Vàng sao – Tuyên ngôn tượng trưng của Chế Lan Viên

1. Mở đầu Chủ nghĩa tượng trưng trong văn học phương Tây đặc biệt là văn học Pháp có những ảnh hưởng nhất định đến văn học Việt Nam thập kỉ 30 - 40 của thế kỉ XX. Một số nhà thơ của phong trào Thơ mới có xu hướng vượt qua thi pháp lãng mạn, vươn tới những tìm tòi tượng trưng. Trong số này phải kể đến Chế Lan Viên. Là một thành viên của trường thơ loạn, tập hợp những nhà thơ có ảnh hưởng khá đậm của chủ nghĩa tượng trưng, Chế Lan Viên với Điêu tàn đã cho thấy những dấu vết tượng trưng qua một thế giới thơ tràn đầy nỗi cô đơn tự huỷ trong một miền hoang tưởng không cùng, một thế giới của “lẻ loi” và “bí mật” được thấu nhận bằng tưởng tượng và trực giác. Cùng với Điêu tàn, tập tản văn Vàng sao (Tân Việt xuất bản, 1942) là một sự bổ sung cho thấy rõ hơn ý thức nghệ thuật của Chế Lan Viên trong giai đoạn này. Tản văn là thể loại cho phép nhà văn vừa xây dựng được những hình tượng, biểu tượng vừa có thể trực tiếp phát biểu những tư tưởng của mình. Ở Vàng sao, Chế Lan Viên có dịp bày tỏ một cách cụ thể, minh định quan điểm tượng trưng trong sáng tác, đồng thời có thể tạo dựng một thế giới nghệ thuật tương ứng với những quan điểm đó. Trong khát vọng phủ định các nhà lãng mạn, nếu nhóm Dạ Đài không ngần ngại xác định một Bản tuyên ngôn về tượng trưng, thì Vàng sao cũng có thể được coi như một cách “tuyên ngôn” của Chế Lan Viên về sự tìm đến một phương diện ảnh hưởng khác của văn học phương Tây tới văn học Việt Nam - chủ nghĩa tượng trưng.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vàng sao – Tuyên ngôn tượng trưng của Chế Lan Viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 12-17 VÀNG SAO – TUYÊN NGÔN TƯỢNG TRƯNG CỦA CHẾ LAN VIÊN Lê Trà My Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong tập văn xuôi Vàng sao, Chế Lan Viên đã bày tỏ một cách cụ thể quan điểm tượng trưng trong sáng tác, đồng thời tạo dựng một thế giới nghệ thuật tương ứng với những quan điểm đó. Đó là một thế giới của hư vô, huyền bí. Trong thế giới đó, tâm linh – vũ trụ tương giao, tương ứng. Nhà văn đề cao trực giác, chủ chương dùng biểu tượng để bộc lộ nội quan sáng tạo. Từ khóa: Chế Lan Viên, chủ nghĩa tượng trưng, tuyên ngôn, tâm linh, trực giác. 1. Mở đầu Chủ nghĩa tượng trưng trong văn học phương Tây đặc biệt là văn học Pháp có những ảnh hưởng nhất định đến văn học Việt Nam thập kỉ 30 - 40 của thế kỉ XX. Một số nhà thơ của phong trào Thơ mới có xu hướng vượt qua thi pháp lãng mạn, vươn tới những tìm tòi tượng trưng. Trong số này phải kể đến Chế Lan Viên. Là một thành viên của trường thơ loạn, tập hợp những nhà thơ có ảnh hưởng khá đậm của chủ nghĩa tượng trưng, Chế Lan Viên với Điêu tàn đã cho thấy những dấu vết tượng trưng qua một thế giới thơ tràn đầy nỗi cô đơn tự huỷ trong một miền hoang tưởng không cùng, một thế giới của “lẻ loi” và “bí mật” được thấu nhận bằng tưởng tượng và trực giác... Cùng với Điêu tàn, tập tản văn Vàng sao (Tân Việt xuất bản, 1942) là một sự bổ sung cho thấy rõ hơn ý thức nghệ thuật của Chế Lan Viên trong giai đoạn này. Tản văn là thể loại cho phép nhà