Cuốn sách này được viết dựa trên cơsởmột loạt các lớp huấn luyện
do QuỹReuters, hãng Truyền hình Reuters, Hãng Phát thanh và Truyền hình
Anh BBC và Hãng Phát thanh và Truyền hình Canada CBC tiến hành.
Ngày nay, truyền hình đang phải đối mặt với những thách thức to lớn.
Sốngười xem thời sựgiảm đi. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy khán giảthiếu
ý thức ràng buộc vào nhiều vấn đềmà họxem trong các chương trình thời sự.
Phóng viên thời sựthan vãn thiếu kỹnăng nghềnghiệp; họnói nhiều phỏng
vấn không có trọng tâm; bài viết cẩu thả; và ít coi trọng khảnăng kểchuyện
của hình ảnh.
86 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay phóng viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỔ TAY
PHÓNG VIÊN
Sổ tay phóng viên – Phần 1
Giới thiệu
Cuốn sách này được viết dựa trên cơ sở một loạt các lớp huấn luyện
do Quỹ Reuters, hãng Truyền hình Reuters, Hãng Phát thanh và Truyền hình
Anh BBC và Hãng Phát thanh và Truyền hình Canada CBC tiến hành.
Ngày nay, truyền hình đang phải đối mặt với những thách thức to lớn.
Số người xem thời sự giảm đi. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy khán giả thiếu
ý thức ràng buộc vào nhiều vấn đề mà họ xem trong các chương trình thời sự.
Phóng viên thời sự than vãn thiếu kỹ năng nghề nghiệp; họ nói nhiều phỏng
vấn không có trọng tâm; bài viết cẩu thả; và ít coi trọng khả năng kể chuyện
của hình ảnh.
Cuốn sách này trình bày những kỹ năng cơ bản. Dựa trên những quan
sát và kinh nghiệm của một số nhà báo và giảng viên phát thanh, truyền hình
tầm cỡ ở châu Âu và bắc Mỹ, sách này là cuốn hướng dẫn đơn giản, giúp tạo
những thói quen tốt.
Tác giả George Leornard nói tất cả chúng ta đều là học trò trên con
đường tiến tới hoàn thiện - và chúng ta luôn là học trò. Không bao giờ muộn
khi nhìn lại những thói quen cũ (có lẽ là xấu).
Và để tạo những thói quen tốt mới.
2. Nghề làm báo
Một trong những vấn đề khó nhất là định nghĩa thế nào là câu chuyện
(tin bài). Và là phóng viên, bạn cần phải biết điều này. Dưới đây là một vài
suy nghĩ từ khắp nơi trên thế giới:
- "Tin tức là quá trình làm thay đổi trong 1 thế giới đang thay đổi, tạo
nền nếp cho cuộc sống của nhân loại." (Julius Reuters)
- "Tin tức là lịch sử đúng như nó diễn ra. Thành cổ Pompeii bị phá
huỷ là một tin, nhưng chúng ta bây giờ gọi nó là gì nhỉ?" (A rthur
Christiansen, cựu biên tập viên tờ London Daily Epxress).
- "Tin tức là nghệ thuật lừa gạt kẻ thù mà không làm thất vọng những
người bạn của mình." (Goseph Goebbels).
- "Tin tức là những gì mà ngài tổng biên tập của tôi nói là tin." (phóng
viên học việc)
- "Tin tức là những gì chính phủ của tôi gọi nó là tin." (cán bộ bộ
thông tin).
- "Chó cắn người không phải là tin, người cắn chó mới là tin."
Định nghĩa truyền thống gọi tin là cái gì đó mới, có thực và thú vị.
Nhưng nó lại gợi ra nhiều câu hỏi khác:
• Mới với ai?
• Sự thật của ai?
• Thú vị như thế nào?
Sau đây là 1 vài trắc nghiệm bạn có thể áp dụng với những tin - bài
sắp được đưa ra thảo luận:
• Có mới không? (Bạn không thấy ai trong phòng tin biết chuyện
này.)
