Xã hội theo nghĩa thông thường là cộng đồng người sinh sống và phát triển. Theo triết học duy vật lịch sử và duy vật biện chứng thì xã hội là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất, lấy con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng.
Quá trình phát triển của tự nhiên đã sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện từ động vật. Sự hình thành con người gắn liền với sự hình thành các quan hệ giữa người với người. Quá trình chuyển biến từ động vật thành người cũng là quá trình chuyển biến từ cộng đồng mang tính bầy đàn, hành động theo bản năng thành một cộng đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi là xã hội. Đây cũng là quá trình chuyển biến từ vận động sinh học thành vận động xã hội.
Khác với giới tự nhiên vô thức, mù quáng, sống theo bản năng, xã hội loài người hoạt động có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định. Như vậy xã hội là bộ phận đặc thù của tự nhiên, là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người.
Mác và Angghen đã chỉ rõ lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích sự chuyển biến bộ não của loài vật thành bộ não con người, tâm lý động vật thành ý thức. Vì vậy mà con người mới có ý thức và mục đích sống phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội để tái sản xuất chính mình và tự nhiên.
51 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đạo đức nghề nghiệp nhà báo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức nghề nghiệp nhà báo
Gv: Bùi Huy Lan
Chương I: ĐẠO ĐỨC VÀ XÃ HỘI
KHÁI NIỆM
Xã hội
Xã hội theo nghĩa thông thường là cộng đồng người sinh sống và phát triển. Theo triết học duy vật lịch sử và duy vật biện chứng thì xã hội là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất, lấy con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng.
Quá trình phát triển của tự nhiên đã sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện từ động vật. Sự hình thành con người gắn liền với sự hình thành các quan hệ giữa người với người. Quá trình chuyển biến từ động vật thành người cũng là quá trình chuyển biến từ cộng đồng mang tính bầy đàn, hành động theo bản năng thành một cộng đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi là xã hội. Đây cũng là quá trình chuyển biến từ vận động sinh học thành vận động xã hội.
Khác với giới tự nhiên vô thức, mù quáng, sống theo bản năng, xã hội loài người hoạt động có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định. Như vậy xã hội là bộ phận đặc thù của tự nhiên, là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người.
Mác và Angghen đã chỉ rõ lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích sự chuyển biến bộ não của loài vật thành bộ não con người, tâm lý động vật thành ý thức. Vì vậy mà con người mới có ý thức và mục đích sống phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội để tái sản xuất chính mình và tự nhiên.
Trong xã hội, sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người, bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại xã hội, từ đó hình thành và phát triển ý thức xã hội.
Triết học duy vật lịch sử đã chỉ rõ rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những hình thái ý thức xã hội như chính trị, tư tưởng, triết học, pháp luật, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật v.vcũng sẽ biến đổi theo.
Đạo đức:
Theo văn hóa Phương Đông, các học thuyết của Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo đều lấy đạo đức làm cơ sở trong đối nhân xử thế và tự rèn luyện mình, khuyên con người làm điều thiện, tránh điều ác. Các học thuyết ấy đề ra những quy tắc, chuẩn mực để định hướng cách đánh giá, ứng xử của con người trong quan hệ xã hội và tu thân, dưỡng tâm, rèn khí tiết.
Ở Phương Tây, khái niệm đạo đức bắt đầu từ chữ mos trong ngữ vựng Latinh, có nghĩa là lề thói; hoặc chữ ethicos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là tập tục gắn với thói quen. Cả hai từ này đều nói về tập quán, lề thói trong các quan hệ giao tiếp của con người và đều chỉ đạo đức xã hội.
Khái niệm đạo đức theo tiếng Anh là moral, chỉ các quan hệ, hành vi, phẩm giá về sự quan tâm của người này đối với người khác theo các chuẩn mực về cái tốt trong cộng đồng xã hội.
Từ những quan niệm trên đây, có thể định nghĩa:
Đạo đức là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực được dư luận xã hội thừa nhận nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với tự nhiên và xã hội.
Với định nghĩa trên đây, đạo đức gồm các thành tố:
Một hình thái ý thức xã hội (phản ánh tồn tại xã hội).
