Hiện nay, hầu hết các cơ quan báo chí, tòa soạn ở các nước phát triển trên thế giới
đều có Bộ Quy tắc hướng dẫn cho các phóng viên, biên tập viên của mình trong
hoạt động nghề nghiệp. Bên cạnh Luật báo chí và 9 điều quy ước về đạo đức báo
chí của Hội nhà báo Việt Nam, nhiều tờ báo lớn ở VN cũng có những bộ quy tắc
riêng và phóng viên đều phải tuân thủ cùng với việc tuân thủ luật báo chí. Các cơ
quan báo chí, tòa soạn đưa ra Bộ Quy tắc, trong đó có các quy định nhằm hướng
dẫn cách ứng xử cho phóng viên và các thành viên ban biên tập trong trường hợp
có các vấn đề nảy sinh mà không có trong quy định pháp luật, không có trong hợp
đồng lao động hay cụ thể hóa các nội dung trong Bộ quy tắc đạo đức báo chí của
Hội Nhà báo.
10 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đạo đức nghề báo chính ở trong tâm mỗi nhà báo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO
CHÍNH Ở TRONG TÂM
MỖI NHÀ BÁO
Song, trong nghề báo có rất nhiều lĩnh vực, đối tượng và phạm vi hoạt động
khác nhau, nên ngay cả một bộ quy tắc riêng của tờ báo cũng chưa thể phù
hợp cụ thể với từng nhà báo trong một đơn vị báo chí
1. CẦN CÓ QUY TẮC NGHỀ NGHIỆP RIÊNG CHO MỖI TỜ BÁO
Hiện nay, hầu hết các cơ quan báo chí, tòa soạn ở các nước phát triển trên thế giới
đều có Bộ Quy tắc hướng dẫn cho các phóng viên, biên tập viên của mình trong
hoạt động nghề nghiệp. Bên cạnh Luật báo chí và 9 điều quy ước về đạo đức báo
chí của Hội nhà báo Việt Nam, nhiều tờ báo lớn ở VN cũng có những bộ quy tắc
riêng và phóng viên đều phải tuân thủ cùng với việc tuân thủ luật báo chí. Các cơ
quan báo chí, tòa soạn đưa ra Bộ Quy tắc, trong đó có các quy định nhằm hướng
dẫn cách ứng xử cho phóng viên và các thành viên ban biên tập trong trường hợp
có các vấn đề nảy sinh mà không có trong quy định pháp luật, không có trong hợp
đồng lao động hay cụ thể hóa các nội dung trong Bộ quy tắc đạo đức báo chí của
Hội Nhà báo. Việc chi tiền cho đối tượng để lấy thông tin báo này thể áp dụng còn
báo kia thì không được. Hoặc việc trả tiền nhuận bút cho người được phỏng vấn
chỉ có một số báo áp dụng, còn nhiều báo thì nhuận bút đó thuộc về người phỏng
vấn. Việc biên tập bài viết về các vấn đề nhạy cảm hay tế nhị của một số báo cũng
rất khác nhau, biên độ chữ nghĩa của sự ca ngợi cũng như sự xúc phạm khá rộng
rãi, khiến cho bạn đọc rất phiền trách tờ báo và phóng viên là thiếu đạo đức nghề
nghiệp. Việc bảo vệ phóng viên trong tác nghiệp các báo cũng có thể khác nhau,
với tờ báo này thì họ lên tiếng, tờ báo kia thì lại phó mặc cho pháp luậtTất cả
những điều đó đều liên quan đến những quy tắc tác nghiệp của tờ báo cụ thể. Và
theo chúng tôi, còn hơn thế nữa, quy tắc tác nghiệp này phần nào phụ thuộc vào
tính cách và phẩm chất của BBT, Chi bộ hay người đứng đầu cơ quan báo chí. Như
một thứ luật bất thành văn, họ là linh hồn của tờ báo, và việc phóng viên tự giác
tuân thủ,“chịu phép” trước những người lãnh đạo cũng rất có lợi cho việc tuân thủ
quy tắc tác nghiệp của tờ báo. Nếu những người lãnh đạo tờ báo không gương mẫu
và không kỷ cương thì dễ dàng xảy ra tình trạng “thượng bất chính hạ tắc loạn”,
chẳng có bộ quy tắc nào hiệu quả nổi với một đội ngũ làm báo.
Các Bộ Quy tắc không phải áp dụng được trong mọi tình huống mà một nhà báo có
thể gặp phải trong công việc, nhưng nó có ý nghĩa như sự hướng dẫn hoặc khuyến
khích nhà báo tìm tòi để đi đến một cách hành động đúng đắn, công bằng, trung
thực và nhân đạo.
Từ những suy nghĩ trên, chúng tôi nghĩ rằng để giúp cho nhà báo, phóng viên khi
tác nghiệp thì mỗi cơ quan báo chí, tòa soạn phải đặt ra cho cơ quan, tòa soạn mình
một bộ quy tắc ứng xử trong tác nghiệp để PV, BTV:
- Khỏi lúng túng khi xử lý thông tin.