• Có phải đây là diễn biến mới của 1 câu chuyện cũ? (Người ta nói:
"Tôi chưa nghe điều đó về anh ta, cô ta hay nó".
• Chuyện đó có ảnh hưởng đến những người khác ngoài nhân vật
chính của câu chuyện hay không?
• Có ảnh hưởng đến người dân trong tương lai không? (Họ có thể
chưa biết điều này.)
• Có giúp người dân biết được thông tin này không? (Tin mà bạn có
thể dùng.)
• Có phù hợp với khán giả của bạn không? (Bạn có biết khán giả của
mình là ai không?)
• Có phải là chuyện làm người ta nhíu lông mày không? (Nó có làm
bạn phải thở hít sâu khi kể chuyện này không?)
3. Khảo sát (liên hệ cơ sở)
Mọi tin bài chỉ thành công khi có tiến hành khảo sát. Bạn là 1 phóng
viên giỏi phỏng vấn, hay được làm việc với nhà nhiếp ảnh tài ba, hay có kỹ
năng viết bài tuyệt vời - tất cả những điều đó chẳng là gì nếu như công việc
khảo sát được tiến hành không tốt. Thiếu tìm hiểu, khảo sát kỹ, chúng ta
không có nhiều sự lựa chọn và không thể định rõ trọng tâm của câu chuyện
(tin-bài).
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu khảo sát, chúng ta cần định nghĩa rõ ràng
thế nào là 1 câu chuyện (tin-bài) hay. Định nghĩa này sẽ khác nhau giữa các
đài truyền hình và giữa các tổ chức. Thậm chí ngay trong một đài truyền
hình, nó cũng có thể khác nhau giữa các chương trình.
Câu chuyện có thể khác nhau, nhưng các bạn có thể hỏi những câu sau
với bất cứ câu chuyện nào:
• Có phù hợp không?
• Có độc đáo không?
• Có gây cảm xúc không?
• Có ảnh hưởng đến người dân không?
• Họ có quan tâm không?
• Người ta có nói về chuyện đó không?
• Có phù hợp với mục đích của chương trình hay không?
• Có thể làm được không? (đã có nguồn nào để làm? có tiếp cận
được không? Có đủ thời gian không? Có đủ tài chính không?)
Và sau đó quá trình khảo sát mới bắt đầu. Trước hết, xin nhớ 2 điều:
• Không giả định điều gì.
• Kiểm tra mọi thứ.
Khảo sát là tìm cách lấy (moi) thông tin từ các mối liên hệ của bạn.
Đây không phải là những dịp chứng tỏ mình thạo tin đến đâu. Và bạn càng
tỏ ra ít hiểu biết hơn thì bạn càng có cơ hội đánh giá đúng khả năng giải
thích vấn đề một cách đơn giản của người bạn phỏng vấn.
Ghi chép
Bạn phải tìm cho mình một phương pháp tốt nhất. Cách an toàn nhất
là dùng một máy ghi âm nhỏ. Hãy hỏi trước và nếu người bạn phỏng vấn
cảm thấy không thoải mái thì đừng dùng máy. Nhưng nếu người bạn phỏng
vấn không quen trả lời để ghi âm thì sẽ ra sao khi đội quay phim xuất hiện?
Bạn đừng ngần ngại khi phải ghi chép, trừ khi nó làm cho người
chúng ta tiếp cận lo lắng. Trong trường hợp đó, hãy tập trung cao để ghi nhớ,
và ghi chép lại vào lúc sớm nhất.
Và không quên những thông tin cơ bản - tên, địa chỉ, số điện thoại.
Hãy kiểm tra chính tả (Không bao giờ viết sai tên họ người mình tiếp xúc).
Tên người bị viết sai chính tả sẽ hạ uy tín chương trình của bạn và bản thân
bạn một cách nhanh nhất.
Sổ tay phóng viên – Phần 2
Tiến hành phỏng vấn khảo sát
1. Tự giới thiệu
• Giới thiệu mình một cách rõ ràng.
• Cho biết tại sao bạn liên hệ với họ.
• Giải thích cho biết bạn cần giúp đỡ.