văn vừa xây dựng được những hình tượng, biểu tượng vừa có thể trực tiếp phát biểu những tư tưởng của mình. Ở Vàng sao, Chế Lan Viên có dịp bày tỏ một cách cụ thể, minh định quan điểm tượng trưng trong sáng tác, đồng thời có thể tạo dựng một thế giới nghệ thuật tương ứng với những quan điểm đó. Trong khát vọng phủ định các nhà lãng mạn, nếu nhóm Dạ Đài không ngần ngại xác định một Bản tuyên ngôn về tượng trưng, thì Vàng sao cũng có thể được coi như một cách “tuyên ngôn” của Chế Lan Viên về sự tìm đến một phương diện ảnh hưởng khác của văn học phương Tây tới văn học Việt Nam - chủ nghĩa tượng trưng. 2. Nội dung nghiên cứu Đặt vấn đề giải mã Vàng sao, Hoài Anh thừa nhận tính chất tượng trưng đậm nét trong tập tản văn này [1]. Quan điểm tượng trưng của Chế Lan Viên trong Vàng sao Ngày nhận bài 01/08/2013. Ngày nhận đăng 29/08/2013. Liên lạc Lê Trà My, e-mail: nhimtimy@gmail.com 12 Vàng sao – tuyên ngôn tượng trưng của Chế Lan Viên không chỉ bộc lộ qua những phát ngôn trực tiếp mà còn ẩn chứa trong các hình ảnh, các biểu tượng đầy ám ảnh. Có thể thấy trong Vàng sao quan điểm về tượng trưng được biểu hiện chủ yếu trên các phương diện sau. 2.1. Thế giới của hư vô, huyền bí Dường như thế giới Chế Lan Viên đang tìm kiếm là một thế giới của hư vô, huyền bí, một vũ trụ lớn đầy bí mật và con người nhận ra chính mình từ thế giới ấy. Ngay trong lời tựa cho tập sách, ông đã nói rằng “Người sống trong gia đình xã hội đã đành, nhưng gia đình xã hội còn sống trong một cái gì to rộng hơn: ấy là vô tận, bao la, hư vô, huyền bí” (Lệ). Theo cách nhìn của tác giả, thế giới không phải chỉ đóng khung trong một không gian nào, nó không có giới hạn, không dễ nhận thức bằng lí tính, không nhìn được bằng đôi mắt thường; đó cũng không phải là một thế giới phân cực của cái bên ngoài, cái bên trong; trong vô tận, bao la của sao trời, của thời gian con người bắt gặp hồn mình, thức nhận về cá nhân mình như một sự bừng ngộ. Thế giới của hư vô, thần bí có một lực hút mạnh mẽ đối với những tâm hồn vượt lên tất cả thói thường của sự sống. Trong bài Giao thừa tác giả viết: “...tôi là một ánh sao băng, luôn luôn tự đuổi, chạy mình, bởi thèm khát hư vô và ước ao kì lạ”. Hướng tới sự thần bí, Chế Lan Viên cũng tìm đến với tôn giáo. Ông nhắc tới Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo... Tuy nhiên, nói đến các tôn giáo, gọi tên các đấng tinh thần, thực chất nhà văn muốn tạo một màn “sương tôn giáo” để tăng thêm sự huyền bí cho thế giới nghệ thuật chứ không phải một sự thành tâm sùng tín. Có những khi, như một sự cầu xin: “Hãy dựng mau cho tôi một hình ảnh để trong phút lòng căng thẳng (hay mềm yếu) tôi quỳ xuống và đôi môi sẽ gọi: Thày ơi!” (Chiều tin tưởng), nhà văn hướng về một sự linh thiêng, song đó là chốn linh thiêng tự tạo, nằm ngay trong ý thức của mình, an ủi hồn mình. Như vậy không thể nói đến một sự sùng bái tôn giáo hay những tượng trưng tôn giáo ở Chế Lan Viên như có người đã từng nói. Trường hợp này, tượng trưng là một lối đi, kết hợp với nhiều con đường khác, nghệ sĩ bước trên đó để khám phá và bộc lộ thế giới nội tâm của con