Trung, Hiếu là hai đức tính cơ bản của con người mà luân lý Nho giáo đòi hỏi rất nghiêm khắc. Đánh giá con người, tư tưởng, hành vi, tất thảy đều lấy Trung, Hiếu làm chuẩn mực. “Trai thì trung hiếu làm đầu .”(Nguyễn Đình Chiểu). Sau chữ Trung thì chữ Hiếu là điều quan trọng đặc biệt của Ngũ luân. Nhiều khi chữ Hiếu được đặt trước cả chữ Trung. Đạo Hiếu được xem là nền của đạo Trung. Có Hiếu mới có Trung. Bất Hiếu mà Trung là điều khó có thể có.
Hán - Việt tự điển - của Thiều Chửu (Nxb Tp Hồ Chí Minh, trang 137) định nghĩa: Hiếu (thảo): Con thờ cha mẹ hết lòng gọi là hiếu.
Từ điển Tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học - 2003 - trang 429) định nghĩa chữ Hiếu như sau: "Hiếu là Lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ"
Trong Nho giáo, chữ Hiếu mang một nội dung rộng lớn hơn nhiều những điều vắn tắt kể trên. Nho gia cho rằng: Hiếu là kinh sách của trời, nghĩa lý của đất mà con người có bổn phận phải tuân theo. (Phù Hiếu, Thiên chi kinh; Địa chi nghĩa; Dân chi hành giả).
Hiếu trở thành thế đạo của loài người bởi những chế ước xã hội. Trong giáo dục, ngoài hai bộ Tứ thư; Ngũ kinh được coi như sách giáo khoa kinh điển, Nho gia còn có Hiếu kinh được đưa vào giảng dạy tại Trung Quốc từ thời Hán(1).
Hiếu kinh yêu cầu: Sống chung với cha mẹ phải hết lòng thành kính với cha mẹ; Phải vui vẻ hết lòng phụng dưỡng cha mẹ; Phải lo lắng thuốc thang chạy chữa cho cha mẹ khi đau yếu; Khi cha mẹ qua đời phải vô cùng thương xót buồn đau, phải an táng cha mẹ chu đáo; Cúng tế cha mẹ phải cung kính thành khẩn trang nghiêm.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đạo hiếu Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÑAÏO HIEÁU HOÀ CHÍ MINH
NGÄ VÆÅNG ANH(*) Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng - Học Viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
NGUYÃÙN TÄÚ LAN(**) Viện Hán Nôm - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
1. Trung, Hiếu là hai đức tính cơ bản của con người mà luân lý Nho giáo đòi hỏi rất nghiêm khắc. Đánh giá con người, tư tưởng, hành vi, tất thảy đều lấy Trung, Hiếu làm chuẩn mực. “Trai thì trung hiếu làm đầu ...”(Nguyễn Đình Chiểu). Sau chữ Trung thì chữ Hiếu là điều quan trọng đặc biệt của Ngũ luân. Nhiều khi chữ Hiếu được đặt trước cả chữ Trung. Đạo Hiếu được xem là nền của đạo Trung. Có Hiếu mới có Trung. Bất Hiếu mà Trung là điều khó có thể có...
Hán - Việt tự điển - của Thiều Chửu (Nxb Tp Hồ Chí Minh, trang 137) định nghĩa: Hiếu (thảo): Con thờ cha mẹ hết lòng gọi là hiếu.
Từ điển Tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học - 2003 - trang 429) định nghĩa chữ Hiếu như sau: "Hiếu là Lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ"
Trong Nho giáo, chữ Hiếu mang một nội dung rộng lớn hơn nhiều những điều vắn tắt kể trên. Nho gia cho rằng: Hiếu là kinh sách của trời, nghĩa lý của đất mà con người có bổn phận phải tuân theo. (Phù Hiếu, Thiên chi kinh; Địa chi nghĩa; Dân chi hành giả).
Hiếu trở thành thế đạo của loài người bởi những chế ước xã hội. Trong giáo dục, ngoài hai bộ Tứ thư; Ngũ kinh được coi như sách giáo khoa kinh điển, Nho gia còn có Hiếu kinh được đưa vào giảng dạy tại Trung Quốc từ thời Hán(1) Hiếu kinh ra đời vào thời Tần - Hán (Khoảng thế kỷ II TCN - thế kỷ I SCN) được nâng cao thành một nội dung giáo dục của Nho giáo. Hiếu kinh khẳng định và nâng cao quan niệm thân thân (tôn quý người thân thích ruột thịt) của Khổng Tử.
