Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu Học

Phân tích được vai trò quan trọng của giáo dục đạo đức, các con đường cơbản đểgiáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. - Trình bày được các phương pháp cơbản đểgiáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. - Xác định được những giá trị đạo đức cơbản của con người Việt Nam thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Mô tả được những đặc trưng cơbản của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay. - Nêu và giải thích được tầm quan trọng và nhiệm vụcủa việc phối hợp các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

pdf79 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 11445 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu Học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU MÔ ĐUN 1 ĐẠO ĐỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Mục tiêu Học xong phần này, học viên cần đạt : Về kiến thức - Phân tích được vai trò quan trọng của giáo dục đạo đức, các con đường cơ bản để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. - Trình bày được các phương pháp cơ bản để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. - Xác định được những giá trị đạo đức cơ bản của con người Việt Nam thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Mô tả được những đặc trưng cơ bản của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay. - Nêu và giải thích được tầm quan trọng và nhiệm vụ của việc phối hợp các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Về kĩ năng - Lựa chọn, vận dụng hợp lí phương pháp, hình thức giáo dục vào giảng dạy, giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. - Biết phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức, góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. Về thái độ - Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. - Gương mẫu rèn luyện phẩm chất đạo đức, không ngừng tự hoàn thiện để trở thành tấm gương đạo đức trước học sinh. GIỚI THIỆU TIỂU MÔĐUN STT Tên chủ đề Số tiết Trang số 1 Đạo đức và giáo dục đạo đức ở tiểu học 11 2 Những giá trị đạo đức cơ bản của con người Việt Nam thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 1 3 Những đặc điểm cơ bản của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay. 1 4 Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. 2 TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ ĐỂ THỰC HIỆN TIỂU MÔĐUN 1. Tài liệu học tập và tham khảo l Môđun : Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức ở Tiểu học, xuất bản năm 2005. l Luật Giáo dục, 2005. l Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em. l Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam. l Một số văn kiện của Đảng và Nhà nước về văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ (Văn kiện Đại hội VIII, Nghị quyết 4 - BCHTW khóa VII, Nghị quyết 2 - BCHTW khóa VIII). l GS.VS. Phạm Minh Hạc (Chủ biên). Phát triển toàn diện con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Trích đề tài KHXH 04-04 (trang 105-107, 112-113, 158-160). l Hà Nhật Thăng. Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức và nhân văn. NXB Giáo dục, 1998. l Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB Chính trị Quốc gia, 2003 (Phần tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, tr.333 - 373) 2. Thiết bị, đồ dùng dạy học l Máy chiếu, bảng trong (nếu có). l Đầu video, băng / đĩa hình. l Giấy khổ to, A4. l Bút dạ, băng dính, kéo, giấy màu, phiếu học tập. CHỦ ĐỀ 1 (1 tiết) ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC Mục tiêu Học xong phần này, học viên cần đạt : Về kiến thức * Trình bày được : - Nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò xã hội của đạo đức. - Yêu cầu đạo đức trong một số lĩnh vực xã hội. - Một số phẩm chất đạo đức của cá nhân cần được giáo dục cho học sinh hiện nay. * Nêu được mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của giáo dục đạo đức ở tiểu học. * Mô tả và giải thích được các con đường, các phương pháp cơ bản để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Về kĩ năng - Vận dụng nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức vào thực