Đánh giá tác động mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến một số đô thị ven biển (TP.HCM, Khánh Hòa)

Ở Việt Nam, theo số liệu quan trắc trong khoảng 70 năm qua (1931 – 2000) cho thấy nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 0,20 m. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3oC và mực nước biển có thể dâng 1,0 m vào năm 2100. Nếu mực nước biển dâng 1,0 m, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó có các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển vùng Nam Trung Bộ và đặc biệt là các vùng ở Nam Bộ. Ở các vùng này, có các đô thị lớn chủ yếu tập trung ven biển như thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) và Tp. Hồ Chí Minh. Mực nước biển dâng ngày càng dâng cao sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của các đô thị ven biển Đánh giá tác động của mực nước biển dâng đến các khu vực đô thị ven biển bước đầu sẽ cho thấy ảnh hưởng của nước biển dâng đến các lĩnh vực/ngành. Từ đó có những quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cũng như có thể điều chỉnh các quy hoạch của các ngành/lĩnh vực

docx16 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tác động mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến một số đô thị ven biển (TP.HCM, Khánh Hòa), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MỘT SỐ ĐÔ THỊ VEN BIỂN (TP. HCM, KHÁNH HÒA) Nguyễn Kỳ Phùng, Bùi Chí Nam, Trần Tuấn Hoàng Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam Abstract In the climate change condition, coastal cities will be easily affected by sea level rise. Ho Chi Minh City and Nha Trang city - Khanh Hoa are two of many urban coastal development will also be affected by sea level rise. The report presents results of calculations of the relative flooded area of city. From the flooded area, the report rises results of sea level rise impacts to land use, population and traffic of Ho Chi Minh City and Nha Trang city. Tóm tắt Trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu, các đô thị ven biển sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng. Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Nha Trang – Khánh Hòa là 2 trong nhiều đô thị phát triển ven biển cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng. Báo cáo trình bày kết quả tính toán một cách tương đối diện tích ngập lụt của các thành phố này. Từ các diện tích ngập lụt này, báo cáo đưa ra kết quả tác động của nước biển dâng đến sử dụng đất, dân cư và giao thông của Tp. Hồ Chí Minh và thành phố Nha trang. MỞ ĐẦU Ở Việt Nam, theo số liệu quan trắc trong khoảng 70 năm qua (1931 – 2000) cho thấy nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 0,20 m. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3oC và mực nước biển có thể dâng 1,0 m vào năm 2100. Nếu mực nước biển dâng 1,0 m, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó có các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển vùng Nam Trung Bộ và đặc biệt là các vùng ở Nam Bộ. Ở các vùng này, có các đô thị lớn chủ yếu tập trung ven biển như thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) và Tp. Hồ Chí Minh. Mực nước biển dâng ngày càng dâng cao sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của các đô thị ven biển Đánh giá tác động của mực nước biển dâng đến các khu vực đô thị ven biển bước đầu sẽ cho thấy ảnh hưởng của nước biển dâng đến các lĩnh vực/ngành. Từ đó có những quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cũng như có thể điều chỉnh các quy hoạch của các ngành/lĩnh vực PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I.1. Kịch bản nước biển Việc tính toán các khu vực ngập lụt do mực nước biển dâng đến tỉnh Khánh Hòa và Tp. HCM dựa vào các kịch bản mực nước biển dâng cho Việt Nam vào các năm với các mức dâng theo bảng: Bảng 1: Các mức nước dâng được sử dụng để nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh Kịch bản Các mốc thời gian 2020 2030 2050 Khánh Hòa Trung bình (B2) 12 17 30 Cao (A1FI) 12 17 33 Tp. Hồ Chí Minh Trung bình (B2) 14 19 32 Cao (A1FI) 14 21 36 I.2. Dữ liệu địa hình SRTM (Shuttle Radar Topography Mission) là một dự án kết hợp giữa NASA và NGA (Cơ quan phòng vệ mặt đất, Mỹ) để vẽ bề mặt địa hình của Trái đất 3 chiều tại một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây cho một vùng rộng lớn. Chuyến bay của Tàu vũ trụ Con thoi Endeavour của NASA từ ngày 11 đến ngày 22 tháng 2 năm 2000, đã hoàn thành việc thu thập dữ liệu hơn 80% diện tích bề mặt Trái Đất nằm chủ yếu từ 60o vĩ độ Bắc đến 56o vĩ độ Nam. Dữ liệu sẵn có cho người sử dụng dữ liệu địa lý không gian bao gồm: Loại dữ liệu có phân giải 1-arc-second (tương đương 30 mét), độ phân giải này hiện tại chỉ có lãnh thổ Mỹ. Loại dữ liệu có phân giải 3-arc-second (tương đương 90 mét) cho tất cả các vùng khác không thuộc Mỹ. Dữ liệu sử dụng Phép chiếu Bản đồ Địa lý (Kinh độ, Vĩ độ) với mốc ngang theo WGS84 và mốc dọc theo EGM96. Trong các khu vực nghiên cứu, các vùng khuyết tiếp tục đuợc bổ sung bằng các dữ liệu đo đạc từ thực tế đuợc số hóa thành bản đồ địa hình có tỷ lệ 1:2000, 1:5000, và 1:50000 Hình 1: Địa hình Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Khánh Hòa KẾT QUẢ TÍNH TOÁN NGẬP LỤT II.1. Kịch bản phát thải khí nhà kính trung bình Khánh hòa Là tỉnh ven biển nên các huyện ven biển bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Thành phố Nha Trang, huyện Cam Lâm. Thành phố Cam Ranh, huyện Diên Khánh tuy nằm phía trong cách xa bờ biển nhưng có hệ thống sông rạch nối thông với bờ biển nên có một phần diện tích của huyện vẫn bị ngập, tuy nhiên diện tích ngập không đáng kể. Trong đó, huyện Ninh Hòa có diện tích ngập cao hơn, kế tiếp là huyện Cam Lâm, 2 huyện này có diện tích ngập gần xấp xỉ bằng nhau. So với 2 huyện Ninh Hòa, Cam Lâm thì Tp. Cam Ranh, Vạn Ninh có diện tích ngập thấp hơn phân nửa dù ở bất kỳ các mốc nước biển dâng nào, thành phố Nha Trang nằm ven biển nhưng diện tích ngập gần như