Đánh giá tính đa dạng thực vật trên núi đá vôi phía đông bắc khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên - Hữu Lũng - Lạng Sơn

Núi đá vôi là hệsinh thái rất đặc biệt của nước ta, nó chứa đựngmột nguồntài nguyên sinh học vô cùng quí giá.Nằm ởvùng Đông Bắc của đấtnước,LạngSơn và CaoBằng đãtạo nên một hệ sinh thái núi đá vôi có diện tích lớn nhấtcủa cảnước,khoảng 347.000 ha (theo sốliệu của Viện ĐTQHR, 1995); khu bảo tồn thiên nhiênHữu Liên được ra đời năm1990, thuộc khuvực có vĩ độ cao của nước ta và lànơi chuyển tiếp từ khí hậu nhiệt đới sangá nhiệt đới, là nơi đã và đang góp phần vào việc bảo tồn tính đa dạngtrên trái đất.

pdf6 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tính đa dạng thực vật trên núi đá vôi phía đông bắc khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên - Hữu Lũng - Lạng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TRÊN NÚI ĐÁ VÔI PHÍA ĐÔNG BẮC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN - HỮU LŨNG - LẠNG SƠN Nguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Quang Nam Khoa sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN Núi đá vôi là hệ sinh thái rất đặc biệt của nước ta, nó chứa đựng một nguồn tài nguyên sinh học vô cùng quí giá. Nằm ở vùng Đông Bắc của đất nước, Lạng Sơn và Cao Bằng đã tạo nên một hệ sinh thái núi đá vôi có diện tích lớn nhất của cả nước, khoảng 347.000 ha (theo số liệu của Viện ĐTQHR, 1995); khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên được ra đời năm 1990, thuộc khu vực có vĩ độ cao của nước ta và là nơi chuyển tiếp từ khí hậu nhiệt đới sang á nhiệt đới, là nơi đã và đang góp phần vào việc bảo tồn tính đa dạng trên trái đất. Để góp phần đánh giá tính đa dạng thực vật vùng núi đá vôi Lạng Sơn, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật vùng đá vôi, chúng tôi chọn đề tài:" đánh giá tính đa dạng thực vật trên núi đá vôi phía Đông Bắc khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên - Hữu Lũng - Lạng Sơn". Các mẫu vật được thu hái và xử lý trong các năm 2001 - 2002, hiện lưu giữ tại Bảo tàng thực vật, ĐHQGHN (HNU). Căn cứ vào các bộ thực vật chí Việt Nam và Trung Quốc để xác định tên, các tên được điều chỉnh theo cuốn tên họ, chi của Brummitt (1992) và tên loài của Phạm Hoàng Hộ (2000). Các họ, chi và loài được sắp xếp theo ABC. Các quả nghiên cứu như sau: Qua dẫn liệu trong bảng danh lục cho phép đưa ra những đánh giá bước đầu về tính đa dạng thực vật của khu hệ phí Đông Bắc KBTTN Hữu Liên như sau: Trong diện tích khoảng 48 km2, chúng tôi đã xác định được 554 loài, 334 chi, 124 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch là: Thông đất - Licopodiophyta, Cỏ tháp bút - Equisetophyta, Dương xỉ - Polypodiophyta, Thông nghiệp (Hạt trần) - Pinophyta (Gymnospermae), Mộc lan (Hạt kín) - Magnoliophyta (Angiospermae). Sự phân phối của các taxon theo từng ngành là không đều nhau (bảng 1). Bảng 1. Sự phân phối các taxon của các ngành của khu hệ thực vật nghiên cứu Qua bảng 1 ta thấy, phần lớn các taxon tập trung trong ngành Mộc lan với số loài lớn chiếm 93,86%, số chi chiếm 93,60%, số họ chiếm 85,48% tổng số loài, chi, họ của khu hệ. Tiếp đến là ngành Dương xỉ có số loài là 25, chiếm 4,51%, thuộc 15 chi, chiếm 4,36% trong 12 họ, chiếm 9,68% tổng số loài, chi và họ. Trong 3 ngành còn lại của khu vực nghiên cứu đã được tìm thấy là ngành Thông đât, ngành Cỏ tháp bút, ngành Thông chiếm tỷ lệ tương đôí thấp so với toàn bộ khu hệ. Khi so sánh các dẫn liệu về số lượng loài trong các ngành của khu hệ thực vật của Hữu Liên với các dẫn liệu về số lượng loài trong các ngành của hệ thực vật Ba Bể (Từ Văn Tiệp, 2000); Cúc Phương (Phùng Ngọc Lan và thập thể, 1996), Sa Pa - Phan Si Pan (Nguyễn Nghĩa Thìn và tập thể, 1998) (xem bảng 2) ta thấy điểm nổi bật vẫn là sự phân bố không đều của các loài trong ngành, sự thống trị của các ngành Mộc lan và Dương xỉ, các ngành còn lại chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ hay không có. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do mỗi vùng, mỗi một hệ thực vật đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, xã hội, sinh thái khác nhau… và là nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện loài trong các ngành của mỗi một hệ thực vật cũng khác nhau. Bảng 2. Số loài và tỷ lệ % loài của Hữu Liên với Ba Bể, Cúc Phương, Sa Pa - PSP Khi tiến hành xem xét số loài trên một đơn vịdiện tích và so sánh với Ba Bể, Cúc Phương, chúng ta thu được kết quả như bảng 3 Bảng 3. So sánh số loài trên đơn vị diện tích giứa Hữu Liên với Ba Bể, Cúc Phương Qua bảng 3 chúng ta thấy rằng tỷ lệ số loài trên 1 km2 ở Hữu Liên là khá cao (11,54), cao hơn so với Cúc Phương (8,18) nhưng lại thấp hơn Ba Bể (76,71). Điều này lần nữa khẳng định rằng số loài không tỷ lệ thuận với diện tích sống của nó. Sự phân bố không đều nhau của các taxon không chỉ được thể hiện giữa các ngành mà còn được thể hiện giữa các taxon trong cùng một ngành (Bảng 4). Bảng 4. Sự phân bố các taxon lớp trong ngành Mộc lan của Hữu Liên Như vậy nếu chỉ tính riêng trong ngành Mộc lan thì Magnoliopsida có số lượng các taxon chiếm ưu thế. Số họ, chi, loài đều chiếm trên 80% tổng số họ, chi, loài của ngành. Khi phân tích các chỉ số của các taxon trong khu hệ thực vật Hữu Liên và so sánh các chỉ số này với các chỉ số ở một số khu hệ thực vật khác, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 5. Bảng 5. Các chỉ số họ, chi của Hữu Liên với các chỉ số của Ba Bể, Cúc Phương và Sa Pa PSP. Như vậy, Hữu Liên có tổng số các chỉ số tương đương với hệ thực vật Ba Bể và thấp hơn nhiều so với hệ thực vật Cúc Phương, Sa Pa PSP. Điều đó chứng tỏ tính đa dạng thực vật ở đây tương đương với hệ thực vật Ba Bể, kém đa dạng so với hệ thực vật Cúc Phương, Sa Pa PSP. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế vì: - Các hệ thực vật khác đã được nghiên cứu từ lâu và khá kỹ càng phân tích - ở hệ thực vật Hữu Liên chỉ thuần tuý là núi đá vôi đai thấp và hầu hết trên sườn dốc. Chúng tôi thống kê trên khu vực nghiên cứu có 11 họ đa dạng nhất (11 loài trở lên), chiếm 8,87% số họ, 30,52% tổng số chi nhưng chiếm tới 35,02% tổng số loài của khu hệ thực vật. Các họ đa dạng: Euphorbiaceae - 31 loài, Rubiaceae - 30 loài, Urticaceae - 21 loài, Orchidaceae - 18 loài, Moraceae - 17 loài, Lauraceae - 14 loài, Verbenaceae - 14 loài, Myrsinaceae - 13 loài, Apocynaceae - 13 loài, Sapindaceae - 12 loài, Araceae - 11 loài. Có 13 chi giàu loài (trên 5 loài): Ficus - 10 loài, Ardisia, Diospyros, Litsea - 7 loài, Callicarpa, Dioscorea, Euonymus, Mallotus - 6 loài, Measa, Pilea, Psychotria, Sterculia - 5 loài. Về công dụng của các cây trong khu hệ nghiên cứu được trình bày ở bảng sau. Bảng 6. Bảng thống kê cây có ích ở Hữu Liên Qua bảng trên chúng ta thấy nhóm cây làm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (41,16%), tiếp đến là các nhóm cây lấy gỗ, cây ăn được, cây làm cảnh chiếm tỷ lệ trên 10%, các nhóm còn lại chiếm tỷ lệ thấp. Về nhóm cây có nguy cơ bị tiêu diệt, theo Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật, 1996) chúng tôi đã thống kê được ở Hữu Liên có 18 loài (chiếm 3,25% tổng số) thực vật bậc cao có mạch thuộc diện cần bảo vệ và có chính sách ưu tiên. Các loài: Cupressus lusitanica (E); Psiloethes elongata (T); Burettiodedron hsienmu, Garcinia fagreaoides, Markhamia stipulata, Smilax labra, Trigonostemon fraglis (V); Bursera tonkinensis, Churkasia tabularis, Madhuca pasquieri, Meliantha suavis (K); Camellia fleuryi, Sisyrolepsis muricata (T), Colona poilanei, Dioscorea collettii, Liparis petelotii,Ophiopogon tonkinensis, Sauropus bonii (R). Đa dạng về yếu tố địa lý của các loài: trong 554 loài thì ưu thế thuộc về các yếu tố nhiệt đới (chiếm 49,64%), yếu tố đặc hữu đứng thứ 2 (chiếm 16,97%), tiếp đến là các loài thuộc về yếu tố Đông Dương (chiếm 10,29%) và yếu tố Ôn Đới (chiếm 4,87%). Xét trong mối quan hệ với các hệ thực vật láng giềng, chúng tôi nhận thấy rằng khu hệ thực vật Hữu Liên có quan hệ với Ấn Độ là gần nhất (11,19%), tiếp theo là Nam Trung Quốc (9,93%), với Malêzi (5,42%) và với Hymalaya là xa nhất (3,97%). Đa dạng về các dạng sống: chúng tôi thu được kết quả như bảng 7. Bảng 7. Số lượng và tỷ lệ % các nhóm dạng sống ở