tiễn giáo dục và dạy học. - Kết hợp các con đường giáo dục đạo đức vào thực tiễn giáo dục một cách có hiệu quả. Về thái độ - Có ý thức thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đạo đức, góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. - Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Có thái độ quyết tâm rèn luyện, tu dưỡng để trở thành tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo. Nội dung Trong chủ đề này, các bạn sẽ được tìm hiểu các nội dung cơ bản : * Một số vấn đề về đạo đức * Yêu cầu đạo đức trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay * Một số phẩm chất đạo đức cá nhân * Giáo dục đạo đức 1. Một số vấn đề cơ bản về đạo đức 1.1. Đạo đức và các thành tố cấu thành đạo đức Hoạt động 1 TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VÀ CẤU TRÚC ĐẠO ĐỨC Thời gian : 30 phút Nhiệm vụ * Thảo luận về tình huống sau : Một cụ già định qua đường, nhưng đường đông quá không qua được. Một em học sinh nhìn thấy thế, đã đưa cụ qua đường. - Bạn hãy nhận xét hành vi của em bé đó. Căn cứ vào đâu để đánh giá hành vi của em bé ? * Kết hợp nhận xét về hành vi trên với thông tin cơ bản dưới đây để trả lời các câu hỏi : - Bạn hiểu đạo đức là gì ? Nêu các thành tố của đạo đức xã hội. - Giữa đạo đức và hành vi đạo đức có mối quan hệ như thế nào ? Thông tin cơ bản Đạo đức là cái “gốc” của mỗi con người, vì vậy, giáo dục đạo đức là việc làm quan trọng và cần thiết trong việc hình thành nhân cách toàn diện. “Có tài mà không có đức là người vô dụng ; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh). Đạo đức là một bộ phận quan trọng trong các hình thái ý thức xã hội. Theo quan niệm Mác-xít : đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực của đời sống xã hội và hành vi của con người. Nó quy định những nghĩa vụ của người này với người khác, nghĩa vụ của con người đối với xã hội nguồn ? Việc thực hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức phản ánh các quan hệ, hành vi của cá nhân đối với cộng đồng, xã hội thông qua những lợi ích nhất định. * Chuẩn mực đạo đức - Chuẩn mực đạo đức là những phép tắc, mang tính quy phạm - tính khuôn mẫu trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội. Đó là những yêu cầu, được thể hiện bằng những tiêu chuẩn cụ thể, làm cơ sở cho việc đánh giá hành vi của con người. Ví dụ : “Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” (Ca dao) * Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật - Hệ thống chuẩn mực đạo đức gồm : + Chuẩn mực điều chỉnh hành vi có giá trị tích cực : phải làm và nên làm. + Chuẩn mực điều chỉnh hành vi có giá trị tiêu cực : không được làm, không nên làm. + Chuẩn mực điều chỉnh hành vi có giá trị trung hoà : có thể làm. - Loại chuẩn mực đòi hỏi “phải làm” và “không được làm” là những yêu cầu tối thiểu trong định hướng, điều chỉnh hành vi của con người. Nó thuộc về chuẩn mực pháp lí, mang tính bắt buộc thực hiện. Vi phạm loại chuẩn mực này sẽ bị sự cưỡng chế thông qua bộ máy chuyên chính của Nhà nước. Loại chuẩn mực đòi hỏi “nên làm” và “không nên làm” là chuẩn mực do dư luận xã hội và lương tâm điều chỉnh. Tức là, có sự thôi thúc từ bên trong - sự tự cưỡng chế tự nguyện, tự giác. “Nên làm”, được hiểu là “mong muốn làm”. “Không nên làm” được hiểu là “không mong muốn làm”. Đó là chuẩn mực đạo đức được thực hiện do nhu cầu, động cơ, tình cảm bên trong, do ý chí và lương tâm của con người. Như vậy, tuy đạo đức và pháp luật đều là những quy phạm xã hội, nhưng pháp luật là đạo đức tối thiểu, các quy định của pháp luật là thể hiện ở mức tối thiểu nhất các yêu cầu đạo đức trong xã hội. Đạo đức là pháp luật tối đa, nó bao hàm các quy định của pháp luật. Thực hiện chuẩn mực đạo đức là một nhu cầu xã hội cao, đòi hỏi ở chủ thể tính tích cực, tự nguyện, không vụ lợi. Nếu không thực hiện, sẽ bị dư luận xã hội lên án, bị hổ thẹn và cắn rứt lương tâm. “Điều đáng sợ không phải là cái chết về thể xác, mà là cái chết về lương tâm khi thể xác còn sống...”