Lời đầu tiênxin cho phép tôi chân thành cám ơn Khoa Du Lịch, Trường Đại
Học Hùng Vương Thành phốHồChí Minh đã tạo điều kiện tổchức buổi b ảo vệkhóa
luận tốt nghiệp này.
Tôixin được gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc nhất đ ến thầy giáo Tiến sĩ.
Trần Văn Thông -người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôitrong suốt quá trình
nghiên cứu và thực hiện đềtài này.
Trong quá trình học tập, triển khai nghiên cứu đềtài và nh ững gì đạt được hôm
nay, tôikhông thểquên được công lao giảng dạy và hướng dẫn của quýth ầy, cô giáo
Khoa Du Lịch, Trường Đại học Hùng Vương Thành phốHồChí Minh.
23 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển bền vững du lịch biển Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA DU LỊCH
Tóm tắt nội dung luận văn
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU
LỊCH BIỂN LĂNG CÔ, TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ
GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
SVTH : NGUYỄN THỊ DUY CƯỜNG
LỚP : 06DLHD
MSSV : 120600234
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên xin cho phép tôi chân thành cám ơn Khoa Du Lịch, Trường Đại
Học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tổ chức buổi bảo vệ khóa
luận tốt nghiệp này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc nhất đến thầy giáo Tiến sĩ.
Trần Văn Thông - người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Trong quá trình học tập, triển khai nghiên cứu đề tài và những gì đạt được hôm
nay, tôi không thể quên được công lao giảng dạy và hướng dẫn của quý thầy, cô giáo
Khoa Du Lịch, Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến quý cơ quan: Phòng Quy hoạch và Phát triển Du
lịch, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch, tỉnh Thừa Thiên Huế; Phòng Văn hóa – Thông
tin huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế; UBND Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế đã cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi khảo sát và
nghiên cứu đề tài.
Trên hết, tôi xin nói lên lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ đã sinh ra, chăm sóc,
nuôi dưỡng tôi trưởng thành hôm nay. Và tôi xin cảm ơn anh chị và bạn bè đã luôn ở
bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Dù đã có rất nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng
góp quý báu của quý thầy cô giáo và các bạn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn.
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ DUY CƯỜNG
Trang 4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................Trang 02
Mục lục .................................................................................................................. 03
DẪN NHẬP........................................................................................................... 04
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 04
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 05
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 05
.Mục tiêu của đề tài ........................................................................................... 05
.Nhiệm vụ của đề tài.......................................................................................... 05
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 05
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 05
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................... 06
1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 06
1.2. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững.................................................... 06
1.3. Khái niệm về phát triển du lịch biển bền vững............................................ 06
1.4. Vai trò của các bên liên quan đối với sự phát triển bền vững du lịch biển.... 06
1.5. Nguyên tắc quy hoạch du lịch ở vùng ven biển........................................... 06
1.6. Tác động của du lịch bền vững đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Thừa Thiên Huế...................................................................................................... 06
CHƯƠNG 2 – ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BIỂN LĂNG CÔ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ................................... 07
2.1. Tổng quan về tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................. 07
2.2. Đánh giá tiềm năng tài nguyên phát triển du lịch biển Lăng Cô ................. 08
2.3. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch biển Lăng Cô ................................... 10
2.4. Thực trạng phát triển bền vững du lịch biển và những vấn đề cần
quan tâm................................................................................................................. 12
2.5. Tiểu kết Chương 2 ...................................................................................... 13
CHƯƠNG 3 – ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN
LĂNG CÔ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ............................................................... 14
3.1. Cơ sở cho việc định hướng phát triển.......................................................... 14
3.2. Định hướng phát triển bền vững du lịch biển Lăng Cô, tỉnh
Thừa Thiên Huế...................................................................................................... 14
3.3. Các chỉ tiêu dự báo ..................................................................................... 15
3.4. Các giải pháp cụ thể.................................................................................... 15
3.5. Các kiến nghị.............................................................................................. 20
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 23
Trang 5
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt 40 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến
đáng khích lệ và hiện đã trở thành một ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong nền
kinh tế quốc dân. Việt Nam là một nước được thế giới biết đến với các danh lam thắng
cảnh nổi tiếng: Vịnh Hạ Long, Vịnh Lăng Cô, Phong Nha – Kẻ Bàng, Cố Đô Huế, Phố
Cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn,…Với tổng chiều dài đường biển trên đất liền là 3.260
km, hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển và trên 2773 đảo ven bờ cùng hàng loạt
các bãi tắm cát trắng trải dài từ Bắc chí Nam, Việt Nam đã thu hút được nhiều du
khách thập phương đến tham quan, nghỉ dưỡng. Du lịch biển đảo chiếm khoảng 70%
trong hoạt động của ngành du lịch Việt Nam và được xem là một trong 5 hướng đột
phá về phát triển kinh tế biển và ven biển. Dọc theo bờ biển có khoảng 125 bãi biển
thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, trong đó có 30 bãi biển đã được đầu
tư và khai thác. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển và du
lịch sinh thái như: Bãi Cháy – Hạ Long, Thiên Cầm – Hà Tĩnh, Cửa Lò – Nghệ An,
Lăng Cô – Thừa Thiên Huế, Nha Trang – Khánh Hòa, Vũng Tàu,…
Tuy nhiên việc khai thác các tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, bên cạnh
những tác động tích cực cũng dần bộc lộ những ảnh hưởng tiêu cực: vô tình đã góp
phần làm suy thoái chất lượng tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh thái, đe dọa sự tồn
tại của các hệ sinh thái tự nhiên đặc hữu, thay đổi tập quán sinh hoạt của loài... Phát
triển du lịch bền vững chính là giải pháp duy nhất khắc phục được tình trạng ô nhiễm
môi trường, hạn chế khả năng làm suy thoái tài nguyên, duy trì tính đa dạng sinh học.
