Đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2011

Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước : Dự toán thu cân đối NSNN năm 2011 là 595.000 tỷ đồng; ước cả năm đạt 674.500 tỷ đồng, vượt 13,4% so với dự toán, tăng 20,6% so với thực hiện năm 2010, tỷ lệ động viên từ thuế và phí đạt 20,3%GDP. Kết quả thực hiện ở một số lĩnh vực thu cụ thể như sau: a. Thu nội địa: Dự toán thu 382.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 425.000 tỷ đồng, vượt 11,3% so dự toán,tăng 19,9% so thực hiện năm 2010; không kể thu tiền sử dụng đất (ước đạt 43.500 tỷ đồng, tăng 13.500 tỷ đồng so dự toán) thì vượt 8,4% so dự toán, tăng 22% so thực hiện năm 2010. Các lĩnh vực thu lớn ước đạt và vượt dự toán, trong đó: thu từ kinh tế quốc doanh vượt 0,8% dự toán; thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh vượt 10,6% dự toán; thu từ khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vượt 11,3% dự toán; thuế thu nhập cá nhân vượt 28,6% dự toán. Các địa phương cơ bản thu đạt và vượt dự toán giao. Trong bối cảnh kinh tế phát triển không thuận lợi, có được kết quả nêu trên là nhờ vào nỗ lực lớn của các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về những giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, có tác động của một số yếu tố sau: (1)đà phát triển tốt của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2010, tạo nguồn thu gối đầu cho NSNN năm 2011 đạt khá; (2) giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng, nhất là giá một số mặt hàng nông, lâm thuỷ sản tăng lớn, cùng với việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ VND/USD, đã góp phần tăng thu ngân sách; (3) việc triển khai quyết liệt công tác quản lý thu, tăng cường kiểm soát kê khai, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và đôn đốc thu nợ thuế, thu vào NSNN kịp thời các khoản thu theo kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán và kiểm tra quyết toán thuế,.

docx6 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2011 1. Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước : Dự toán thu cân đối NSNN năm 2011 là 595.000 tỷ đồng; ước cả năm đạt 674.500 tỷ đồng, vượt 13,4% so với dự toán, tăng 20,6% so với thực hiện năm 2010, tỷ lệ động viên từ thuế và phí đạt 20,3%GDP. Kết quả thực hiện ở một số lĩnh vực thu cụ thể như sau: a. Thu nội địa: Dự toán thu 382.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 425.000 tỷ đồng, vượt 11,3% so dự toán,tăng 19,9% so thực hiện năm 2010; không kể thu tiền sử dụng đất (ước đạt 43.500 tỷ đồng, tăng 13.500 tỷ đồng so dự toán) thì vượt 8,4% so dự toán, tăng 22% so thực hiện năm 2010. Các lĩnh vực thu lớn ước đạt và vượt dự toán, trong đó: thu từ kinh tế quốc doanh vượt 0,8% dự toán; thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh vượt 10,6% dự toán; thu từ khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vượt 11,3% dự toán; thuế thu nhập cá nhân vượt 28,6% dự toán... Các địa phương cơ bản thu đạt và vượt dự toán giao.   Trong bối cảnh kinh tế phát triển không thuận lợi, có được kết quả nêu trên là nhờ vào nỗ lực lớn của các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về những giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, có tác động của một số yếu tố sau: (1)đà phát triển tốt của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2010, tạo nguồn thu gối đầu cho NSNN năm 2011 đạt khá; (2) giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng, nhất là giá một số mặt hàng nông, lâm thuỷ sản tăng lớn, cùng với việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ VND/USD, đã góp phần tăng thu ngân sách; (3) việc triển khai quyết liệt công tác quản lý thu, tăng cường kiểm soát kê khai, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và đôn đốc thu nợ thuế, thu vào NSNN kịp thời các khoản thu theo kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán và kiểm tra quyết toán thuế,... Nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, ổn định đời sống người lao động, từ tháng 4/2011, Chính phủ đã gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 01 năm cho một số doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động hoạt động sản xuất, gia công, chế biếnnông, lâm, thuỷ hải sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội và một số ngành nghề sản xuất kinh doanh quan trọng, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có thêm nguồn vốn để ổn định và phát triển các hoạt động; ước tính có khoảng 303,2 nghìn doanh nghiệp nằm trong