là thấp nhất so với các huyện khác. Có thể thấy các mức dâng của nước biển theo thời gian không ảnh hưởng nhiều đến diện tích ngập, mức tăng diện tích của vùng ngập theo các mốc năm không tăng đột ngột vì địa hình vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa cao hơn mực nước biển. Hình 2: Biểu đồ diện tích ngập tỉnh Khánh Hòa theo kịch bản trung bình Bảng 3: Diện tích ngập của các thành phố/thị xã/huyện, tỉnh Khánh Hòa theo kịch bản trung bình Huyện Tổng diện tích 2020 - 14 cm 2030 - 19 cm 2050 - 32 cm Diện tích % Diện tích % Diện tích % Ninh Hòa 1222.95 15.39 1.26% 16.13 1.32% 16.40 1.34% Cam Lâm 573.05 15.16 2.65% 15.34 2.68% 15.40 2.69% Tp. Cam Ranh 325.83 5.19 1.59% 5.31 1.63% 5.35 1.64% Vạn Ninh 565.32 3.42 0.60% 3.54 0.63% 3.59 0.63% Tp. Nha Trang 253.78 1.76 0.69% 1.89 0.74% 1.93 0.76% Diên Khánh 352.70 0.02 0.00% 0.02 0.01% 0.02 0.01% Khánh Hòa 4856.63 40.9401 0.84% 42.2261 0.87% 42.6995 0.88% Về tỷ lệ diện tích ngập, tỷ lệ bị ngập của các huyện ven biển từ 0,5% - 2,5%, so với các huyện của vùng đồng bằng đất ngập nước có độ cao địa hình thấp thì đây là một tỷ lệ thấp. Ở nhóm có diện tích ngập thấp hơn, gồm huyện Vạn Ninh, thành phố Nha Trang và huyện Diên Khánh thì huyện Diên Khánh có tỷ lệ ngập hầu như không có. Trong khi đó, huyện Vạn Ninh có diện tích ngập gần như gấp đôi thành phố Nha Trang, nhưng xét tỷ lệ thì Tp. Nha Trang có tỷ lệ ngập cao hơn, điều này cho thấy nếu so sánh giữa 2 khu vực này thì NBD tác động đến Nha Trang nhiều hơn so với Vạn Ninh. Hơn nữa, Tp. Nha Trang là thành phố có cơ sở hạ tầng phát triển, nên mức độ tác động của NBD gây nhiều hậu quả tiêu cực hơn. Tp. Hồ Chí Minh Qua kết quả tính toán theo kịch bản B2 cho thấy, huyện Bình Chánh là huyện có khả năng ngập lụt cao nhất, ứng với các mức nước dâng theo các năm trong tương lai thì huyện luôn là khu vực có diện tích bị ngập lớn nhất. Hình 3: Diện tích ngập ứng với các mức dâng của kịch bản phát thải trung bình B2 Huyện Cần Giờ là huyện ven biển là vùng đất đã ngập nước sẵn nên ở mức nước dâng thấp hơn 30 cm thì Cần Giờ có thể xem là vùng bị ảnh hưởng nặng nhất. Nhưng khi mức nước dâng cao hơn 30 cm thì huyện Bình Chánh mới là vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bảng 4: Diện tích ngập so với tổng diện tích thành phố của kịch bản phát thải trung bình B2 STT Quận/Huyện Tổng B2: 12 cm B2: 17 cm B2: 30 cm S (ha) % S (ha) % S (ha) % 1 Quận 1 771.29 1.83 0.00 1.83 0.00 1.83 0.00 2 Quận 3 492.54 1.91 0.00 1.91 0.00 1.91 0.00 3 Quận 4 417.77 3.52 0.00 3.52 0.00 3.52 0.00 4 Quận 6 714.22 3.66 0.00 3.66 0.00 3.66 0.00 5 Quận 7 3525.44 36.03 0.02 39.29 0.02 50.37 0.02 6 Quận 10 570.71 0 0.00 0 0.00 0 0.00 7 Quận 11 513.08 0.59 0.00 0.59 0.00 0.59 0.00 8 Quận Phú Nhuận 488.88 0.59 0.00 0.59 0.00 0.59 0.00 9 Quận Tân Bình 2243.63 1.57 0.00 1.58 0.00 1.59 0.00 10 Quận Bình Thạnh 2078.54 9.53 0.00 9.9 0.00 11.73 0.01 11 Quận Gò Vấp 1971.56 7.25 0.00 7.36 0.00 8.01 0.00 12 Quận Tân Phú 1600.42 