người. Trong quan niệm của Chế Lan Viên, điều quan trọng đối với một nhà nghệ sĩ không phải là sự trải nghiệm. Khi viết Vàng sao, Chế Lan Viên vẫn còn rất trẻ, “Tôi chưa “sống” gì tất cả. Muốn hái trái cây còn phải nhón chân” (Lệ). Chính khát vọng về sự thần bí chứ không phải những cảm hứng đối với chất sống thực đã thắp lên những ngọn lửa sáng tạo ở ông. Đối với nhà văn cái đẹp đồng nhất với cái bí ẩn, như là nơi thánh thất - “Mĩ thuật tức là thần bí”, và sáng tạo đồng nghĩa với “Đào xới hư vô. Tuôn chảy hư vô. Thoát tục. Ở trên cõi tục” (Mĩ thuật). Quá trình hướng tới sự thần bí của sự vật, của vũ trụ đôi khi đồng hành với quá trình khám phá chính bản thân. Thế giới tâm hồn cũng là một cõi vô cùng vô tận, tìm kiếm hồn mình là chạm đến hư vô, hoang mang vô định: “đem mình đọ với hư vô, chết đi chưa kịp thấy hư vô (Vàng sao đêm tin tưởng), “vu vơ ở trong thần bí, mờ mờ nhân ảnh (Sõi tối). Một điều không thể phủ nhận là các nhà văn Việt Nam giai đoạn này có thể cùng một lúc tiếp nhận nhiều khuynh hướng nghệ thuật khác nhau, cho nên sáng tác không hoàn toàn thuộc về một khuynh hướng nào mà thường có sự pha trộn. Trong Vàng sao, Chế Lan 13 Lê Trà My Viên phát triển ý tưởng mang màu sắc tượng trưng, song vẫn có thể nhận ra hình hài của một nhà thơ lãng mạn sẵn trong mình ý thức khẳng định bản ngã, khẳng định cái tôi, sự tồn tại của cái tôi giữa cõi đời. Cái tôi ấy tách biệt, đối lập với “những phiền hà sâu bọ của cuộc đời” (Vàng sao đêm tin tưởng). Cái tôi ấy khi phiêu du giữa thinh không, giữa muôn vàn những vì sao “rủ nhau đi tìm vô tận”, đến tận đáy của “cái ga sầu vĩ đại giữa đêm đen”, thì cũng là lúc nó trở về với sự hiện hữu của hình thể - “một hạt vàng hiện giữa đêm vàng”, để ý thức hơn về lẽ tồn tại của con người biết làm cho đời mình “chói sáng lên một miền châu ngọc”. Có thể nói, thế giới hư vô, huyền bí trong quan niệm của Chế Lan Viên giống như một cõi linh thiêng vừa để tôn vinh nghệ thuật vừa trở thành một phương tiện để biểu hiện khát vọng khám phá của nhà văn về cuộc sống. 2.2. Sự tương giao, tương ứng tâm linh - vũ trụ Trong Vàng sao, Chế Lan Viên không nói nhiều đến sự tương ứng của các yếu tố trong thế giới tự nhiên, mà chủ yếu đi sâu vào trục tương ứng nghiêng (theo cách gọi về cảm quan tương ứng của Baudelaire) giữa tâm linh và vũ trụ. Ở một số tác phẩm, nhất là Vàng sao đêm tin tưởng, tác giả hướng tới một cõi thinh không, gạt bỏ tất cả những hệ lụy của trần gian phàm tục. Đối diện với “Đêm đen thăm thẳm”, nhà văn ngợp dưới một bầu trời “Sao cháy rạng ngời”, “một cõi trời vàng”. Những vì sao đối với ông là “những khối kim chất tinh ròng”, bầu trời sao không phải chỉ là không gian mà là “muôn vạn thời gian khác nhau đang dừng bên nhau mà sáng”. Thời gian, không gian đều vô tận. Con người lúc này như chỉ còn là một khối tinh thần, chỉ còn linh hồn phiêu du với bầu trời, là một phần của vũ trụ “ta là một vi trùng trong tro bụi muôn sao”, hòa nhập với trời sao “cả trời sao đã đến đè lên, chứa chan ý nói. Khóa chặt người ta lại, hắn rướn chảy qua mình ta những cơn nước sống tuôn tràn, và hút vào, kéo tới, thâu