Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Tóm tắt. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, mặc dù không có tài nguyên thiên nhiên phong phú, song vị trí địa lí cũng như các điều kiện kinh tế xã hội lại rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp. Những điều kiện này là nền tảng để đưa Bắc Ninh từ một tỉnh nông nghiệp lạc hậu trở thành một địa phương có nền công nghiệp phát triển mạnh so với các tỉnh thành trong cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 của tỉnh đứng thứ 5 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Nhằm lí giải phần nào những thành công trong phát triển công nghiệp của Bắc Ninh, bài báo tập trung phân tích những điều kiện thuận lợi cũng như những khó khăn ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp của tỉnh.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 6 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2013, Vol. 58, No. 10, pp. 99-107 ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH Nguyễn Phương Thảo Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, mặc dù không có tài nguyên thiên nhiên phong phú, song vị trí địa lí cũng như các điều kiện kinh tế xã hội lại rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp. Những điều kiện này là nền tảng để đưa Bắc Ninh từ một tỉnh nông nghiệp lạc hậu trở thành một địa phương có nền công nghiệp phát triển mạnh so với các tỉnh thành trong cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 của tỉnh đứng thứ 5 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Nhằm lí giải phần nào những thành công trong phát triển công nghiệp của Bắc Ninh, bài báo tập trung phân tích những điều kiện thuận lợi cũng như những khó khăn ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp của tỉnh. Từ khóa: Các nhân tố ảnh hưởng, phát triển công nghiệp, Bắc Ninh. 1. Mở đầu Phát triển công nghiệp của một quốc gia nói chung, công nghiệp tại địa phương nói riêng không chỉ dựa vào các nguồn lực bên trong (vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư...) mà còn phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài (thị trường, xu thế hội nhập...) thông qua các mối quan hệ liên vùng trong một quốc gia và trên phạm vi quốc tế. Trong số các nhân tố tác động đến sự phát triển công nghiệp thì các điều kiện về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên là tiền đề vật chất không thể thiếu, trong khi đó nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội đóng vai trò quyết định. Tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ, tuy không có tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng bù lại, đây là một tỉnh có vị trí địa lí cũng như những điều kiện kinh tế - xã hội rất thuận lợi để phát triển công nghiệp. Đó là nền móng để đưa một tỉnh có xuất phát điểm thuần nông với diện tích nhỏ nhất cả nước và dân số chỉ đứng thứ 27/63 tỉnh, thành vươn lên trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển, với giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) năm 2012 đứng thứ 5/63 tỉnh thành của cả nước [9]. Nhằm lí giải phần nào cho những thành tựu trong phát triển công nghiệp của Bắc Ninh, bài báo tập trung phân tích, đánh giá những nhân tố thuận lợi cũng như khó khăn đối với phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngày nhận bài 02/6/2013. Ngày nhận đăng 08/12/2013. Liên lạc Nguyễn Phương Thảo, e-mail: thaohnue@gmail.com 99 Nguyễn Phương Thảo 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vị trí địa lí 2.1.1. Khái quát về vị trí địa lí Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hoá lâu đời. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Bắc Ninh có vị trí địa lí nằm trong phạm vi từ 20058’ đến 21016’ vĩ độ Bắc và 105054’ đến 106019’ kinh độ Đông. Vị trí địa lí đã đem lại cho Bắc Ninh những thuận lợi rất lớn để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng đường thuỷ sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu của Bắc Ninh với bên ngoài. 