2. Trong khi trao đổi
• Đặt các câu hỏi mở - đóng - Ai, Cái gì, Khi nào, ở đâu, Tại sao,
Như thế nào?
• Đặt câu hỏi đơn giản.
• Biết mình muốn có những thông tin nào.
• Hãy tỏ ra lịch sự, quan tâm và muốn tìm hiểu.
• Đừng tỏ ra hung hăng - bạn muốn biết thông tin, chứ không tranh
luận.
• Đừng biến nó thành chuyện riêng tư. Hãy đưa ra các quan điểm trái
ngược từ phía những người cung cấp thông tin khác. ("Hôm qua, ông X nói...
Bạn trả lời như thế nào?)
• Ghi chép.
• Hãy hỏi thêm để làm rõ những gì bạn nắm chưa chắc.
1. Kết thúc cuộc trao đổi
• Kiểm tra tên, chức vụ, số điện thoại.
• Kiểm tra xem người được phỏng vấn ở đâu trong vài ngày/tuần tới.
• Hỏi xem họ có thể giới thiệu những người khác để bạn có thêm
thông tin.
• Cảm ơn họ và nói bạn có thể đến hoặc gọi lại.
Là người khảo sát (liên hệ), phải luôn ghi nhớ những điểm sau:
• Hãy chú ý đến chi tiết. Kiểm tra kỹ tên, địa chỉ, chức vụ và số điện
thoại.
• Hãy nói chuyện với người được phỏng vấn. Đừng tin những người
không biết mà chỉ tưởng tượng là những người nói hay.
• Hãy suy nghĩ về hình ảnh. Hình ảnh nào sẽ giúp thể hiện câu
chuyện?
• Hãy dự đoán trước những trắc trở. Tiếng ồn, an ninh, cấm đường,
phong tục tập quán địa phương.
• Giữ gìn những ghi chép.
• Trả lại tất cả các bức ảnh và tài liệu đã mượn.
• Kiểm tra sự tín nhiệm của các nhà chuyên môn.
• Hãy duy trì các mối liên hệ.
Câu hỏi khảo sát chính - "tại sao?"
Câu hỏi tại sao sẽ cho bạn nhiều thông tin nền hơn là số thông tin bạn
sử dụng trong bài viết, nhưng nó cần để hiểu câu chuyện, xây dựng các câu
hỏi phỏng vấn, đánh giá các câu trả lời, và xét đoán mức độ tình cảm
(emotion).
Câu hỏi này cũng cho phép đánh giá lời nói của những người tham gia
(từ mọi phía), tính chính xác và độ tin cậy, đặc biệt là khi họ trích dẫn những
con số thống kê và quy chế.
Đây là câu hỏi đơn giản và ngắn nhất ta có thể hỏi. Tại sao? Và chúng
ta hãy còn dùng nó chưa thường xuyên. Tại sao?
• Tại sao điều đó lại xảy ra?
• Tại sao anh lại cảm thấy thế?
• Tại sao điều đó lại quan trọng?
• Tại sao người ta lại quan tâm?
Năm qui tắc khảo sát:
1. Ném rác vào... nhặt rác ra.
2. Nếu bạn chưa chắc chắn về điều gì đó, hãy tìm cách hiểu thấu đáo.
3. Nếu một dự án không thành công ở giai đoạn khảo sát thì sẽ chỉ
tồi tệ hơn trên hiện trường.
4. Giữ các ghi chép.
5. Giữ lời hứa.
4. Khảo sát hình ảnh
Các sự kiện thời sự diễn ra như các cuộc nổi loạn đều có sự phát triển
riêng của nó. Nhìn chung, với những sự kiện này, bạn chỉ ghi lại được những
gì có thể.
Tuy nhiên, nhiều tin bài liên quan đến hình ảnh và sự kiện chừng nào
đó nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta cần hình ảnh hoá những
ý tưởng chính trong quá trình nghiên cứu, khảo sát câu chuyện (tin-bài) và
lập kế hoạch quay phim.
Trong khi lắng nghe để lấy thông tin bạn cũng phải thấy hình ảnh.
