Chương đầu này là một trong những chương quan trọng nhất mà lại làm cho ta chúng ta lúng túng nhất vì không biết chắc được Lão Tử muốn nói gì. Lão Tử chỉ bảo: Đạo không thể diễn tả được, mà không nói rõ tại sao. Đạo là “không”, siêu hình, là bản nguyên (hoặc tổng nguyên lý của vũ trụ), cái “thể” của nó cực kỳ huyền diệu; mà cái “dụng” của nó lại vô cùng (vì nó là MẸ của vạn vật), cho nên người thường chúng ta - một phần tử cực kỳ nhỏ bé của nó, đời sống lại cực kỳ ngắn ngủi - may lắm là thấy được vài quy luật của nó, vài cái “dụng” của nó chứ không sao hiểu nó được. Lão Tử mở đầu Đạo Đức Kinh bằng 6 chữ như có ý báo trước cho ta rằng ông sẽ chỉ có thể gợi cho ta ít điều về đạo thôi, để cho ta suy nghĩ, tìm hiểu lấy bằng trực giác, chứ ông không chứng minh cái gì cả. Chính ông, ông cũng không hiểu rõ về đạo, ngôn ngữ của ông không diễn tả nó được. Tóm lại, đại ý chương này là: đạo vĩnh cửu bất biến, không thể giảng được, không thể tìm một tên thích hợp với nó được; cái thể của nó là “không”, huyền diệu vô cùng, mà cái dụng của nó là “hữu” lớn lao vô cùng.
95 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2432 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đạo đức kinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức kinh
THIÊN THƯỢNG: CHƯƠNG MỘT
hoason December 7th, 2007
LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH
CHƯƠNG MỘT
道可道、非常道。名可名、非常名無名天地之始有名萬物之母。故常無欲以觀其妙、常有欲以觀其徴。此兩者同出而異名。同謂之玄。玄之又玄、衆妙之門。
PINYIN
dào kě dào , fēicháng dào. míng kě míng , fēicháng míng wú míng tiāndì zhī shǐ yǒumíng wàn wù zhī mǔ. gùcháng wú yù yǐ guān qí miào , chángyǒu yù yǐ guān qí zhēng. Cǐ liǎng zhě tóng chū ér yì míng. Tong wèi zhī xuán. xuánzhīyòuxuán , zhòng miào zhī mén.
PHIÊN ÂM
Đạo khả đạo, phi thường đạo ; danh khả danh, phi thường danh. Vô, danh thiên địa chi thủy ; hữu, danh vạn vật chi mẫu. Cố thường vô, dục dĩ quan kì diệu; thường hữu dục dĩ quán kì hiếu. Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh, đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn.
ANH NGỮ
The Way that can be followed is not the eternal WayThe Way that can be followed is not the eternal Way.The name that can be named is not the eternal name.The nameless is the origin of heaven and earthWhile naming is the origin of the myriad things.Therefore, always desireless, you see the mysteryEver desiring, you see the manifestations.These two are the same—When they appear they are named differently.This sameness is the mystery,Mystery within mystery;The door to all marvels.
-Translated by Charles Muller, Tōyō Gakuen University
DỊCH NGHĨA
Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó [đạo] thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến.
“Không“, là gọi cái bản thủy của trời đất; “Có” là gọi mẹ sinh ra muôn vật. Cho nên, tự thường đặt vào chỗ “không” là để xét cái thể vi diệu của nó [đạo]; tự thường đặt vào chỗ “Có” là để xét cái [dụng] vô biên của nó.
Hai cái đó [Không và Có] cũng từ đạo ra mà khác tên, đều là huyền diệu. Huyền diệu rồi lại thêm huyền diệu, đó là cửa của mọi biến hóa kỳ diệu.
