Đánh giá sự phân bố một số khu công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam

Tóm tắt. Dựa trên các nguyên tắc phân bố sản xuất, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các KCN, bài báo đã chọn 10 tiêu chí và sử dụng phương pháp thang điểm có trọng số để đánh giá sự phân bố 21 khu công nghiệp vùng Bắc Trung bộ. Nhìn chung 21 KCN vùng Bắc Trung bộ được phân bố trong những điều kiện không đồng nhất. Có 7 KCN có vị trí phân bố thuận lợi ít, 11 KCN ở vị trí phân bố thuận lợi trung bình, 03 KCN ở vị trí phân bố thuận lợi khá. Để khai thác tốt những thuận lợi và hạn chế các bất lợi, cần phải tiếp tục rà soát lại quy hoạch, giải quyết tốt vấn đề giải phóng mặt bằng, phát triển mạnh giao thông và cơ sở hạ tầng, tăng cường thu hút đầu tư, giải quyết chỗ ở (tạm thời và lâu dài) cho người lao động trong các KCN, xây dựng các giải pháp thích ứng và ứng phó với những tai biến thiên nhiên và thực hiện các giải pháp môi trường trong quá trình hoạt động của các KCN.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 5 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự phân bố một số khu công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science Sci., 2011, Vol. 56, No. 8, pp. 156-162 ĐÁNH GIÁ SỰ PHÂN BỐ MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM Lê Văn Trưởng1 và Lê Thị Lệ2 1Trường Đại học Hồng Đức - 2Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Thanh Hóa E-mail: levantruonghdth@yahoo.com Tóm tắt. Dựa trên các nguyên tắc phân bố sản xuất, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các KCN, bài báo đã chọn 10 tiêu chí và sử dụng phương pháp thang điểm có trọng số để đánh giá sự phân bố 21 khu công nghiệp vùng Bắc Trung bộ. Nhìn chung 21 KCN vùng Bắc Trung bộ được phân bố trong những điều kiện không đồng nhất. Có 7 KCN có vị trí phân bố thuận lợi ít, 11 KCN ở vị trí phân bố thuận lợi trung bình, 03 KCN ở vị trí phân bố thuận lợi khá. Để khai thác tốt những thuận lợi và hạn chế các bất lợi, cần phải tiếp tục rà soát lại quy hoạch, giải quyết tốt vấn đề giải phóng mặt bằng, phát triển mạnh giao thông và cơ sở hạ tầng, tăng cường thu hút đầu tư, giải quyết chỗ ở (tạm thời và lâu dài) cho người lao động trong các KCN, xây dựng các giải pháp thích ứng và ứng phó với những tai biến thiên nhiên và thực hiện các giải pháp môi trường trong quá trình hoạt động của các KCN. 1. Mở đầu Phân bố các khu công nghiệp (KCN) ở những vị trí thích hợp có vai trò quan trọng trong việc khai thác hợp lí các nguồn lực, thu hút vốn đầu tư, đảm bảo cho sự hoạt động lâu dài, hiệu quả và bền vững của các KCN, phát huy được ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế-xã hội các lãnh thổ lân cận. Trong những năm qua đã có nhiều KCN được xây dựng và đi vào hoạt động ở vùng Bắc Trung bộ, đồng thời cũng đã có một số nghiên cứu về sự phân bố của chúng [4],[5],[6]. . . Tuy nhiên phần lớn những nghiên cứu ấy còn ở dạng khái quát chung và định tính. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá sự phân bố các KCN ở vùng Bắc Trung bộ trên cơ sở những tiêu chí (TC) khách quan. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Kết quả nghiên cứu 2.1.1. Tiêu chí đánh giá 156 Đánh giá sự phân bố một số khu công nghiệp vùng Bắc Trung bộ Phân bố sản xuất được hiểu theo 2 khía cạnh: thứ nhất, đó là bộ mặt phân chia, sắp xếp các lực lượng sản xuất hiện hữu trên một lãnh thổ; và thứ hai, việc phân chia, sắp xếp, lựa chọn địa điểm phân bố các cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với những đặc điểm và điều kiện của từng vùng [3;397]. Do vậy có thể hiểu phân bố các KCN là việc sắp xếp, bố trí các KCN trên phạm vi lãnh thổ nhất định phù hợp với các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường. Theo các chuyên gia Nhật Bản, chìa khóa cho sự thành công của các KCN là vị trí, dịch vụ hạ tầng và năng lực quản lý [7]. Tổng kết cuộc kiểm kê các khu công nghiệp ở lãnh thổ Franklin (Mỹ) vào năm 2006, Hội đồng vùng của chính quyền lãnh thổ Franklin (FRCOG-Bang Massachuset - Hoa Kỳ) đã xác định 5 lý do tại sao các doanh nghiệp chọn vị trí phân bố và vị trí thuê KCN gồm: 1-Một cơ sở được thiết lập tốt của khách hàng và nhà cung cấp; 2-Tính sẵn có của đất công nghiệp; 3-Những lợi thế được cung cấp bởi hỗ trợ cộng đồng địa phương để phát triển và thuế ưu đãi; 4-Việc vận chuyển các tuyến đường Đông-Tây và Bắc-Nam thuận tiện và 5-Giá đất thấp hơn so với các vùng xung quanh [8]. Một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam ([2], [5], [7],...) đã cho rằng các tiêu chí để đảm bảo cho sự thành công của các KCN bao gồm: vị trí thuận lợi, nguồn nguyên liệu dồi dào, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, nguồn nhân lực đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng, hấp dẫn các nhà đầu tư, tiết kiệm tối đa đất trồng trọt, chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thấp, đảm bảo được các yếu tố quốc phòng và an ninh... Tất nhiên những tiêu chí trên phải được xem xét trong điều kiện hiện tại của khu vực, đồng thời phải xem xét sự duy trì vai trò của chúng trong tương lai. Trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc phân bố sản xuất [3;396-404], đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của KCN và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển KCN, chúng tôi sử dụng 10 tiêu chí (TC) tổng hợp để đánh giá sự phân bố các KCN sau: + TC 1:Giao thông thuận lợi để có thể dễ dàng tiếp cận nhanh chóng các cảng biển, đường sắt, đường ô tô và cảng hàng không. Nhờ vậy mà tiết kiệm được chi phí và thời gian vận chuyển, nhất là chi phí xuất nhập khẩu hàng hoá. + TC 2: Gần nơi có nguồn lao động dồi dào, trẻ, có kỹ năng và tri thức, giá nhân công rẻ. Nhờ vậy mà các nhà đầu tư có điều kiện thuận lợi trong việc tuyển dụng lao động, tiết kiệm chi phí nhân công và đỡ phải bố trí nơi ở ổn định cho người lao động. + TC 3: Gần nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong KCN. Điều này cho phép giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm và có thể chủ động được nguồn nguyên liệu. + TC 4: Gần đô thị, các trung tâm kinh tế văn hóa, nằm trong vùng kinh tế phát triển và có nhiều điều kiện thuận lợi cho quy hoạch phát triển trước mắt cũng như lâu dài. 157 Lê Văn Trưởng và Lê Thị Lệ + TC 5: Có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Điều kiện địa hình và cấu tạo địa chất, quỹ đất dự trữ sẵn và không xâm phạm đến quỹ đất trồng trọt, sẵn nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt, ít tai biến thiên nhiên và thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề môi trường trong và xung quanh các KCN. + TC 6: Có kết cấu hạ tầng đồng bộ (hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cung cấp điện, hệ thống thông tin và viễn thông. . . .). + TC 7: Không phải là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng + TC 