Hữu Liên Như vậy, nhóm chồi trên (Ph) là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất 57,40%, các nhóm còn lại chiếm tỷ lệ thấp và tương đối đồng đều nhau. Chúng tôi đưa ra phổ dạng sống của khu hệ nghiên cứu như sau: SN = 73,84 Ph + 6,78 Ch + 5,62 Hm + 7,56 Ch + 6,2 Th Trong các nhóm cây chồi trên chúng tôi nhận thấy rằng các nhóm nhỏ trong đó lại phân bố rất không đều nhau (theo bảng 8). Bảng 8. Tỷ lệ % của các dạng sống trong nhóm cây chồi trên ở Hữu Liên Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm cây chồi trên nhỏ (Mi) với 29,92%, trong khi đó nhóm cây chồi trên lớn (Mg, chiều cao trên 25m) và vừa (Me, chiều cao 8-25m) chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Điều này hoàn toàn hợp lý vì rừng ở Hữu Liên được xếp vào loại trung bình và nghèo, hơn nữa nơi đây lại bị tàn phá, khai thác không hợp lý từ nhiều năm qua. Đây cũng chính là vấn đề mà các cấp có liên quan cần chú ý và quan tâm hơn nữa. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Võ Văn Chi (1999), Cây cỏ có ích của Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội. 2. Nguyễn Huy Dũng (2000), Báo cáo đặc điểm lâm học rừng trên núi đá vôi, Viện Điều tra Qui hoạch rừng: Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội. 3. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, , NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, (Quyển I, II, II). 4. Trần Đình Lý (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, NXB Thế giới. 5. NXB Khoa học và kỹ thuật (Bộ khoa học công nghệ và môi trường) (1996), Sách đỏ Việt nam (phần thực vật), Hà Nội. 6. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời (1998), Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 7. Từ Văn Tiệp (2000), Đánh giá tính đa dạng thực vật vùng núi đá vôi khu vực Đông Bắc vườn Quốc gia Ba Bể, Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Tây. 8. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (1994 - 1995), "Số chuyên đề hệ thực vật Việt Nam", Tạp chí Sinh học, Tập 16, 17 (4),. 9. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn: "Chi cục Kiểm lâm Nhân dân (1997), Dự án khả thi xây dựng vườn Quốc gia Hữu Liên - Lạng Sơn", Lạng Sơn. Tiếng Anh 1. Brummitt R. K. (1992), Families and genera of vascular plants, Great Britain, Royal Botanic gardens, Kew. 2. Brummitt R. K., Powel C. E. (1992), Authors of plants names, Royal Botanic gardens, Kew. 3. Raunkiaer (1934), The life form of plants and statical plan geography, 1 vol , XVI, Oxford. Tiếng Pháp 4. Aubréville, A. et al. (1960-1997), Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam, Museum national D'histoire naturelle , Paris, Fascicule1-29. 5. Lecomte M. H. (1907-1952), Flore Général de L' Ido-China, I-VII, Pris. Summary STUDIES ON BIODIVERSITY CONSERVATION ON LIMETONE CARST IN THE NORTH-EAST OF HUU LIEN NATURE RESERVE, LANG SON PROVINCE Nguyen Nghia Thin, Vu Quang Nam Hanoi National University of Science The Huu Lien Nature Reserve was established under dicision of Government of Viet Nam in 1990. It located in Huu Lien commune, Huu Lung Distric, Lang Son Province and it's area is 10,640 ha. This forest is primarily distributed on low hills and in wet valleys. To date 554 species, 334 general, 124 families of Lycopodiophyta, Equisetophyta, Polipodiophyta, Pinophyta, Magnoliophyta has been recorded in 48 km2 of Huu Lien Nature Reserve. The abundance distributions of taxon in division are difference. Of which, the Magnoliophyta is advatage with 93,86% in the total of species. The Huu Lien Nature Reserve also conserves 18 species now threatened with extinction (Red book, 1996) which conservation a priority of Vietnam importance, and 11 families (over 11 species), 13 general (over 5 species) which are the most diverse ones. Moreover, this nature reserve conserves many useful species as medicine, wood plants… The establishment of Huu Lien Nature Reserve will fill an importance gap in the protected across system and by addressing an issue of international conservation on biodiversity. Người thẩm định nội dung khoa học: TS. Trần Minh Hợi.