Hiện nay, phát triển du lịch bền vững không chỉ là một hiện tượng “mốt” nhất
thời, mà là một xu thế của thời đại, là mục tiêu đặt ra cho phát triển và có ý nghĩa quan
trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền
vững của xã hội, của cộng đồng dưới quan điểm khai thác tài nguyên và môi trường
trên phạm vi toàn cầu.
Và hơn thế nữa, việc phát triển bền vững du lịch biển nói riêng cũng chiếm một
vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững du lịch nói chung. Nằm trên tuyến du
lịch Bắc-Nam cách thành phố Đà Nẵng 30km và thành phố Huế 70km, bãi biển Lăng
Cô là một danh lam thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Bãi biển Lăng
Cô từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển có các điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào loại
đẹp nhất ở Việt Nam – với bãi cát trắng dài tới hơn 10km, làn nước biển trong xanh
bao la tuyệt đẹp, bên cạnh đó là những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy
núi nhấp nhô, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn đầy huyền bí. Đặc
biệt, vào tháng 06 năm 2009 vịnh Lăng Cô đã được Hiệp hội vịnh biển đẹp thế giới
công nhận là vịnh biển đẹp của thế giới.
Nhận thấy Lăng Cô với những tiềm năng du lịch biển, do đó, với đề tài “ĐÁNH
GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH
BIỂN LĂNG CÔ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” trên cơ sở phân tích hiện trạng du
lịch biển Lăng Cô, đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trước yêu
Trang 6
cầu phát triển bền vững du lịch biển như vấn đề bảo vệ môi trường đặc thù, xây dựng
đội ngũ cán bộ quản lý và các vấn đề về cộng đồng xã hội tại nơi xây dựng khu du lịch
biển và nhiều vấn đề khác để góp phần vào việc định hướng phát triển bền vững du
lịch biển Lăng Cô. Qua đề tài lần này, hy vọng sẽ mang đến một con đường phát triển
mới trên nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Đồng thời góp phần quảng bá cho du
lịch biển Lăng Cô – tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và du lịch biển nước ta nói chung.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trước đây vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề trên, chủ yếu chỉ có các bài
báo giấy hoặc trên báo điện tử có bàn luận đôi nét, song song với việc giới thiệu về
biển Lăng Cô chứ chưa đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững du lịch
biển Lăng Cô như trong đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu tổng quan về phát triển bền vững du lịch biển Lăng Cô, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Đánh giá tiền năng và thực trạng phát triển du lịch biển Lăng Cô, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Đề ra những giải pháp và định hướng cho sự phát triển bền vững du lịch biển
nói chung và du lịch biển Lăng Cô nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm kiếm, thu thập thông tin chính xác và đầy đủ để phục vụ cho việc trình
bày và làm sáng tỏ đề tài.
- Sau khi thu thập thông tin đầy đủ, sẽ tiến hành tổng hợp và phân tích tài liệu
để hoàn thành đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển Lăng Cô, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Định hướng khai thác hợp lý và ứng dụng vào việc phát triển du lịch bền vững
ở đây.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động du lịch biển bền vững ở Lăng Cô, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc
biệt là vấn đề phát triển bền vững du lịch biển nói chung và biển Lăng Cô nói riêng,
qua tài liệu sách báo, internet, các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp khảo sát thực địa.
- Phương pháp bản đồ.
- Phương pháp tính toán.