- Hạn chế rủi ro và nguy hiểm khi đi tác nghiệp.
- Khi đi tác nghiệp, nhất là trong thể loại điều tra, phải được sự đồng ý của người
chịu trách nhiệm cao nhất cơ quan là Tổng biên tập.
- Quy định về việc nhận quà, phong bì cho phóng viên, BTV.
- BBT phải luôn giám sát PV, BTV, thông tin thông suốt trong mọi trường hợp.
- BBT phải có phương án can thiệp cần thiết khi PV có sự cố, hay tai nạn nghề
nghiệp.
- Chia sẻ trách nhiệm với phóng viên khi gặp tai nạn nghề nghiệp để giảm thiểu tối
đa hậu quả.
2. MỖI NHÀ BÁO PHẢI TỰ CÓ MỘT QUY TẮC TÁC NGHIỆP RIÊNG
Song, trong nghề báo có rất nhiều lĩnh vực, đối tượng và phạm vi hoạt động khác
nhau, nên ngay cả một bộ quy tắc riêng của tờ báo cũng chưa thể phù hợp cụ thể
với từng nhà báo trong một đơn vị báo chí. Thí dụ với một phóng viên điều tra thì
khái niệm dấn thân có thể được hiểu khác với một phóng viên ban công tác bạn
đọc hay ban công tác xã hội. Sự hoạt động trong nghề báo nhiều khi mang tính độc
lập, riêng biệt nên không ai khác chính nhà báo phải có những quy tắc riêng trong
tác nghiệp, chỉ anh và chính anh mới tự kiểm tra và điều chỉnh hành vi của mình
chứ không ai khác. Vì thế có lẽ mỗi nhà báo cũng cần tự đặt nguyên tắc tác nghiệp
để bảo vệ mình.
Khi tham gia đề tài hội thảo này, chúng tôi tự hỏi rằng nhà báo thường có những
loại vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong những trường hợp nào? Có lẽ là có những
loại vi phạm thuộc các lĩnh vực an ninh chính trị, có loại vụ lợi về tiền bạc, tài sản,
quan hệ riêng tư, có loại vi phạm vì công danh, muốn đánh bóng tên tuổi, muốn
chơi trội, muốn nổi tiếng
Tất cả những điều đó luật pháp đã có quy định cụ thể để xử lý nếu nhà báo vi
phạm. Song với cương vị nhà báo, trong nghề nghiệp ắt có những quy định riêng
mới cụ thể hóa các điều luật ấy được.
- Nhà báo, dù ở cương vị gì, dù đang tác nghiệp hay không, anh đều là một công
dân, và trước khi anh là một nhà báo giỏi hãy là một công dân tốt. Khi nói đến điều
này chúng tôi nhớ đến một trường hợp các nhà báo nhập vai con nghiện để điều tra
đường dây bán ma túy ngay trong trung tâm cai nghiện. Khi bài điều tra sắp hoàn
thành thì các nhà báo phát hiện một nhóm học viên chuẩn bị trốn trại. Câu hỏi bất
thường được đặt ra là: Nên im lặng để tiếp tục bài điều tra với chi tiết rất nóng là
vụ trốn trại, hay là lộ diện là nhà báo để báo với ban giám đốc trung tâm cai nghiện
để ngăn chặn hành vi nói trên? Lúc này nên là nhà báo hay là một công dân? Các
nhà báo của chúng ta đã chọn vai trò là một công dân.
- Một ví dụ khác: Một phóng viên truyền hình khi quay phỏng vấn một người từng
bị kết tội là đinh tặc. Người đó khi thấy ống kính đã khóc và khẩn cầu phóng viên
đừng đưa anh lên truyền hình một lần nữa, vì anh và gia đình anh, nhất là con cái
anh, lâu nay đã chịu nỗi khổ nhục này lắm rồi Lời khẩn cầu và nước mắt của
người đàn ông ấy đã làm động lòng người phóng viên quay phim. Anh đã đậy nắp
ống kính, tháo chân máy, không tiếp tục quay nữa
- Có thể người phóng viên truyền hình ấy không hoàn thành nghiệp vụ. Nhưng
chúng tôi nghĩ anh có cái tâm của người làm báo. Và đạo đức tác nghiệp của nhà
báo cũng chính là cái tâm của con người. Đó là một con người nhân văn, biết cảm
thông với số phận con người và có trách nhiệm bởi mỗi câu chữ, mỗi đoạn băng
nghi âm và mỗi thước phim của mình.
- Những ví dụ như trên, chúng tôi nghĩ là rất nhiều và rất tiêu biểu của các nhà báo
chúng ta. Muốn có được cách hành xử như thế, chúng tôi nghĩ mỗi nhà báo cần
tuân thủ các quy tắc khách quan trung thực:
- Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc dưới sự lãnh đạo của
Đảng và nhà nước; luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.
