi cho hoạt động du lịch. Khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo đai cao làm phong phú nền cảnh quan của khu vực, đa dạng sinh vật tạo điều kiện cho vùng phát triển du lịch sinh thái, và du lịch nghỉ dưỡng. Qua phân tích mức độ thuận lợi của thời tiết, khí hậu khu vực nghiên cứu đối với sức khỏe con người cho thấy, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là thời gian thuận lợi cho phát triển du lịch của khu vực này. Thời gian ít thuận lợi nhất là thời điểm từ tháng 5 đến tháng 9. 121 Trịnh Thị Phan 2.2.3. Thủy văn Hệ thống sông ngòi chảy qua khu vực khá dày đặc, phần lớn đều chảy theo hướng tây bắc - đông nam, phù hợp với hướng nghiêng của địa hình và cấu trúc sơn văn. Các sông của khu vực có đặc điểm là ngắn (trừ sông Mã), lòng hẹp, nước chảy xiết. Giá trị cho khai thác du lịch của hệ thống sông ngòi nơi đây không lớn. Khu vực có một số điểm suối, thác có giá trị cho khai thác du lịch như: suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy), thác Muốn (Bá Thước)... và một số hồ nhân tạo có sức hấp dẫn du lịch như: hồ Cửa Đạt (Xuân Liên, Thường Xuân). . . Trữ lượng nước ngầm khá phong phú đáp ứng đủ cho nhu cầu sinh hoạt và khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch tại các điểm. Mặc dù chưa được điều tra đầy đủ nhưng cũng đã phát hiện một số nơi trong vùng có dấu hiệu của nguồn nước khoáng như nguồn nước khoáng nóng ở Xuân Cẩm (Thường Xuân), một số điểm thuộc Quan Hóa, Bá Thước. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển du lịch, trong tương lai cần có những khảo sát và đánh giá cụ thể. 2.2.4. Sinh vật Khu vực là nơi tập trung nguồn tài nguyên sinh vật phong phú của tỉnh Thanh Hóa. Lớp phủ thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng vừa có giá trị to lớn đối với môi trường sinh thái vừa có giá trị khoa học, thẩm mỹ cao đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch. Các hệ sinh thái rừng tiêu biểu của vùng: - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh đai thấp phân bố ở độ cao dưới 500 m. Thành phần thực vật trong kiểu rừng này rất phong phú với các loài thuộc họ đậu, họ bồ hòn, họ dầu, họ xoan. Các quần xã chính là lim xanh (có tại Như Xuân, Thường Xuân,. . . ); quần xã chò chỉ hiện chỉ còn lại ở VQG Cúc Phương, và Thanh Phong (Như Xuân); quần xã chò nâu ở phía tây VQG Cúc Phương thuộc huyện Thạch Thành; quần xã táu mặt quỷ có tại dãy núi Bù Rinh, núi Bù Mần (Quan Sơn, Lang Chánh). Kiểu rừng trên núi đá vôi có các quần xã chò đãi, lòng mang, sấu, chò xanh, dẻ gai. . . Đối với vùng khô hạn có kiểu rừng rụng lá theo mùa, hiện chỉ còn lại rất ít ở núi Điệt, núi Đảm (Như Xuân) với các cây họ dầu, họ bàng và họ tử vi. Hệ sinh thái rừng này khá hấp dẫn với khách tham quan nghiên cứu khoa học rừng nhiệt đới Đông Dương. - Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới trên núi phân bố từ độ cao trên 500 m tới 1.600 m tập trung ở vùng núi phía tây và tây bắc của tỉnh. Các quần xã thực vật chiếm ưu thế là họ dẻ, họ long não, họ ngọc lan. . . Càng lên cao số loài cây họ lá kim càng xuất hiện nhiều hơn với các loài dương xỉ thân gỗ, dương sỉ bì sinh. . . Các quần xã pơmu thường gặp trên đỉnh và đường đỉnh núi Quan Sơn, Mường Lát, Lang Chánh, Thường Xuân; quần xã sa mộc có ở vùng Sơn Thủy, Pù Nhi, Tam Chung. . . (Quan Sơn, Mường Lát); quần xã du sam ở Mường Lát. Trên các vùng đá vôi gặp các quần xã kiêng, thông tre, thông Pàcò. . . 