LỜI BÀN
Chương đầu này là một trong những chương quan trọng nhất mà lại làm cho ta chúng ta lúng túng nhất vì không biết chắc được Lão Tử muốn nói gì. Lão Tử chỉ bảo: Đạo không thể diễn tả được, mà không nói rõ tại sao. Đạo là “không”, siêu hình, là bản nguyên (hoặc tổng nguyên lý của vũ trụ), cái “thể” của nó cực kỳ huyền diệu; mà cái “dụng” của nó lại vô cùng (vì nó là MẸ của vạn vật), cho nên người thường chúng ta - một phần tử cực kỳ nhỏ bé của nó, đời sống lại cực kỳ ngắn ngủi - may lắm là thấy được vài quy luật của nó, vài cái “dụng” của nó chứ không sao hiểu nó được. Lão Tử mở đầu Đạo Đức Kinh bằng 6 chữ như có ý báo trước cho ta rằng ông sẽ chỉ có thể gợi cho ta ít điều về đạo thôi, để cho ta suy nghĩ, tìm hiểu lấy bằng trực giác, chứ ông không chứng minh cái gì cả. Chính ông, ông cũng không hiểu rõ về đạo, ngôn ngữ của ông không diễn tả nó được. Tóm lại, đại ý chương này là: đạo vĩnh cửu bất biến, không thể giảng được, không thể tìm một tên thích hợp với nó được; cái thể của nó là “không”, huyền diệu vô cùng, mà cái dụng của nó là “hữu” lớn lao vô cùng.
Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải
Hoa Sơn lược thuật
TỪ NGỮ
玄之又玄
非常 【fēicháng】 adv. ①extraordinary; unusual; special ②very; extremely; highly
玄之又玄 【xuánzhīyòuxuán】 extremely mysterious and abstruse
天地 【tiāndì】 n. ①heaven and earth
KHÔNG
Từ buổi sơ huyền một khối khôngVật đen hổn độn cả trời khôngDù nhìn không có nhưng là cóDẩu thấy chân không thiệt chẳng khôngThật tướng bản tâm không lại cóXác thân sanh diệt có rồi khôngTrân châu ngọc quý thường hằng cóBiết sớm tìm về ắt ngộ không
Hoa Sơn June 25th, 2006
Social Bookmarking
SubscribeBloglinesdel.icio.usFacebookStumbleUpon
Tags: Charles Muller, chương một, dào kě dào, fēicháng dào, Hoa Sơn, lão tử, nguyễn hiến lê, thiên thượng, đạo bất biến, Đạo Đức Kinh
Đạo Đức Kinh
Comments(4)
THIÊN THƯỢNG: CHƯƠNG HAI
hoason December 8th, 2007
LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH
CHƯƠNG HAI
天下皆知美之爲美。斯惡已。皆知善之爲善。斯不善已。故有無相生、難易相成、長短相形、高下相傾、音聲相和、前後相隨。是以聖人處無爲之事、行不言之教。萬物作焉而不辭、生而不有、爲而不侍、功成而不居。夫唯不居, 是以不去。
PINYIN
tiānxià jiē zhī měi zhī wèi měi。sī è yǐ。jiē zhī shàn zhī wèi shàn。sī bùshàn yǐ。gù yǒu wú xiāng shēng、nán yì xiāng chéng、chángduǎn xiāng xíng、gāo xià xiāng qīng、yīn shēng xiāng hé、qián hòu xiāngsuí。shì yǐ shèngrén chù wú wèi zhī shì、xíng bù yán zhī jiào。wànwù zuo yān ér bù cí、shēng ér bù yǒu、wèi ér bù shì、gōng chéng ér bù jū。fū wéi bù jū, shì yǐ bù qù。
PHIÊN ÂM
Thiên hạ giai tri mĩ chi vi mĩ. Tư ác dĩ. Giai tri thiện chi vi thiện. Tư bất thiện dĩ. Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hoà, tiền hậu tương tuỳ. Thị dĩ thánh nhân xứ vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo; vạn vật tác yên nhi bất từ, sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, công thành nhi phất cư. Phù duy bất cư, thị dĩ bất khứ.
ANH NGỮ
All in the world recognize the beautiful as beautifulAll in the world recognize the beautiful as beautiful.Herein lies ugliness.All recognize the good as good.Herein lies evil.ThereforeBeing and non-being produce each other.Difficulty and ease bring about each other.Long and short delimit each other.High and low rest on each other.Sound and voice harmonize each other.Front and back follow each other.Therefore the sage abides in the condition of wu-wei (unattached action).And carries out the wordless teaching.Here, the myriad things are made, yet not separated.Therefore the sage produces without possessing,Acts without expectationsAnd accomplishes without abiding in her accomplishments.It is precisely because she does not abide in themThat they never leave her.