- Tôn trọng sự thật và tôn trọng quyền được biết sự thật của công chúng là bổn
phận đầu tiên của nhà báo.
- Khi thực hiện nhiệm vụ, nhà báo phải luôn bảo vệ các nguyên tắc trong khi thu
thập và đăng tải tin tức một cách trung thực đảm bảo quyền bình luận và phê phán
một cách công bằng.
- Chỉ viết bài theo những thông tin mà bản thân biết rõ nguồn gốc, không được lấp
liếm những thông tin thiết yếu hoặc làm sai lệch tài liệu.
- Bảo vệ bí mật quốc gia, nghề nghiệp liên quan đến nguồn tin bí mật.
- Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.
- Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, đặc biệt là không phân biệt đối xử về màu
da, giới tính, dân tộc, quan điểm chính trị, tôn giáo của mỗi dân tộc, quốc gia.
- Đặc biệt một nhà báo trước hết là một công dân có trách nhiệm: tuân thủ pháp
luật, không vi phạm pháp luật. Trong nghề nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc mà
cơ quan báo chí đưa ra, không đạo văn, bóp méo sự thật có ác ý, vu khống, bôi
nhọ, buộc tội vô căn cứ, nhận hối lộ dưới bất kỳ một hình thức nào để đăng hoặc
lấp liếm thông tin. Và quan trọng nhất vẫn là sự trung thực của bản thân mỗi nhà
báo trong mỗi hành vi.
Tóm lại, tôn trọng con người, hành nghề một cách có lương tâm, giữ gìn danh dự
và bản lĩnh nghề nghiệp chính là yêu cầu lớn nhất, tổng quát nhất về đạo đức của
người làm báo.
Khi thực hiện một bài báo, nhất là những bài điều tra, nhà báo thường đứng trước
áp lực rất lớn của dư luận và sự thật. Người ta đã từng nói mỗi từ ngữ có sức mạnh
như cả một sư đoàn. Sẽ không phải là thổi phồng hay nghiêm trọng hóa sự việc khi
nói rằng những bài báo thiếu trách nhiệm vì vô tình hay ác ý có thể xâm hại
nghiêm trọng đến thanh danh, uy tín, thậm chí tính mạng của một con người hay sự
tồn tại của một doanh nghiệp. Vì vậy, điều cần thiết và quan trọng là nhà báo hãy
có bộ quy tắc của riêng mình. Bộ quy tắc mang tính chất cá nhân này chính là
những câu tự vấn trước khi nhà báo đặt bút viết :
Bài báo này có lợi cho ai? Có hại cho ai?
Sau bài báo này điều gì sẽ diễn ra tiếp theo ?
Bản thân mình còn băn khăn điều gì sau khi viết xong bài báo hay không?
Và cuối cùng là: Viết về thân phận con người thì điều gì chính mình không muốn
thì đừng bắt người khác phải gánh chịu.
Trong thực tế nhiều nhà báo đã lấy tư liệu bằng cái cách mà người khác không
muốn, chụp ảnh khi người ta không cho, chỉ trò chuyện bên lề, không phỏng vấn
mà về ghi trong bài là phỏng vấn, lấy tư liệu từ trẻ em mà không có người giám hộ,
cố tình tạo tình huống cho người ta phạm tội để có tư liệu viết bài, từ chuyện
không có thêu dệt thành có, có bé xé ra to, dùng mọi từ ngữ không đúng thực tế để
nói về bản chất hay tính cách một con người khi mà chính nhà báo sẽ không chịu
nổi những từ ngữ ấy nếu mà người khác nói về họKhó có một bộ quy tắc nào
giám sát và xử lý được nhà báo khi họ cố tình muốn làm thế. Vụ “ cha chồng nàng
dâu” mới đây ở Tiền Giang là ví dụ. Lấy thông tin không kiểm chứng nguồn gốc.
Khi viết bài thêm thắt y như thật. Đó là những điều mà phóng viên này ( không
phải là phóng viên mới, cũng không phải là chuyên gia câu “view”, chắc chắn đã
biết là trái đạo đức báo chí. Nhưng điều gì đã khiến anh ta vẫn viết ? Chỉ có phóng
viên này mới trả lời được câu hỏi đó.
Đạo đức nghề báo tạo ra quy tắc tác nghiệp trong nghề báo và ngược lại, quy tắc
nghề nghiệp cũng sẽ góp phần xây dựng đạo đức nghề báo. Những điều đó song
hành và thấm sâu trong mỗi suy nghĩ lẫn hành động trong quy trình tác nghiệp lấy
tin và xử lý nguồn tin trong nghề báo. Tính tuân thủ pháp luật và cái tâm là hai yếu
tố tạo nên những công dân tốt trong một nhà báo giỏi. Suy cho cùng cũng là yếu tố
CON NGƯỜI mà thôi.
HUỲNH DŨNG NHÂN