. Đó chính là chức năng của toà án lương tâm trong mỗi con người. Trong xã hội ta hiện nay - xã hội công dân, thực hiện chuẩn mực pháp luật là một nghĩa vụ đạo đức lớn nhất của mỗi công dân với tinh thần : “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật”. Trong Đạo đức học, quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức được coi là những thành tố cấu thành đạo đức xã hội. Quan hệ đạo đức là một bộ phận hợp thành của những quan hệ xã hội, tạo thành một hệ thống những quan hệ xác định giữa con người và con người, giữa cá nhân và xã hội. Nó xác định nội dung khách quan của những nhu cầu đạo đức. Ý thức đạo đức là ý thức về hệ thống những quy tắc và chuẩn mực hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đang tồn tại. Trong đó xác định những ranh giới của hành vi con người và những giá trị đạo đức của nó. Trong ý thức đạo đức, ngoài những nội dung chuẩn mực còn bao hàm cả những cảm xúc, những tình cảm đạo đức của con người. Thực tiễn đạo đức là quá trình hiện thực hoá ý thức đạo đức trong đời sống thực tiễn. Đó là sự hoạt động của con người trong các lĩnh vực xã hội khác nhau, những cộng đồng xã hội khác nhau dưới ảnh hưởng của những lí tưởng và niềm tin đạo đức. 1.2. Nguồn gốc, bản chất của đạo đức Hoạt động 2. TÌM HIỂU VỀ NGUỒN GỐC,BẢN CHẤT CỦA ĐẠO ĐỨC Thời gian : 20 phút Nhiệm vụ * Đọc thông tin cơ bản dưới đây và cùng trao đổi : Vì sao đạo đức là một phạm trù lịch sử ? Tìm ví dụ minh hoạ. Thông tin cơ bản Đạo đức là một hiện tượng xã hội, xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên khi xã hội loài người mới hình thành. Đạo đức ra đời, phát triển cùng quá trình biến đổi kinh tế - xã hội và sự tiến bộ về văn hoá vật chất, tinh thần của con người. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc, bản chất của đạo đức. Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có quan hệ với các hình thái ý thức xã hội khác, nảy sinh từ tồn tại xã hội, phát triển cùng sự biến đổi của tồn tại xã hội, của các điều kiện sinh hoạt vật chất, hoàn cảnh lịch sử - xã hội khác nhau. Nhưng, đạo đức khác với các hình thái ý thức xã hội khác ở chỗ nó điều chỉnh hoạt động của con người trong các mối quan hệ xã hội, giúp con người tự hoàn hiện nhân cách của mình. Đạo đức là một phạm trù lịch sử. Khi điều kiện kinh tế - xã hội sinh ra nó thay đổi thì tất yếu các quan hệ xã hội và quan hệ đạo đức cũng thay đổi theo. Vừa với tư cách như một sự định hướng cho các quan hệ xã hội ; vừa với tư cách phản ánh quan hệ đạo đức của xã hội mới thì sớm hay muộn ý thức đạo đức cũng thay đổi. Trong xã hội có sự phân chia giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp. Các giai cấp thống trị áp đặt hệ tư tưởng của mình, trong đó có ý thức đạo đức, nhằm bảo vệ địa vị, lợi ích của chúng. Những ý thức, tư tưởng đó luôn đối lập với ý chí, nguyện vọng, lẽ sống của giai cấp bị trị. Trong xã hội ta hiện nay, sự thống nhất giữa các chuẩn mực đạo đức và pháp luật là cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Những quy tắc, chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận, đó là ý thức xã hội. Nó chi phối đời sống đạo đức của các cá nhân trong xã hội. Ý thức xã hội được cá nhân tiếp nhận chuyển hoá thành ý thức cá nhân, được cá thể hóa và thể hiện ra thông qua hành vi đạo đức, dưới những biểu hiện : xúc cảm, tình cảm, động cơ, ham muốn, niềm tin, hành động đạo đức,... Đánh giá hoạt động 1, 2 Câu 1 : Điền vào ô chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai. a) Đạo đức và tôn giáo là hai hiện tượng xã hội giống nhau về bản chất, vì đều nói đến tính thiện và hướng thiện. b) Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực quy định nghĩa vụ của người này với người khác, với xã hội. c) Đạo đức là sự lừa dối, bịa đặt vì bản chất của con người là cá nhân, con người sống vì cái tôi, chăm lo cho cái tôi của mình ; nhưng đạo đức lại đề cập tới bản chất xã hội, lợi ích xã hội và người khác. d) Đạo đức là những quy ước có tính chủ quan của con người, là sự thoả hiệp đôi bên cùng có lợi, chẳng hạn : Có đi có lại mới toại lòng nhau. đ) Đạo đức bắt nguồn từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và biến đổi cùng sự phát triển của tồn tại xã hội. Do đó, không có hệ thống chuẩn mực đạo đức tuyệt đối cho mọi thời đại. e) Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực được xã hội