8: Không gây ảnh hưởng xấu đến các di sản văn hoá (vật thể và phi vật thể), các quần thể kiến trúc và môi trường xung quanh. + TC 9: Có sự nhất trí cao của chính quyền và người dân về khu vực phân bố KCN. + TC 10: Được các đối tác đầu tư và thương mại nước ngoài quan tâm và nhất là được họ trực tiếp tham gia xây dựng tại KCN. 2.1.2. Phương pháp đánh giá Chúng tôi sử dụng phương pháp thang điểm theo trọng số đối với từng tiêu chí. Mỗi tiêu chí được phân thành 5 bậc có điểm từ -1 đến 3. Trong đó -1 là bất lợi, 0: chưa thuận lợi (dạng tiềm năng), 1: thuận lợi trung bình, 2: khá thuận lợi, 3: rất thuận lợi. Tổng số điểm tối đa của 10 tiêu chí khi chưa tính trọng số là 30. Tất nhiên không phải cả 10 tiêu chí trên đều có vai trò quan trọng như nhau. Căn cứ vào mức độ quan trọng của từng nhân tố trong việc hình thành KCN, thì các tiêu chí 1, 3, 4, 6, 9, 10 là quan trọng hơn cả và có trọng số là 2, các tiêu chí còn lại có trọng số là 1. Tổng điểm tối đa của 10 tiêu chí khi đã tính trọng số là 48. Theo tổng số điểm của 10 tiêu chí cho mỗi KCN, chúng tôi phân thành 5 bậc: Bậc I: 0- 10: KCN phân bố ở vị trí không thuận lợi; Bậc II: 11- 20: KCN phân bố ở vị trí thuận lợi ít; Bậc III: 21-30 KCN phân bố ở vị trí thuận lợi trung bình; Bậc IV: 31- 40: KCN phân bố ở vị trí khá thuận lợi. Bậc V: trên 40 KCN phân bố ở vị trí rất thuận lợi. 2.1.3. Kết quả đánh giá Việc cho điểm và xếp hạng các KCN của vùng Bắc Trung Bộ để thấy được thế mạnh và hạn chế của mỗi KCN cũng như xác định được những KCN có vị trí thuận lợi, có tiềm năng để phát triển. Trong 21 KCN vùng Bắc Trung Bộ được đánh giá, không có KCN ở bậc 1; có 7 KCN ở bậc II (vị trí phân bố thuận lợi ít) gồm: Hoàng Mai, Gia Lách, Tây Bắc Đồng Hới, Quán Ngang, Phong Điền, Tứ Hạ, Quảng Vinh; 11 KCN ở bậc 3 (vị trí phân bố thuận lợi trung bình) gồm: Lễ Môn, Lam Sơn, Bỉm Sơn, Đình Hương- Tây Ga, Nam Cấm, Hạ Vàng, Vũng Áng, Nam Đông Hà, Hòn La, La Sơn, Phú Đa; 03 KCN ở bậc 4 (vị trí phân bố khá thuận lợi) gồm: Bắc Vinh, Phú Bài và Nghi Sơn. Không có KCN ở bậc 5. Theo tiêu chí 1, các KCN Nghi Sơn, Bắc Vinh, Vũng Áng và Phú Bài được 158 Đánh giá sự phân bố một số khu công nghiệp vùng Bắc Trung bộ phân bố ở vị trí giao thông thuận lợi nhất. Các KCN Lam Sơn, Hoàng Mai, Đồng Hới, Quảng Vinh, Phong Điền Quán Ngang được phân bố ở vị trí ít thuận lợi hơn Theo tiêu chí 2, một số KCN của vùng được hình thành gần các đô thị lớn, vùng có mật độ dân số cao nên có khả năng cung cấp nguồn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật như: KCN Lễ Môn ( trung tâm Tp Thanh Hoá 5 Km), Bỉm Sơn (gần Thị xã Bỉm Sơn), Bắc Vinh (TP Vinh), La Sơn, Phú Đa (TT Huế) Theo tiêu chí 3, các KCN phân bố gần nguồn nguyên liệu như: KCN Lam Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 40 km, cạnh quốc lộ 15A, gần sân bay Sao Vàng. KCN nằm ngay cạnh đô thị mới Lam Sơn về phía Tây; lấy Nhà máy Mía đường Lam Sơn là trọng tâm để phát triển KCN với nguồn nguyên liệu mía từ vùng Thọ Xuân - Thanh Hóa. Các KCN Phú Bài, Hoàng Mai, Phong Điền, Tứ Hạ, La Sơn, Phú Đa, Quảng Vinh phần lớn nằm trên các vùng nguyên liệu tập trung để phục vụ cho sản xuất, chế biến sản phẩm công nghiệp từ nguyên liệu thủy, hải sản, lâm sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng, đá vôi, đá granit đen và xám, cao lanh, than bùn, titan, nước khoáng, cát thạch anh. . . được phân bố đều khắp ở các huyện, thị xã trong tỉnh, có tương đối đầy