2.51 0.00 2.51 0.00 2.51 0.00 13 Quận Bình Tân 5191.36 23.51 0.01 30.56 0.01 191.81 0.09 14 Quận 12 4734.61 46.71 0.02 75.67 0.04 331.03 0.16 15 Huyện Hóc Môn 11460 68.49 0.03 100.34 0.05 275.74 0.13 16 Huyện Củ Chi 43468.03 221.27 0.10 272.79 0.13 606.18 0.29 17 Huyện Bình Chánh 25291.29 214.27 0.10 390.53 0.19 2266.84 1.07 18 Quận Thủ đức 4775.57 83.07 0.04 120.21 0.06 269.08 0.13 19 Quận 9 11426.69 93.64 0.04 103.09 0.05 145.48 0.07 20 Quận 2 4993.56 64.12 0.03 89.74 0.04 220.76 0.10 21 Huyện Nhà Bè 10049.2 82.03 0.04 98.03 0.05 176.42 0.08 22 Huyện Cần Giờ 71778.13 567.96 0.27 653.13 0.31 1062.35 0.50 23 Quận 5 427.79 0.3 0.00 0.3 0.00 0.3 0.00 24 Quận 8 1915.2 26.5 0.01 26.52 0.01 26.79 0.01 Tp.HCM 210899.51 1560.86 0.74 2033.65 0.96 5659.09 2.68 II.2. Kịch bản phát thải cao Khánh Hòa Ở kịch bản phát thải cao, mức dâng của mực nước biển cao hơn so với kịch bản phát thải trung bình, vì vậy, cùng với các mốc thời gian nhưng diện tích ngập của các huyện cũng gia tăng hơn so với kịch bản trung bình, tuy nhiên mức tăng này không đáng kể, ngoại trừ huyện Ninh Hòa. Huyện Ninh Hòa có diện tích ngập tăng nhiều ở mốc 2050 khi NBD 36 cm khoảng 18,4 km2 Hình 4: Biểu đồ diện tích ngập tỉnh Khánh Hòa theo kịch bản cao Về tỷ lệ diện tích ngập, cũng tương tự với kịch bản phát thải trung bình, tỷ lệ bị ngập của các huyện ven biển không thay đổi từ 0,5% - 2,5%. Huyện Cam Lâm là huyện có diện tích ngập cao thứ hai sau huyện Ninh Hòa nhưng xét về tỷ lệ diện tích ngập thì Cam Lâm có tỷ lệ cao nhất. Chỉ có một khác biệt nhỏ là theo các mốc nốc năm ứng với các mức NBD thì tỷ lệ diện tích ngập của thành phố Nha Trang tăng đều. Bảng 5: Diện tích ngập của các thành phố/thị xã/huyện, tỉnh Khánh Hòa theo kịch bản cao Huyện Tổng diện tích 2020 - 14 cm 2030 - 21 cm 2050 - 36 cm Diện tích % Diện tích % Diện tích % Ninh Hòa 1222.95 15.3948 1.26% 16.4037 1.34% 18.3698 1.50% Cam Lâm 573.05 15.1581 2.65% 15.3995 2.69% 15.6988 2.74% Tp. Cam Ranh 325.83 5.1889 1.59% 5.3544 1.64% 5.6236 1.73% Vạn Ninh 565.32 3.4197 0.60% 3.5894 0.63% 3.8957 0.69% Tp. Nha Trang 253.78 1.7622 0.69% 1.9335 0.76% 2.2908 0.90% Diên Khánh 352.70 0.0164 0.00% 0.019 0.01% 0.0225 0.01% Khánh Hòa 4856.63 40.9401 0.84% 42.6995 0.88% 45.9012 0.95% Hình 5: Các vùng ngập tỉnh Khánh Hòa năm 2050 kịch bản cao Tp. Hồ Chí Minh Ở kịch bản phát thải cao A1FI, ở mức nước dâng 12 cm và 17 cm giống như kịch bản B2 thì ở các mức nước dâng còn lại 33 cm có sự xáo trộn trong thứ tự trong diện tích ngập và tỷ lệ % diện tích ngập. Xét về diện tích ngập, ở các mức dâng huyện Bình Chánh vẫn luôn là huyện có diện tích ngập cao nhất như kịch bản B1, tiếp đó là huyện Cần Giờ. Xét về tỷ lệ diện tích ngập, tỷ lệ ngập của huyện Bình Chánh vượt trội ở mức nước dâng 33 cm với tỷ lệ ngập 1.4% sau đó là huyện Cần Giờ và huyện Củ Chi. Hình 6: Diện tích ngập ứng với các mức dâng của kịch bản cao A1FI tại Tp. Hồ Chí Minh Bảng 6: Diện tích ngập so với tổng diện tích thành phố của