-Translated by Charles Muller, Tōyō Gakuen University
DỊCH NGHĨA
Ai cũng cho cái đẹp là đẹp, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái xấu; ai cũng cho điều thiện là thiện, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái ác. Là vì “Có” và “Không” sinh lẫn nhau; “Dễ” và “Khó” tạo nên lẫn nhau; “Ngắn” và “Dài” làm rõ lẫn nhau; “Cao” và “Thấp” dựa vào nhau; “Âm” và “Thanh” hòa lẫn nhau; “Trước” và “Sau” theo nhau. Cho nên, thánh nhân xử sự theo thái độ “Vô Vi” dùng thuật “không nói” mà dạy dỗ, để cho vạn vật tự nhiên sinh trưởng mà không can thiệp vào, khéo nuôi dưỡng vạn vật mà không chiếm làm của mình, làm mà không cậy khéo, việc thành mà không quan tâm tới. Vì không quan tâm tới nên sự nghiệp mới còn hoài.
LỜI BÀN
Chương này về đại ý thì ai cũng nhận rằng Lão Tử nói về luật tương đối (sự vật không có gì là tuyệt đối hay xấu, so với cái này thì là tốt, so với cái khác lại là xấu, lúc này là tốt, lúc khác là xấu) và phản đối thói đương thời, nhất là phái Khổng, phái Mặc dùng trí mà phân biệt rõ rànhg xấu, tốt, khiến cho người ta bỏ tự nhiên đi mà cầu tốt, bỏ xấu, hóa ra trá ngụy, do đó sinh hại. Ông khuyên ta cứ để cho dân sống theo tự nhiên mà đừng can thiệp (thái độ vô vi), đừng đem quan niệm sai lầm về tốt xấu mà uốn nắn dân (thuật bất ngôn chi giáo), như vậy sẽ thành công mà sự nghiệp sẽ bất hủ vì chính đạo cũng không làm khác.
Chúng ta để ý: Khổng Tử cũng đã có lần muốn “vô ngôn” và bảo Tử Cống: “Thiên hà ngôn tai ? Tứ thời hành yên, bách vật sinh yên. Thiên hà ngôn tai ?” - Trời có nói gì đâu ? Thế mà bốn mùa cứ thay nhau, vạn vật cứ sinh hóa. Trời có nói gì đâu ? (Luận ngữ - Dương Hóa - 18)
Luật tương đối trong chương này sau được Trang Tử diễn rõ và mạnh hơn trong thiên Tề vật luận.
Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải
Hoa Sơn lược thuật
Social Bookmarking
SubscribeBloglinesdel.icio.usFacebookStumbleUpon
Tags: Charles Muller, chương hai, dương hóa, khổng tử, lão tử, luận ngữ, luật tương đối, nguyễn hiến lê, tề vật luận, thiên thượng, trang tử, tử cống, Đạo Đức Kinh
Đạo Đức Kinh
Comments(0)
THIÊN THƯỢNG: CHƯƠNG BA
hoason December 8th, 2007
LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH
CHƯƠNG BA
不尚賢,使民不爭﹔不貴難得之貨,使民不為盜﹔不見可欲,使民心不亂。是以聖人之治,虛其心,實其腹﹔弱其志,強其骨。常使民無知無欲。使夫智者不敢為也,為無為,則無不治。
PINYIN
bù shàng xián,shǐ mín bù zhēng﹔bù guì nándé zhī huo,shǐ mín bù wèi dào﹔bùjiàn kě yù,shǐ mínxīn bù luàn。shì yǐ shèngrén zhī zhì,xū qí xīn,shí qí fù﹔ruo qí zhì,qiáng qí gǔ。cháng shǐ mín wúzhī wú yù。shǐ fū zhì zhě bù gǎn wèi yě,wèi wú wèi,zé wú bù zhì。
PHIÊN ÂM
Bất thượng hiền, sử dân bất tranh ﹔bất quý nan đắc chi hoá, sử dân bất vi đạo ﹔bất kiến khả dục , sử dân tâm bất loạn. Thị dĩ thánh nhân chi trị , hư kì tâm , thực kì phúc ﹔nhược kì chí , cường kì cốt . Thường sử dân vô tri vô dục , sử phù trí giả bất cảm vi giả, vi vô vi ,tắc vô bất trị.