diện được gia hạn nộp thuế, với tổng số thuế được gia hạn năm 2011 chuyển sang năm 2012 khoảng 6.900 tỷ đồng. Tiếp đó, Chính phủ đã trình Quốc hội cho phép giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong một số lĩnh vực đặc thù; giảm 50% mức thuế khoán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đối với một số cá nhân, hộ kinh doanh và tổ chức kinh doanh nhà trọ, phòng trọ, cung ứng suất ăn ca; miễn thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán.... Theo đó, dự kiến tổng số thuế miễn, giảm trong năm 2011 khoảng 4.200 tỷ đồng. b. Thu từ dầu thô: Dự toán thu 69.300 tỷ đồng, với dự kiến sản lượng dầu thanh toán là 14,02 triệu tấn, giá bán 77 USD/thùng. Đánh giá thực hiện cả năm, về giá: hiện giá dầu thô thế giới đang tiếp tục biến động, dự kiến giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam bình quân cả năm sẽ đạt khoảng 102 USD/thùng, tăng 25 USD/thùng so giá xây dựng dự toán. Về sản lượng, ước cả năm đạt 14,13 triệu tấn, tăng 0,11 triệu tấn so kế hoạch. Với mức giá và sản lượng dầu thô dự kiến này, ước thu ngân sách từ dầu thô cả năm đạt 100.000 tỷ đồng, vượt 30.700 tỷ đồng so dự toán, tăng 44,6% so với thực hiện năm 2010. c. Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu: Dự toán thu 138.700 tỷ đồng, trên cơ sở dự toán tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 180.700 tỷ đồng, dự toán chi hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ là 42.000 tỷ đồng. Trên cơ sở dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2011, ước tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu cả năm đạt 205.000 tỷ đồng, vượt 13,4% so dự toán, sau khi trừ ước chi hoàn thuế giá trị gia tăng 61.000 tỷ đồng, dự kiến thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2011 đạt 144.000 tỷ đồng, tăng 3,8% so dự toán. Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt khá chủ yếu do trị giá hàng hoá nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế tăng lớn so với kế hoạch do giá thế giới tăng và điều chỉnh tỷ giá. Bên cạnh đó, nhiều chính sách thu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng đã được thực hiện nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế nhập siêu, như: tăng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với 6 mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu (thuốc lá thuần nhất hoặc hoàn nguyên, thuốc lá bột để hít, bồn tắm bằng sắt hoặc thép...), chỉ cho phép nhập khẩu các mặt hàng rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động qua 3 cảng biển quốc tế là Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh nhằm bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, chống nhập khẩu hàng giả, hàng kém chất lượng và tăng cường chống gian lận thương mại; tăng thuế suất thuế xuất khẩu quặng sắt và tinh quặng sắt, gỗ và các sản phẩm từ gỗ... để hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô... Ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu thuế xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại. Qua đó, góp phần tăng thu cho NSNN. d. Thu viện trợ: Dự toán 5.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 5.500 tỷ đồng, vượt 10% so dự toán. II. Thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước: 1. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo điều hành NSNN năm 2011 theo nguyên tắc đảm bảo cân đối đủ nguồn để thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán Quốc hội, HĐND các địa phương đã thông qua. Yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương chủ động sắp xếp, bố trí trong phạm vi dự toán được giao để xử lý các nhiệm vụ phát sinh đột xuất trong năm, trừ các trường hợp thực hiện theo chính sách, chế độ mới ban hành và phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; các địa phương phấn đấu tăng thu ngân sách, chủ động dành nguồn đối phó với thiên tai, dịch bệnh và xử lý các nhu cầu cấp thiết về an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh... tại địa phương. Trong quá trình tổ chức thực hiện chi NSNN, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương cũng đã nghiêm túc chấp hành kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, tăng cường kiểm soát chi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách; đã thực hiện rà soát, sắp xếp lại để điều chuyển khoảng 9.452 tỷ đồng vốn đầu tư từ NSNN, trái phiếu Chính phủ và xổ số kiến thiết để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2011. Số vốn cắt giảm nêu trên được điều chuyển cho các dự án hoàn thành, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ. Nhờ việc cắt giảm, điều chuyển, số dự án hoàn thành trong năm 2011 tăng thêm 1.053 dự án.  Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cònthực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011 là 3.857,7 tỷ đồng[4] để chi cho lĩnh vực an sinh xã hội.   Số vượt thu NSTW, căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội, tình hình thực tế năm 2011 và yêu cầu bố trí dự toán NSNN năm 2012, sau khi thưởng vượt thu, bù hụt thu cân đối do nguyên nhân khách quan (nếu có) và đầu tư trở lại cho NSĐP theo chế độ, tăng chi cho các nhiệm vụ đã xác định từ nguồn tăng thu viện trợ, Chính phủ trình Quốc hội tập trung sử dụng để: (1) giảm bội chi NSNN, (2) tăng chi trả nợ, (3) chuyển nguồn đảm bảo cân đối NSNN năm 2012. Số vượt thu NSĐP, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội, phần vượt thu tiền sử dụng đất (khoảng 13.500 tỷ đồng) địa phương sử dụng để tăng Quỹ phát triển nhà đất và đầu tư phát triển các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng;phần vượt thu ngoài tiền sử dụng đất (khoảng 12.000 tỷ đồng), địa phương sử dụng 50% để tạo nguồn cải cách tiền lương, số còn lại sử dụng để đáp ứng các nhiệm vụ cấp thiết về phòng chống giảm nhẹ tác hại thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Trong điều hành, các địa phương chủ động tăng chuyển nguồn đảm bảo cân đối NSNN năm 2012, hạn chế chi ngay trong năm 2011 để góp phần kiềm chế lạm phát. 2. Căn cứ vào dự toán chi NSNN năm 2011, kết hợp với dự kiến phân bổ sử dụng nguồn dự phòng và nguồn vượt thu năm 2011 nêu trên, đánh giá tổng chi NSNN năm 2011 ước đạt 796.000 tỷ đồng, tăng 9,7% so với dự toán, tăng 18,6% so với thực hiện năm 2010. Kết quả cụ thể tại một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau: a) Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi 152.000 tỷ đồng. Ước thực hiện cả năm, trên cơ sở dự toán đầu năm, cộng thêm vốn dự kiến bổ sung từ nguồn dự phòng và nguồn vượt thu NSNN[5], đạt 175.000 tỷ đồng, tăng 15,1% so với dự toán, tăng 9% so với thực hiện năm 2010, bằng 22% tổng chi NSNN. Số vượt chi so với dự toán được tập trung sử dụng cho các dự án quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2011 - 2012, các dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình sạt lở đê kè cấp bách và giảm nhẹ tác hại thiên tai, bổ sung tăng dự trữ quốc gia để bảo đảm an ninh lương thực... Tổng hợp vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ, nguồn xổ số kiến thiết và  vốn bố trí trong cân đối NSNN, thì tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN năm 2011 ước 233.000 tỷ đồng, bằng 27,3% tổng chi NSNN, chiếm 9,3%GDP. Nguồn vốn đầu tư của NSNN, cùng với vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đưa vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2011 đạt khoảng 34,5%GDP, góp phần tăng thêm năng lực mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, việc quản lý, điều hành chi đầu tư phát triển năm 2011 cũng còn tồn tại, trong đó vẫn còn những dự án tiến độ triển khai chậm so với yêu cầu nhiệm vụ; bố trí vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục; phân bổ vốn không đúng với cơ cấu, chương trình hỗ trợ được giao; một số cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương còn chần chừ, thiếu kiên quyết trong cắt giảm đầu tư công, khởi công dự án mới trái quy định... b) Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán chi 86.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 101.000 tỷ đồng, tăng 17,4% so với dự toán, tăng 25,9% so với thực hiện năm 2010 đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ đã cam kết và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của nhà nước. Số chi vượt dự toán (15.000 tỷ đồng) nhằm đảm bảo tăng chi trả nợ ngoài nước do biến động chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và tăng trả nợ gốc đối với các khoản vay ngắn hạn để giảm áp lực bố trí trả nợ các năm sau. c) Chi thường xuyên (bao gồm cả chi cải cách tiền lương): Dự toán chi 469.100 tỷ đồng. Trên cơ sở phân bổ sử dụng nguồn dự phòng ngân sách đã bố trí đầu năm và dự kiến bổ sung thêm từ nguồn vượt thu NSNN năm 2011 cho chi thường xuyên, chủ yếu để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và bảo đảm an sinh xã hội; ước thực hiện chi ngân sách cho lĩnh vực này cả năm đạt 491.500 tỷ đồng, tăng 4,8% so với dự toán, tăng 17,5% so với năm 2010.    