Tóm tắt
Bắc Bình là một huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận, tại khu vực này, hoang
mạc hóa ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra tổng diện tích đất bị thoái hóa là 65282 ha, chiếm 35,76% diện tích tự nhiên.
Hiện nay, Bắc Bình có cả hạn khí tượng, hạn nông nghiệp và hạn thủy văn, trong đó
nghiêm trọng nhất là hạn nông nghiệp (74,7% tổng diện tích tự nhiên với khoảng
136294 ha); Bắc Bình hiện có 3 dạng hoang mạc hóa:hoang mạc cát (34188 ha
chiếm 18,73% diện tích tự nhiên), hoang mạc đất cằn (diện tích 41485 ha, chiếm
22,73%), hoang mạc đá (889 ha, chiếm 0,49%). 5 giải pháp được đề xuất nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu tại
huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp sử dụng hợp lý đất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 65
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP
LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TẠI HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH BÌNH THUẬN
Nguyễn Ngọc Hồng
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Tóm tắt
Bắc Bình là một huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận, tại khu vực này, hoang
mạc hóa ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra tổng diện tích đất bị thoái hóa là 65282 ha, chiếm 35,76% diện tích tự nhiên.
Hiện nay, Bắc Bình có cả hạn khí tượng, hạn nông nghiệp và hạn thủy văn, trong đó
nghiêm trọng nhất là hạn nông nghiệp (74,7% tổng diện tích tự nhiên với khoảng
136294 ha); Bắc Bình hiện có 3 dạng hoang mạc hóa:hoang mạc cát (34188 ha
chiếm 18,73% diện tích tự nhiên), hoang mạc đất cằn (diện tích 41485 ha, chiếm
22,73%), hoang mạc đá (889 ha, chiếm 0,49%). 5 giải pháp được đề xuất nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu tại
huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Từ khóa: Đất nông nghiệp, biến đổi khí hậu, hoang mạc hóa, Bắc Bình.
Assessment of current status and solutions for suitable usage of agricultural
land in the context of climate change in Bac Binh district, Binh Thuan province
Abstact
Bac Binh is a mountainous district of Binh Thuan province. The district
agricultural land has been heavily infl uenced by desertifi cation. Research results
show that total degraded land area is 65,282 ha accounting for 35.76% of the natural
land area. Bac Binh currently has meteorological, agricultural and hydrological
droughts, of which the most serious one is agricultural dought (136,294 ha,
accounting for 74.7% of the total natural area). Bac Binh currently has three types
of desertifi cation: 34,188 hectares of sand desertifi cation accounting for 18.73% of
natural area; 41,485 hectares of poor land desertifi cation accounting for 22.73% of
natural area; and 889 ha of rocky desertifi cation accounting for 0.49% of the natural
area. Five solutions were proposed to improve agricultural land use effi ciency in
the context of climate change in Bac Binh district, Binh Thuan province.
Keywords: Agricultural Land; Climate Change; Desertifi cation; Bac Binh.
1. Đặt vấn đề
Tỉnh Bình Thuận thuộc vùng bán
khô hạn, có khí hậu khắc nghiệt, sông
suối ngắn dốc, lòng sông hẹp nên thường
khô cạn vào mùa khô và lũ lên nhanh
vào mùa mưa. Riêng tại Bắc Bình, một
trong hai huyện của tỉnh Bình Thuận
có nguy cơ suy thoái đất và hoang mạc
hóa hàng đầu ở khu vực Duyên hải Nam
Trung bộ (huyện còn lại là Tuy Phong),
mà tác nhân chính gây ra là do hạn hán
[1]. Với đặc điểm khí hậu và địa hình tự
nhiên đã làm cho huyện Bắc Bình khô
nóng quanh năm, hình thành nên chế độ
khí hậu bán khô hạn và trở thành một
trong những vùng khô hạn nhất nước.