thừa nhận, nhờ đó con người nhận thức, kiểm tra và điều chỉnh được hành vi của mình. Câu 2 : Bạn hãy vận dụng kiến thức trong thông tin trên và kinh nghiệm thực tiễn, giải thích, chứng minh luận điểm : “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu 3 : Có đồng nghiệp cho rằng : “Người tài tự khắc biết mình phải hành động như thế nào để trở thành người tốt”. Xin cho biết quan điểm của bạn về ý kiến đó và giải thích tại sao. 1.3. Chức năng của đạo đức Hoạt động 3. TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA ĐẠO ĐỨC Thời gian : 25 phút Nhiệm vụ * Bạn hãy đọc và phân tích các chức năng trong thông tin cơ bản sau, mỗi chức năng cho một ví dụ. * Phân biệt chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức và chức năng điều chỉnh hành vi của pháp luật. Thông tin cơ bản Là một hình thái ý thức xã hội, hình thành và biến đổi trên cơ sở của sự phát triển tồn tại xã hội, đạo đức có các chức năng xã hội sau : * Chức năng giáo dục : Con người muốn hành động theo lẽ phải, làm điều thiện, tránh điều ác thì phải hiểu biết, phải được tác động giáo dục về các quy tắc chuẩn mực đạo đức, giúp con người có cơ sở, có khả năng để lựa chọn, tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi, qua đó việc thực hiện đúng chuẩn mực đạo đức. Mặt khác, những hành vi đúng chuẩn mực sẽ được xã hội ủng hộ tôn vinh. Điều đó có tác dụng giáo dục rất lớn với xã hội. Vì vậy, cổ nhân có câu : Rèn luyện đạo đức là cái thứ nhất, học văn hoá là cái thứ hai. Không làm được cái thứ nhất thì rất khó đạt được cái thứ hai. * Chức năng điều chỉnh hành vi : Trên cơ sở các quy tắc, chuẩn mực đạo đức và sự tác động của dư luận xã hội, chủ thể đạo đức tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Thiếu sự điều chỉnh đó, con người không thể hoàn thiện nhân cách, thậm chí phạm sai lầm, bị dư luận xã hội lên án. Yếu tố giúp con người tự điều chỉnh chính là sức mạnh của lương tâm. Con người khi không còn sự điều chỉnh của lương tâm sẽ trở thành ác thú hơn mọi ác thú. * Chức năng kiểm tra đánh giá : Chủ thể đạo đức căn cứ vào quy tắc, chuẩn mực đạo đức đối chiếu việc thực hiện của bản thân với các quy tắc, chuẩn mực đó, tự đánh giá mức độ thực hiện của mình, qua đó tự điều chỉnh hành vi. Mặt khác, chuẩn mực đạo đức giúp mỗi người căn cứ vào đó nhận xét, đánh giá hành vi của người khác. Từ đó, biết cổ vũ, tôn vinh những hành vi hợp đạo đức ; lên án, loại trừ những hành vi trái đạo đức. Đánh giá hoạt động 3 Câu 1 : Vì sao “con người khi không còn sự điều chỉnh của lương tâm sẽ trở thành ác thú hơn mọi ác thú” ? Câu 2 : Khi gặp dư luận xã hội không ủng hộ cách ứng xử của mình, bạn sẽ làm gì? Vì sao ? Hãy đánh dấu x vào ô trước cách ứng xử của bạn. a) Bình tĩnh xem xét. b) Tìm cách dập tắt. c) Không quan tâm. Thông tin phản hồi cho các hoạt động * Hoạt động 1 - Gợi ý phân tích tình huống đạo đức : + Em học sinh đó đã thực hiện một hành vi hợp đạo lí : “Kính trọng người già”. + Căn cứ vào chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận để khẳng định điều đó. - Mối quan hệ giữa đạo đức và hành vi đạo đức : + Các quy tắc, chuẩn mực đạo đức là cơ sở cho nhận thức và rèn luyện hành vi đạo đức. Vì vậy, để hình thành ý thức và hành vi đạo đức, việc giáo dục đạo đức có vai trò rất quan trọng. Vì thế, Hồ Chủ tịch đã khẳng định : “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”. + Hành vi đạo đức là quá trình biến ý thức đạo đức thành mục đích, động cơ, thái độ, hành vi đạo đức. Đó là kết quả của nhận thức đạo đức, là thực tiễn đạo đức. Thực tiễn đó là cơ sở cho sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển quy tắc, chuẩn mực đạo đức. * Hoạt động 2 - Đạo đức là một phạm trù lịch sử vì : + Nó bắt nguồn từ tồn tại xã hội, bị quy định bởi tồn tại xã hội. + Xã hội không ngừng vận động, phát triển. Điều kiện kinh tế - xã hội không ngừng thay đổi. Do đó các quan niệm, quan điểm về đạo đức cũng không phải là cái gì nhất thành bất biến. Không có chuẩn mực đạo đức chung cho mọi thời đại lịch sử. Sự hình thành các giá trị đạo đức mang tính kế thừa và phát triển. Ví dụ : Xã hội phong kiến đưa ra chuẩn mực đối với phụ nữ : “Tam tòng, tứ đức”. Nghĩa vụ “tam tòng” không còn phù hợp với chuẩn mực đạo đức “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của người phụ nữ mới và sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ hiện nay ; nhưng “tứ đức” được kế thừa, phát triển và là một tiêu chuẩn quan trọng của người phụ nữ mới. - Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá Câu 1 a. S b. Đ c. S d. S đ. Đ e. Đ Câu 2 - Đức, tài là hai mặt cốt yếu trong một nhân cách toàn diện. - Đức là cái gốc trong một con người, là tính thứ nhất. Nếu không có đức, một người có tài năng cũng có thể trở thành một kẻ phá hoại, không giúp ích gì cho bản thân, gia đình và xã hội. - Có đức mà không có tài, sẽ tiến hành mọi công việc khó khăn, thậm chí luôn gặt hái thất bại. Do đó, cần phải tu dưỡng đạo đức đi đôi với rèn luyện tài năng - một trong những yêu cầu cơ bản của rèn luyện nhân cách toàn diện hiện nay. Câu 3 Phẩm chất đạo đức của con người không tự có, không do có tài mà thành, mà phải trải qua học tập, rèn luyện mới có - giống như “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” (Hồ Chí Minh). * Hoạt động 3 - Đạo đức và pháp luật cùng có chức năng điều chỉnh hành vi, hướng con người tới điều thiện, chính nghĩa và giá trị sống tốt đẹp. Nhưng biện pháp thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức và pháp luật khác nhau : + Đạo đức : điều chỉnh bằng sức mạnh của dư luận xã hội, phong tục tập quán, sự tự nguyện tự giác của chủ thể. + Pháp luật : Điều chỉnh bằng sức mạnh cưỡng chế của bộ máy chuyên chính, đòi hỏi chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí. Nhà nước sẽ áp dụng hình phạt nếu vi phạm pháp luật. - Sau khi phân tích, tìm ví dụ cho các chức năng của đạo đức, trao đổi kết quả thảo luận giữa các nhóm, sau đó thống nhất ý kiến. - Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá Câu 1 “Con người khi không còn sự điều chỉnh của lương tâm sẽ trở thành ác thú hơn mọi ác thú” vì : + Lương tâm là một phạm trù cơ bản của Đạo đức học. Toà án lương tâm là toà án đạo đức, toà án cao nhất, thể hiện lí trí của mỗi người. Nó làm chức năng điều chỉnh hành vi của con người. + Khi lương tâm không còn điều chỉnh hành vi của con người, thì con người cũng hoàn toàn mất lí trí, hành động theo bản năng, không đủ sáng suốt để chế ngự hành động của mình, thậm chí phạm sai lầm nghiêm trọng, như tiêu diệt cả đồng loại của mình. + Triết lí trên đã chỉ ra cho chúng ta một điều quan trọng : Luôn phải giữ cho lương tâm mình trong sạch và dùng nó để đấu tranh với con người thứ hai, con người “đen tối” trong bản thân mình. Câu 2 : Đáp án (a). Nên chọn đáp án này, vì như vậy bạn sẽ biết được vì sao dư luận không ủng hộ cách ứng xử của mình và tự điều chỉnh hành vi nếu dư luận đó đúng. 2. Yêu cầu đạo đức trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay Trong phần này, bạn sẽ được tìm hiểu yêu cầu đạo đức trong một số lĩnh vực : giao tiếp, quan hệ gia đình, lao động, học tập. 2.1. Một số yêu cầu đạo đức trong lĩnh vực giao tiếp. Hoạt động 1. TÌM HIỂU YÊU CẦU ĐẠO ĐỨCTRONG LĨNH VỰC GIAO TIẾP Thời gian : 30 phút Nhiệm vụ * Đọc thông tin cơ bản của hoạt động này, sau đó trả lời câu hỏi : Bạn hiểu thế nào là giao tiếp ? Khi thực hiện hành vi giao tiếp cần chú ý đến những yêu cầu gì ? * Thảo luận nhóm xây dựng lời thoại, sau đó đóng vai để thể hiện hành vi giao tiếp trong các tình huống : - Một cuộc trao đổi thông tin giữa giáo viên chủ nhiệm và Chi hội trưởng phụ huynh về tình hình của lớp mình. - Một cuộc trao đổi công việc giữa giáo viên và hiệu trưởng. - Một cuộc trao đổi giữa giáo viên chủ nhiệm với lớp trưởng về tình hình của lớp. * Cùng trao đổi, nhận xét về hành vi giao tiếp thông qua đóng vai trong các tình huống trên (tập trung vào cách ứng xử và phong cách giao tiếp). * Qua hoạt động trên, cùng rút ra những yêu cầu đạo đức cơ bản trong giao tiếp để thực hiện hành vi giao tiếp văn minh và hiệu quả. Thông tin cơ bản Giao tiếp là hoạt động có mục đích giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể nhằm trao đổi thông tin qua phương tiện chủ yếu là ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Hoạt động giao tiếp là nhu cầu khách qu
Tài liệu liên quan