122 Đánh giá mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh... Hệ động vật của khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh này cũng khá đa dạng, bao gồm: quần thể động vật đồi thấp, quần thể động vật rừng. . . Đặc biệt ở đây có tới 3 Khu bảo tồn thiên nhiên: KBTTN Pù Luông, KBTTN Pù Hu, KBTTN Xuân Liên với nhiều loài động vật quý cần được bảo vệ như voi, gấu, ngựa, công, trĩ. Các giá trị này có sức hấp dẫn lớn đối với việc tham quan, nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái. 2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.3.1. Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Lãnh thổ phía tây đường Hồ Chí Minh cũng là mảnh đất in đậm dấu ấn đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc nói chung và của nhân dân Thanh Hóa nói riêng. Nơi đây có dấu tích của sự xuất hiện tổ tiên loài người, có các di chỉ khảo cổ xuất hiện trong thời kỳ đồ đá (Mái Đá Điều, Mái Đá Nước, Hang Anh Rồ, Hang Cố, Hang Dong); đến dấu tích của nghĩa quân Lê Lợi ( Đền Tép, Hội thề Lũng Nhai) và cả những chiến khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp (Di tích Khăm Ban). Tuy nhiên, các di tích, danh thắng của khu vực phân bố không đồng đều, và còn kém xa mật độ trung bình toàn tỉnh Thanh Hóa. Theo số liệu thống kê tháng 10/2008 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, toàn tỉnh có 1535 di tích, danh thắng; trong đó có 139 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 513 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ trung bình toàn tỉnh 13,79 di tích/100 km2. Khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh theo thống kê trên có tổng số 243 di tích với mật độ trung bình 3,28 di tích/100 km2, trong đó chỉ có 7 di tích cấp Quốc gia (Hang Con Moong, Đền thờ Lê Lai, Đền thờ Cầm Bá Thước...) và 39 di tích cấp tỉnh. Bảng 1. Số lượng và mật độ di tích, danh thắng trên địa bàn nghiên cứu tính đến tháng 10 năm 2008 Diện tích Tổng số Mật độ Số di tích, danh thắng Mật độ Tên huyện (km2) di tích, di tích được xếp hạng được xếp danh thắng /100 km2 Quốc gia Tỉnh hạng/100 km2 Toàn tỉnh 11134,73 1535 13,79 139 513 5,86 Thạch Thành 558,93 41 7,34 1 4 0,89 Cẩm Thủy 425,83 81 19,02 4 12 3,75 Ngọc Lặc 495,53 56 11,30 1 4 1,01 Lang Chánh 586,59 7 1,19 - 2 0,17 Như Xuân 719,95 9 1,25 - 2 0,28 Thường Xuân 1113,81 22 1,98 1 6 0,63 Bá Thước 775,22 10 1,29 - 3 0,39 Quan Hóa 990,14 9 0,91 - 3 0,30 Quan Sơn 930,17 5 0,54 - - 0,00 Mường Lát 814,61 3 0,37 - - 0,00 Hiện nay, những di tích trên địa bàn đã được quy hoạch và đưa vào khai thác 123 Trịnh Thị Phan phục vụ tham quan, tìm hiểu còn ít; phổ biến là các di tích đang trong quá trình xây dựng, quy hoạch và chuẩn bị nâng cấp. 2.3.2. Các lễ hội sinh hoạt văn hóa dân tộc và các đối tượng gắn với dân tộc học Lễ hội, lễ tục của khu vực phía tây Thanh Hóa cũng phản ảnh những nét chung của lễ tục, lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội ở khu vực phía tây này chủ yếu là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của các dân tộc Mường, Thái, Dao. . . gắn chặt với tục lệ thờ thần tổ và chỉ là các tiết mục ca hát, nhảy múa quanh “cây hoa biểu hiện hạnh phúc” trong sự giao hòa