Máy quay sẽ ghi hình cái gì? Hình ảnh nào sẽ minh hoạ cho vấn đề này, vấn
đề kia? Làm thế nào để minh hoạ thái độ của người tham gia cuộc vận
động/nạn nhân/linh mục?
Khi kết thúc khảo sát cũng là lúc bạn có ý tưởng vững chắc về những
hình ảnh mô tả câu chuyện của mình. Làm như vậy sẽ phát triển kỹ năng
hình ảnh hoá sự vật. Phải mất nhiều thời gian thực hành để ghép nội dung
câu chuyện với những hình ảnh như bạn thấy trong các rạp chiếu bóng ngay
trong đầu mình.
• Luôn hỏi chúng ta sẽ nhìn thấy/quay được cái gì?
• Hỏi xem nơi xẩy ra câu chuyện trông nó như thế nào?
• Hỏi xem có âm thanh nào nổi bật không? (âm thanh gợi mở hình
ảnh!!)
• Hỏi về tâm trạng và không khí xung quanh.
• Hỏi xem người ta làm gì khi họ chờ đợi/xem/giúp đỡ.
• Yêu cầu người cung cấp tin "vẽ một bức tranh".
Có nhiều cách phát triển khả năng hình ảnh hoá của bạn.
Quan sát. Hãy quan sát kỹ những người xung quanh. Quan sát họ đọc
sách, hay nói chuyện hay đi mua bán. Hãy đặt mình vào vị trí một máy quay
phim. Hình dung mình là máy quay và quay những người đó. Hãy lấy khuôn
hình xung quanh từng hành động riêng lẻ. Hãy hình dung mỗi một khuôn
hình sẽ là một cảnh trong bộ phim truyện nhỏ.
Sau đó hãy tự hỏi khuôn hình nào là hình ảnh chủ chốt - cảnh chính
diễn tả hành động, tâm trạng hay nhân vật.
Bây giờ hãy nghĩ tới một hành động khác và hình dung ra một hình
ảnh tóm tắt hành động đó.
Hãy thử nghĩ ra những chi tiết, những cú quay cận cảnh. Hình ảnh nào
đặc trưng cho một người già? Hình toàn cảnh một cụ già đứng trên đường?
Hay cú quay cận bàn tay run run nắm cây gậy?
Một khi đã hình dung được những hình ảnh chính, ta phải sắp xếp các
trường đoạn cảnh - các hình ảnh chính được sắp xếp theo thứ tự nào sẽ lột tả
câu chuyện một cách hữu hiệu.
Hãy dùng kịch bản phân cảnh (storyboard) để phác hoạ những hình
ảnh chính. Hãy thử kể câu chuyện một cách đơn giản (ngủ dậy, làm bánh
gatô) chỉ bằng 6 hình ảnh trên kịch bản phân cảnh.
Tóm lại, hãy hỏi nhiều lần: "Cái gì sẽ xẩy ra? Tôi sẽ thấy cái gì?
Chúng ta sẽ ghì hình cái gì?"
"Đó không phải là câu chuyện bằng hình ảnh."
Một số câu chuyện có ít hình ảnh. Sau đây là những ví dụ:
• Minh hoạ gián tiếp
Băng hình tư liệu về một sự kiện trước, tương tự.
Những gì còn lại của một sự kiện đã xảy ra.
Các mô hình.
• Đồ hoạ
Bản đồ, hoạt hình.
Các hình ảnh đã xử lý.
Các bức ảnh tĩnh.
• Minh hoạ không khí xung quanh
Các bước chân đi, bánh xe quay, các cú quay chi tiết khuôn mặt và
máy móc, ánh phản chiếu, cây cối, đám mây, mặt trời lặn.
Hãy nhìn một hình ảnh với mọi ý nghĩa của nó.
• Thực tế: chuyển tải thông tin trực tiếp.
• Môi trường: tạo dựng bối cảnh. Tượng Nữ thần Tự do, tháp Ep-
phen, đồng hồ Big Ben.
