Đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đảo thổ chu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng

Tóm tắt. Quần đảo Thổ Chu gồm đảo Thổ Chu và 7 đảo: hòn Kèo Ngựa (hòn Xanh), hòn Từ, hòn Cao Cát, hòn Cao, hòn Mô (hòn Cái Bàn), hòn Khô và hòn Nhạn trong đó hòn Nhạn là điểm A1 để xác định đường cơ sở của Việt Nam. Bài báo này lần đầu tiên trình bày kết quả điều tra, nghiên cứu và đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng đảo Thổ Chu. Khí hậu ở đảo Thổ Chu là chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình chịu ảnh hưởng của biển, nóng quanh năm. Lượng mưa phong phú, bức xạ dồi dào. Khí hậu ở đây nhìn chung khá thuận lợi cho đời sống con người. Về trữ lượng nguồn nước ngọt trên đảo sơ bộ đã được đánh giá, hoàn toàn có thể đáp ứng được cho các đối tượng dùng nước theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên đảo đến năm 2030. Tuy nhiên, cũng cần phải có các biện pháp xử lí để đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng cho sinh hoạt. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong qui hoạch phát triển thành lập huyện đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đảo thổ chu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
205 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2018-0022 Natural Sciences 2018, Volume 63, Issue 3, pp. 205-212 This paper is available online at ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐẢO THỔ CHU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG Phan Thị Thanh Hằng Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tóm tắt. Quần đảo Thổ Chu gồm đảo Thổ Chu và 7 đảo: hòn Kèo Ngựa (hòn Xanh), hòn Từ, hòn Cao Cát, hòn Cao, hòn Mô (hòn Cái Bàn), hòn Khô và hòn Nhạn trong đó hòn Nhạn là điểm A1 để xác định đường cơ sở của Việt Nam. Bài báo này lần đầu tiên trình bày kết quả điều tra, nghiên cứu và đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng đảo Thổ Chu. Khí hậu ở đảo Thổ Chu là chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình chịu ảnh hưởng của biển, nóng quanh năm. Lượng mưa phong phú, bức xạ dồi dào. Khí hậu ở đây nhìn chung khá thuận lợi cho đời sống con người. Về trữ lượng nguồn nước ngọt trên đảo sơ bộ đã được đánh giá, hoàn toàn có thể đáp ứng được cho các đối tượng dùng nước theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên đảo đến năm 2030. Tuy nhiên, cũng cần phải có các biện pháp xử lí để đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng cho sinh hoạt. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong qui hoạch phát triển thành lập huyện đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang. Từ khóa: Khí hậu, nước, tài nguyên, Thổ Chu. 1. Mở đầu Xã đảo Thổ Châu (quần đảo Thổ Chu) cách thị xã Rạch Giá 119 hải lí, cách mũi Cà Mau 85 hải lí, cách Phú Quốc 55 hải lí về phía Tây Nam, nằm trong vịnh Thái Lan thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Cả quần đảo gồm đảo Thổ Chu lớn và 7 đảo, hòn nhỏ: hòn Kèo Ngựa (còn gọi là hòn Xanh), hòn Từ, hòn Cao Cát, hòn Cao, hòn Mô (hòn Cái Bàn), hòn Khô và hòn Nhạn.Trong cụm đảo thì hòn Nhạn có ý nghĩa quan trọng, là điểm chuẩn A1 của đường cơ sở dùng để xác định lãnh hải Việt Nam, từ hòn Nhạn trở ra là vùng đặc quyền 200 hải lí của Việt Nam, còn trở vào là vùng nội thủy. Ngày 22/X/2014, tại Kì họp thứ 13 (bất thường), hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khoá VIII đã thông qua tờ trình về việc thành lập huyện đảo Thổ Châu, trên cơ sở toàn bộ xã đảo Thổ Châu, huyện Phú Quốc hiện tại. Như vậy, cùng với Phú Quốc và Kiên Hải, Kiên Giang sẽ có 3 huyện đảo. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay các nghiên cứu được thực hiện trên đảo không nhiều và cũng chưa có Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thổ Chu. Trong nghiên cứu này, tác giả trình bày kết quả đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng một đảo tiền tiêu quan trọng của Việt Nam. Ngày nhận bài: 7/7/2017. Ngày sửa bài: 12/3/2018. Ngày nhận đăng: 29/3/2018. Tác giả liên hệ: Phan Thị Thanh Hằng. Địa chỉ e-mail: hangphanvn@yahoo.com. Phan Thị Thanh Hằng 206 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp và khu vực nghiên cứu Quần đảo Thổ Chu ở vùng biển cực Tây Nam của Tổ quốc, tổng diện tích gần 14 km² với 8 hòn đảo, trong đó đảo Thổ Chu lớn nhất là 12,402 km2 (Hình 1). Do 7 đảo có diện tích rất nhỏ nên khu vực nghiên cứu được chọn là đảo Thổ Chu. Các số liệu cũng như các tài liệu nghiên cứu về khu vực đảo nói chung và đảo Thổ Chu nói riêng còn rất ít chính vì vậy để có thể thực hiện các nghiên cứu ở 1 khu vực diện tích nhỏ lại ở xa đất liền là một công việc hết sức khó khăn. Để thực hiện nghiên cứu này các tác giả đã phải tiến hành đồng thời nhiều phương pháp. Việc nghiên cứu thực địa được tiến hành vào tháng IX/2014 [1]. Ngoài việc điều tra khảo sát cũng đã tiến hành lấy và phân tích các mẫu nước phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước. Thu thập các số liệu, tài liệu nghiên cứu đã thực hiện ở khu vực và lân cận. Trên đảo Thổ Chu hiện đã có 1 trạm Khí tượng hải văn với thời kì quan trắc bắt đầu từ năm 1995. Các số liệu này đã được thu thập để phục vụ công tác phân tích đánh giá. Các tiêu chuẩn và qui chuẩn Việt Nam đã được sử dụng để tính toán và đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo anh ninh quốc phòng một đảo quan trọng như Thổ Chu. Hình 1. Vị trí khu vực nghiên cứu Đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đảo Thổ Chu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 207 2.2. Đặc điểm khí hậu Hình 2. Số giờ nắng trung bình tháng tại trạm Thổ Chu (giờ) Hình 3. Tổng lượng mây trung bình tháng tại trạm Thổ Chu (phần mười bầu trời) Để đánh giá đặc điểm khí hậu khu vực, các tác giả sử dụng chuỗi số liệu thu thập được tại trạm Thổ Chu từ năm 1995-2013. Nhìn chung, khu vực Thổ Chu rất ít gặp những hiện tượng thời tiết bất lợi đối với cơ thể con người như gió khô nóng, sương mù và gió rét. Đôi khi có thể có những ngày oi bức trước cơn dông (95,7 ngày/năm) và trước các cơn bão. Tổng số giờ nắng trung bình năm đạt 2,432 giờ (Hình 2). Ngược lại với giờ nắng, lượng mây tổng quan trung bình đạt trị số tương đối thấp và cũng phân bố theo mùa mưa và khô trùng với hai mùa gió. Lượng mây tổng quan trung bình năm không nhiều, đạt 7,9/10 bầu trời (Hình 3) thấp hơn so với một số đảo phía Nam như Côn Đảo là 8,7/10. Hình 4. Tốc độ gió (m/s) Hình 5. Nhiệt độ bình quân tháng, lớn nhất, nhỏ nhất và bình quân năm tại trạm Thổ Chu (oC) Tốc độ gió trung bình khu vực đảo Thổ Chu thuộc loại vừa phải. Tốc độ gió trung bình năm đạt 2,4 m/s (Hình 4). Tháng có tốc độ gió trung bình lớn nhất là tháng XII đạt 3,5 m/s và tháng nhỏ nhất là tháng IV và V chỉ đạt 1,7 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất đạt 30-34m/s vào các tháng của mùa mưa, mùa hoạt động của gió mùa Tây Nam, thậm chí có thể đạt 40m/s do ảnh hưởng của bão; đạt khoảng 18 - 32 m/s vào các tháng mùa khô. Nhiệt độ bình quân năm đạt 27,5 oC. Nhiệt độ lớn nhất đã quan trắc được tại trạm Thổ Chu là 36,9 o C và thấp nhất là 21,4 oC. Biên độ dao động nhiệt trong năm nhỏ từ 10,8 đến 14,5 oC (Hình 5). Với số liệu đo đạc từ năm 1995 đến 2013 có thể