Một chế định xã hội (chuẩn mực, nguyên tắc ứng xử cho cá nhân và cộng đồng).
Có giá trị điều chỉnh các mối quan hệ xã hội (bên cạnh pháp luật và các quy phạm xã hội khác).
Được dư luận xã hội thừa nhận.
Đạo đức là mối quan hệ xã hội có quy tắc, chuẩn mực, có giá trị, được thực hiện bằng niềm tin cá nhân, truyền thống và chịu tác động của dư luận xã hội. Việc đánh giá đạo đức không chỉ dựa vào hành vi ứng xử của mỗi người, mà quan trọng là phải xem xét động cơ để thực hiện hành vi đó.
NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA ĐẠO ĐỨC
Nguồn gốc của đạo đức:
Trước khi học thuyết Mac ra đời, các nhà triết học và đạo đức học có nhiều cách tiếp cận và giải thích khác nhau về nguồn gốc, bản chất của đạo đức. Những nhà duy tâm chủ quan cho rằng đạo đức là những năng lực bẩm sinh của con người phù hợp với “mệnh lệnh tuyệt đối” hướng tới cộng đồng, sống phù hợp với tự nhiên, tôn trọng mình và người khác. Ngược lại các nhà triết học duy tâm khách quan và thần học lại cho rằng đạo đức của con người là do các đấng siêu nhiên đem lại, hoặc là sự biểu hiện của ý niệm tuyệt đối. Các nhà duy vật trước Mac thì giải thích nguồn gốc bản chất của đạo đức từ mối quan hệ giữa người với người, nhưng lại cho rằng con người là một thực thể bất biến phi lịch sử, phi giai cấp nên đạo đức cũng chỉ như là một thứ năng lực bẩm sinh không thay đổi. Những người theo học thuyết Đác Uyn thì quan niệm đạo đức như là sự mở rộng những bản năng bầy đàn của động vật; sự thực hiện chức năng thích nghi với môi trường, là sự tiến hóa của giới hữu sinh, mà đỉnh cao là con người.
Quan điểm của chủ nghĩa Mac cho rằng đạo đức sinh ra trước hết là từ nhu cầu phối hợp hành động trong lao động sản xuất vật chất, trong quá trình con người tương tác với tự nhiên và xã hội, trong phân phối sản phẩm làm ra. Cùng với sự phát triển của sản xuất, của các quan hệ xã hội, ý thức và hành vi đạo đức cũng theo đó mà hình thành và phát triển. Như vậy đạo đức có nguồn gốc từ lao động và các hoạt động sống của con người; là sản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội, tổng hợp các yếu tố khách quan trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người.
Bản chất của đạo đức:
Với tính cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức trước hết mang bản chất xã hội. Bản chất xã hội của đạo đức thể hiện ở nội dung do hoạt động thực tiễn và tồn tại xã hội quyết định, đồng thời phụ thuộc vào trình độ phát triển và hoàn thiện của kinh tế - xã hội. Mac và Angghen đã luận chứng bản chất xã hội của đạo đức bằng cách chỉ ra tính thời đại, tính dân tộc và tính giai cấp của đạo đức.
Các nguyên tắc, chuẩn mực; các quan điểm đạo đức là sản phẩm của các chế độ kinh tế. Vì vậy, tương ứng với mỗi chế độ kinh tế, mỗi phương thức sản xuất, mỗi hình thái kinh tế - xã hội là một hình thái đạo đức nhất định. Đó là tính thời đại của đạo đức.
Tính dân tộc cũng là một trong những biểu hiện bản chất xã hội của đạo đức. Ngoài những chuẩn mực đạo đức chung, mỗi dân tộc do điều kiện sinh sống, sự khác biệt về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cũng có các quan niệm, chuẩn mực, cách ứng xử khác nhau tạo thành bản sắc dân tộc.