Biến đổi khí hậu làm gia tăng nhiệt
độ, số đợt hạn hán. Trong 5 năm gần
đây, sản xuất nông nghiệp của huyện
liên tục phải đối phó với tình trạng hạn
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201766
hán gay gắt trong vụ đông xuân, nhất
là từ đầu năm 2012 một số địa phương
trong huyện đang đối mặt với nguy cơ
hạn hán (không có nước sản xuất, thiếu
nước sạch trong sinh hoạt kéo dài); dịch
bệnh trên cây trồng xuất hiện nhiều nơi
nhất là cây lúa. Biến đổi khí hậu làm
khô hạn, hoang mạc hóa, cát nhảy, cát
baygây thiệt hại không nhỏ đến sản
xuất. Vào mùa khô gió mùa Đông Bắc
thổi mạnh thường xuyên, kéo theo cát,
bụi bay trong không trung và trên bề
mặt đất từ biển vào bên trong đất liền,
đã tràn lấp lên những khu vực canh tác,
các khu dân cư tập trung hoặc tạo lên
những cồn cát mới,... điển hình tại các
địa phương vùng ven biển, đặc biệt tại
các xã Hòa Thắng, Hồng Phong. Là
một huyện thuần nông (lao động nông
nghiệp chiếm tới trên 85% tổng số lao
động) nên sản xuất nông nghiệp phụ
thuộc khá nhiều vào điều kiện khí hậu.
Biến đổi khí hậu là một trong những yếu
tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến
sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương
thể hiện ở lượng nước mưa và nhiệt và
ảnh hưởng gián tiếp thông qua sinh vật.
Biến đổi khí hậu gây rối loạn chế độ
mưa, nguy cơ nắng nóng và bão lũ bất
thường nhiều hơn, làm cho sạt lở đất,
xói mòn, khô hạn, thoái hóa nhiều hơn.
Vì vậy, đánh giá tác động của biến đổi
khí hậu và nghiên cứu đưa ra các giải
pháp sử dụng đất nông nghiệp thích ứng
với biến đổi khí hậu là một trong những
việc làm cấp bách cần thực hiện tại Bắc
Bình.
2. Phương pháp và khu vực
nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực địa:
Trong quá trình thực hiện nhóm tác
giả tiến hành điều tra thực địa tại huyện
Bắc Bình nhằm mục đích tổng quan đặc
điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và thực
trạng phân bố các dạng hoang mạc, thực
trạng phân bố sản xuất nông nghiệp
và thu thập nhiều nguồn tài liệu từ địa
phương như: Hiện trạng sử dụng đất các
năm 2005, 2016; tiềm năng đất đai; quy
hoạch sử dụng đất, khí tượng thủy văn;
các yếu tố biến đổi khí hậu ảnh hưởng
đến sử dụng đất nông nghiệp tại Ủy ban
Nhân dân và Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Bắc Bình.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Điều tra xã hội học về thực trạng
và biến động sản xuất nông nghiệp (sử
dụng đất nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ,
năng suất cây trồng tập trung ở các xã:
Hồng Phong, Hòa Thắng, thị trấn Chợ
Lầu, Sông Binh, Sông Lũy, thị trấn
Lương Sơn bằng hình thức phỏng vấn
trực tiếp 100 phiếu điều tra để làm rõ
thêm về nguồn gây tác động và các tác
động chính của biến đổi khí hậu đến
thực trạng sử dụng đất và quy hoạch sử
dụng đất; trong đó có 20 phiếu hỏi cán
bộ cấp huyện làm công tác khí tượng
thủy văn biến đổi khí hậu, công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình
Thuận, 80 phiếu cán bộ cấp huyện (10
phiếu), cấp xã (20 phiếu) và người dân
(50 phiếu) đã chịu ảnh hưởng trực tiếp
của khô hạn và hoang mạc hóa. Số liệu
được nhập và xử lý dữ liệu bằng phần
mềm SPSS 20.0.