Trang 7
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch biển
1.1.2. Khái niệm về du lịch biển
1.1.3. Các loại hình du lịch biển
1.1.4. Sản phẩm du lịch biển
1.2. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
1.3. Khái niệm về phát triển du lịch biển bền vững
1.3.1. Khái niệm
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch biển bền vững
1.4. Vai trò của các bên liên quan đối với sự phát triển bền vững du lịch biển
1.4.1. Sự tham gia của cộng đồng địa phương
1.4.2. Vai trò của chính quyền địa phương
1.4.3. Vai trò của ngành du lịch
1.4.4.Vai trò của du khác
1.5. Nguyên tắc quy hoạch du lịch ở vùng ven biển
1.5.1. Đặc điểm của các điểm du lịch ven biển
1.5.2. Phân loại quy hoạch các vùng duyên hải
1.6. Tác động của du lịch bền vững đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Thừa Thiên Huế
1.6.1. Tác động tích cực
1.6.2. Tác động tiêu cực
Trang 8
CHƯƠNG 2 - ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BIỂN LĂNG CÔ,
TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ
2.1. Tổng quan về tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Vị trí địa lý
Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Diện tích:5.053,990 km²
Dân số: 1.087.579 người (01/04/2009).
Phía Bắc giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh
Quảng Trị.
Từ mặt Nam có ranh giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam, với
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Ở phía Tây giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120km.
Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền
trung. Nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
hằng năm thời kỳ 2001 - 2008 đạt 11%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng dịch
vụ-công nghiệp-nông nghiệp. Thu ngân sách tăng bình quân đạt 18,3%/năm. Thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu toàn quốc. Chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ vị thứ 15 (năm 2007) đã vươn lên đứng thứ 10 toàn
quốc trong năm 2008. GDP bình quân đầu người năm 2009 vượt qua 1.000 USD/năm.
Với vị thế và sức bật đầy triển vọng, Thừa Thiên Huế đã được Bộ Chính trị
Khoá X ra Kết luận số 48-KL/TW về "Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và
đô thị Huế đến năm 2020", trong đó xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành
phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới.
2.1.3. Tình hình phát triển du lịch
Thế mạnh tiềm năng đã tạo điều kiện giúp Thừa Thiên-Huế phát triển nhiều loại
hình du lịch văn hóa chất lượng cao kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, thể thao
mạo hiểm, nghỉ dưỡng...
Tỉnh không ngừng đầu tư, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng
nhu cầu của du khách đang ngày càng tăng lên, tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc
tạo dựng những sản phẩm du lịch mới, đầu tư vào các loại hình vui chơi, giải trí.
Với định hướng phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh
Thừa Thiên - Huế đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra đón hai triệu lượt khách,
trong đó có gần 50% là khách quốc tế trong năm 2010.
Công tác đào tạo nhân lực, xây dựng một đội ngũ những người làm du lịch có
Trang 9
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được tăng cường.
2.2. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển Lăng Cô
2.2.1. Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch biển Lăng Cô
2.2.1.1. Tài nguyên tự nhiên
Thị trấn Lăng Cô trong phạm vi nghiên cứu có diện tích tự nhiên khoảng
10.550ha, thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Phía Bắc giáp núi Giòn, phía
Nam giáp Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây là dãy Trường Sơn.
2.2.1.1.1. Yếu tố địa hình
Địa hình Lăng Cô chủ yếu là đồi núi bao bọc, là một vùng địa lý thấp trũng, có
dạng là đồng bằng ven biển.
2.2.1.1.2. Yếu tố khí hậu
Vùng khí hậu của khu vực Lăng Cô – đầm Lập An thuộc khí hậu ven biển Bắc
miền Trung, ngăn cách với vùng khí hậu phía Nam bởi dãy núi Hải Vân – Bạch Mã.
Nhiệt độ trung bình năm là 25.20C. Tháng nóng nhất là tháng 6, tháng 7 với
nhiệt độ 41.30C và tháng lạnh nhất là tháng 12 với nhiệt độ là 8.80C.
Khu vực Lăng Cô là một trong những nơi mưa lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế và cả nước, với lượng mưa năm ở đây dao động trong khoảng 3.400-4.000mm và
có thể hơn.
2.2.1.1.3. Yếu tố nước biển
Khu vực Lăng Cô là một trong những nơi mưa lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế và cả nước, với lượng mưa năm ở đây dao động trong khoảng 3.400-4.000mm và
có thể hơn.
2.2.1.1.5. Các bãi biển có giá trị đối với phát triển du lịch
Ngoài bãi biển Lăng Cô, ở khu vực này còn có thêm một số bãi biển nữa đó là
bãi Chuối, bãi Cả nằm sát chân núi Hải Vân và bãi Sơn Chà.