thấy nhiệt độ bình quân năm, nhiệt độ nhỏ nhất và nhiệt độ lớn nhất trong khu vực nghiên cứu ít biến động (Hình 8). Phan Thị Thanh Hằng 208 Hình 6. Số ngày mưa, lượng mưa bình quân tháng và lượng mưa ngày lớn nhất tại trạm Thổ Chu Hình 7. Độ ẩm không khí bình quân tháng tại trạm Thổ Chu Do điều kiện địa hình của đảo Thổ Chu nên trên đại bộ phận lãnh thổ của đảo có chế độ mưa ẩm khá đồng đều (Hình 6). Tổng lượng mưa năm đạt 2.356 mm/năm. Mùa mưa trên đảo Thổ Chu kéo dài 8 tháng (V - XII) với lượng mưa chiếm 90,4% tổng lượng mưa năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng IX đạt 364,8 mm. Lượng mưa ngày lớn nhất đã quan trắc vào tháng XI đạt 326,3 mm/ngày. Mùa ít mưa kéo dài 4 tháng từ tháng I đến tháng IV. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng II, lượng mưa chỉ đạt 35,1 mm, đạt khoảng 165,8 ngày/năm. Lượng mưa bình quân năm thời kỳ quan trắc từ năm 1995 đến 2013 có xu hướng giảm. Còn lượng mưa ngày lớn nhất ít biến động giữa các năm (Hình 9). Hình 8. Xu thế biến động nhiệt độ bình quân, lớn nhất, nhỏ nhất tại trạm Thổ Chu Hình 9. Xu thế biến động lượng mưa bình quân năm và lượng mưa lớn nhất tại trạm Thổ Chu Độ ẩm không khí không cao, trung bình năm đạt 83,0% (Hình 7). Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng IX đạt 87,5% và tháng thấp nhất chỉ đạt 78,8% (XII). Lượng bốc thoát hơi Piche đo được trung bình năm đạt 905,7 mm (Hình 10). Hai tháng XII và I có lượng bốc thoát hơi lớn nhất, đạt xấp xỉ 100 mm/tháng cũng là những tháng có độ ẩm không khí thấp. Đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đảo Thổ Chu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 209 Hình 10. Lượng bốc hơi Piche tại trạm Thổ Chu Hình 11. Số ngày mưa dông bình quân tháng tại trạm Thổ Chu Cũng như các đảo phía Nam, hiện tượng thời tiết đáng chú ý nhất ở Thổ Chu là dông. Tổng số ngày có dông trung bình năm tại trạm Thổ Chu đạt khá cao 95,7 ngày (Hình 11), cao hơn nhiều so với các đảo phía Nam như Côn Đảo chỉ đạt 44,5 ngày/năm. Dông thường xuất hiện với tần suất lớn vào các tháng mùa mưa. Vào thời kỳ này, hàng tháng trung bình có tới 10 ngày có dông. Thời kì ít mưa dông cũng ít hơn, chỉ đạt trung bình 1 đến 5 ngày/tháng. 2.3. Đặc điểm tài nguyên nước Qua kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Viện Địa lí [1], có thể nói mạng lưới sông suối trong khu vực nghiên cứu rất kém phát triển. Hầu hết các sông suối đều là dòng chảy tạm thời và chỉ xuất hiện vào mùa mưa như suối 152, suối Chiến Thắng, suối Đồi Đông và suối Bãi Nhất Suối 152 là suối lớn nhất trong khu vực nghiên cứu, lòng suối chỗ lớn nhất khoảng 3m và sâu nhất khoảng 0,6 - 0,8 m trong mùa lũ. Hạ lưu suối lòng sông mở rộng và tiếp nhận thêm cả nước thải sinh hoạt và chăn nuôi của các hộ dân cư khu vực Bãi Ngự. Các thành phần cán cân nước trên đảo Thổ Chu được xếp vào kiểu cảnh quan sinh thái rừng kín thường xanh nửa rụng lá. Dựa trên kết quả điều tra thực địa, các nghiên cứu thủy văn tương tự, các tác giả cũng đã tính toán cán cân nước cho đảo Thổ Chu. Hàng năm trên toàn đảo nhận tổng lượng nước mưa là 3 triệu m3 tương ứng với lớp nước mưa 2.356 mm. Lượng nước mặt sản sinh là 1,6 triệu m3 tương ứng với lớp dòng chảy 1.256 mm. Lượng dòng chảy phân bố không đồng đều theo thời gian cộng với đặc điểm địa hình không thuận lợi để trữ nước nên lượng nước dùng vào các tháng mùa khô đặc biệt khó khăn. Trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm của toàn đảo Thổ Chu là 7.491 m 3 /ngày [1]. Hiện nay, với số dân là 2.000 người và hơn 1.000 bộ đội đóng quân trên đảo thì nguồn nước dùng để sinh hoạt chính