- Phương pháp bản đồ và GIS: Ứng
dụng GIS trong biên tập bản đồ trên cơ
sở kế thừa dữ liệu của Đề tài Nghị định
thư Việt Bỉ [3], Đề tài cấp Nhà nước
KHCN - 07 - 01 phù hợp với những mục
đích và mục tiêu nghiên cứu, 4 sơ đồ đã
được nhóm tác giả biên tập nội dung,
hình thức thể hiện đó là: Sơ đồ hạn khí
tượng trung bình năm giai đoạn 1980
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 67
- 2016; Sơ đồ hạn nông nghiệp trung
bình năm giai đoạn 1980 - 2016; Sơ đồ
thoái hóa đất; Sơ đồ hiện trạng hoang
mạc tại huyện Bắc Bình qua phần mềm
MicroStation V8i và ArcView 10.3.
- Phương pháp thu thập, xử lý và
phân tích tài liệu: Là một phương pháp
cơ bản, nền tảng cho các phương pháp
nghiên cứu khác, phương pháp thu thập,
xử lý và phân tích tài liệu đã trở thành
phương pháp nghiên cứu chính. Dưới
sự hỗ trợ của các công cụ nghiên cứu,
phương pháp thu thập, xử lý và phân
tích tài liệu được sử dụng ở tất cả các
khâu của kết quả nghiên cứu.
2.2. Khu vực nghiên cứu
Bắc Bình là huyện miền núi của
tỉnh Bình Thuận có tổng diện tích tự
nhiên 1.825,33 km2 với 18 đơn vị hành
chính cấp xã. Địa hình của huyện Bắc
Bình khá phức tạp, với vùng đồng bằng
nhỏ nằm kẹp giữa các dãy núi ở phía
Bắc, Tây Bắc và các cồn cát ở phía
Đông Nam tạo thành lòng chảo.
Đất huyện Bắc Bình rất đa dạng với
các loại đất chính sau:
+ Đất cồn cát ven biển: Với diện
tích 57.043,9 ha (30,9 %) phân bố dọc
ven biển, nhiều nhất ở các xã Hồng
Phong, Hòa Thắng, Hồng Thái, thị trấn
Chợ Lầu, Phan Rí Thành, Bình Tân. Đất
có thành phần cơ giới nhẹ, giữ nước
kém chỉ thích hợp trồng cây hoa màu và
cây rừng chắn gió cát.
+ Đất phù sa: Có diện tích 15.842,8
ha (8,6 %) phân bố chủ yếu ở vùng
đồng bằng thuộc các xã Sông Lũy, Phan
Thành, Hải Ninh, Phan Hiệp, Bình An.
Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình
đến nặng, thuận lợi trong sản xuất nông
nghiệp chủ yếu là lúa.
+ Đất xám: Với diện tích 101.821,9
ha (55,2%) đây là nhóm đất lớn nhất của
huyện, phân bố chủ yếu ở các xã miền
núi: Phan Lâm, Phan Điền, Phan Tiến,
Phan Sơn. Đất có thành phần cơ giới
nhẹ đến trung bình, hiện đất được dùng
trồng rừng, sản xuất nông nghiệp và cây
công nghiệp.
+ Đất đỏ xám nâu vùng bán khô
hạn: Với diện tích 1931,4 ha (1%), đây
là loại đất đặc trưng ở vùng khô hạn,
với diện tích không lớn phân bố ở xã
Phan Điền. Thành phần cơ giới thịt pha
sét, hiện đất được sử dụng vào mục đích
nông lâm nghiệp.
+ Đất nâu đỏ: Với diện tích 6.500
ha (3,5%), phân bố ở khu vực miền núi
các xã Phan Sơn, Sông Bình, một phần
ở xã Phan Điền. Đất có thành phần cơ
giới nặng, hàm lượng sét cao, nghèo lân
và Kali dễ tiêu, chua
Ngoài ra còn có các loại đất khác:
Đất mặn trung bình và ít (7,56 ha) chiếm
0,004% diện tích đất tự nhiên, đất tầng
mỏng (1.147,9 ha) chiếm 0,62% đất tự
nhiên, còn lại là sông suối, ao hồ [6].