với Trời Đất và Thần Tổ. Thời gian diễn ra thường vào mùa xuân (tháng Giêng, tháng Hai, Tháng Ba âm lịch hàng năm). Một số lễ hội tiêu biểu: Pồn poong của người Mường, Kin chiêng boóc mạy của người Thái, và nhiều lễ tục như cúng cơm mới, làm đồng. . . của đồng bào dân tộc thiểu số. Lễ hội của người Kinh ở khu vực này hầu như không có lễ hội nào tiêu biểu, chỉ có lễ hội Phố Cát - đền Sòng (bắt nguồn từ Bỉm Sơn) Các dân tộc ở vùng miền núi phía tây tuy nguồn gốc khác nhau, thành phần đa dạng, song, trong quá trình phát triển họ đã có sự giao thoa về dòng máu, ngôn ngữ, trao đổi văn hóa nên vừa có nét đa dạng, gần gũi lại vừa giữ được nét độc đáo riêng biệt. Nhiều dân tộc đang lưu giữ những giá trị vật chất và tinh thần to lớn về lịch sử, nguồn gốc dân tộc, tiếng nói, văn hóa. Đó là những giá trị nhân văn có ý nghĩa quan trọng cho hình thức du lịch cộng đồng trên địa bàn. 2.3.3. Những loại tài nguyên nhân văn khác Sân khấu diễn xướng múa hát trong hội mùa, trong tang ma là “sân khấu sơ khai” của người Việt cổ. Ngày nay ta có thể tìm thấy nhiều dấu vết cũng như hình thức diễn xướng trong các cộng đồng dân cư Mường, Việt. . . ở Thanh Hóa. Những điệu hát dân gian của người Mường, người Thái; những pho sử thi đồ sộ (Đẻ đất đẻ nước, Toi ặm oóc nặm đìn...) là những tài nguyên văn hóa có ý nghĩa cho mục đích du lịch văn hóa, cộng đồng. Khu vực miền núi phía tây Thanh Hóa còn có nhiều đặc sản ẩm thực hấp dẫn. Người dân vùng Thạch Thành (Kim Tân) thường tự hào về một loại mía tím thẫm vừa ngọt, vừa giòn, ăn không bao giờ chán (thường gọi là mía Kim Tân). Người Thường Xuân lại tự hào có đặc sản quế, đứng đầu bảng các thứ quế cả nước. Rồi đến vịt Trạc Nhặc (Thạch Thành), mật ong (Yên Khương - Lang Chánh) đều được xem là những thứ rất đáng được thưởng thức. Người Thái, Mường Thanh Hóa có thứ gạo nếp Luồng Lào thân cao, hạt to, dài, vỏ hạt có lông, gạo dẻo, hương vị thơm nhẹ dùng để nấu cơm lam. Món ăn phổ biến của các dân tộc này trở thành đặc sản ưa thích với khách du lịch. Ngoài ra, nhắc đến ẩm thực vùng núi, người Mường, người Thái ở đây còn có thứ rượu cần, rượu nếp cẩm đặc với hương vị đặc trưng, rất hấp dẫn. Kết quả đánh giá các tài nguyên du lịch của khu vực phía tây đường Hồ Chí 124 Đánh giá mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh... Minh tỉnh Thanh Hóa qua các Bảng 2. sau: Bảng 2.1. Kết quả đánh giá Nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên TT Tài nguyên du lịch Vị trí Đặc điểm Độ hấp dẫn 1 Thác Dần Long Lương Ngoại, BáThước Thác nước Hấp dẫn trung bình 2 Suối cá Cẩm Lương Cẩm Lương, CẩmThủy Thắng cảnh Rất hấp dẫn 3 Pù Mần Trung Thượng,Quan Sơn Đỉnh núi Khá hấp dẫn 4 Cổng Trời Trung Lý, MườngLát Khá hấp dẫn 5 Thác Muốn Điền Quang, BáThước Thác nước Rất hấp dẫn 6 Pù Luông Bá Thước, QuanHóa Khu BTTN Khá hấp dẫn 7 Thác Bảy Tầng,Lũng Nhai Ngọc Phụng, Thường Xuân Thác nước; DT hội thề Lũng Nhai Kém hấp dẫn 8 Thác Giao Thủy,làng Biện Thạch Lâm, Thạch Thành Thác nước tự nhiên Hấp dẫn trung bình 9 Pù Hu Quan Hóa, MườngLát Khu BTTN Hấp dẫn trung bình 10 Hang Pha Rua Sơn Thủy, QuanSơn Hang Caxtơ Hấp dẫn trung bình 11 Cửa Hà – CẩmPhong Cẩm Phong, Cẩm Thủy Danh thắng Khá hấp dẫn 12 Bãi đá trắng Tam Thanh, QuanHóa Bãi đá tụ nhiên Hấp dẫn trung bình Bảng 2.2. Kết quả đánh