đi, ta sắp chảy ra để tan vào trong lưu thông khoái lạc” (Vàng sao đêm tin tưởng). Trong cái bao la, vô tận, huyền bí, đầy ma lực của vũ trụ, con người tìm thấy sự mách bảo, sự thức tỉnh những cảm giác, con người tìm thấy sự tương giao giữa thế giới bên ngoài và thế giới tinh thần thuần túy. Cảm ứng vũ trụ - tâm linh được biểu lộ khi nhà văn cho rằng: hơi thở của trăng sao làm nảy mầm cho những hạt giống trên cánh đồng hồn người, những hạt giống của đau khổ. Nhà văn như nhận thấy mình trong bầu trời sao: “Bầu trời, bị đè ép, dưới vạn trượng buồn ướt át bỗng rưng rưng lệ vàng của hàng muôn ngàn sao sáng - khiến cho lòng tôi, thấy mình cùng bệnh với bầu trời dần dần xây những Lầu Mộng Tưởng (tháp mộng) ngất mây xa” (Chiều tin tưởng). Vũ trụ không chỉ đóng vai trò tác động, khơi gợi mà chính là một sự mách bảo những bí ẩn của hồn người, người ta có thể lặn sâu vào đó để cảm giác được sự sống của linh hồn. Trục tương ứng tâm linh - vũ trụ biểu lộ một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên, tạo nên chiều sâu cho những sáng tác của ông. Sức cuốn hút của ngòi bút Chế Lan Viên không phải ở khả năng sáng tạo những hình ảnh đẹp, gợi cảm như nhiều cây bút cùng thời. Trong Vàng sao, Chế Lan Viên tạo ra một thế giới nghệ thuật với nhiều biểu tượng lạ và những hình ảnh đầy hàm nghĩa, những kết hợp từ ngữ đầy sáng tạo để 14 Vàng sao – tuyên ngôn tượng trưng của Chế Lan Viên biểu hiện những ám ảnh, những linh cảm thần bí. Ông quan niệm trời sao như lòng mẹ, khởi sinh, nuôi dưỡng những cảm giác, những ý tưởng sáng tạo. Cái vũ trụ bí mật đó được thấu nhận bằng linh hồn, là nơi trú ngụ của linh hồn, là nơi người ta có thể tự khám phá chính linh hồn mình. 2.3. Trực giác trong nhận thức và sáng tạo Trong bài Tượng trưng Chế Lan Viên viết: “...bao lâu nay chúng ta chỉ gặp toàn những khối vô tri. Thế rồi cũng có một lúc nào - cái vỏ che đậy của chúng vỡ ra, trên mỗi cục sạn, trên mỗi chiếc lá, trên mỗi cành hoa, như một lối trời, hé ra một khung cửa nhỏ. Phóng trực giác chúng ta qua đấy như một con dao, chúng ta sẽ đâm trúng linh hồn sự vật. Đưa linh hồn ta qua khỏi đó, ta sẽ tìm ra những gì đã mất ban đầu...”. Đối với nhà văn, mỗi sự vật bao giờ cũng có tính lưỡng thể: phần được định danh, đã được xác định bởi những kinh nghiệm truyền thống và phần linh hồn, phần được khải thị nhờ gạt bỏ những kinh nghiệm này. Sự vật bình thường ở cuộc sống xung quanh như cái nhà, cánh cửa, cục đá... luôn có một đời sống khác: “như ta, chúng vẫn có những nỗi niềm thổn thức (hiểu theo nghĩa “rung động” - CLV chú thích) những mặt trời nho nhỏ hừng đông qua xứ Tinh - Thần. Như ta, chúng muốn hiểu biết cảm thông” (Sõi tối). Vì thế con người khi đứng trước chúng “nghe một nỗi lòng mà ta biết ra vốn thiệt linh hồn”. Dưới con mắt nhìn của nhà văn, những vật tưởng như vô tri, những cái rất đỗi bình thường xung quanh mà hàng ngày chúng ta vẫn tưởng như đã quá quen thuộc, bỗng trở nên bí ẩn hơn, chúng có một đời sống khác sống động ở bên trong mà bằng những cảm nhận thông thường con người không thể nhận ra được. Bằng trực giác, người nghệ sĩ có