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thực trạng hạn hán của
huyện Bắc Bình
- Hạn khí tượng
Theo Phạm Quang Vinh (2012)
hiện tượng hạn khí tượng xảy ra khá
phổ biến ở 2 cấp độ là bán ẩm và ẩm.
Khu vực bán ẩm khoảng 136.617 ha
(chiếm 74,8% tổng diện tích tự nhiên
toàn huyện) tập trung ở hầu hết các xã,
thị trấn; Khu vực ẩm nằm một phần diện
tích thuộc 3 xã đó là Phan Lâm, Phan
Sơn, Phan Tiên với diện tích khoảng
45.916 ha (chiếm 25,2% tổng diện tích
tự nhiên) [4].
Hiện tượng hạn khí tượng mùa
khô xảy ra ở 2 cấp độ: Bán khô hạn và
khô hạn bán ẩm. Vùng bán hoang mạc
chiếm một phần diện tích lớn của huyện
(các xã thuộc phía Tây, giáp biển). Đây
chính là nguyên nhân hình thành các
hoang mạc đất cằn.
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201768
Hình 1: Sơ đồ hạn khí tượng trung bình
năm giai đoạn 1980 - 2016
Hình 2: Sơ đồ hạn nông nghiệp trung bình
năm giai đoạn 1980 - 2016
- Hạn nông nghiệp
Trên cơ sở kế thừa kết quả tính toán
chỉ số hạn nông nghiệp (MI) trong chuỗi
thời gian 1980 - 2016 cho tỉnh Bình
Thuận, đề tài đã biên tập, bổ sung BĐ
hạn nông nghiệp huyện Bắc Bình (hình
2) và thống kê diện tích phân loại mức
độ hạn nông nghiệp. Theo kết quả thống
kê trong giai đoạn 1980 - 2016 tại huyện
Bắc Bình vùng hạn đáng kể với diện tích
18.823 ha (chiếm 10,3% tổng diện tích tự
nhiên) tập trung ở các địa phương, đó là:
Một phần xã Phan Sơn, Sông Lũy, Phan
Tiền, Sông Bình, Bình Tân. Vùng hạn
nặng chiếm tới 74,7% tổng diện tích tự
nhiên (136 - 294 ha) phân bổ ở hầu hết
các xã, thị trấn trên toàn huyện. Khu vực
hạn nghiêm trọng với diện tích 27415 ha
(chiếm 15% tổng diện tích tự nhiên) tập
trung ở các địa phương như thị trấn Chợ
Lầu, Phan Điền, Phan Hòa, Hồng Thái,
Phan Hiệp, Phan Rí Thành, Hòa Thắng.
- Hạn thủy văn
Bắc Bình có 4 lưu vực sông, gồm
sông Lũy, sông Mao, sông Cà Giây, sông
Cà Tót. Tuy nhiên, đề tài chỉ sử dụng cơ
sở dữ liệu của 2 trạm sông Mao và trạm
Sông Lũy (sông Lũy) để tính toán các chỉ
số hạn thủy văn, bởi đây là hai trạm khá
tiêu biểu trên hai hệ thống sông lớn của
huyện Bắc Bình. Theo Trần Thục (2008)
chỉ số cấp nước mặt, tần suất xuất hiện
hạn ở sông Mao lớn hơn ở Sông Lũy,
song chủ yếu ở cấp độ hạn nhẹ và hạn
vừa. Theo tài liệu thống kê về thủy văn,
từ năm 1980 - 2016 Bắc Bình xảy ra hạn
nặng vào các năm 1983, 1987, 1995,
1997, 1998, 2005. Kết quả nghiên cứu
cho thấy chỉ số cấp nước mặt cho thấy
các năm 1983, 1998, 2005 hạn hán xảy
ra rất nặng, phù hợp với chỉ số hạn hán.