2.2.1.2. Tài nguyên nhân văn
2.2.1.2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa
Vùng Lăng Cô - đầm Lập An gắn liền với nhiều di tích và các sự kiện lịch sử
quan trọng: núi Hải Vân - Hải Vân Quan một thắng cảnh nổi tiếng vừa là di tích quốc
gia Việt Nam, hay cửa Tư Hiền là nơi quân Nguyên hành quân qua đánh Chiêm
Thành; Phá Tam Giang trước đây tàu thuyền tấp nập ngược sông Hương lên cảng
Thanh Hà, Bao Vinh...Dọc theo vùng đầm phá ven biển này có nhiều di tích văn hóa,
các làng nghề, lễ hội nổi tiếng, song mật độ phân bố các di tích không có ưu thế hơn so
với vùng Huế - phụ cận. Vì vậy, vùng này không có thuận lợi cho việc phát triển loại
hình du lịch chuyên thăm viếng các điểm du lịch văn hoá.
2.2.1.2.2. Các lễ hội
Hiện nay có liên hoan du lịch "Lăng Cô - huyền thoại biển" được tổ chức bắt
đầu từ năm 2005, lễ hội đang từng bước định hình trở thành một sản phẩm hấp dẫn của
Trang 10
du lịch miền trung. Và làng biển Lăng Cô lại được đánh thức bởi bước chân du khách.
Một số lễ hội khác diễn ra như : Lễ cầu ngư (làng An Cư Đông, làng Đồng
Dương), Lễ tế thu, hội đua thuyền (diễn ra vào mồng 6 tết),…
2.2.1.2.3. Các làng nghề truyền thống
Hiện nay còn một vài nơi do đặc thù sông nước, vùng Lăng Cô - Đầm Lập An
có những nghề khai thác nguồn lợi thuỷ sản rất riêng biệt, có khả năng phục vụ cho
hoạt động tham quan ngành nghề trên đầm phá như : sáo, đáy, rớ giàn, chuôm, rê cước
các loại, te quệu, rê tôm, lưới cua, câu vàng, giã.
2.2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên đối với phát triển du lịch
a/ Thuận lợi
Nằm trên “Hành trình con đường di sản miền Trung Việt Nam”, Lăng Cô là
vùng đất nằm ở phía Nam của Thừa Thiên Huế, nơi đây đã được thiên nhiên ưu đãi
ban tặng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp nằm trong tam giác Cảnh Dương -
Bạch Mã - Lăng Cô, được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam.
Với lợi thế về tài nguyên du lịch và có vị trí địa lý thuận lợi đã tạo ra cho Lăng
Cô những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế với tốc độ cao, và trở thành một
trung tâm du lịch lớn của quốc gia trong một tương lai không xa.
Về tài nguyên du lịch của Lăng Cô : đó là dải bờ biển dài 13 km, cát trắng, lại
được đặt nằm giữa hai thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam là Đèo Hải và mũi Chân
Mây phía sau bãi biển là Đầm Lập An và dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ngoài bãi biển
Lăng Cô khu vực này còn có nhiều bãi tắm đẹp khác đó là Bãi Cả, Bãi Chuối nằm sát
chân núi Hải Vân và bãi tắm Sơn Chà. Tất cả những yếu tố đó mang lại cho Lăng Cô
tiềm năng to lớn về phát triển nhiều loại hình du lịch: nghỉ mát, lặn biển, tìm hiểu hệ
động - thực vật hoang dã, nuôi trồng thủy sản,...
Lăng Cô có nhiều loại sản vật biển phong phú như tôm, cua, mực,... Đặc biệt
Lăng Cô còn có một sản vật quý đã được xuất khẩu sang các nước Châu Á, đó là cá
ngựa - một loài cá biển có thể dùng làm phương thuốc quý.
Vùng đất này còn lưu giữ được những tài nguyên văn hoá : là các lễ hội văn hoá
dân gian, cảnh quan của làng chài truyền thống.
Một lợi thế đặc biệt nữa cho sự phát triển du lịch tại khu vực này là nếu lấy Lăng
Cô làm tâm quay một bán kính 150km, khách du lịch có thể thăm quan được 5/7 di sản
của thế giới ở Việt Nam, khám phá biết bao cảnh đẹp khác gần bên như bãi biển Cảnh
Dương, vườn quốc gia Bạch Mã, suối Voi, suối Mơ, Hói Dừa,... và cùng với điều kiện
của một vùng khí hậu nhiệt đới điển hình Lăng cô hội tụ đầy đủ những yếu tố để trở
thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế với nhiều loại hình du lịch đa dạng phong phú
như: Du lịch nghỉ dưỡng biển và núi, du lịch sinh thái, du lịch thể thao mặt nước, du
lịch mạo hiểm…
Trang 11
Ngày 6/6/2009, Lăng Cô đã chính thức trở thành thành viên của Câu lạc bộ các
vịnh đẹp nhất thế giới. Sự kiện này đã góp phần tạo thêm nhiều cơ hội để quảng bá
hình ảnh Lăng Cô với khách du lịch và thu hút nhiều nhà đầu tư vào Lăng Cô cho công
cuộc phát triển du lịch.
b/ Khó khăn
Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, du lịch phát triển, chất thải
sinh hoạ