đủ các dịch vụ phục vụ các nhà đầu tư. Tuy nhiên vùng Bắc Trung Bộ là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ảnh hưởng đến sự phát triển các vùng nguyên liệu nông lâm ngư nghiệp phục vụ công nghiệp. Các vùng nguyên liệu trồng tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến đang trong quá trình hình thành. Nhân dân chưa quen lối sản xuất nguyên liệu hàng hóa. Theo tiêu chí 4, các KCN Lễ Môn, Bắc Vinh, Nam Cấm, Cảng biển Hòn La, Nam Đông Hà, Tứ Hạ có lợi thế hơn so với các KCN khác do nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm và gần các đô thị lớn của vùng Theo tiêu chí 5, phần lớn các KCN tận dụng được những thế mạnh về tự nhiên như: Lam Sơn, Nghi Sơn, Bắc Vinh, Vũng Áng, La Sơn, Phú Bài. Các KCN còn lại phần lớn ở dạng tiềm năng hoặc ít thuận lợi. Theo tiêu chí 6, một số KCN được xây dựng và phát triển có điểm tựa về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất thuận lợi như: Lễ Môn, Nghi Sơn, Bắc Vinh, Nam Cấm, Vũng Áng, Phú Bài, Hòn La. Các KCN gắn liền với cảng biển, thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng như trao đổi nguyên liệu: KCN Nghi Sơn gần cảng nước sâu Nghi Sơn. KCN cảng biển Hòn La. KCN Vũng Áng gần cảng Vũng Áng. KCN cảng biển Hòn La thuộc Quảng Trạch - Quảng Bình, cách trung tâm thành phố Đồng Hới 60 km, cách cửa khẩu quốc tế Cha Lo 160 km và cách các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan chưa đầy 300 km, phía Đông KCN là Vịnh Hòn La, được đánh giá là vịnh biển lý tưởng để xây dựng các cảng nước sâu, cảng Hòn La là điểm giao tiếp hết sức quan trọng trên tuyến vận tải Bắc Nam và là một cửa ngõ trong giao lưu kinh tế lãnh thổ và khu vực. Theo tiêu chí 7, phần lớn các KCN không nằm trong địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên ở mức độ thuận lợi của tiêu chí này đối với các KCN 159 Lê Văn Trưởng và Lê Thị Lệ Bảng 1. Kết quả tổng hợp đánh giá sự phân bố một số KCN vùng Bắc Trung Bộ này là thấp Theo tiêu chí 8, các KCN vùng Bắc Trung Bộ được phân bố ở khu vực có mật độ di sản văn hóa, di tích và danh thắng thấp. Tuy nhiên một số KCN có ảnh hưởng ít nhiều đến các quần thể kiến trúc và có một số KCN trong quá trình phát triển ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh. Chẳng hạn KCN Lam Sơn làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Chu, phần lớn các KCN chưa có hệ thống xử lí nước thải đồng bộ. 160 Đánh giá sự phân bố một số khu công nghiệp vùng Bắc Trung bộ Theo tiêu chí 9, các KCN của vùng Bắc Trung Bộ đều được hình thành dựa trên qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của vùng và cả nước. Người dân đã tự giác di dời để có mặt bằng xây dựng. Tuy nhiên một số KCN trong vấn đề giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn như KCN Bắc Vinh, Nam Đông Hà. . . KCN Bắc Vinh- Nghệ An, giai đoạn II chưa quy hoạch do chi phí giải phóng mặt bằng quá lớn và phải di dời trên 200 hộ dân, trên 1200 ngôi mộ của 3 khu nghĩa địa và bãi rác của thành phố Vinh mở rộng. Theo tiêu chí 10, một số KCN vùng Bắc Trung Bộ nhờ có vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng đồng bộ mà đã thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài, điển hình như các KCN Nghi Sơn, Vũng Áng, Hòn La, Phú Bài. . . 