2.1.2. Ý nghĩa của vị trí địa lí a. Vị trí địa lí tạo cho Bắc Ninh có khả năng liên kết công nghiệp với các địa phương lân cận và với cả nước Đối với các địa bàn lận cận, công nghiệp Bắc Ninh có những mối liên kết chặt chẽ. Điều này thể hiện qua mối liên hệ về vùng nguyên liệu trong các lĩnh vực như chế biến thức ăn gia súc; sản xuất giấy, sản xuất sắt thép các loại, sản xuất sản phẩm gỗ... Hầu hết, nguyên liệu được sử dụng từ các địa phương khác và sản phẩm được phân phối trên địa bàn cả nước. Điều này, càng khẳng định mối liên kết trong sản xuất và phân phối sản phẩm công nghiệp của Bắc Ninh với các địa phương khác là rất chặt chẽ. Bên cạnh đó, rất nhiều các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thiết bị điện - điện tử trong thời gian qua đã được đầu tư vào Bắc Ninh. Một số tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia đã đầu tư mạnh mẽ vào Bắc Ninh như Samsung, Canon, Nokia, Foxcom,... Các dự án công nghệ cao, đã và sẽ đi vào sản xuất thể hiện rõ mối liên kết vùng, liên kết với các địa phương khác dưới các góc độ như phân phối sản phẩm, thu hút nguồn nhân lực, thu mua nguyên liệu và sản xuất hàng xuất khẩu. b. Vai trò của tỉnh Bắc Ninh đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (VKTTĐBB) có tổng diện tích 15.601,7 km2 - chiếm 4,71% diện tích cả nước, dân số toàn vùng là 14.686 nghìn người - 16,7% so với cả nước (năm 2011), bao gồm 7 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Đây là vùng có lịch sử phát triển công nghiệp sớm nhất ở 100 Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh nước ta. Đây cũng là địa bàn tập trung nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng trong cả nước. GTSXCN của Vùng năm 2010 đạt 639,631 tỉ đồng, chiếm 90,1% GTSXCN của Đồng bằng sông Hồng và chiếm 21,6% GTSXCN của cả nước [9]. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc VKTTĐBB, nằm sát với thủ đô Hà Nội, và nằm trên nhiều trục giao thông chính quan trọng, chính điều này đã tạo nên cho tỉnh một lợi thế lớn để phát triển kinh tế. Đối với phát triển công nghiệp, do những lợi thế vượt trội về vị trí địa lí cộng với những chính sách hợp lí được UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện nên trong thời gian qua tỉnh đã thu hút được rất nhiều dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hình thành và bước đầu đi vào khai thác hiệu quả. Đồng thời, với chủ trương di rời các nhà máy nằm trong nội đô của Hà Nội, đã tạo nên cho Bắc Ninh những cơ hội để thu hút các doanh nghiệp trong nội đô chuyển đến Bắc Ninh đầu tư sản xuất. Vị trí nằm sát thủ đô Hà Nội nên Bắc Ninh là địa bàn thu hút được nhiều nhân lực chất lượng cao từ các trung tâm đào tạo từ Hà Nội. Điều này đã và đang góp phần thúc đẩy công nghiệp Bắc Ninh phát triển và sẽ trở thành một địa bàn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế trong vùng. Bắc Ninh hiện nay có GTSXCN đứng thứ 4 trong vùng KTTĐBB (sau Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng), đóng góp 12% GTSXCN toàn vùng [10]. c. Vai trò của tỉnh Bắc Ninh đối với hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Phương hướng phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế đã được Thủ tướng phê duyệt tại số 98/2008/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 07 năm 2008. Bắc Ninh là một địa bàn trên tuyến hàng lang kinh tế, vai trò của địa bàn tỉnh là vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng trên toàn tuyến. Trong Quy hoạch phát triển tuyến hành lang kinh tế chỉ rõ vai trò của tỉnh như sau: Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí: tập trung đầu tư phát triển ở các đô thị có thế mạnh, đặc biệt là những nơi có cơ sở hạ tầng tốt, có mặt bằng dân trí cao như khu vực Bắc Ninh, Hà Nội và Hải Phòng, Hạ Long (Quảng Ninh). Các sản phẩm cơ khí chính xác, điện tử, công nghiệp thông tin, tự động hóa, công nghiệp ô tô, xe máy, các sản phẩm máy móc thiết bị phức tạp, . . . thu hút vào các khu công nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, dọc theo tuyến trục hành lang kinh tế Bắc Ninh – Bắc Giang. Khu vực các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp phần mềm, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất hàng điện tử dân dụng công nghệ cao như màn hình platsma, tinh thể lỏng và các thiết bị nghe nhìn... Khu vực từ cầu Như Nguyệt (tỉnh Bắc Ninh – Bắc Giang) về phía Bắc có nhiều lợi thế hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực sản xuất thiết bị máy móc, sản xuất đồ điện gia dụng, sản xuất thức ăn gia súc, may mặc và sản xuất dược phẩm. . . 