ANH NGỮ
If you do not adulate the worthy…If you do not value rare treasures, you will stop others from stealing.If people do not see desirables, they will not be agitated.Therefore, when the sage governs,He clears peoples minds,Fills their bellies,Weakens their ambition andStrengthens their bones.If the people are kept without cleverness and desireIt will make the intellectuals not dare to meddle.Acting without contrivance, there is no lack of manageability.
-Translated by Charles Muller, Tōyō Gakuen University
DỊCH NGHĨA
Không trọng người hiền để cho dân không tranh. Không quý của hiếm để cho dân không trộm cướp, không phô bày cái gì gợi lòng ham muốn, để cho lòng dân không loạn. Cho nên, chính trị của thánh nhân là làm cho dân: lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, tâm chí thì yếu [không ham muốn, không tranh giành], xương cốt thì mạnh. Khiến cho dân không biết, không muốn, mà bọn trí xảo không dám hành động. Theo chính sách “vô vi” thì mọi việc đều trị.
LỜI BÀN
Chương này ý nghĩa thật rõ. Lão Tử cho lòng ham muốn danh lợi là đầu mối của loạn. Nho, Mặc đều trọng hiền (Luận ngữ, thiên Tử Lộ, khuyên “đề cử hiền tài” ; Lễ ký, thiên Lễ vận chủ trương “tuyển hiền dữ năng”; còn Mặc Tử thì có thiên Thượng hiền), khiến cho dân thèm khát danh lợi, dùng trí xảo để tranh nhau danh lợi. Ông chê lối trị dân đó, bảo bậc thánh nhân (thánh nhân theo quan niệm của ông, chứ không phải hạng thánh nhân theo quan niệm Khổng Mặc) chỉ cần lo cho dân đủ ăn, khỏe mạnh, thuần phác (vô tri) không ham muốn gì cả (vô dục), như vậy là vô vi mà nước sẽ trị.
Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải
Hoa Sơn lược thuật
Social Bookmarking
SubscribeBloglinesdel.icio.usFacebookStumbleUpon
Tags: Charles Muller, chương ba, khổng mặc, lão tử, lễ ký, mặc tử, nguyễn hiến lê, thiên thượng, thuật trị nước, thượng hiền, tử lộ, vô dục, vô tri, Đạo Đức Kinh
Đạo Đức Kinh
Comments(0)
THIÊN THƯỢNG: CHƯƠNG BỐN
hoason December 8th, 2007
LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH
CHƯƠNG BỐN
道沖,而用之或不盈。淵兮,似萬物之宗。挫其銳,解其紛,和其光,同其塵。湛兮,似或存。吾不知誰之子,象帝之先。
PINYIN
dào chōng,ér yòng zhī huo bù yíng。yuān xī,sì wànwù zhī zōng。 qí ruì,jiě qí fēn,hé qí guāng,tóng qí chén。zhàn xī,sì huo cún。wú bù zhī shuí zhī zǐ , xiàng dì zhī xiān。
PHIÊN ÂM
Đạo xung , nhi dụng chi hoặc bất doanh , uyên hề tự vạn vật chi tôn . Toả kì nhuệ , giải kì phân , hoà kì quang , đồng kì trần ; trạm hề tự hoặc tồn . Ngô bất tri thuỳ chi tử , tượng đế chi tiên.
ANH NGỮ
The Way is so vast…The Way is so vast that when you use it, something is always left.How deep it is!It seems to be the ancestor of the myriad things.It blunts sharpnessUntangles knotsSoftens the glareUnifies with the mundane.It is so full!It seems to have remainder.It is the child of I-don’t-know-who.And prior to the primeval Lord-on-high.