Trong xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp, đạo đức cũng phản ánh và khẳng định lợi ích của mỗi giai cấp. Mỗi giai cấp đều sử dụng đạo đức như một công cụ để bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, hệ thống đạo đức chi phối toàn xã hội bao giờ cũng là hệ thống đạo đức của giai cấp thống trị.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội gắn với các phương thức sản xuất xã hội. Khi phương thức sản xuất xã hội thay đổi thì đạo đức cũng thay đổi theo. Tuy nhiên đạo đức có tính độc lập tương đối, vừa phản ánh tồn tại xã hội, vừa tác động trở lại thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển và ảnh hưởng sâu rộng đến các hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, khoa học, nghệ thuật, pháp luật.
Điều cần chú ý là, tình thời đại của đạo đức luôn có sự kế thừa đối với cơ sở sinh ra nó và tuy đạo đức mang tính giai cấp nhưng không vì vậy mà phủ nhận tính nhân loại chung của nó. Tính nhân loại của đạo đức tồn tại ở hình thức thấp là biểu hiện những quy tắc đơn giản, thông thường, cần thiết để đảm bảo cuộc sống trật tự hàng ngày của con người. Biểu hiện cao hơn là những giá trị đạo đức tiến bộ nhất trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại.
Cấu trúc của đạo đức:
Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội độc lập, có cấu trúc riêng. Tùy theo cách tiếp cận mà xem xét cấu trúc của đạo đức dưới những góc độ khác nhau:
3.1. Nếu xem xét từ góc độ mối quan hệ giữa ý thức và hoạt động thì cấu trúc của đạo đức gồm ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Ý thức đạo đức bao gồm nhận thức, tình cảm và lý trí tạo nên mục đích và động cơ của hành vi đạo đức. Thực tiễn đạo đức là toàn bộ hoạt động của con người được điều chỉnh bởi ý thức đạo đức, là sự thể hiện ý thức thành hành động phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội.
3.2. Nếu xem xét từ góc độ quan hệ thì đạo đức gồm một hệ thống quan hệ đặc thù giữa người và người, giữa người với cộng đồng xã hội và tự nhiên, được đặc trưng bởi tính tự giác, tự nguyện và tính động cơ. Mỗi người sinh ra đã bắt gặp hệ thống các quan hệ đạo đức xã hội tồn tại bên ngoài ý muốn của mình và trong quá trình sống, tất yếu phải tham gia vào hệ thống các quan hệ đạo đức đó.
3.3. Nếu xét theo góc độ quan hệ giữa cái chung và cái riêng thì đạo đức được cấu thành từ đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân. Đạo đức xã hội hình thành trên cơ sở cộng đồng về lợi ích, trở thành một hệ thống giá trị chung được mọi thành viên tin tưởng và noi theo. Đạo đức cá nhân là biểu hiện của đạo đức xã hội trong từng người cụ thể với các cấp độ khác nhau, phụ thuộc vào việc người đó quán triệt đến mức nào những yêu cầu chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội cả trong ý thức lẫn thực tiễn đạo đức. Đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân có mối quan hệ hữu cơ, tác động và chuyển hóa lẫn nhau.
Chức năng của đạo đức:
4.1. Chức năng nhận thức:
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có chức năng nhận thức thông qua sự phản ánh tồn tại xã hội.
Mục đích của nhận thức đạo đức không phải là phát hiện quy luật, hướng tới chân lý mà là đánh giá giá trị thiện – ác của các hiện tượng, sự kiện xã hội, hành vi, tư tưởng, tình cảm con người. Tất cả những gì góp phần vào việc thúc đẩy tiến bộ xã hội và giải phóng con người đều là tiêu chí khách quan của nhận thức đạo đức như là những giá trị đích thực về cái thiện; ngược lại, đó là điều ác. Nhận thức đạo đức và kết quả của nó là cơ sở để điều chỉnh hành vi của con người.
Sự nhận thức đạo đức có đặc điểm:
Hành động đạo đức tiếp liền sau nhận thức đạo đức.