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.2.1. Dân cư và nguồn lao động a. Dân cư 101 Nguyễn Phương Thảo Dân số của Bắc Ninh năm 2011 là 1060,3 nghìn người, đứng thứ 27 trong số 63 tỉnh thành và là tỉnh có mật độ dân số cao thứ ba trong cả nước (1313 người/km2). Tốc độ gia tăng dân số khá nhanh, tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,1%/năm (năm 2011), cao hơn mức gia tăng tự nhiên của cả nước (9,7%, năm 2011) [9]. Dự báo dân số Bắc Ninh đến năm 2015 có khoảng 1,102 triệu người và khoảng 1,152 triệu người vào năm 2020 [6]. Đây vừa là tiềm năng về nguồn lao động, tạo sức tiêu thụ hàng hoá lớn nhưng cũng vừa là sức ép về việc làm và các vấn đề xã hội khác. b. Nguồn lao động Toàn tỉnh hiện nay có 638.523 người trong độ tuổi lao động, chiếm 61,71% tổng dân số [4;8]. Con số này cho thấy Bắc Ninh là tỉnh có nguồn lao động dồi dào, đây cũng chính là một điều kiện thuận lợi để tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất nói chung và công nghiệp nói riêng. Bình quân, mỗi năm nguồn lao động của tỉnh tăng khoảng 7.000 người với tốc độ tăng bình quân trên 1,2 % giai đoạn 2000 – 2010. So với một tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước như Bắc Ninh thì nguồn lao động tăng thêm như vậy được đánh giá là dồi dào, bổ sung tốt cho các ngành kinh tế, song cũng đặt ra vấn đề việc làm và đào tạo nghề cho lực lượng này nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH. Chất lượng nguồn lao động thuộc vào loại cao nhất cả nước. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 25,3% [11]. Bình quân hàng năm tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng 3%/năm; tỉ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động tỉnh Bắc Ninh cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Đây cũng là một lợi thế để phát triển công nghiệp với nhiều ngành công nghệ cao, đòi hỏi trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp – xây dựng) và khu vực III (dịch vụ). Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm. Hiện nay, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế vẫn là khu vực I (44,15% - 2011), tiếp theo là khu vực II (34,88%), khu vực III chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (20,97%) [4]. 2.2.2. Thị trường Trong những năm tới, thị trường tiềm năng và cũng là đích tới của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam là Mỹ và EU. Thị trường sản phẩm công nghiệp nội địa của nước ta còn nhỏ bé, thiếu đa dạng, kể cả những sản phẩm được coi là có khả năng cạnh tranh. Tuy có dân số đông (xấp xỉ 90 triệu dân), nhưng sức mua thấp. Nếu sản xuất chỉ hướng vào thị trường trong nước thì sẽ không phát triển mạnh được cả về khối lượng sản phẩm và trình độ khoa học công nghệ. Do đó, phân đoạn thị trường đối với một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu được coi là định hướng để nền công nghiệp của tỉnh tham gia vào chuỗi phân công lao động trong thị trường sản phẩm công nghiệp. Căn cứ vào bảng phân đoạn thị trường sản phẩm công nghiệp trên, tỉnh Bắc Ninh đã xác định hướng đi cho các ngành công nghiệp chủ lực nhằm hướng tới nhu cầu của thị trường. 102 Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Bảng 1. Phân đoạn thị trường đối với một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu TT Ngành công nghiệp Thị trường trong nước Xuất khẩu Thành thị Nông thôn TT truyềnthống TT mới 1 Chế biến nông - lâm - thuỷ sản ** * **** *** 2 Máy động lực và nông cụ * **** ** *** 3 Hàng điện tử * ** **** *** 4 Chế tạo *** **** ** * 5 Dệt may, da giày ** * **** *** 6 Sản xuất vật liệu xây dựng **** *** * ** 7 Công nghiệp phần mềm **** * *** ** Ghi chú: “****” là các mức độ ưu tiên cao nhất cho tới “*” mức độ ưu tiên thấp nhất (Nguồn: Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp) Điều này thể hiện trong cơ cấu GTSX công nghiệp của tỉnh, các ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là sản xuất thiết bị điện, điện tử (54,1%, năm 2011), sau đó là công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản (xấp xỉ 10%, năm 2011) [4]. 