-Translated by Charles Muller, Tōyō Gakuen University
DỊCH NGHĨA
Đạo, bản thể thì hư không mà tác dụng thì cơ hồ vô cùng, nó uyên áo mà tựa như làm chủ tể vạn vật.
Nó không để lộ tinh nhuệ ra, gỡ những rối loạn, che bớt ánnh sáng, hòa đồng với trần tục; nó sâu kín [không hiện] mà dường như trường tồn.
Ta không biết nó là ai; có lẽ nó có trước thượng đế.
LỜI BÀN
Chương này Liou Kia-hway cho rằng chữ nhuệ tượng trưng sự trác tuyệt, siêu phàm, chữ phân tượng trưng sự xung đột, chữ quang tượng trưng đức tốt, chữ trần tượng trưng tật xấu.
Có nhà lại bảo “giải kỳ phân” là giải phóng óc nhị nguyên, phân chia sự vật. Nhà khác giảng là “lấy sự giản phác chống sự phiền phức“.
“Hòa kỳ quang” có người hiểu là đem ánh sáng của mình hòa với những ánh sáng khác, tức không tự tồn tự đại.
Chữ “trạm” cũng trong câu hai có hai nghĩa: sâu kín, trong lặng. Chúng tôi theo Dư Bồi Lâm, dùng theo nghĩa trong Thuyết văn: “trạm, một dã“, một là chìm, không hiện lên.
Chúng ta để ý hai điều này:
- Tác giả dùng nhiều chữ nói lững: hoặc, tự, ngô bất tri, tượng.
- Chương này là chương duy nhất nói đến thượng đế, khiến chúng tôi nghi ngờ là do người đời sau thêm vô. Đại ý cũng chỉ là nói về thể và dụng của đạo.
Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải
Hoa Sơn lược thuật
Social Bookmarking
SubscribeBloglinesdel.icio.usFacebookStumbleUpon
Tags: Charles Muller, chương bốn, dư bồi lâm, hòa quang đồng trần, lão tử, liou kia hway, nguyễn hiến lê, nhị nguyên, thiên thượng, Đạo Đức Kinh
Đạo Đức Kinh
Comments(0)
THIÊN THƯỢNG: CHƯƠNG NĂM
hoason December 8th, 2007
LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH
CHƯƠNG NĂM
天地不仁,以萬物為芻狗﹔聖人不仁,以百姓為芻狗。天地之間,其猶橐龠乎?虛而不屈,動而愈出。多言數窮,不如守中。
PINYIN
tiāndì bùrén,yǐ wànwù wèi chú gǒu﹔shèngrén bùrén,yǐ bǎixìng wèi chú gǒu。tiāndì zhījiān,qí yóu tuo yuè hū?xū ér bù qū,dòng ér yù chū。duō yán shù qióng,bùrú shǒu zhōng。
PHIÊN ÂM
Thiên địa bất nhân , dĩ vạn vật vi sô cẩu ﹔thánh nhân bất nhân , dĩ bách tính vi sô cẩu . Thiên địa chi gian , kì do thác thược hồ ? Hư nhi bất khuất , động nhi dũ xuất . Đa ngôn sác (sổ) cùng , bất như thủ trung .
ANH NGỮ
Heaven and Earth are not humane…Heaven and Earth are not humane,And regard the people as straw dogs.The sage is not humane,And regards all things as straw dogs.The space between Heaven and Earth is just like a bellows:Empty it, it is not exhausted.Squeeze it and more comes out.Investigating it with a lot of talkIs not like holding to the center.
-Translated by Charles Muller, Tōyō Gakuen University
DỊCH NGHĨA
Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh nhân bất nhân, coi trăm họ như chó rơm.
Khoảng giữa trời đất như ống bễ, hư không mà không kiệt, càng chuyển động, hơi lại càng ra. Càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự hư tĩnh.
