Đánh giá thực trạng một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cử nhân quản lý giáo dục hệ vừa làm vừa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt. Trường ĐHSPHN là một địa chỉ đào tạo cử nhân QLGD có uy tín trong cả nước. Các khoá học đào tạo cử nhân QLGD hệ vừa học vừa làm của trường ĐHSP Hà Nội bắt đầu được mở từ năm 1998, đến nay trường ĐHSPHN đã liên kết với gần 30 tỉnh thành trong cả nước để đào tạo trình độ cử nhân chuyên ngành này. Từ đó đến nay, nhà trường không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý trong ngành giáo dục. Nghiên cứu tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình đào tạo cử nhân QLGD hệ vừa làm vừa học của trường ĐHSPHN, đó là: đội ngũ giảng viên, người học, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức đào tạo, công tác quản lý đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất. . . Kết quả điều tra thực trạng là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành này

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 79 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cử nhân quản lý giáo dục hệ vừa làm vừa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 4, pp. 96-101 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN QUẢN LÝ GIÁO DỤC HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Nguyễn Thị Yến Phương Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: nguyenyenphuong@live.com Tóm tắt. Trường ĐHSPHN là một địa chỉ đào tạo cử nhân QLGD có uy tín trong cả nước. Các khoá học đào tạo cử nhân QLGD hệ vừa học vừa làm của trường ĐHSP Hà Nội bắt đầu được mở từ năm 1998, đến nay trường ĐHSPHN đã liên kết với gần 30 tỉnh thành trong cả nước để đào tạo trình độ cử nhân chuyên ngành này. Từ đó đến nay, nhà trường không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý trong ngành giáo dục. Nghiên cứu tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình đào tạo cử nhân QLGD hệ vừa làm vừa học của trường ĐHSPHN, đó là: đội ngũ giảng viên, người học, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức đào tạo, công tác quản lý đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất. . . Kết quả điều tra thực trạng là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành này. 1. Đặt vấn đề Các khoá học đào tạo cử nhân QLGD hệ vừa làm vừa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSP HN) bắt đầu được mở từ năm 1998, đến nay trường ĐHSP HN đã liên kết với gần 30 tỉnh thành trong cả nước để đào tạo trình độ cử nhân chuyên ngành này. Trong quá trình này, nhà trường không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý trong ngành giáo dục. Quá trình đào tạo cử nhân QLGD hệ vừa làm vừa học của trường ĐHSP HN chịu sự tác động của rất nhiều các yếu tố khách quan và chủ quan. Nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến quá trình đào tạo chuyên ngành này sẽ là một trong các cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong lĩnh vực QLGD. Tìm hiểu thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo chuyên ngành này của nhà trường, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của 500 học viên đang 96 Đánh giá thực trạng một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cử nhân... tham gia học kỳ cuối của khoá học cử nhân QLGD hệ vừa làm vừa học của nhà trường tại Bắc Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Yên, Sài Gòn trong năm học 2009-2010 và đưa ra những tổng hợp, nghiên cứu. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đội ngũ giảng viên Xu thế đổi mới giáo dục trong xã hội hiện đại đang đặt ra những yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với người giáo viên nói chung và người giảng viên giảng dạy trong chuyên ngành QLGD nói riêng. Cụ thể: - Giáo viên phải là một cán bộ khoa học, nắm vững các phương pháp khoa học tiên tiến về giảng dạy và giáo dục, sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học, thường xuyên rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. . . để thích ứng và góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội. Theo quan điểm dạy học mới, vị thế, vai trò của người giáo viên cũng đang được chuyển dần từ người truyền đạt tri thức trở thành người tổ chức, hướng dẫn, trọng tài, cố vấn cho người học tiến hành các hoạt động học để đạt mục đích giáo dục đặt ra. Như vậy vai trò của người giảng viên là tổ chức quá trình nhận thức của người học. - Với đối tượng người học đã có trình độ đào tạo nhất định và kinh nghiệm thực tiễn QLGD, giảng viên tham gia đào tạo lĩnh vực này cần phải có trình độ chuyên môn sâu, rộng về lý luận và thực tiễn QLGD, có phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú mới có thể đáp ứng được yêu cầu giảng dạy ở chuyên ngành này. * Điều tra về tính tích cực giảng dạy của giảng viên qua sự đánh giá của người học, kết quả khảo sát cho thấy: 76,5% số học viên đánh giá các giảng viên rất tích cực trong quá trình tham gia giảng dạy; 21,3% số học viên đánh giá các giảng viên đạt mức độ tích cực; 2,2% số học viên đánh giá mức độ tham gia của giảng viên trong quá trình lên lớp ở mức độ bình thường. * Đánh giá của học viên về mức độ sẵn sàng giúp đỡ của giảng viên trong quá trình hướng dẫn học: 65,2% số học viên đánh giá các giảng viên đã giúp đỡ học viên trong quá trình học với trách nhiệm rất cao; 30,9% số học viên đánh giá các giảng viên đã giúp đỡ học viên trong quá trình học với trách nhiệm cao; 3,9% số học viên đánh giá giảng viên về vấn đề này ở mức độ bình thường. Bảng 1. Đánh giá trình độ giảng viên so với yêu cầu của nội dung chương trình đào tạo Đáp ứng Bình thường Không đáp ứngTiêu chí đánh giá tốt yêu cầu yêu cầu SL % SL % SL % Trình độ chuyên môn 488 97,6 12 2,4 0 0 Kinh nghiệm thực tế 442 88,3 58 11,7 0 0 * Kết quả bảng 1 cho thấy đánh giá của học viên về trình độ của giảng viên so với yêu cầu của chương trình đào tạo: Đa số (97,6%) học viên đánh giá các giảng 97 Nguyễn Thị Yến Phương viên đáp ứng tốt yêu cầu về trình độ chuyên môn; chỉ một số ít (2,4%) học viên đánh giá giảng viên có trình độ chuyên môn chưa sâu; Có sự chênh giữa 88,3% số học viên đánh giá các giảng viên đáp ứng tốt yêu cầu về kinh nghiệm thực tiễn; 11,7% số học viên đánh giá giảng viên đạt trình độ bình thường về kinh nghiệm thực tiễn. * Đánh giá của học viên khẳng định chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường đã đáp ứng tương đối tốt yêu cầu đào tạo của chuyên ngành. Mặc dù vậy, cũng như tất cả các ngành nghề khác trong xã hội, giảng viên tham gia giảng dạy cử nhân chuyên ngành QLGD ở nhiều độ tuổivà trình độ không đồng đều. Một bộ phận trong số họ là những giảng viên trẻ mới tham gia giảng dạy nên dù sao họ cũng chưa thể tích luỹ được nhiều tri thức thực tiễn QLGD hoặc là những cán bộ trình độ chuyên môn còn hạn chế nên có 11,7% số học viên đánh giá giảng viên đạt trình độ bình thường về kinh nghiệm thực tiễn. Đây là một căn cứ thực tế để nhà trường tiếp tục nâng cao trình độ và lựa chọn giảng viên tham gia giảng dạy chuyên ngành này. 2.2. Người học Trong xã hội hiện đại, với xu thế học suốt đời, người học đóng vai trò chủ động (tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo) trong quá trình giáo dục. Người học tham gia vào quá trình giáo dục không phải do yếu tố khách quan bên ngoài thúc đẩy mà do nhu cầu, động cơ bên trong thôi thúc. Theo bốn trụ cột giáo dục mà UNESCO đưa ra để xây dựng xã