2.2.3. Chính sách Tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng nhóm chính sách cụ thể và toàn diện gồm 7 nhóm chính sách (Chính sách đầu tư phát triển công nghiệp; Chính sách hỗ trợ đất đai; Chính sách thương mại thị trường; Chính sách khoa học công nghệ; Chính sách cải thiện môi trường kinh doanh; Chính sách phát triển nguồn nhân lực; Chính sách phát triển công nghiệp bền vững) phục vụ đắc lực cho việc phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 2.2.4. Vốn Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn Bắc Ninh trong những năm gần đây liên tục tăng: từ 1.443 tỉ đồng (năm 1997) lên 4.597,3 tỉ đồng (năm 2005) và 22.267,1 tỉ đồng (năm 2011) [4]. Xét cơ cấu vốn đầu tư theo ngành thì công nghiệp và dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất. Sở dĩ có điều này là do tỉnh Bắc Ninh có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp (vị trí địa lí thuận lợi, chính sách phát triển công nghiệp...). Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì rõ ràng việc đầu tư vốn vào ngành đem lại hiệu quả cao, thu hồi vốn nhanh mặc dù cần nguồn vốn đầu tư lớn là điều được các nhà đầu tư ưu tiên. Nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp bao gồm các nguồn khác nhau, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là vốn do địa phương quản lí (chiếm trên 70%, giai đoạn 2000 – 2010). Hiện nay, có cấu vốn đầu tư đang có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng tỉ trọng vốn FDI và giảm vốn trong nước. 2.2.5. Khoa học công nghệ Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay tập trung 17 trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, 12 trường dạy nghề, đào tạo công nhân kĩ thuật. Bắc Ninh hiện đang xây dựng nền 103 Nguyễn Phương Thảo tảng cho công tác nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, với chủ trương đi tắt đón đầu, tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh đã được tăng cường. Ngành công nghiệp của tỉnh đã có nhiều thành tựu nổi bật nhờ những tiến bộ trong việc tự đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hỗ trợ xử lí chất thải và bảo vệ môi trường, xây dựng thương hiệu, áp dụng các hệ thống quản lí chất lượng tiên tiến và thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chú trọng thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển công nghiệp... 2.2.6. Cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp a. Giao thông vận tải Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải. Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến đường huyết mạch chạy qua như quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 38 và tuyến đường sắt Hà Nội – Bắc Ninh – Lạng Sơn. Toàn tỉnh hiện có trên 3.906,8 km đường bộ (trong đó có 375 km đường quốc lộ trải nhựa). Bắc Ninh có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu dài 70 km, sông Đuống 42 km và sông Thái Bình 17 km. Cả 3 sông này đều có khả năng cho các phương tiện thuỷ có trọng tải 200- 400 tấn đi qua, riêng sông Cầu còn 10 km thượng nguồn vào mùa khô chỉ có khả năng cho thuyền 50 tấn đi qua. Về giao thông đường sắt, Bắc Ninh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua dài gần 20 km với 4 ga: Từ Sơn, Lim, Bắc Ninh, Thị Cầu. b. Thông tin liên lạc Trong xu thế chung, tỉnh Bắc Ninh đã tập trung nguồn lực cho lĩnh vực thông tin liên lạc theo hướng đi tắt, đón đầu, ứng dựng công nghệ tiên tiến hiện đại tạo nên sự thay đổi rõ rệt cả về chất và lượng. Số thuê bao điện thoại đang hoạt động: điện thoại cố định: 178.406 thuê bao, điện thoại di động: 298.752 thuê bao [5]. Bắc Ninh là tỉnh xếp thứ 10/63 tỉnh thành của cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin năm 2009. Toàn tỉnh ước có 35.000 máy vi tính, 52 mạng LAN; mạng diện rộng (WAN) của tỉnh được thiết lập kết nối các sở, ban, ngành, địa phương với Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh [7]. Hoạt động của các mạng công nghệ thông tin đã góp phần đáng kể trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của các cơ quan Đảng và Nhà nước. c. Mạng lưới cấp điện Nguồn điện chính cung cấp phục vụ sản xuất và tiêu dùng của tỉnh Bắc Ninh từ điện lưới 110 KV quốc gia theo tuyến Đông Anh, Phả Lại, Đông Anh - Bắc Giang, đường dây 110 MW từ Hà Nội - Hải Dương. Toàn tỉnh có tuyến đường dây 110 KV dài 120,04 km, tuyến dây 35 KV dài 249,3 km. Tuyến đường dây 0,4 KV dài 3.700 km. Hệ thống điện cơ bản đã phục vụ tốt cho tất cả các địa phương trong tỉnh. d. Mạng lưới cấp nước Hiện nay các công trình cấp nước chính hiện nay chủ yếu là khai thác nguồn nước ngầm tập trung tại Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn và một số thị trấn. Khu vực nông thôn hiện nay chủ yếu sử dụng nguồn nước tự cấp bằng giếng khoan, giếng đào và nước mưa. Toàn tỉnh có 8 nhà máy khai thác cấp nước sinh hoạt với tổng công suất là 45.900 m3/ngày - đêm. Đối với các khu công nghiệp hiện nay đều cấp phép cho xây dựng các nhà 104 Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh máy nước chuyên dùng cho các khu công nghiệp để không làm thay đổi bề mặt địa hình, lún sụt nền xây dựng, gây nguy hiểm cho đô thị. 2.3. Điều kiện tự nhiên Về cơ bản, điều kiện tự nhiên không đóng vai trò là nhân tố trội cho việc phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh. Đóng góp quan trọng nhất trong các nguồn lực tự nhiên cho phát triển công nghiệp chủ yếu là nguồn khoáng sản. Tuy nhiên, Bắc Ninh là một tỉnh nghèo tài nguyên khoáng sản, chủ yếu thiên về vật liệu xây dựng với các loại khoáng sản sau: đất sét, cát xây dựng và than bùn. Trong đó, đất sét được khai thác làm gạch, ngói, gốm có trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, phân bố dọc theo sông Cầu, sông Đuống thuộc các huyện Thuận Thành, Gia Bình, Quế Võ, Yên Phong và Tiên Du. Đất sét làm gạch chịu lửa phân bổ chủ yếu tại khu vực phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh. Đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa thạch ở Vũ Ninh với trữ lượng khoảng 300.000m3. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 – 200.000 tấn. Cát xây dựng cũng là nguồn tài nguyên chính có trữ lượng lớn của Bắc Ninh được phân bố hầu như khắp toàn tỉnh, dọc theo sông Cầu, sông Đuống. Tuy số lượng và trữ lượng khoáng sản không nghiều, nhưng đây cũng là nguồn nguyên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Các điều kiện tự nhiên về đất, nước, khí hậu thuận lợi cho hoạt động công nghiệp diễn ra ổn định, đồng thời giúp cho phát triển một nền nông nghiệp với cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản. 2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Những thuận lợi cơ bản Với vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên đã đem tới cho tỉnh Bắc Ninh nhiều thuận lợi trong phát triển công nghiệp. Cụ thể: - Vị trí địa lí thuận lợi đã đem lại cho Bắc Ninh lợi thế để phát triển. Rất nhiều các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thiết bị điện - điện tử trong thời gian vừa quan đã được đầu tư vào Bắc Ninh. Một số tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia đã đầu tư mạnh mẽ vào Bắc Ninh như Samsung, Canon, Nokia, Foxcom,... Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng KTTĐBB, đây là vùng đi đầu trong công cuộc CNH – HĐH và đã thực sự trở thành đầu tàu lôi kéo sự phát triển kinh tế của cả nước và trước hết là toàn vùng Bắc Bộ. Những chiến lược về phát triển của vùng này sẽ tạo thời cơ cho Bắc Ninh tận dụng được những ưu thế về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp nhằm phát triển mạnh nền kinh tế của tỉnh cũng như của cả vùng. - Nguồn lao động dồi dào, nhất là lực lượng trẻ có sức khoẻ và nhạy bén trong tiếp thu trình độ khoa học kĩ thuật; có một đội ngũ cán bộ khoa học khá đông có trình độ chuyên môn khá là nguồn cung cấp nhân lực cho phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó, con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hoá, hiếu học, cần cù và s
Tài liệu liên quan