Bảng 1. Độ khắc nghiệt trung bình nhiều năm dựa theo chỉ số SWSI
giai đoạn 1980 - 2016
Trạm thủy văn Tháng hạn nhất
Tháng cuối mùa khô
hạn nhất (VIII)
Tỷ lệ % số năm xuất hiện
Hạn nhẹ Hạn vừa Hạn nặng
Sông Lũy -3,65 -1,03 6 4,5 3
Sông Mao -4,07 -1,92 22,2 22,2 4
Do đặc điểm địa hình là đồi núi
nên các sông thường ngắn và dốc dẫn
đến thoát nước nhanh, gây nên lũ lụt
vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô.
Hệ thống sông suối huyện Bắc Bình
chủ yếu thuộc hệ thống sông Luỹ, đây
là nguồn cung cấp nước chính cho sinh
hoạt và sản xuất của huyện.
3.2. Thực trạng hoang mạc hóa
tại huyện Bắc Bình
- Thoái hóa đất
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 69
Hiện tại, thoái hóa đất ở Bắc Bình
đang xảy ra với 2 cấp độ thoái hóa
chính: Thoái hóa trung bình (có sự xuất
hiện một vài dấu hiệu thoái hoá chưa tới
mức giới hạn) và thoái hóa nặng (xuất
hiện nhiều dấu hiệu thoái hoá ở mức độ
giới hạn ngặt nghèo đối với sinh thái cây
trồng, đất bị xói mòn trơ sỏi đá).
Qua nghiên cứu cho thấy tổng diện
tích đất bị thoái hóa là 65282 ha chiếm
35,76% diện tích toàn huyện. Đất thoái
hóa trung bình có khoảng 36718 ha
tương đương với 20,11%, phân bố chủ
yếu dưới trảng cây bụi, đất trồng cây
hàng năm. Đất thoái hóa nặng có diện
tích khoảng 28564 ha, chiếm 15,65%
diện tích toàn huyện, phân bố chủ yếu ở
các cồn cát, trảng cát dưới các trảng cỏ
và trên đất xói mòn trơ sỏi đá thuộc các
xã ven biển.
Hình 3:Sơ đồ thoái hóa đất tại huyện Bắc
Bình
Hình 4: Sơ đồ hiện trạng hoang mạc tại
huyện Bắc Bình
- Hoang mạc hóa
Biến đổi khí hậu đã tác động và làm
cho tình hình hoang mạc hóa trên địa bàn
huyện xảy ra ngày càng nghiêm trọng và
đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh
tế và đời sống sinh hoạt của người dân
địa phương. Theo kết quả nghiên cứu của
Phạm Châu Hoành (2007) [3], phân bố
của hoang mạc thể hiện quy luật sau:
+ Hoang mạc cát xuất hiện dọc ven
biển, hoang mạc đất cằn phổ biến ven
núi phía Tây, còn hoang mạc đá thường
thành các dải đâm ngay ra biển.
+ Hoang mạc đất cằn có nguồn gốc
nguyên sinh: Phân bố chủ yếu trong khu
vực có lượng mưa thấp < 800 mm/năm,
chỉ có 3 tháng mùa mưa, số tháng hạn 4
- 5 tháng và nhiệt độ trung bình >25 0C.
+ Hoang mạc đá: Được xác định
bởi trảng cây bụi thứ sinh rụng lá trên
các loại đất xói mòn trơ sỏi đá, đất xói
mòn trơ đá tảng, hoặc các loại đất xám
trên sườn bóc mòn lộ đá tảng. Ngoài
ra nó còn được xác định bởi các trảng
cây bụi rụng lá nhiệt đới có nguồn gốc
nguyên sinh trên các đất xói mòn trơ sỏi
đá, trơ đá tảng trên đồi núi sót.