hội học tập thì người học nhập cuộc vào hoạt động học để biết, để làm, để cùng chung sống và học để làm người. Vì thế, người học có vai trò quyết định trực tiếp chất lượng quá trình đào tạo. Đối tượng người học tham gia khoá học cử nhân QLGD đều là những người đã, đang hoặc sắp tham gia công tác QLGD tại một nhà trường, cơ sở giáo dục hoặc cơ quan quản lý giáo dục các cấp nên họ đa phần đều có kinh nghiệm thực tiễn nhất định trong công tác vì thế tính thực tế trong công việc và trong học tập của đối tượng người học cử nhân QLGD rất cao. Tuổi đời của học viên từ gần 30 đến trên 50 nên trình độ nhận thức và kinh nghiệm thực tiễn của họ không đồng đều. Họ đều đã có trình độ cao đẳng hoặc đại học một chuyên ngành nhất định nên đã có một nền kiến thức cơ bản. Đặc điểm đặc trưng này làm ảnh hưởng nhất định đến quá trình đào tạo của hệ. Vì thế, đáp ứng được yêu cầu đào tạo chất lượng cao cho đối tượng người học ở chuyên ngành này gặp nhiều khó khăn hơn so với các lĩnh vực khác. 2.3. Phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học Học viên tham gia khoá học cử nhân QLGD có đặc điểm riêng rất đặc trưng đó là họ đã có tri thức thực tiễn khá phong phú khi tham gia khóa học vì thế việc sử dụng phương pháp dạy học như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo của hệ này. Phương pháp dạy học đối với học viên tham gia khoá học cử nhân QLGD là phải làm thế nào khai thác được vốn kinh nghiệm đã có của người học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, chú trọng phát huy năng lực thực hành, năng lực phát hiện, giải quyết tốt các vấn đề, các tình huống nảy sinh trong thực tiễn công tác giáo dục nói chung và công tác QLGD nói riêng. 98 Đánh giá thực trạng một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cử nhân... Bảng 2. Đánh giá mức độ sử dụng các phương pháp trong quá trình dạy học Phương pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờSL % SL % SL % Thuyết trình 500 100 0 0 0 0 Vấn đáp 500 100 0 0 0 0 Trực quan 0 0 86 17,3 414 82,7 Thảo luận 116 23,1 310 62 74 14,9 Luyện tập 390 78 110 22 0 0 Nghiên cứu SGK và TLTK 500 100 0 0 0 0 * Kết quả bảng 2 cho thấy các giảng viên đã vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Phương pháp dạy học chủ yếu được các giảng viên sử dụng là thuyết trình, vấn đáp, luyện tập, sử dụng SGK và TLTK, các phương pháp giảng viên đang sử dụng tương đối phù hợp với người học thuộc chuyên ngành này. Với hệ thống phương pháp đã sử dụng, giảng viên đã giúp người học lĩnh hội tri thức mới trên cơ sở những cái họ đã có, giúp họ hình thành kỹ năng cần thiết và phát triển khả năng tự học. Phương pháp thảo luận nhóm, trực quan ít được sử dụng vì lý do về đội ngũ giảng viên, thời gian đào tạo, tài liệu học tập và điều kiện cơ sở vật chất cho việc đào tạo các hệ này chưa đáp ứng được yêu cầu của việc thực hiện phương pháp. *Hình thức tổ chức dạy học chủ yếu giảng viên sử dụng là hình thức dạy học toàn lớp (100%); hình thức dạy học theo nhóm thỉnh thoảng được giảng viên áp dụng (22,5%); hình thức dạy học cá nhân được giảng viên sử dụng khi hướng dẫn học viên làm bài tập tốt nghiệp còn trong quá trình giảng dạy các học phần khác giảng viên không sử dụng hình thức dạy học này. Thực trạng này cho thấy giảng viên vẫn chủ yếu tập trung vào việc truyền thụ tri thức môn học mà chưa chú trọng nhiều đến việc luyện tập để hình thành hệ thống kỹ năng cho người học. Nguyên nhân là do hầu hết các lớp dạy có số học viên tương đối đông, điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu phương tiện dạy học cần thiết. . . do đó giảng viên khó áp dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực. 2.4. Phương tiện dạy học và điều