là nước mưa và nước giếng. Đảo đã xây dựng 1 trạm cấp nước sử dụng nước giếng khoan 100m nhưng đến nay đã ngừng hoạt động. 2.4. Đánh giá điều kiện khí hậu và tài nguyên nước đảo Thổ Chu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Xã đảo Thổ Châu có nhiều tiềm năng kinh tế về lâm nghiệp, nguồn lợi hải sản, phát triển kinh tế du lịch, nhất là kinh tế biển gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng. Sau 20 năm thành lập và phát triển, kinh tế - xã hội xã Thổ Châu có bước phát triển nhưng chưa thật sự bền vững, chủ yếu Phan Thị Thanh Hằng 210 mang tính tự phát, thiếu sự quy hoạch đồng bộ từ phía chính quyền xã; mặt khác là các hộ sản xuất kinh doanh đa phần hoạt động với vốn tự có nên quy mô còn nhỏ, chưa được tiếp cận nhiều các nguồn vốn vay ưu đãi nên việc đầu tư phát triển còn nhiều hạn chế; công tác giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động trên địa bàn có nhiều khó khăn do thiếu các cơ sở sản xuất quy mô lớn, chủ yếu là các cơ sở sản xuất mang tính chất gia đình, quy mô nhỏ nên không tạo được nhiều việc làm cho nhân dân trên đảo. Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế; chủ yếu là đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ở quy mô nhỏ; công tác quản lí đất đai; quản lí quy hoạch cũng như kết cấu hạ tầng còn hạn chế. Hoạt động đi lại từ đảo đến Phú Quốc và Rạch Giá còn trở ngại. Nước sinh hoạt gặp khó khăn trong mùa khô hạn. Trình độ cán bộ công chức xã còn yếu và thiếu; chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; nhất là trong giai đoạn huyện Phú Quốc phát triển nhanh. Hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, cầu cảng, trường học, trạm y tế, trạm phát điện được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu cuộc sống người dân xứ đảo và ngày càng cải thiện đáng kể, hướng tới là một đô thị biển sôi động về kinh tế biển, an ninh quốc phòng vững mạnh. Đặc biệt, từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" và đề án chọn xã Thổ Châu làm "Đảo Thanh niên" của Trung ương Đoàn, xã nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ đầu tư phát triển của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trong và ngoài tỉnh. GDP tăng hơn 13 lần so với ngày mới thành lập, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 15 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách đạt 5,7 tỉ đồng. Hệ thống thông tin liên lạc được phủ sóng cho toàn quần đảo. * Tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển du lịch So sánh với chỉ tiêu sinh khí hậu sinh học đối với con người [2] lượng mưa bình quân năm đạt 2.356 mm, thuộc hạng khá thích nghi; nhiệt độ trung bình năm trên đảo là 27,5 oC, nằm ở ranh giới giữa khá thích nghi và nóng; Nhiệt độ trung bình tháng lớn nhất là 28,9oC, thuộc loại khá thích nghi; Biên độ nhiệt trung bình đạt 10,8 - 14,5 oC, thuộc hạng nóng.Theo kịch bản RCP4.5 [3], nhiệt độ trung bình năm khu vực đảo Thổ Chu có mức tăng 1,1 oC vào giữa thế kỷ và theo kịch bản RCP 8.5 tăng khoảng 1,5 oC. Còn lượng mưa sẽ tăng khoảng từ 5 - 10% theo cả hai kịch bản [3] vào giữa thế kỉ. Do đó cần có những biện pháp để tránh những tác động trực tiếp của ánh sáng lên cơ thể con người, tránh xạm da, cháy nắng, say nắng. Đối với các hoạt động tham quan du lịch, điều kiện khí hậu ở Thổ Chu như vậy nhìn chung là phù hợp, nhất là du lịch tắm biển. Cần lưu ý rằng ở đây có nhiều ngày mưa khoảng 165,8 ngày/năm. Mùa mưa dài 8 tháng với xấp xỉ 20 ngày mưa mỗi tháng ảnh hưởng đến các hoạt động tham quan du lịch. Mặc dù vậy, mưa ở đây thường là mưa rào, xảy ra với thời gian ngắn trong ngày và thường vào nửa buổi chiều nên các hoạt động tham quan du lịch vẫn có thể tiến hành ngay trong ngày mưa. Nhìn chung thời kì từ tháng XII - IV thuận lợi cho các hoạt động tham quan du lịch hơn cả. * Đánh giá tiềm năng nguồn nước phục vụ các nhu cầu sử dụng nước Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2014, trên đảo Thổ Châu có 513 hộ gia đình với 1.912 nhân khẩu và khoảng gần 1.000 bộ đội đang đóng quân trên đảo. Với lượng nước sinh hoạt tính bình quân là 80 l/người [4] ngày thì lượng nước cần dùng cho sinh hoạt khoảng 240 m3. Lượng nước sản xuất được tính bằng 25% nước sinh hoạt, nước cho tưới khoảng 5% (trên đảo không có diện tích trồng lúa), nước cấp cho các công trình công cộng khoảng 10%, lượng nước dự phòng và phòng cháy chữa cháy khoảng 25%. Như vậy, nhu cầu nước hiện tại trên đảo Thổ Chu là 396 m 3 /ngày.đêm. Dự kiến đến năm 2020, sẽ hình thành huyện đảo, dân số trên đảo sẽ được bổ sung thêm từ đất liền. Với phương hướng phát triển Thổ Chu thành một điểm du lịch lí tưởng bên cạnh nhiệm vụ an ninh quốc phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, số dân trên đảo cộng với lượng khách du lịch được qui đổi sẽ khoảng 3.000 người. Lượng bộ đội dự kiến vẫn khoảng 1.000 người. Nhu cầu nước dùng cho sinh hoạt được tính là 80 l/người/ngàyđêm [4]. Tổng nhu cầu nước dùng cho sinh hoạt khoảng 320 m 3/ngày.đêm. Tổng các nhu cầu dùng nước trên đảo khoảng 528 m3/ngày.đêm. Đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đảo Thổ Chu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 211 Năm 2030, dự kiến tổng số người trên đảo cộng với lượng khách du lịch qui đổi ước khoảng 5.000 người. Nhu cầu nước dùng cho sinh hoạt được tính là 100 l/người/ngày.đêm [4]. Tổng lượng nước dùng cho sinh hoạt khoảng 500 m3/ngày.đêm. Tổng các nhu cầu dùng nước trên đảo khoảng 825 m3/ngày.đêm. Qua kết quả tính toán cũng như thực tế điều tra khảo sát trên đảo có thể thấy hiện tại nguồn nước trên đảo đủ để đáp ứng các nhu cầu dùng nước, tuy nhiên cần chú ý hơn đến vấn đề chất lượng nguồn nước. Đánh giá chất lượng nguồn nước trên đảo phục vụ các nhu cầu sử dụng Qua kết quả phân tích của Viện Địa lí Error! Reference source not found. và so sánh với QCVN 08-MT: 2015/BTNMT [5] có thể nhận xét nguồn nước mặt trên đảo có giá trị các thông số chất lượng nước nằm trong giới hạn A2 trừ các mương nhận nước thải sinh hoạt. So sánh kết quả đo đạc phân tích với QCVN 02:2009/BYT [6] có thể thấy có 6 mẫu trong đó có 4 mẫu nước suối có độ đục vượt quá giới hạn II vì vậy không nên sử dụng trực tiếp nguồn nước mặt phục vụ sinh hoạt. Nước ở cửa suối 152 đổ ra Bãi Ngự có hàm lượng COD lớn hơn giới hạn cho phép theo QCVN 10-MT: 2015/BTNMT [7] của nước vùng bãi tắm và thể thao dưới nước. Nước dưới đất đảo Thổ Chu nhìn chung có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn dùng làm nguồn cấp phục vụ cho mục đích ăn uống sinh hoạt theo QCVN 02:2009/BYT nhưng nếu dùng cho ăn uống, sinh hoạt mà không qua xử lí thì theo QCVN 02: 2009/BYT của Bộ Y tế cả 10 mẫu nước dưới đất ở đảo Thổ Chu đều có hàm lượng COD cao hơn tiêu chuẩn cho phép (COD > 4 mg/l) [1]. Về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tuy có nhiều chuyển biến tích cực trong nhân dân nhưng một số hộ dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh như khu vực chế biến mực, khu vực chợ tạm và một số đoạn dọc theo dòng suối, bãi biển vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi, thải chất thải trong sản xuất chưa qua xử lí vào môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. 