- Nhận thức đạo đức là quá trình vừa hướng ngoại, vừa hướng nội (tự nhận thức). Nhận thức hướng ngoại lấy chuẩn mực, giá trị, đời sống đạo đức của xã hội làm đối tượng. Nhờ đó mà chủ thể nhận thúc chuyển hóa được chuẩn mực đạo đức của xã hội thành ý thức đạo đức của cá nhân. Nhận thức hướng nội lấy bản thân mình làm đối tượng nhận thức. Đây là quá trình tự giác, tự thẩm định, đối chiếu những nhận thức, hành vi đạo đức của mình với những chuẩn mực chung của cộng đồng. Từ đó mà chủ thể hình thành, phát triển ý thức và hành vi đạo đức.
Nhận thức đạo đức có hai trình độ là trình độ thông thường và trình độ lý luận:
- Nhận thức ở trình độ thông thường là những giá trị riêng lẻ, đáp ứng nhu cầu đạo đức đủ để chủ thể xử lý kịp thời các mối quan hệ thông thường trong cuộc sống.
- Nhận thức ở trình độ lý luận là những nhận thức có tính nguyên tắc được chỉ đạo bởi những giá trị đạo đức phổ quát, đáp ứng những đòi hỏi của sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Nhận thức đạo đức đem lại tri thức, ý thức đạo đức để chủ thể tạo dựng và hiện thức hóa đạo đức cá nhân.
4.2. Chức năng điều chỉnh hành vi:
Đạo đức là một trong những phương thức điều chỉnh hành vi làm cho con người và xã hội tồn tại, phát triển; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng.
Đặc trưng của sự điều chỉnh đạo đức là ở tính tự giác và tự nguyện, trong đó chuẩn mực đạo đức, lý tưởng đạo đức và tình cảm đạo đức có vai trò cực kỳ quan trọng. Hiệu quả và phạm vi điều chỉnh đạo đức phụ thuộc vào cả nhân tố chủ quan và khách quan của các quan hệ kinh tế - xã hội.
Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức đòi hỏi từ tối thiểu đến tối đa hành vi của con người, được thực hiện bằng lương tâm và dư luận xã hội.
Mục đích của chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức là tạo nên sự hài hoà quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân. Đối tượng điều chỉnh trực tiếp là hành vi cá nhân, qua đó điều chỉnh quan hệ cá nhân với cộng đồng.
4.3. Chức năng giáo dục:
Hệ thống đạo đức do con người tạo ra, nhưng sau khi ra đời, hệ thống đạo đức tồn tại như là cái khách quan tác động, chi phối con người. Đó là chức năng giáo dục của đạo đức.
Trong xã hội có giai cấp luôn tồn tại nhiều hệ thống đạo đức khác nhau tác động đến các cá nhân, làm chuyển hóa nhận thức đạo đức và thực tiễn đạo đức của họ. Các hành vi đạo đức được lặp đi lặp lại trong đời sống xã hội và cá nhân, làm cho cả đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân được củng cố, phát triển, trở thành thói quen, truyền thống, tập quán đạo đức.
Hiệu quả giáo dục của đạo đức phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, cách thức tổ chức, mức độ tự giác của chủ thể và đối tượng giáo dục.
Chức năng giáo dục của đạo đức bao gồm sự giáo dục lẫn nhau trong cộng đồng, giữa các cá nhân và giữa cá nhân với cộng đồng; mặt khác là sự tự giáo dục ở mỗi cá nhân và cộng đồng.
Tóm lại, với những chức năng cơ bản trên đây, đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống con người và xã hội. Đạo đức đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội. Các chức năng của đạo đức có sự thống nhất biện chứng, chức năng này là tiền đề và điều kiện cho chức năng kia và ngược lại.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG LỊCH SỬ
Đạo đức là sản phẩm của lịch sử xã hội, do cơ sở kinh tế - xã hội quyết định. Ngay từ chế độ cộng sản nguyên thủy, ý thức đạo đức của con người mông muội đã được hình thành, từ đó được phát triển hoàn thiện dần trên cơ sở phát triển của hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau từ thấp lên cao.
Xã hội cộng sản nguyên thủy không phân chia thành giai cấp, không có hiện tượng người bóc lột người. Mọi người cùng nhau hái lượm, săn bắt, để duy trì cuộc sống và chưa sản xuất ra sản phẩm thừa. Kỷ luật và quy tắc lao động được duy trì bằng sức mạnh của phong tục, tập quán, dư luận xã hội, bằng uy tín và sự tôn vinh đối với tộc trưởng, hay phụ nữ. Trong điều kiện đó, các dấu hiệu đạo đức sơ khai đã xuất hiện, với những đặc điểm mang tính cụ thể, cảm tính, trực quan và kinh nghiệm.