Kết quả biên tập bản đồ cho thấy,
khu vực nghiên cứu tồn tại 3 dạng
hoang mạc, chiếm 41,94% diện tích đất
tự nhiên của Bắc Bình.
Hoang mạc cát 34.188 ha chiếm
18,73% diện tích tự nhiên, tập trung ở
ven biển, trong đó xã Hòa Thắng là địa
phương có nhiều hoang mạc cát nhất
(16495 ha). Hoang mạc cát phát triển trên
4 loại đất cát chính: Cát biển, cát trắng
vàng, cát trắng và cát đỏ. Hoang mạc cát
trắng vàng phong thành, phân bố dọc theo
bờ biển dưới dạng gò đồi cát cao từ 10
- 20 m đến 50 - 100 m. Loại hình hoang
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201770
mạc này hình thành do nguồn gốc phong
thành, đang có xu hướng lan rộng, sâu vào
nội địa dưới tác động của gió, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến canh tác nông nghiệp và
giao thông. Thảm thực vật nguyên sinh là
trảng cây bụi thường xanh chịu hạn trên
cát trắng vàng. Hoang mạc cát đỏ phong
thành gồm các cây bụi thứ sinh rụng lá,
hoặc các trảng cỏ chịu hạn trên đất cát nâu
vàng, nâu đỏ được thành tạo do gió. Trong
mùa khô hiện tượng di động của lớp cát
đỏ trên bề mặt khá rõ.
Hoang mạc đất cằn có diện tích
41485 ha, chiếm 22,73% diện tích tự
nhiên, phân bố ở một số địa phương như
Sông Lũy, Bình Tân, Sông Bình, Bình
An, Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Hòa.
Qua khảo sát cho thấy, hoang mạc đất
cằn phân bố chủ yếu trong khu vực có
nhịp điệu mưa mùa thu - đông, lượng
mưa thấp hơn 800 mm/năm, chỉ có 3
tháng mùa mưa, hạn 4 - 5 tháng và nhiệt
độ trung bình năm lớn hơn 25 0C hoặc
những nơi xuất hiện trảng cây bụi thứ
sinh rụng lá hoặc trảng cỏ thứ sinh chịu
hạn trên các loại đất xám, xám bạc màu,
đất cát đỏ trên các địa hình có nguồn gốc
khác nhau: Pediment, thềm phù sa cổ,
thềm biển cát đỏ. Thảm thực vật ở đây
thích ứng với điều kiện khô hạn có nguồn
gốc từ diễn thế thứ sinh nhân tác: Rừng
rậm rụng lá nhiệt đới, rừng thưa cây họ
dầu rụng lá nhiệt đới, rừng thưa nhiệt đới
rụng lá.
Bảng 3.2. Diện tích các loại hoang mạc ở huyện Bắc Bình năm 2016
Nhân tố Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Hoang mạc cát 34.188 18,73
Hoang mạc đá 889 0,49
Hoang mạc đất cằn 41.485 22,73
Tổng 76.563 41,94
% diện tích tự nhiên 41,94
3.3. Đề xuất giải pháp sử dụng đất
nông nghiệp dưới tác động của biến
đổi khí hậu tại huyện Bắc Bình
3.3.1. Đề xuất phát triển trồng cây
hàng năm
Tiếp tục đưa vào khai thác những
vùng có khả năng trồng cây hàng năm
sau khi hoàn thành các công trình thủy
lợi, dự kiến đến năm 2030 và xa hơn,
định hướng phát triển và sử dụng đất
trồng cây hàng năm của huyện như sau:
- Định hình và giữ ổn định diện tích
sản xuất lúa trên ruộng 2, 3 vụ khoảng
10500 ha (diện tích 3 vụ chiếm khoảng
40%). Hoàn thành các công trình thủy
lợi theo quy hoạch để phục vụ nhu cầu
tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp,
thâm canh nâng cao hệ số sử dụng đất
lúa từ 2,1 lần năm 2015 tăng lên 2,4 -
2,5 lần vào năm 2030. Hình thành các
vùng lúa trọng điểm, sản xuất lương
thực hàng hóa tập trung với diện tích
khoảng 8.000 ha (chiếm 80% diện tích
trồng lúa toàn huyện).