3. Kết luận Chế độ khí hậu ở đảo Thổ Chu là chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình chịu ảnh hưởng của biển, nóng quanh năm nhưng điều hoà và ít biến động trong năm cũng như trong ngày. Lượng mưa phong phú, bức xạ dồi dào, nhiều nắng. Khí hậu ở đây nhìn chung cả khá thuận lợi cho đời sống con người; các hoạt động tham quan du lịch tiến hành thuận lợi nhất vào thời kì từ tháng XII - IV, thời kì còn lại trong mùa mưa vẫn có thể tiến hành tham quan du lịch được nhưng ít thuận lợi hơn. Vì vậy nếu muốn phát triển du lịch Thổ Chu rất cần chú ý đến điều kiện này. Hòn Thổ Chu lớn nhất, diện tích 1.240,2 ha, là trung tâm hành chính hiện tại và trong tương lai. Các hòn đảo khác là: Hòn Nhạn, Hòn Khô, Hòn Xanh, Hòn Cái Bàn, Đá Bạc diện tích nhỏ, thiếu nước ngọt nên không thể bố trí dân cư sinh sống. Riêng các đảo Hòn Từ, Hòn Cao không những có thể bố trí dân cư sinh sống mà còn có thể phát triển du lịch biển. Hiện nay, phát triển kinh tế trên đảo Thổ Chu chưa cao, do vậy việc sử dụng nguồn nước trên đảo chủ yếu là nước ngầm tầng nông và nước mưa cho các đối tượng sử dụng nước sinh hoạt, tưới, chăn nuôi, trước mắt tương đối thoả mãn. Tiềm năng về trữ lượng nước ngọt trên đảo sơ bộ đã được đánh giá, hoàn toàn có thể đáp ứng được cho các đối tượng dùng nước theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên đảo đến năm 2030. Tuy nhiên, phải có các biện pháp khai thác nước ngầm, nước mặt cụ thể để sử dụng tối đa được trữ lượng nguồn nước như đào giếng sử dụng nước ngầm cần chú trọng xây các bồn chứa nước để khai thác tận dụng nguồn nước mặt trên sông suối, đặc biệt là ở những khu vực trên cao dự kiến sẽ di dời bộ đội lên. Để làm tốt được công việc này, ngay từ bây giờ phải tiến hành việc khảo sát quan trắc các đặc trưng yếu tố thủy văn kể cả lượng và chất trên các nguồn suối trên đảo theo mùa nhằm định lượng chính xác về trữ lượng nguồn nước ngọt có thể khai thác. Với ưu thế hiện nay là lớp phủ rừng còn khá tốt, để tạo điều kiện giữ ẩm tăng cường nguồn nước ngọt quý báu cho đảo cần có chính sách nghiêm ngặt bảo vệ lớp phủ thực vật. Qua kết quả nghiên Phan Thị Thanh Hằng 212 cứu cũng cho thấy việc sử dụng trực tiếp nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt cũng cần được xem xét. Cần chú ý giữ gìn bảo vệ chất lượng nước đảo và giảm ô nhiễm môi trường nước bằng cách đầu tư xây dựng trạm xử lí nước thải và tiến hành thu gom xử lí rác thải sinh hoạt. Các khu chế biến hải sản bắt buộc phải xử lí nước thải trước khi xả ra môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Thị Thanh Hằng và nnk, 2015. Báo cáo Tổng kết đảo Thổ Chu. Thuộc dự án Điều tra, đánh giá đa dạng cảnh quan một số đảo và cụm đảo lớn quan trọng. [2] Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh và nnk, 1979. Địa lí du lịch. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. [3] Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2016. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. [4] Bộ Xây dựng. 2008. QCXDVN 01: 2008/BXD. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Quy hoạch xây dựng. [5] Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2015. QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về Chất lượng nước mặt. [6] Bộ Y Tế. 2009. QCVN 02:2009/BYT. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. [7] Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2015. QCVN 10-MT: 2015/BTNMT. Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về Chất lượng nước biển. ABSTRACT Assessment of climate and water resources on Tho Chu island for socio-economic development and national security ensure Phan Thi Thanh Hang Department of Sur