Trong chỉ đạo điều hành, Chính phủ đã tập trung kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội và xác định đây là mặt công tác trọng tâm trong năm 2011. Bên cạnh việc đảm bảo chi cho những chính sách đã được bố trí dự toán đầu năm[6] và thực hiện chi trả tiền lương, lương hưu và trợ cấp xã hội theo mức tiền lương tối thiểu mới 830.000 đồng/tháng từ ngày 01/05/2011 theo đúng kế hoạch, Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện một số chính sách mới, như: trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; nâng mức cho học sinh sinh viên vay từ mức 900.000 đồng/người/tháng lên 1.000.000 đồng/người/tháng... III. Cân đối ngân sách nhà nước: Bội chi NSNN năm 2011 Quốc hội quyết định là 120.600 tỷ đồng, bằng 5,3% GDP. Ước cả năm, trên cơ sở đánh giá kết quả thu, chi và dự kiến sử dụng tăng thu NSNN báo cáo trên,giảm bội chi NSNN năm 2011 xuống 4,9%GDP. Số bội chi tuyệt đối là 111.500 tỷ đồng, giảm 9.100 tỷ đồng so với Quốc hội quyết định.  Đến hết năm 2011, dư nợ công bằng 54,6%GDP, dư nợ Chính phủ 43,6%GDP và dư nợ quốc gia 41,5%GDP, nằm trong giới hạn an toàn an ninh tài chính quốc gia. Đánh giá chung: Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2011 trong bối cảnh yêu cầu thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, các giải pháp trong lĩnh vực tài chính đã được triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và kịp thời; chính sách tài khoá đã được điều hành chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và khuyến khích xuất khẩu. Các kết quả đạt được là tích cực, thu ngân sách đạt và vượt dự toán ở tất cả các lĩnh vực; chi ngân sách được điều hành chặt chẽ, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị quan trọng và tăng cường công tác an sinh xã hội; bội chi NSNN giảm so với dự toán; góp phần tích cực kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng kinh tế hợp lý, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, củng cố niềm tin của xã hội vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. [1] Trong 5 tháng đầu năm, chỉ số giá đã đạt ở mức 12,07%, cao hơn rất nhiều so với mức kế hoạch cả năm đề ra là dưới 7%. Tuy nhiên, từ tháng 6 đến nay, tốc độ tăng chỉ số giá CPI đã có chiều hướng chậm lại (chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 và tháng 12 chỉ còn tăng 0,39% và 0,53% so với tháng trước). Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 so với tháng 12/2010 tăng 18,13%. [2]  Mức 250.000 đồng/người cho các đối tượng hưởng lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội có mức lương thấp, các đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi người có công; mức 250.000 đồng/hộ cho các hộ nghèo theo chuẩn mới. [3]  Mức 30.000 đồng/hộ/tháng. [4] Các Bộ, cơ quan Trung ương khoảng 900 tỷ đồng; các địa phương khoảng 2.957,7 tỷ đồng [5] Chủ yếu là nguồn vượt thu tiền sử dụng đất so với dự toán của các địa phương theo chế độ quy định. [6] Như: chính sách miễn viện phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo; chính sách cấp học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú; chính sách trợ cấp xã hội đối với người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người có công với cách mạng; chính sách cho vay xuất khẩu lao động, cho vay đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, hộ đồng bào nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long; ... Thu, chi ngân sách nhà nước năm 2012 Thứ năm 28/02/2013 15:00 TÌNH HÌNH THU-CHI NSNN CẢ NĂM 2012 (ƯỚC ĐẠT/TỶ ĐỒNG) Cả năm 2012 So với dự toán năm Lũy kế cả năm Dự toán thu NSNN 740.500 100,3% 742.380 Dự toán chi NSNN 903.100 100,2% 905.250 Nguồn: TCTC tổng hợp Dự toán thu NSNN năm 2012 là 740.500 tỷ đồng, lũy kế thu cả năm ước đạt 742.380 tỷ đồng, đạt 100,3% dự toán, trong đó: Thu nội địa đạt 459.480 tỷ đồng, bằng 92,9% dự toán; Thu từ dầu thô đạt 144.400 tỷ đồng, bằng 166% dự toán; Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 131.500 tỷ đồng, bằng 85,4% dự toán; Thu viện trợ đạt 7.000 tỷ đồng, bằng 140% dự toán. Dự toán chi NSNN năm 2012 là 903.100 tỷ đồng, lũy kế cả năm ước đạt 905.250 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán. Trong năm 2012 đã huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành trái phiếu chính phủ đạt 140.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra, bằng 177% so với năm 2011. Trong năm 2012, công tác tổ chức điều hành NSNN đã được triển khai tích cực, chủ động; trong điều kiện thu khó khăn, công tác quản lý chi NSNN được tăng cường, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả.
Tài liệu liên quan