LỜI BÀN
Trời đất, tức luật thiên nhiên, không có tình thương của con người (bất nhân) không tư vị với vật nào, cứ thản nhiên đối với vạn vật, lẽ đó dễ hiểu mà loài người thời nào và ở đâu cũng thường trách tạo hóa như vậy. Những câu: ưu thắng liệt bại, cạnh tranh để sinh tồn, tài giả bồi chi, khuynh giả phúc chi, có sinh thì có tử… đều diễn ý cái ý “thiên địa bất nhân”. Đang thời thì dùng, quá thời thì bỏ như cây cối xuân hạ tươi tốt, khi trổ hoa kết trái rồi qua thu đông thì điêu tàn. Cho nên Lão tử bảo trời đất coi vạn vật như chó rơm. Những con chó kết bằng rơm khi chưa bầy để cúng thì được cất kỹ trong rương hoặc giỏ, bao bằng gấm vóc, khi cúng xong rồi thì người ta liệng nó ra đường, người đi đường lượm về để nhóm lửa (Trang Tử - thiên Thiên vận)
Câu đầu, nửa trên ai cũng hiểu như vậy; nửa sau thì ý kiến bất đồng. Đa số cho “bách tính” là dân chúng. Wieger (do Jean Grenier dẫn - tr.79) cho bách tính là trăm quan: quan nào có ích cho nước thì dùng, vô ích hoặc có hại thì trừ đi, vì vua chúa chỉ nên “yêu quốc gia thôi, chứ không được yêu cá nhân” cũng như trời đất sinh ra vạn vật chỉ cho cái lợi chung của vạn vật chứ không quan tâm đến cái lợi riêng của một vật nào.
Theo Nguyễn Hiến Lê thì Lão Tử chỉ muốn khuyên ta trị dân thì cứ theo đạo, theo tự nhiên, mà để cho dân tự nhiên phát triển theo thiên tính, đừng can thiệp vào.
Câu sau Lão Tử so sánh khoảng trời đất với cái ống bễ. Rất đúng và tài tình. Cả hai đều hư không mà không cùng kiệt (có nhà dịch “bất khuất” là không bẹp xuống: ý cũng vậy), mà cả hai càng động thì hơi gió càng phát ra nhiều. Cái dụng của cái hư không (vô) như vậy đó.
Câu cuối thì Liou Kia-hway hiểu khác hẳn: càng nói nhiều về đạo thì càng không hiểu nó, nó bằng nhập vào đạo. Nhà khác lại dịch là: Nói nhiêu cũng không sao hết được, không bằng giữ mực trung.
Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải
Hoa Sơn lược thuật
Lão phật quả có chổ tương đồng, ly ngôn tuyệt tướng thì trở về bản thể,
giống như sự im lặng của ngài Duy Ma Cật và cái mĩm cười của ngài Ca Diếp.
Social Bookmarking
SubscribeBloglinesdel.icio.usFacebookStumbleUpon
Tags: Charles Muller, chương năm, lão tử, liou kia hway, nguyễn hiến lê, thiên thượng, thiên vận, trang tử, Đạo Đức Kinh
Đạo Đức Kinh
Comments(0)
THIÊN THƯỢNG: CHƯƠNG SÁU
hoason December 9th, 2007
LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH
CHƯƠNG SÁU
谷神不死,是謂玄牝。玄牝之門,是謂天地根。綿綿若存,用之不勤。
PINYIN
gǔ shén bù sǐ,shì wèi xuánpìn。xuán pìn zhī mén,shì wèi tiāndì gēn。miánmián ruo cún,yòng zhī bù qín。
PHIÊN ÂM
Cốc thần bất tử , thị vị huyền tẫn . Huyền tẫn chi môn , thị vị thiên địa căn . Miên miên nhược tồn , dụng chi bất cần.
ANH NGỮ
The valley spirit never dies…The valley spirit never dies.It is called “the mysterious female.”The opening of the mysterious femaleIs called “the root of Heaven and Earth.”Continuous, seeming to remain.Use it without exertion.
-Translated by Charles Muller, Tōyō Gakuen University
DỊCH NGHĨA
Thần hang bất tử, gọi là Huyền Tẫn (Mẹ nhiệm màu) ; cửa Huyền Tẫn là gốc của trời đất.
Dằng dặc mà như bất tuyệt, tạo thành mọi vật mà không kiệt (hay không mệt).