• Diễn giải: liên tưởng hình ảnh. Bước chân nặng nề gợi sự mệt mỏi.
• Tượng trưng: Quốc kỳ, biểu tượng của các công ty.
Sổ tay phóng viên – Phần 3
Thảo luận nội dung tin bài
Cuộc thảo luận này là nơi các ý tưởng được đem ra tranh luận gắt gao,
được lựa chọn, bị phản đối và đôi khi bị bác bỏ. Mục đích của cuộc thảo
luận là chọn một ý tưởng và xem còn gì hay hơn thế không.
• Có phù hợp với mục đích của chương trình không?
• Hôm nay có phải là lúc làm việc đó không?
• Với những nguồn hiện có, có đủ để thực hiện nó hay không?
• Nó ảnh hưởng như thế nào đến sự cân bằng của cả chương trình?
Hay
• Cần phải khảo sát thêm?
• Cần phải xác định lại trọng tâm (phocus)?
• Thực hiện phóng sự này vào ngày mai hay tuần tới có tốt hơn
không?
Thảo luận là diễn đàn trao đổi ý kiến, kiến nghị về hình ảnh và tìm các
cơ sở để giúp thực hiện tin bài.
Nếu bạn đem câu chuyện ra thảo luận, và tranh luận đến nơi đến chốn,
cần tìm hiểu cái gì đang diễn ra, có những vấn đề gì trong cộng đồng của
bạn.
Nắm bắt thông tin... và không chỉ về những chủ đề mà bạn quan tâm.
Bạn cần theo kịp sự phát triển trong mọi lĩnh vực... đặc biệt là đời sống
chính trị tại địa phương và nền kinh tế. Hãy là một người mẫn cảm.
Khi tranh luận, cần ghi nhớ một số điều "Nên" và "Không Nên":
Không
• Nói: "chuyện chẳng có gì lắm, nhưng..."
• Nói: "Tôi không biết là chúng ta có nên làm cái này..."
• Nói: "Tôi chưa kiểm tra kỹ, nhưng..."
• Đánh giá thấp câu chuyện.
• Đánh giá cao câu chuyện. Điều này còn thậm tệ hơn đánh giá thấp.
Chí ít bạn bạn đánh giá thấp và thoát khỏi điều đó thì câu chuyện tốt hơn.
Đánh giá cao và bạn kết thúc với sự thất vọng và bực tức từ phía lãnh đạo
khi họ duyệt bài (hiệu đính). Trí tưởng tượng về giải thưởng Pulitzer của họ
tan vỡ ngay sau cái "1 phút 30 giây".
Nên
• Trình bày trọng tâm câu chuyện một cách tự tin.
• Giải thích ảnh hưởng của nó tới người xem.
• Có cách xử lý câu chuyện trong đầu.
• Biết cách thực hiện tin bài (câu chuyện). Khi nào chuẩn bị xong?
Chi phí bao nhiêu? Cần những nguồn nào?
• Câu chuyện được thảo luận phải đưa ra trên cơ sở khảo sát chu đáo.
• Hãy chân thật.
Nếu trước đây bạn chưa từng là người bán hàng thì cần có thực hành
để có thể tranh luận quyết liệt về nội dung câu chuyện. Bạn đừng ngại nếu
đưa ra ý tưởng mà không được chấp nhận trong cuộc thảo luận. Nếu bạn
thực sự tin rằng cậu chuyện đáng làm thì hãy xin gặp riêng với người phụ
trách tin hoặc tổng biên tập tin thời sự.
6. Thế nào là câu chuyện (tin bài)?
Nhiều câu chuyện bất thành vì chúng ta không dành đủ thời gian để
xác định chính xác câu chuyện đang kể là gì.
• Chúng ta bị cuốn hút bởi những yếu tố khác, và rồi không thể bỏ
những yếu tố kém quan trọng.
• Chúng ta tiến hành khảo sát kỹ lưỡng, và rồi cố đưa hết tất cả vào
bài.
• Chúng ta chưa nhận thấy cần phải kể câu chuyện một cách đơn
giản, dễ hiểu.