Các chế định đạo đức được lặp lại từ kinh nghiệm thực tiễn trong dạng trực quan và thói quen, bắt chước. Các phong tục tập quán, lễ nghi, định kiến, dư luận xã hội hình thành và tồn tại dai dẳng trong lao động sản xuất và đời sống.
Tính trung thực, thẳng thắn, kiên cường, dũng cảm là đức tính phổ biến của con người.
Tính hợp tác, công bằng, thông cảm, tương trợ được coi trọng. Tất cả những gì có ích cho cộng đồng, bộ lạc được coi là điều thiện, ngược lại cái gì có hại bị coi là điều ác.
Sự xuất hiện giai cấp trong chế độ nô lệ đã tạo nên sự khác biệt giữa quyền lợi và nghĩa vụ cũng như vai trò và địa vị của từng cá nhân trong xã hội. Điều đó cũng dẫn tới sự tan vỡ của ý thức đạo đức thống nhất trong nội bộ cộng đồng xã hội nguyên thủy, đánh dấu một bước sa sút về đạo đức trong xã hội, bắt đầu xuất hiện những yếu tố kích thích nảy sinh những điều xấu về đạo đức (trộm cắp, tham lam, bạo lực, gian trá.)
Chiếm hữu nô lệ là một quan hệ sản xuất mới (phù hợp với sức sản xuất tiến bộ hơn) mà cơ sở là chủ nô chiếm hữu tư liệu sản xuất và chiếm hữu cả bản thân người lao động. Từ đây xuất hiện một nền đạo đức mới mà đặc trưng là tính chất đối kháng giữa đạo đức của chủ nô và nô lệ. Tầng lớp chủ nô coi mình là người có đức hạnh, thượng lưu, quý tộc; còn nô lệ là những người không có phẩm hạnh, thấp hèn, hạ đẳng. Sự nô dịch của số ít với số đông được đảm bảo bằng nhà nước, tình trạng bình đẳng nhường chỗ cho đẳng cấp. Tính chất đó cũng quy định các nội dung khác nhau về đạo đức. Người nô lệ chỉ được xem là “công cụ biết nói” và phục tùng tuyệt đối. Những đức tính cao cả của người nô lệ như lòng dũng cảm, chí khí, danh dự, bất khuất v.v đã bị chủ nô coi là sự thách thức, bất kính, vô đạo đức. Trong xã hội tạo thành hai hệ thống đạo đức tách biệt: Đạo đức của kẻ chiếm hữu nô lệ và đạo đức của người bị nô lệ. Đó là mâu thuẫn đầu tiên lớn nhất, tập trung nhất trong văn hóa tinh thần của nhân loại.
Chế độ phong kiến dựa trên cơ sở chiếm hữu ruộng đất, là một giai đoạn mới, cao hơn trong việc phát triển sản xuất. Người nông dân có công cụ sản xuất riêng, dựa vào lao động cá nhân và đem lại cho họ những điều kiện sinh sống cần thiết. Tuy nhiên cuộc sống của họ vẫn phụ thuộc và gắn bó chặt chẽ với chế độ lao động nặng nhọc, tối tăm, ngu dốt, đè nén với lối cưỡng bức siêu kinh tế của giai cấp phong kiến thống trị.
Ở đây tồn tại nhiều kiểu đạo đức, nhưng đạo đức của giai cấp phong kiến vẫn chiếm địa vị thống trị. Cơ sở đạo đức phong kiến là quyền uy, tính đẳng cấp, gia trưởng, trọng nam khinh nữ. Ở phương Tây thường xuất phát từ những tín điều tôn giáo, còn ở phương Đông thường xuất phát từ quan hệ giữa người với người, giữa người với tự nhiên, được dựa trên cơ sở của học thuyết Nho giáo và ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo, Đạo giáo.