LỜI BÀN
Vì có hai chữ cốc thần nên có người cho rằng đây là một thần thoại nào đó như trong bộ Sơn hải kinh. Vì hai chữ đó với hai chữ Huyền tẫn nên có nhà lại bảo chương này có tính cách bí giáo, và các Đạo gia đời sau (Hán, Lục Triều…) hiểu theo một nghĩa riêng để tìm phương pháp trường sinh.
Về triết lý, ý nghĩa không có gì bí hiểm. Thần hang tượng trưng cho đạo; thể của nó là hư vô nên gọi là hang, dụng của nó vô cùng nên gọi là thần; vô sinh hữu, hữu sinh vạn vật, nên gọi nó là Mẹ nhiệm màu; nó sinh sinh hóa hóa, nó “động nhi dũ xuất” (Chương năm) cho nên bảo là không kiệt.
Bài đầu bộ Liệt tử chép lại chương này mà cho là của Hoàng đế. Không tin được. Hoàng đế là một nhân vật huyền thoại.
Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải
TỪ NGỮ
Chữ “Huyền tẫn 玄牝” mà Hoa Sơn tìm trong tự điển hiện đại dịch là: “the Mysterious Female” và chú thích là “Đạo” (道), riêng chữ tẫn là female animal, cow
Chữ “Cốc thần 谷神 gǔshén ” có nghĩa là spirit of the valley, cũng chú thích là “Đạo”
Chữ miên miên 绵绵[綿綿] miánmián có nghĩa là continuous; unbroken, dằng dặc
Chữ “nhược 若 ruò ” có nghĩa là giường như, as if, seem.
Chữ “cần 勤 qín ” đây có nghĩa là cần cù chăm chỉ, hardworking, deligent.
[Hoa Sơn bổ sung phần từ ngữ]
Social Bookmarking
SubscribeBloglinesdel.icio.usFacebookStumbleUpon
Tags: Charles Muller, chương sáu, hoàng đế, huyền tẫn, lão tử, liệt tử, nguyễn hiến lê, sơn hải kinh, thiên thượng, đạo gia, Đạo Đức Kinh
Đạo Đức Kinh
Comments(0)
THIÊN THƯỢNG: CHƯƠNG BẢY
hoason December 10th, 2007
LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH
CHƯƠNG BẢY
天長地久。天地所以能長且久者,以其不自生,故能長生。是以聖人后其身而身先,外其身而身存。非以其無私耶?故能成其私。
PINYIN
tiān cháng dì jiǔ。tiāndì suǒyǐ néng cháng qiě jiǔ zhě,yǐ qí bù zì shēng,gù néng cháng shēng。shì yǐ shèngrén hòu qí shēn ér shēn xiān,wài qí shēn ér shēn cún。fēi yǐ qí wúsī yé?gù néng chéng qí sī。
PHIÊN ÂM
Thiên trường địa cửu . Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả , dĩ kì bất tự sinh , cố năng trường sinh . Thị dĩ thánh nhân hậu kì thân nhi thân tiên , ngoại kì thân nhi thân tồn . Phi dĩ kì vô tư dả ? cố năng thành kì tư .
ANH NGỮ
Heaven and Earth last forever…Heaven and Earth last forever.The reason that Heaven and Earth are able to last foreverIs because they do not give birth to themselves.Therefore, they are always alive.Hence, the sage puts herself last and is first.She is outside herself and therefore her self lasts.Is it not through her selflessnessThat she is able to perfect herself?
-Translated by Charles Muller, Tōyō Gakuen University
DỊCH NGHĨA
Trời đất trường cửu. Sở dĩ trời đất trường cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được.
Vì vậy thánh nhân đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được. Như vậy chẳng phải vì thánh nhân không tự tư mà thành được việc riêng của mình ư ?
LỜI BÀN
Có nhà dịch “bất tự sinh” là không có đời sống riêng. Trời đất không có đời sống riêng vì đời sống của trời đất là đời sống của vạn vật trong vũ trụ, đời sống của đạo, mà đạo thì vĩnh cửu. Không có đời sống riêng với không sống riêng cho mình, nghĩa cũng như nhau.
Chương này diễn một quy tắc xử thế quan trọng của Lão tử: quy tắc khiêm, nhu mà sau này chúng ta còn g