thể thấu nhập được vào thế giới bí ẩn trong lòng sự vật, “Ta đã mang vào lòng ta linh hồn sự vật”. Nhóm Dạ Đài cũng đã từng nói tương tự: “Chúng tôi thấy muôn nghìn thực tại ẩn sau cái thực tại cảm thâu bằng những năng khiếu nông gần” [dẫn lại 1]. Với con mắt nhìn ấy, sự vật hiện tượng được nhận ra như buổi ban đầu ở tất cả vẻ nguyên khai của nó. Sự vật không chỉ được nhận thức ở công năng hay bản chất. Bằng linh hồn, bằng những mách bảo của tâm linh, của vô thức người ta bừng ngộ những điều chưa từng thấy ở thế giới xung quanh. Thế giới được nhìn không phải ở chỗ nó hiện ra mà ở chỗ nó tỏ lộ bằng những loại suy, siêu nghiệm. Nhà văn, những người có năng lực đặc biệt về điều này, sẽ từ sự bừng ngộ đó mà tạo nên những biểu tượng, những ám thị đầy tượng trưng. 2.4. Biểu tượng nghệ thuật Tạo ra vẻ đẹp siêu nghiệm, “biểu tượng nghệ thuật được xem là công cụ hữu hiệu hơn hình tượng để chọc thủng cái vỏ quen thuộc hàng ngày nhằm vươn tới cái bản chất lý tưởng siêu thời gian của thế giới” [2]. Trong Vàng sao, nhà văn đã để cái tôi ngụp sâu trong một thế giới tinh thần thuần túy, vươn tới những bí ẩn nội tâm thông qua sự tương giao với vũ trụ. Cái tinh thần ấy tỏa chiết cả không gian và thời gian, thay đổi những cảnh sắc thực tại, đảo lộn những quy luật thông thường tạo nên một thế giới nghệ thuật đầy những biểu tượng, trong đó nổi bật là biểu tượng vàng sao, tiếng chuông, Tết, hạt lệ... 15 Lê Trà My Vàng sao tượng trưng cho sự bí ẩn, bất diệt của không gian, thời gian, cho những khao khát sáng tạo của người nghệ sỹ, trở thành nơi trú ngụ cho linh hồn, ở đó con người có thể đi vào bất tận. Tiếng chuông tượng trưng cho lòng tin phát khởi tự trong lòng, cho cõi thánh của hồn người. Tiếng chuông được cảm nhận bằng siêu cảm giác: “Những tiếng sáng láng hửng nắng trong Đêm của lòng u uất. Những tiếng thấp chìm như bầu mây bị đè ép bởi núi non của sắc trắng buổi chiều đông. Những tiếng dài như cả một lòng mong tưởng, như không gian giữa hai lòng mong tưởng. Một tiếng tan rồi một tiếng rơi, - trên mỗi cái mạng nhện mà âm thanh giăng trải, âm thanh tự làm buổi mai để rụng xuống một viên sương ngọc. Tất cả những tiếng ấy điều vươn ra, đưa những ngón tay dài bằng âm điệu, nâng đỡ lấy nhau, dìu dắc lấy nhau. Và trong sự hòa hợp kia, người ta thấy dựng lên (không, dàn ra thì đúng hơn) cả một trời thương mến ngọt ngào” (Chiều tin tưởng). Tiếng chuông ấy khêu gợi những tràng chuông khác của tâm tưởng: “Tôi muốn gọi lên những tràng chuông khác, nhưng phải đừng vang lên từ một điện chùa nào! Cứ nổi lên vô định giữa không trung kết tinh cho trăm chờ đợi: (đảo bơ vơ trong sóng gió của lòng tin)”. Trừu tượng và gạt bỏ tất cả những điểm tựa vật chất (miệng lưỡi dùng để cầu kinh, nơi phụng thờ, tế tự để đánh chuông...), nhà văn chỉ thừa nhận thế giới tinh thần, con người hoàn toàn tự do trong thế giới ấy, tự thắp hương thơm và nến thánh trong hồn mình. Dường như thế giới bên ngoài không còn tồn tại nữa, nó hòa trộn với thế giới bên trong thần bí, thiêng liêng. Chế Lan Viên cũng đã nâng hình ảnh giọt lệ lên thành biểu tượng: “Hạt lệ! những cành