Quan điểm đạo đức của giai cấp phong kiến và nông dân đã có sự biến đổi, thu ngắn sự khác biệt và “hòa bình” hơn so với chủ nô và nô lệ.
Thay thế chế độ phong kiến, chế độ tư bản là bước tiến mới của lịch sử xã hội, vì nó đập tan xiềng xích của chế độ nông nô, xóa bỏ tình trạng cát cứ của phong kiến, mở ra thị trường phát triển sản xuất và khoa học kĩ thuật. Sự thay thế quan hệ sản xuất phong kiến bằng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến biến đổi cả hệ thống đạo đức xã hội. Quan hệ hàng hóa tiền tệ thâm nhập vào tất cả các ngõ ngách của đời sống xã hội, phá tan những sợi dây trói buộc con người. Ở đây, chủ nghĩa cá nhân là nguyên tắc cơ bản của đạo đức tư sản. Cơ sở lý luận của chủ nghĩa cá nhân là sự thừa nhận sự tự trị và quyền tuyệt đối của cá nhân trong xã hội. Đạo đức tư sản coi chủ nghĩa cá nhân là bản tính tự nhiên bất biến của con người. Trong quá trình tích lũy tư bản, bóc lột lao động làm thuê, chủ nghĩa cá nhân đã chiến thắng quan hệ chật hẹp đẳng cấp phong kiến dưới khẩu hiệu cách mạng tư sản là “tự do, bình đẳng, bác ái”. Trong thời kỳ thiết lập chủ nghĩa tư bản, con người được giải phóng và phát triển.
Tuy nhiên, sự bình đẳng cũng chỉ là hình thức vì giai cấp tư sản không giải quyết được nguồn gốc sinh ra bất bình đẳng chính là đặc quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất và của cải làm ra của một số ít người. Trong quá trình phát triển xã hội, giai cấp tư sản đã làm cho quan hệ giữa người với người bị chi phối bởi quan hệ tiền bạc; biến giá trị con người thành giá trị đổi chác, mua bán. Lòng tham vô đáy chiếm địa vị thống trị trong mọi hoạt động của giai cấp tư sản. Công lý và nền tảng đạo đức trong xã hội không được đảm bảo; con người trở nên ích kỷ, đạo lý trong xã hội ngày càng suy giảm.
Có thể nói, tất cả các lý thuyết đạo đức của giai cấp bóc lột mặc dù có chỗ khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung là ca tụng chế độ tư hữu tư liệu sản xuất, coi hiện tượng người bóc lột người là tự nhiên, bất khả xâm phạm.
Sau khi cách mạng vô sản thắng lợi, người lao động từng bước được giải phóng về kinh tế, chính trị và xã hội. Loài người bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa cộng sản, xây dựng một xã hội không còn giai cấp bóc lột. Mọi người sống trong hòa bình, tự do, bình đẳng và hạnh phúc. Đạo đức của giai cấp vô sản trở thành đạo đức thống trị và là mầm mống của đạo đức cộng sản chủ nghĩa tương lai.
Đạo đức cộng sản là giai đoạn cao trên con đường tiến lên của xã hội và sẽ tồn tại mãi với loài người. Nó chứa đựng tất thảy những đặc điểm tốt đẹp của đạo đức trong các thời đại trước và có bước phát triển mới về chất, theo những nguyên tắc:
Đề cao chủ nghĩa tập thể; mình vì mọi người, mọi người vì mình.
Lao động tự giác và sáng tạo.
Chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Chủ nghĩa nhân đạo triệt để nhất.
Sự phát triển đạo đức ở Việt Nam.
Trong tiến trình phát triển của lịch sử, đất nước và nhân dân ta đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, chịu sự tác động mạnh của các luồng văn hóa, với những quan niệm, tư tưởng, triết học, đạo đức khác nhau. Sự tiếp biến các nền văn hóa đã hình thành truyền thống đạo đức chịu ảnh hưởng mạnh của Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo và sau này là Đạo đức cách mạng.
Nho giáo, với mẫu hình nhân cách của “kẻ sĩ”, người quân tử với lý tưởng “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” và phẩm chất “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.” Những tư tưởng đạo đức được xã hội