kiện cơ sở vật chất * Phương tiện dạy học chủ yếu mà giảng viên sử dụng vẫn là phấn bảng, các phương tiện hiện đại chưa được sử dụng thường xuyên vì điều kiện khó khăn của cơ sở liên kết đào tạo, một số lượng giảng viên nhất định cũng chưa thiết kế giáo án điện tử cho toàn bộ nội dung môn học mình đảm nhận vì thế máy chiếu chỉ được một số ít giảng viên sử dụng (18% giảng viên thường xuyên sử dụng máy chiếu, 48% giảng viên thỉnh thoảng sử dụng) trong việc đào tạo chuyên ngành này ở hệ vừa làm vừa học. * Về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: Cơ sở vật chất chủ yếu các cơ sở liên kết đã chuẩn bị: hệ thống phòng học đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh học đường, có trang thiết bị âm thanh hỗ trợ hoạt động giảng dạy của giảng viên. Phương tiện dạy học như máy chiếu thì chỉ một số cơ sở có điều kiện trang bị vì thế giảng viên ít có điều kiện sử dụng trang thiết bị để nâng cao chất lượng dạy học. 99 Nguyễn Thị Yến Phương 2.5. Tài liệu học tập Giáo trình, tài liệu của chương trình cử nhân QLGD phản ánh nội dung, chương trình đào tạo chuyên ngành QLGD ở trình độ cử nhân hệ vừa làm vừa học. Nội dung giáo trình bao gồm toàn bộ những kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao, cấu trúc hợp lý giữa tri thức lí thuyết và bài tập thực hành, có hệ thống câu hỏi ôn tập và có đáp án gợi ý sau mỗi chương. Giáo trình, tài liệu được thiết kế theo các học phần đảm bảo tính khoa học, tính logic để người học có thể được sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau: tự học, học từ xa, học theo nhóm. . . Đến năm 2006, tất cả các học phần trong chương trình cử nhân QLGD đã có tài liệu cho đối tượng người học ở hệ vừa làm vừa học. Học viên đánh giá các tài liệu học tập đã đáp ứng tương đối tốt yêu cầu của kiến thức môn học. Tuy nhiên cho đến thời điểm này chưa có tài liệu nào được chỉnh sửa, bổ sung. - 95,2% số học viên đề nghị ngoài giáo trình môn học cần cung cấp thêm cho họ tài liệu tham khảo của các học phần vì một số thông tin trong giáo trình đã lạc hậu phải cập nhật thông tin mới; mặc dù giảng viên đã cung cấp tên các tài liệu nhưng họ vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các tài liệu đó, đặc biệt là đối với đối tượng người học ở xa trung tâm, thành phố lớn. Tài liệu học tập nên cung cấp cho học viên trước khi họ tham gia học học phần để họ có thời gian nghiên cứu trước khi đến lớp, đảm bảo cho việc lĩnh hội tri thức trên lớp thuận lợi hơn. 2.6. Tổ chức quá trình đào tạo Trường ĐHSP HN đã lên kế hoạch phối hợp chi tiết, cụ thể với cơ sở liên kết đào tạo. Khảo sát thực trạng về vấn đề này chúng tôi nhận thấy: + Vấn đề thông tin: 91,2% số học viên khẳng định họ đã nhận được các thông tin kịp thời và đầy đủ về các vấn đề liên quan đến khoá học, 8,8% còn lại khẳng định họ không nhận được đầy đủ và kịp thời các thông tin về khoá học. Nguyên nhân của thực trạng này là do: kế hoạch có sự thay đổi đột xuất trong thời gian quá ngắn nên thông báo không đến kịp với tất cả học viên, hoặc là do nội dung thông báo không đầy đủ các vấn đề cần thiết, hoặc là người học ở xa các trung tâm, thành phố lớn, điều kiện liên lạc không thuận lợi vì thế khi thông tin đến nơi thì một số kế hoạch của khóa học đã được triển khai. + Lịch học: 83,5% học viên đánh giá thời gian bố trí lịch học như hiện nay là hợp lý vì thực tế trường ĐHSP HN căn cứ vào kế hoạch của địa phương để sắp xếp lịch trình giảng dạy. Tỷ lệ 16,5% học viên cho là chưa hợp lý đó là một số trường hợp có sự thay đổi hoặc là từ cơ sở đào tạo, hoặc là từ cơ sở liên kết dẫn đến kế hoạch học tập có sự thay đổi chút ít so với dự kiến ban đầu. + Lịch ôn tập và thi: 66,2% số học viên khẳng định là kế hoạch thi được bố trí hợp lý, 33,8% số học cho rằng lịch thi bố trí chưa thực sự hợp lý. Học viên đề nghị được thi ngay sau mỗi đợt học để thuận lợi về mặt thời gian và phù hợp với đặc điểm của nhận thức của họ + Quản lý học viên: Cơ sở liên kết đã có các biện pháp quản lý giờ dạy của giảng viên và học viên như có sổ theo dõi tiến trình giảng dạy, điểm danh học viên thường xuyên. 