kịch bản phát thải cao A1FI STT Quận/Huyện Tổng A1FI: 12 cm A1FI: 17 cm A1FI: 33 cm S (ha) % S (ha) % S (ha) % 1 Quận 1 771.29 1.83 0.00 1.83 0.00 1.83 0.00 2 Quận 3 492.54 1.91 0.00 1.91 0.00 1.91 0.00 3 Quận 4 417.77 3.52 0.00 3.52 0.00 3.52 0.00 4 Quận 6 714.22 3.66 0.00 3.66 0.00 3.68 0.00 5 Quận 7 3525.44 36.03 0.02 39.29 0.02 53.92 0.03 6 Quận 10 570.71 0 0.00 0 0.00 0 0.00 7 Quận 11 513.08 0.59 0.00 0.59 0.00 0.59 0.00 8 Quận Phú Nhuận 488.88 0.59 0.00 0.59 0.00 0.59 0.00 9 Quận Tân Bình 2243.63 1.57 0.00 1.58 0.00 1.59 0.00 10 Quận Bình Thạnh 2078.54 9.53 0.00 9.9 0.00 14.56 0.01 11 Quận Gò Vấp 1971.56 7.25 0.00 7.36 0.00 8.1 0.00 12 Quận Tân Phú 1600.42 2.51 0.00 2.51 0.00 2.51 0.00 13 Quận Bình Tân 5191.36 23.51 0.01 30.56 0.01 218.43 0.10 14 Quận 12 4734.61 46.71 0.02 75.67 0.04 455.3 0.22 15 Huyện Hóc Môn 11460 68.49 0.03 100.34 0.05 352.67 0.17 16 Huyện Củ Chi 43468.03 221.27 0.10 272.79 0.13 695.47 0.33 17 Huyện Bình Chánh 25291.29 214.27 0.10 390.53 0.19 2949.6 1.40 18 Quận Thủ đức 4775.57 83.07 0.04 120.21 0.06 318.71 0.15 19 Quận 9 11426.69 93.64 0.04 103.09 0.05 159.94 0.08 20 Quận 2 4993.56 64.12 0.03 89.74 0.04 263.94 0.13 21 Huyện Nhà Bè 10049.2 82.03 0.04 98.03 0.05 217.27 0.10 22 Huyện Cần Giờ 71778.13 567.96 0.27 653.13 0.31 1211.2 0.57 23 Quận 5 427.79 0.3 0.00 0.3 0.00 0.3 0.00 24 Quận 8 1915.2 26.5 0.01 26.52 0.01 26.89 0.01 Tp.HCM 210899.51 1560.86 0.74 2033.65 0.96 6962.52 3.30 Các vùng ngập Th năm 2050 kịch bản cao CÁC TÁC ĐỘNG CỦA NGẬP Bằng kỹ thuật GIS, nghiên cứu đã chồng lấp các lớp bản đồ ngập lên các lớp bản đồ sử dụng đất, dân số, giao thông, để ước lượng các tác động của nước biển dâng đến các yếu tố này. III.1. Tác động đến sử dụng đất Khánh Hòa Nhìn chung, tác động của của NBD đến các loại đất của hai kịch bản phát thải khí nhà kính trung bình và cao là tương tự nhau. Trong vùng có khả năng ngập lụt đã được vẽ ra, loại đất dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản có diện tích lớn nhất, chiếm diện tích khoảng 1940 – 2110 ha (chiếm khoảng 58 – 63% diện tích của vùng ngập) tùy theo các mốc NBD của hai kịch bản phát thải khí nhà kính. Loại đất chưa sử dụng ở các huyện ven biển có diện tích ngập cao thứ hai, dao động trong khoảng 550 – 600 ha theo các mức NBD của kịch bản phát thải khí nhà kính trung bình, xét về tỷ lệ so với toàn tỉnh thì tỷ lệ lần lượt là 16,7%, 17,1% và 18% của tổng diện tích ngập toàn tỉnh theo các mốc NBD năm 2020, 2030 và 2050, nếu theo kịch bản phát thải trung bình thì diện tích này là có sự dao động lớn hơn từ 550 – 615 ha. Hình 7: Biểu đồ tỷ lệ các loại đất bị mất khi NBD ở kịch bản cao Thành phố Hồ Chí Minh Đề đánh giá ảnh hưởng ngập theo các kịch bản phát thải đến quy hoạch sử dụng đất, Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất trên nền Bản đồ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2025, tầm nhìn 2050. Các Quận huyện có khả năng bị ngập vĩnh viễn với diện tích lớn như Bình Chánh, Cần Giờ, Bình