3. Kết luận Việc hình thành các KCN ở vùng Bắc Trung Bộ là một xu hướng tất yếu vừa không chỉ phát huy được các lợi thế tại chỗ nhiều mặt lại vừa tạo ra động lực cho Bắc Trung bộ tiến kịp các lãnh thổ khác của đất nước. Cho đến nay, các KCN đã hình thành ở vùng Bắc Trung Bộ về cơ bản được phân bố ở những vị trí thuận lợi từ mức trung bình đến khá. Nhờ vậy mà các KCN này đã khai thác được các thế mạnh về nguồn lực tự nhiên cũng như các nguồn lực kinh tế xã hội của vùng, đã thu hút được nhiều đầu tư từ bên ngoài. . . và đạt được hiệu quả khá cao trong sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên so với Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng thì ở vùng này không có KCN phân bố ở những vị trí rất thuận lợi. Để khai thác tốt những thuận lợi và hạn chế các bất lợi, cần thiết phải tiếp tục rà soát lại quy hoạch, giải quyết tốt vấn đề giải phòng mặt bằng trong KCN và cho các công trình phụ trợ phục vụ cho KCN, phát triển mạnh giao thông và cơ sở hạ tầng, tăng cường thu hút đầu tư, giải quyết chỗ ở (tạm thời và lâu dài) cho người lao động trong các KCN, xây dựng các giải pháp thích ứng và ứng phó với những tai biến thiên nhiên và thực hiện các giải pháp môi trường trong quá trình hoạt động của các KCN. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] 2005. Đề án tổng thể quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Ban quản lí các KCN Thanh Hóa. [2] Nguyễn Văn Phú, 2006. Sự hình thành và phát triển các khu kinh tế ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo địa lý toàn quốc lần thứ II. Hà Nội. 21-3-2006. [3] Lê Văn Trưởng, 2005. Địa lý kinh tế-xã hội đại cương. NXB Chính trị quốc gia. [4] Lê Văn Trưởng, Lê Thị Lệ, 2006. Hiện Trạng phát triển các khu công nghiệp ở Thanh Hoá và một số vấn đề đặt ra. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Khoa Địa lý- 50 năm xây dựng và phát triển. Hà Nội. Tháng 11/2006 [5] Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, 2001.Địa lí kinh tế- xã hội Việt Nam. Nxb Giáo dục. 161 Lê Văn Trưởng và Lê Thị Lệ [6] Nhiều tác giả, 2004. Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở các tỉnh phía Bắc- Những vấn đề lí luận và thực tiễn. Kỉ yếu hội thảo khoa học. UBND Thanh Hóa, tháng 6- 2004. [7] Vũ Anh Tuấn, 2004.Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất những vấn đề đặt ra. T/c Phát triển kinh tế, tháng 2/2004. [8] Nhiều tác giả, 2006. Industrial Park Site Assessment Analysis for the Franklin Regional. Council of Governments. Franklin County, Massachusetts. University of Massachusetts, Amherst. Department of Landscape Architecture and Regional Planning. Spring 2006. ABSTRACT Evaluate the distribution of Industrial Parks in the North Central Region, Vietnam Based on distributive principles of productive force, characteristics and fac- tors which influence the development and distribution of industrial parks (IPs), the authors has chosen 10 indicators and using the method of numeric evaluation scale for evaluating and distribution of IPs in the North Central Region. On the whole, 21 IPs in the North Central Region have been distributed in different conditions. There are 7 IPs distributed in little favourable location, 11 IPs in favourable locations and 3 IP in the best favourable location. For improving to IPs, Central and local government must again check projects of IPs, to take space, development transport and infrastructures, to attract invest- ment and locate sustainable settlement of labour in IPs and carrying out solutions to reduce natural catastrophes and to improve the environment for IPs. 162