giá Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn TT Tài nguyên du lịch Vị trí Đặc điểm Độ hấp dẫn 13 Chùa Mèo Quang Hiến, LangChánh DTLS cấp QG Hấp dẫn trung bình 14 Chùa Rồng, ThungPhổ Cẩm Thạch, Cẩm Thủy Danh thắng Khá hấp dẫn 15 Chùa Chặng, NúiDiệu Sơn Cẩm Sơn, Cẩm Thủy Danh thắng Khá hấp dẫn 16 Chùa Linh Xứng Tam Lư, Quan Hóa Danh thắng Hấp dẫn trung bình 17 Chùa Vọng Cẩm Giang, CẩmThủy Chùa Khá hấp dẫn 18 Di tích Đình Thi Yên Lễ, ThườngXuân DTLSVHNT Hấp dẫn trung bình 19 Đồng Lương Đồng Lương, LangChánh Di tích lịch sử (DTLS) Kém hấp dẫn 20 Đền thờ Lê Lai (đềnTép) Kiên Thọ, Ngọc Lặc Di tích lịch sử cấp Quốc Gia Rất hấp dẫn 125 Trịnh Thị Phan 21 Đền Lê Lâm Phùng Giáo, NgọcLặc DTLS Hấp dẫn trung bình 22 DT Khăm Ban, Đền Ông, Động Bà Hồi Xuân, Quan Hóa DTLS Hấp dẫn trung bình 23 Bản Mông Pù Nhi Pù Nhi, Mường Lát Văn hóa bản địa Hấp dẫn trung bình 24 Bản Lát Tén Tằn, MườngLát Văn hóa bản địa Khá hấp dẫn 25 Bản Păng Tam Lư, Quan Sơn Bản văn hóa Thái Khá hấp dẫn 26 Bản Hang Phú Lệ, Quan Hóa Bản văn hóa ngườiThái Rất hấp dẫn 27 Hang làng Tráng Thiết Ống, Thạch Thành DTLS Hấp dẫn trung bình 28 Hang Lãm Tân Thanh,Thường Xuân DTLS Kém hấp dẫn 29 Hang Cố, HangDong Thiết Ống, Bá Thước DTLS Hấp dẫn trung bình 30 Hang Lòn, Huổi Vớ,Huổi Lán Đồng Lương, Lang Chánh Hang caxtơ, DTLS Kém hấp dẫn Bảng 2.3. Kết quả đánh giá Nhóm tài nguyên khác TT Tài nguyên du lịch Vị trí Đặc điểm Độ hấp dẫn 31 Cửa khẩu Na Mèo Na Mèo, Quan Sơn Cửa khẩu quốc tế Khá hấp dẫn 32 Cửa khẩu Tén Tằn Tén Tằn, MườngLát Cửa khẩu Hấp dẫn trung bình 33 Đập tràn ThanhQuân Thanh Quân, Như Xuân Đập nước Hấp dẫn trung bình 34 Hồ Vinh Quang,Mó Tôm Phú Nghiêm, Quan Hóa Hồ nước nhân tạo Khá hấp dẫn 35 Hồ Cống Khê Ngọc Khê, NgọcLặc Hồ nhân tạo Khá hấp dẫn 36 TT Quan Hóa Quan Hóa Cụm tài nguyên, vịtrí đặc biệt Rất hấp dẫn 37 Hồ Thạch Minh ThạchMinh, ThạchThành Hồ nhân tạo Hấp dẫn trung bình 38 Đền và đập BáiThượng Vạn Xuân, Thường Xuân Đền thờ Cầm Bá Thước (DTLSQG), đập thủy lợi Rất hấp dẫn 39 Km 7/ quốc lộ 217 Văn Nho, Bá Thước Danh thắng Rất hấp dẫn 40 Cửa Đặt Xuân Mỹ, ThườngXuân Hồ thủy điện, thủy lợi Rất hấp dẫn - Các điểm tài nguyên có mức độ hấp dẫn cao nhất gồm 8 điểm: TT Quan Hóa, Km 7/ quốc lộ 217, thác Muốn, Suối cá Cẩm Lương, đền thờ Lê Lai, bản Hang, đền và đập Bái Thượng, Cửa Đặt. Xét về mặt tài nguyên, các điểm trên đều có giá trị như nhau, song do các yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, khả năng 126 Đánh giá mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh... phục vụ, sức chứa... mà trong số này, mới chỉ có các điểm tài nguyên: TT Quan Hóa, Suối cá Cẩm Lương, đền thờ Lê Lai, đền và đập Bái Thượng là đã thực sự thu hút hàng vạn du khách mỗi năm. - Các điểm tài nguyên du lịch khá hấp dẫn gồm 11 điểm: chùa Rồng, chùa Chặng, Cửa Hà, Cổng Trời, Bản Lát, Hồ Cống Khê, Hồ Vinh Quang, cửa khẩu Na Mèo, Pù Mần, Bản Păng... Đây là các điểm có giá trị về mặt tự nhiên và nhân văn song còn nhiều điểm chưa được du khách biết tới. - Có 4 điểm tài nguyên kém hấp dẫn, 17 điểm tài nguyên có sức hấp dẫn ở mức độ trung bình. 2.4. Một số hướng khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch khu vực phía ây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa Tuyến đường Hồ Chí Minh, với 133 km trên địa bàn Thanh Hóa là trục giao thông quan trọng