hoa cho vô tận hái. Hạt lệ! những ngọc trai mà bể tim đau. Hạt lệ! những ngôi tinh lạc rơi từ một vòm trời luôn luôn khuya khoắt là bầu mắt thẳm xuống một trần gian mãi mãi gió sương là lòng đau bát ngát của con người. Hạt lệ đến từ sự sống nhưng hướng về nẻo chết. Hạt lệ rơi bằng xác thịt nhưng khóc bởi linh hồn” (Lệ). Nhà văn không chủ trương đi miêu tả cuộc sống khách quan. Vì vậy, trong toàn bộ Vàng sao người ta thấy chủ yếu là những biểu tượng, những tầng bậc hàm nghĩa của những hình ảnh rời rạc, đôi khi là những ảo giác siêu thực. Những ảo giác siêu thực lại mở đường dẫn đến những tượng trưng. Trong Sõi tối có một đoạn như thế này: “Hình ảnh mọc dậy như măng nấm... mùi hăng toát thấu tâm hồn ta. Nhưng rồi một biến đổi khác hiện lên, lạ lùng, hãi hùng ở trên tất cả. Phố này qua phố nọ, dẻo dang hai chân ta đã là hai sườn luân chuyển mở ra một dây núi nhỏ rất đều. Một bước đặt xuống, một bước vang lên, một người bạn sát theo một người bạn... Nhưng bỗng ô hay! không không! không phải như thế nữa, tiếng vang lên trước, bước đặt xuống sau, một cuộc đời thức dậy một cuộc đời... Con đường vụt biến tan đi, mà muôn vạn bàn chân y hệt chân ta - ảnh hình mờ mịt của chân ta - liên tiếp nằm kia - tươi sống như vừa cắt ra từ xác thịt... Đất kêu gọi đất, máu kêu gọi máu, chúng cất những tiếng gọi kêu ta. Ta sẽ tiến lên, ngỡ để ăn rập vào một khuôn khổ nào lí tưởng. Mà cũng để bưng bít dấu che trong ấy một trống không nào rất đỗi hãi hùng”. Con đường, bàn chân ở đây lại trở thành những biểu tượng cho một hành trình dẫn đến cõi vô cùng. Nhất quán trong một thi pháp ấy, Chế Lan Viên đã khẳng định rằng: “Mọi sự vật, 16 Vàng sao – tuyên ngôn tượng trưng của Chế Lan Viên cứ như thế trở thành tượng trưng” (Tượng trưng). 3. Kết luận Vàng sao không dễ đọc bởi nó trở thành một hệ thống những “câu đố” đòi hỏi chính người đọc phải dùng trực giác để mở ra những câu trả lời. Song bên cạnh những biểu tượng, những hình ảnh nghệ thuật là những “chỉ dẫn” của tác giả trong những phát ngôn có tính định hướng cho tác phẩm. Vì vậy, dẫu có bước vào khu “rừng im lặng” (Giao thừa) đầy những tín hiệu, những ám thị trong Vàng sao, thì người đọc vẫn có thể có “công cụ” để nhận ra tư tưởng mà nhà văn muốn chuyển tải. Cách “tuyên ngôn” của nhà văn không bằng lối nói thông thường mà bằng sự kết hợp giữa những định đề và những hình ảnh, biểu tượng như đã thấy. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoài Anh, 2000. “Giải mã Vàng sao - ngọn nguồn của tư tưởng triết lý Chế Lan Viên”, Chế Lan Viên - về tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), 2004. Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.95. ABSTRACT ‘Vang sao’ - a sympolic expression of Che Lan Vien In the work titled: Vang sao, Che Lan Vien expressed a particular view of the sym- bolic and he created an artistic manner of expression along with this view. It is a world of nothingness and mystery. In it there is interaction and compatibility between Spirit and Universe. He emphasized the intuitive by using symbolism to indicate the creative ability. 17
Tài liệu liên quan