Hãy nhìn vào bất cứ câu chuyện nào, cốt chuyện phim nào, bài hát
nào, chuyện hư cấu nào... thuộc nền văn hoá nào, ngôn ngữ nào thì chúng
đều có 3 thành phần sau:
• Chủ thể: ai đó...
• Hành động: ... làm gì đó
• Động cơ: ... vì...
Một câu chuyện thực sự thu hút chúng ta thường có chủ thể gắn liền
với xung đột hay sự thay đổi.
Nên khi tìm trọng tâm của câu chuyện, phải nhận biết một cách chắc
chắn nguồn gốc xung đột hay căng thẳng, trở ngại phải vượt qua, hành trình
phải thực hiện.
Không bao giờ nhầm lẫn Trọng tâm (Focus) với Chủ đề (Topic) hay
đề tài.
Nếu nói trọng tâm của câu chuyện là về việc cắt giảm phúc lợi xã hội
thì chưa đủ cụ thể. Đó chắc chắn là chủ đề - chứ không thể là trọng tâm. Vậy
khía cạnh nào của câu chuyện chúng ta cần giải quyết? Phải làm thế nào để
hiểu câu chuyện/vấn đề? Có khuôn mặt/câu chuyện nào mà khán giả có thể
liên tưởng tới không? Ai thắng? Ai thua? Có gì thay đổi trong quá trình diễn
ra câu chuyện?
Trọng tâm (Focus) là công cụ xác định chính xác khía cạnh nào của
câu chuyện cần phải tập trung, có xung đột hay thay đổi nào liên quan, và ai
là nhân vật chính của câu chuyện.
Chúng ta cùng tham khảo một phóng sự phát thanh của một đài khu
vực của hãng CBC. Trọng tâm của câu chuyện là gì?
Giới thiệu: Đã qua rồi nhưng không thể nào quên. Những người thợ
mỏ hôm nay tập trung ở Cape Breton để tưởng nhớ Bill Davies. Anh đã mất
cách đây 73 năm trong một cuộc bãi công của thợ mỏ tại New Waterphord.
Tiếng động tự nhiên: đồng ca
Phóng viên: Ban đồng ca "Những người ở dưới Sâu" hát cho khoảng
500 người tập trung tại tượng đài thợ mỏ - một đám đông nhất trong nhiều
năm qua. Và đây là lần đầu tiên cháu của Bill Davies đã cất công từ
Connecticut tới đây để dự buổi lễ.
Phỏng vấn: "Các bạn cảm thấy tự hào và biết mọi người suy nghĩ gì
về ngày này và những đóng góp của cụ tôi ."
Phóng viên: Bill Davies đã bị cảnh sát của mỏ than bắn chết trong
cuộc bãi công gay go năm 1925. Hôm nay, những người mất chồng, mất cha
tại các mỏ than đều đặt vòng hoa tưởng niệm. Ken Teesdale mất người con
rể ở Westray.
Phỏng vấn: "Tôi cho rằng họ đã giúp chúng ta tiếp bước. Chúng ta bị
tác động mạnh bởi bi kịch này và một khi lớn, chúng ta có thể giúp đỡ lẫn
nhau."
Phóng viên: Chủ tịch công đoàn thợ mỏ Cape Breton nói 73 năm sau
cái chết của Davies, thợ mỏ vẫn đấu tranh vì cuộc sống tốt đẹp hơn. Steve
Drake nói với đám đông rằng ngành công nghiệp than đang phải chịu sức ép
to lớn từ việc bãi bỏ qui định, những chuẩn mực về môi trường và khí đốt tự
nhiên. Và cuộc đấu tranh ngày nay là tranh đấu vì sự tồn vong của ngành
công nghiệp này.
Trong phóng sự trên, có trọng tâm nào được xác định rõ ràng không?
Có lẽ bạn sẽ tìm thấy 3 khả năng:
1. Cháu của Bill Davies đến nơi cụ mình bị giết trong một cuộc bãi
công và thấy hình ảnh Davies vẫn còn lưu lại trong tâm trí nhiều người.