- Để thích ứng với điều kiện khô hạn,
nhiều loại cây được ưu tiên trồng trọt như:
Ngô, sắn, mè, đậu tương, lạc - những loài
cây dễ tính, có thể trồng được ở nhiều nơi,
phụ thuộc vào hướng chuyển đổi cơ cấu
mùa vụ của người dân và chính quyền
địa phương; bông - loài cây chịu hạn tốt
nhưng hiệu quả kinh tế thấp, thanh long -
loại cây trồng đặc sản mang lại nhiều giá
trị kinh tế và xã hội lại đã có quy hoạch
chi tiết đến năm 2020. Đối với những khu
vực đất phù sa chiếm ưu thế, đất có độ phì
ở mức trung bình như xã Hải Ninh, Phan
Thành hệ thống thủy lợi được đầu tư phát
triển có thể phát triển sản xuất cây ngắn
ngày và chăn nuôi quy mô lớn.
- Hình thành vùng đồng cỏ chăn
nuôi gia súc lớn ở vùng đồi cát ven biển
Đây là vùng có diện tích đất cát
lớn, trong đó đất cát trắng gồm một
phần phía Đông Hồng Thái, Hòa Thắng,
Hồng Phong là vùng cát trắng với các
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 71
đồi cát trắng liên tiếp độ cao từ 20m đến
50m, không có thảm phủ thực vật do thời
tiết khắc nghiệt, nắng nóng, ít mưa và
đang bị cát bay, cát nhảy nghiêm trọng
(Hòa Thắng). Trong khu vực này sản
xuất canh tác khó khăn do địa hình cao,
ít mưa, nước ngầm ít, sâu. Phương án
quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh
Bình Thuận đến 2020, hướng phát triển
là trồng rừng chống sa mạc hóa được
ưu tiên. Tuy nhiên, đến 2030, khi rừng
phòng hộ mở rộng, phủ xanh nhiều vùng
đất cát, phần nào cải tạo nhiều vùng đất
hoang hóa hướng phát triển các đồng cỏ
chăn nuôi bò, dê, cừu trên cơ sở có rừng
sẽ là khuyến nghị cho điều chỉnh quy
hoạch nông nghiệp của huyện.
- Đối với các loại cây hàng năm khác
cần ưu tiên hình thành và phát triển cây
bông vải khoảng 2000 - 3000 ha và được
bố trí trồng xen trên diện tích đất ruộng
lúa - màu chủ động tưới trong vụ Đông
xuân; đẩy mạnh sản xuất các loại cây đậu
đỗ, đậu phụng, mè, thuốc lá, dưa lấy hạt.
Theo phương án điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 của huyện Bắc
Bình đã được phê duyệt năm 2016, dự
kiến diện tích đất trồng cây hàng năm
của toàn huyện tập trung ở các xã, thị
trấn như: Chợ Lầu 205,96 ha, Phan Sơn
398,27 ha, Phan Lâm 819,66 ha, Bình An
303,48 ha, Phan Điền 54,20 ha, Hải Ninh
90,36 ha, Sông Lũy 662,10 ha, Phan Tiến
352,50 ha, Sông Bình 215,10 ha, Lương
Sơn 163,70 ha, Phan Hòa 77,73 ha, Phan
Thanh 54,06 ha, Hồng Thái 141,94 ha,
Phan Hiệp 32,73 ha, Bình Tân 732,81
ha, Phan Rí Thành 117,40 ha, Hòa Thắng
1357,76 ha, Hồng Phong 1009,07 ha [5].
3.3.2. Đề xuất phát triển và sử
dụng đất trồng cây lâu năm
Theo kết quả công bố quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 diện tích đất trồng
câ