Tân, Củ Chi, Hóc Môn, Quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9. Nguy cơ ngập đến năm 2030 tại các khu vực đáng báo động khác như: khu dân cư nội thành với diện tích có khả năng chìm vĩnh viễn trong nước biển là 54,4 ha; các khu dân cư mới sẽ mất 146,32 ha diện tích năm 2030 chiếm 0,37% diện tích được quy hoạch; đầu mối hạ tầng mất xấp xỉ 24 ha chiếm 1,13% diện tích đất được quy hoạch; đất công viên cây xanh – thể dục thể thao bị mất gần 156 ha, chiếm 1,24%; đất dành cho giáo dục bị ngập đáng kể 0,22% diện tích quy hoạch, tương đương 5,93 ha; và đặc biệt khu vực trung tâm mới có nguy cơ ngập khoảng 17ha chiếm 0,39% diện tích quy hoạch. Thậm chí các KCN mới, KCN hiện hữu, cảng KCN cũng bị nước biển xâm nhập. Bảng 7: Diện tích và tỷ lệ diện tích loại đất bị mất khi NBD ở kịch bản cao Tên đối tượng sử dụng đất Diện tích quy hoạch (ha) Diên tích ngập ứng với các kịch bản nước dâng (ha) 2020 2030 2050 S (ha) % ngập S (ha) % ngập S (ha) % ngập Cảng KCN 3.541,37 5,30 0,15 9,71 0,27 19,51 0,55 Cây Xanh Cách Ly 798,62 33,39 4,18 73,04 9,15 126,83 15,88 Cây Xanh Công Viên - TDTT 12.548,46 213,35 1,70 746,51 5,95 1.036,55 8,26 Cây Xanh Dọc Sông 303,43 19,49 6,42 11,17 3,68 12,56 4,14 Cây Xanh Du Lịch 4.478,55 34,09 0,76 87,08 1,94 123,70 2,76 Đất Cách Ly 538,94 3,44 0,64 1,69 0,31 6,25 1,16 Đất Giáo Dục 2.663,40 8,51 0,32 153,12 5,75 196,94 7,39 Đất Nông Nghiệp 43.736,91 772,78 1,77 1.444,73 3,30 2.409,92 5,51 Đầu Mối Hạ Tầng 2.127,17 47,58 2,24 133,52 6,28 237,24 11,15 KCN Hiện Hữu 7.304,11 14,28 0,20 55,56 0,76 80,34 1,10 KCN Mới 6.638,75 25,54 0,38 146,04 2,20 193,30 2,91 Khu Dân Cư 30,92 0,81 2,62 0,94 3,05 1,01 3,28 Khu Dân Cư Mới 39.784,19 271,63 0,68 1.041,02 2,62 1.856,99 4,67 Khu Dân Cư Nội Thành 34.279,91 156,55 0,46 323,94 0,94 492,57 1,44 Khu Dân Cư Nông Thôn 7.706,70 17,27 0,22 35,92 0,47 53,37 0,69 Khu Dân Cư Trung Tâm 7.676,12 8,26 0,11 5,04 0,07 5,04 0,07 Làng Nghề 1.684,30 3,42 0,20 97,86 5,81 136,37 8,10 Rừng 43.451,39 366,12 0,84 681,52 1,57 1.094,64 2,52 Trung Tâm Mới 4.437,24 22,11 0,50 85,94 1,94 126,57 2,85 III.2. Tác động đến dân số Khánh Hòa Theo diện tích ngập, Huyện Ninh Hòa có diện tích ngập nhiều nhất, đồng thời dân cư tập trung ở huyện Ninh Hòa nhiều nên NBD ảnh hưởng nhiều đến dân số của huyện, diện tích bị mất do NBD ở huyện Cam Lam xấp xỉ bằng Ninh Hòa, nhưng dân số ở Ninh Hòa lại tập trung ở vùng đất dể bị ảnh hưởng bởi NBD nên số dân bị ảnh hưởng cao hơn gấp đôi so với huyện Cam Lam. Thành phố Nha Trang có diện tích bị ngập khá ít (khoảng 2% toàn thành phố ở các mốc thời gian) nhưng mật độ dân số cao, dân cư tập trung khá đông, nên ảnh hưởng nhiều đến dân số, số dân bị ảnh hưởng chỉ đứng thứ 2 sau huyện Ninh Hòa. Trong tính toán này mức tăng dân số đến các năm 2020, 2030 và 2050 chưa đuợc tính đến, nên số dân bị ảnh hưởng trong các mốc thời gian này là dân số ở năm nền 2009. Nếu có tính đến mức tăng dân số trong tương lai thì mức độ ảnh hưởng của