2. Ken Teesdale bày tỏ lòng thương nhớ của những người thợ mỏ lúc
xảy ra bi kịch.
3. Steve Drake thúc giục thợ mỏ và gia đình họ giúp đỡ công đoàn
đấu tranh vì sự tồn vong của ngành than.
Xác định trọng tâm là cam kết kể một khía cạnh của câu chuyện. Số
góc nhìn vào một câu chuyện chỉ hạn chế bởi thời gian dành cho khảo sát.
Hãy tìm một khía cạnh, một góc nhìn để phản ánh bức tranh lớn.
Paul Sampson - chuyên viên đào tạo của hãng CBC - gọi đó là cuộc
săn tìm "sợi chỉ" và "vật mang".
"Sợi chỉ" là một cách nói khác đến đề tài. Một câu chuyện cần hành
động, hoạt động hay nhân vật mà khán giả có thể nhận biết và theo suốt câu
chuyện.
Còn "vật mang" là phương pháp tiếp cận giúp bạn phương tiện chuyển
tải nội dung. Khảo sát cho chúng ta những trang ghi chép, những sự thật và
các mối liên hệ. Chúng có thể được viết tường tận và trình bày dưới dạng
kịch bản, phỏng vấn (clip) và hình ảnh. Chúng tôi gọi cách này là "phỏng
vấn và đưa tin"(clip and cover). Một phương pháp khác là lấy kết quả khảo
sát và tìm cách trình bày nó sinh động và hiệu quả hơn. Hãy tìm một người
hay một sự kiện minh hoạ hoàn cảnh đó. Hãy sử dụng họ và kinh nghiệm
của họ để kể câu chuyện từ nhiều góc độ khác nhau.
Một biên tập viên cao cấp của mạng lưới cung cấp tin của BBC cho
lưu hành bản ghi nhớ sau trong nhân viên của mình:
"Thật nguy hiểm khi cố làm quá toàn diện hay quá tinh tế. Hãy làm
đơn giản. Đôi khi phóng sự thiếu tập trung hay không thể lĩnh hội khi vài địa
điểm và nhiều ý tưởng chen chúc trong một tin ngắn.
Một câu chuyện được kể mạch lạc từ một địa điểm mạnh hay hơn là
chuyện nhẩy từ nơi này sang nơi khác một cách táo bạo nhưng lạc lõng hòng
vẽ lên một bức tranh rộng rãi."
Bản ghi nhớ của BBC tiếp tục:
"Các phóng viên làm cho các vấn đề có thể tiếp cận được bằng cách
kể những câu chuyện thông qua những cuộc đời thực của những con người
thực. Angus Roxburgh đưa tin từ Tres-nia về nỗi thống khổ của người đàn
bà nghèo tìm kiếm chiếc máy khâu, phương tiện kiếm sống duy nhất của
mình đã mất trong chiến tranh.
Thông qua hoàn cảnh éo le cá nhân dường như tầm thường này người
xem có thể tìm thấy đường tới cuộc xung đột rất xa xôi, và hơn thế nữa, hiểu
được cuộc sống trong vùng có chiến tranh.
Qua các bài viết về những người thực trong những hoàn cảnh khêu
gợi sự đồng cảm, sự quan tâm và thậm chí sự thích thú, các phóng viên đã
liên kết người xem với những sự thật lớn về thế giới mà họ đưa tin về nó.
Và nhiều khi một phóng sự khác thường giả trang một câu chuyện về
lợi ích con người "thuần tuý" lại cho biết nhiều hơn về những gì diễn ra dưới
bề mặt của một xã hội đang thay đổi, hơn là nhiều bài phân tích trực tiếp.
Những phóng sự đáng nhớ nhất thường có tiếng nói của người đến di
dời, phá phách và cả người dân thường phải dời đi với cuộc sống bị xáo trộn.
Đó là sự kết hợp mang tính thuyết phục nhất."
Một điều trên hết giúp các nhà làm truyền hình thu hút sự chú ý của
người xem là: Kể một câu chuyện. Danh sách liệt kê các sự kiện thườn