sau quốc lộ 1A, tạo cơ hội phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng cho vùng lãnh thổ phía tây của đất nước, trong đó có khu vực phía tây tỉnh Thanh Hóa. Khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều tiềm năng du lịch có giá trị về mặt tự nhiên và nhân văn, trong đó sự đa dạng sinh học cùng với những nét văn hóa cộng đồng độc đáo có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành và phát triển các loại hình du lịch sinh thái và văn hóa hấp dẫn. - Quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch ở khu vực này. Cho đến nay Thanh Hóa và các huyện ở khu vực này vẫn chưa xúc tiến quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch.. - Triển khai ngay việc bảo tồn các giá trị thiên nhiên, danh thắng và văn hóa của khu vực. - Cần nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đầu tư hơn nữa cho hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật để đưa tiềm năng du lịch vào khai thác thực tế - Thu hút những người dân ở các khu vực có tài nguyên du lịch có mức độ hấp dẫn cao tham gia phát triển du lịch. Tuy nhiên, cần phải đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ này. - Phát triển các tuyến du lịch Đông - Tây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Kết hợp khai thác hiệu quả thế mạnh về du lịch biển ở miền đồng bằng ven biển với du lịch văn hóa và sinh thái của khu vực này. Khai thác lợi thế tuyến đường Hồ Chí Minh, ngành du lịch cần chú trọng đầu tư trọng điểm một vài điểm du lịch mang ý nghĩa quốc gia; tăng khả năng lựa chọn điểm vào tuyến du lịch xuyên Việt của du khách khi đi qua địa bàn Thanh Hóa. Các giải pháp quảng bá để hình ảnh, sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch ở khu vực phía tây này cũng rất cần thiết. 127 Trịnh Thị Phan 3. Kết luận Khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Đây là nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch của khu vực như một lĩnh vực ưu tiên đi trước. Tuy nhiên, là địa bàn có nền kinh tế - xã hội còn chậm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, du lịch ở đây hầu như chưa có hướng khai thác chuyên nghiệp, đang ở dạng tự phát. Trên cơ sở đánh giá các tài nguyên du lịch của khu vực: vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, nguồn tài nguyên du lịch nhân văn; tác giả đã đưa ra được kết quả thống kê về độ hấp dẫn của một số tài nguyên điển hình với các mức độ: rất hấp dẫn, khá hấp dẫn, hấp dẫn trung bình và kém hấp dẫn. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập một số định hướng cho việc khai thác có hiệu quả các giá trị vốn có của khu vực nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thế Chinh, 1995. Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các điểm, tuyến du lịch Nghệ An. Luận án phó tiến sỹ khoa học Địa lý - Địa chất. Đại học Sư phạm Hà Nội [2] Trịnh Thị Phan, 2008. Cơ sở khoa học cho việc xác định các điểm, tuyến du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa. Luận văn thạc sỹ. Đại học Sư phạm Hà Nội. [3] UBND tỉnh Thanh Hóa, 2008. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa (Giai đoạn đến năm 2020). [4] Lê Thông (Tổng chủ biên), 2010. Địa chí Thanh Hóa, tập 3. Nxb Chính trị Quốc gia. [5] Nguyễn Minh Tuệ và NNK, 2010. Địa lí du lịch Việt Nam. Nxb Giáo dục
Tài liệu liên quan