NBD đến dân số sẽ nhiều hơn. Tp. Hồ Chí Minh Theo kịch bản phát thải trung bình B2, trong trường hợp NBD cao nhất, khoảng 160 nghìn người nằm trong vùng ngập vĩnh viễn, đối mặt với vấn đề mất nơi cư trú: Ở những vùng ven sông và vùng đất thấp (phần lớn thuộc Q7, Q8, Q9, Q12, Q. Bình Thạnh khu vực Đông Nam của Q. Thủ Đức và các huyện Bình chánh, Nhà Bè, Cần Giờ), người dân có khả năng bị mất nơi sinh sống, buộc phải di cư đến nơi an toàn hơn. Bảng 8: Dân số chịu ảnh hưởng do ngập nước theo kịch bản trung bình và cao Quận huyện Kịch bản trung bình Kịch bản cao Năm 2020 Năm 2030 Năm 2050 Năm 2020 Năm 2030 Năm 2050 Tổng 34.530 36.124 158.623 34.530 39.443 257.027 Bình Chánh 2.925 3.124 42.948 2.925 3.803 68.808 Bình Tân 2.364 2.368 21.786 2.364 2.400 33.685 Bình Thạnh 2.254 2.268 2.809 2.254 2.299 5.092 Cần Giờ 562 576 1.099 562 603 1.612 Củ Chi 1.576 1.667 4.896 1.576 1.820 6.866 Gò Vấp 2.007 2.007 2.216 2.007 2.013 2.364 Hóc Môn 1.571 1.659 8.762 1.571 1.995 15.276 Nhà Bè 661 687 1.526 661 739 2.398 Quận 12 3.007 3.315 27.937 3.007 4.019 62.687 Quận 2 1.667 1.731 6.788 1.667 1.970 9.897 Quận 7 2.157 2.200 3.166 2.157 2.287 3.862 Quận 8 5.529 5.531 5.596 5.529 5.533 5.676 Quận 9 1.897 1.927 3.055 1.897 1.996 3.986 Thủ Đức 6.353 7.064 26.039 6.353 7.966 34.818 Năm 2020, các quận Thủ Đức, Quận 8, có số dân bị ảnh hưởng lớn nhất khoảng hơn 5500 người. Quận 12 có khoảng 3000 dân bị ảnh hưởng do ngập vĩnh viễn. Các quận khác như Bình Chánh, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Quận 7 có dân số bị ảnh hưởng khoảng hơn 2000-3000 người. Năm 2030, các quận có sô dân bị ảnh hưởng thấp là Cần Giờ, Nhà Bè. Các quận Củ Chi, Hoc môn, Quận 2, Quận 9 có số dân bị ảnh hưởng trong khoảng 1000-2000 người. Các quận bị ảnh hưởng lớn như Quận 8, Thủ Đức. Với mức ngập này không chênh lệch nhiều so với năm 2020. Năm 2050, nước dâng 30 cm, Dân số bị ảnh hưởng lớn nhất là quận Bình Chánh gần 43.000 người. Quận Thủ Đức và 12 có dân số bị ảnh hưởng hơn 26.000 người. Số dân bị ảnh hưởng ở quận Bình Tân cũng tăng đột biến lên hơn 21.000 người. Về quy hoạch dân cư cho các quận Bình Tân, Bình Chánh, Thủ Đức và Quận 12 cần có tầm nhìn xa vì trong tương lai đến cuối thế kỉ, dân số bị ảnh hưởng ở các quận này là rất lớn. Theo kịch bản phát thải cao A1FI: Dự kiến mức nước dâng cho năm 2020 giống với kịch bản B2. Do đó chỉ xem xét ứng với các năm 2030, 2070. Từ các bản đồ ngập dự kiến cho các năm và bản đồ dự báo dân số cho TP.HCM, chồng lấp các lớp bản đồ và tính toán được dân số bị ảnh hưởng do BĐKH theo kịch bản A1FI như bảng trên. Năm 2030, số liệu tính toán không chênh lệch nhiều so với năm 2020. Đáng chú ý là các quận Thủ Đức, dân số bị ảnh hưởng tăng đáng kể so với năm 2020. Riêng Quận 8, số dân bị ảnh hưởng theo các giai đoạn khoảng hơn 5500 người và tăng không nhiều theo các kịch bản và các mức ngập khác nhau. Đây là điều khá thuận lợi cho quy hoạch dân cư. Năm 2050: Số dân toàn thành trong vùng ngập trên 25