100 Đánh giá thực trạng một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cử nhân... 3. Kết luận Từ kết quả điều tra thực trạng cho thấy quá trình đào tạo cử nhân QLGD của trường ĐHSP HN đã được đảm bảo nhờ một số yếu tố: Đội ngũ giảng viên đã đáp ứng yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; Có đủ giáo trình cho các học phần trong chương trình; Có sự liên kết khá chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở liên kết trong các khâu của quá trình đào tạo. Tuy nhiên còn một số vấn đề tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo chuyên ngành này: Đội ngũ giảng viên chưa thực sự đồng đều về trình độ, kinh nghiệm thực tiễn; Công tác tổ chức đào tạo còn một số vấn đề nảy sinh chưa được giải quyết triệt để (thay đổi kế hoạch so với dự kiến: thông tin, tài liệu có lúc chưa kịp thời. . . ); Kế hoạch học và thi chưa thực sự hợp lý; Tài liệu học tập chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng kiến thức của người học; Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế. Kết quả khảo sát thực trạng một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo cử nhân QLGD hệ vừa làm vừa học là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hệ đào tạo này của trường ĐHSP HN. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Quốc Bảo, 2003. Đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục đào tạo: Vấn đề và giải pháp (tr. 165-174). Kỷ yếu hội thảo khoa học "Đào tạo nhân lực phục vụ CNH - HĐH đất nước", Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KX 05, Đề tài KX 05 - 10. [2] Đào tạo cán bộ quản lí - kinh nghiệm và triển vọng (tài liệu tham khảo nội bộ). Viện khoa học Giáo dục, Hà Nội. [3] Nguyễn Minh Đường (chủ biên), 1996. Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới. Viện khoa học Giáo dục, Hà Nội. [4] Hà Sĩ Hồ, 1997. Cần thực sự coi trọng đào tạo cán bộ quản lí giáo dục. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 5. ABSTRACT Actual situation of a number of factors affecting the quality of part-time Bachelor training systems specializing in Education Management at Ha Noi National University of Education Ha Noi National university of Education is a prestigious training place in the field of educational management all over the country. The part-time Educational management of Bachelor training courses was first opened in 1998, so far Ha Noi National university of Education has links with nearly 30 provinces and cities nationwide to train in this major. Since then, the university is constantly expanding dimentions and improving the training quality of the Major to meet the requirements for improving the management staff in the education sector. The study focuses on surveys and evaluates the status of several factors affecting the quality of the part-time Bachelor training process specializing in Educational Management at the Ha Noi National University of Education, they are: lecturers, students, methodol- ogy, means, training organization, training management, facilities and conditions,etc. The results of the status of the part time bachelor training study specializing in Educational management is an important practical basis for solutions proposed to improve the quality of this major training. 101
Tài liệu liên quan