.
Hiếu kinh yêu cầu: Sống chung với cha mẹ phải hết lòng thành kính với cha mẹ; Phải vui vẻ hết lòng phụng dưỡng cha mẹ; Phải lo lắng thuốc thang chạy chữa cho cha mẹ khi đau yếu; Khi cha mẹ qua đời phải vô cùng thương xót buồn đau, phải an táng cha mẹ chu đáo; Cúng tế cha mẹ phải cung kính thành khẩn trang nghiêm....
Trên bình diện triết lý, đạo đức, Hiếu được coi như một giá trị đạo đức/ cá nhân và xã hội cao quý; là gốc của nhân luân; là yếu tố quan trọng xây dựng nên nhân cách con người. Đạo Hiếu là bậc thang giá trị trọng yếu nhất trong cuộc đời con người. Kẻ bất hiếu được coi là xấu xa nhất, tội bất hiếu được xử theo luật hình và có mức án khá nặng. Dù trải qua thời gian với nhiều biến động chính trị - xã hội nhưng chữ Hiếu được duy trì như một tín điều trong tâm thức mỗi người cũng như trên phạm vi rộng lớn toàn xã hội. Triều đại này có thể thay thế triều đại khác, song không triều đại phong kiến nào dám bỏ hoặc thay thế chữ Hiếu.
Trước kia, những biểu hiện của chữ hiếu chủ yếu trong phạm vi gia đình, dòng tộc. Trong gia đình, đạo Hiếu liên kết chặt chẽ các thành viên gia đình theo "chiều dọc", trên - dưới: cha mẹ - con cái, người già - lớp trẻ ... Những mối quan hệ được chữ Hiếu quy định xâu chuỗi các thế hệ, cùng với các mối quan hệ ngang bằng đồng đẳng tạo nên một hệ thống luân lý hoàn chỉnh có tác dụng củng cố liên kết gia đình thêm chặt chẽ, trong đó chữ Hiếu được xem là quan trọng hơn trong các nguyên tắc ứng xử gia đình. Không chỉ cố kết các mối quan hệ trong gia đình qua việc quy định mọi phép tắc ứng xử cho từng ngôi thứ, vị trí trong gia đình, chữ Hiếu còn liên kết các gia đình cùng huyết tộc, được xếp theo thứ bậc, tôn ty trật tự thành cộng đồng khá chặt chẽ là gia tộc và ở mức lớn hơn là dòng họ.
Cũng trong phạm vi gia đình, đạo Hiếu đã đi xa hơn phạm trù đạo đức. Nó còn là một phạm trù tín ngưỡng thế tục, một điều luật xã hội mà mọi người đều phải tuân thủ. Dưới tác động của đạo Hiếu được nhà nước phong kiến sử dụng như một công cụ tư tưởng, tín ngưỡng, thờ cúng tổ tiên của người Việt đã được thể chế hóa và tôn giáo hóa... Những điều này ăn sâu trong tâm lý tình cảm của mỗi người dân Việt. Nguyễn Đình Chiểu đã đứng hoàn toàn trên quan điểm của đạo Hiếu khi ông phê phán Thiên Chúa giáo mới du nhập từ phương Tây vào xã hội Việt Nam trên con đường xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa thực dân:
Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt cha ông không thờ
Dân tộc Việt Nam rất trọng chữ Hiếu. Những tấm gương hiếu thảo được nêu cao. Những kẻ bất hiếu bị coi là xấu xa nhất... Dù trải qua thời gian với nhiều biến động chính trị - xã hội nhưng chữ Hiếu được duy trì như một tín điều trong tâm thức mỗi người cũng như trên phạm vi rộng lớn toàn xã hội.Thậm chí nhà nước phong kiến Việt Nam còn đẩy mối liên kết này lên mức cao hơn: Quy mọi dòng họ trên đất nước về một mối, cả nước đều mang một dòng máu, cả nước có một Quốc tổ - vua Hùng, có ngày giỗ Tổ chung (10. 3 âm lịch), ai ai cũng đều là con Rồng cháu Tiên, con Lạc cháu Hồng... Điều này cũng phù hợp với nhu cầu cố kết cộng đồng, đoàn kết dân tộc trong cuộc đấu tranh trường kỳ chống thiên tai và ngoại xâm nên dễ dàng được người Việt nhấp nhận trong tình cảm để biến thành hành động.
2. Nguyễn Sinh Cung sinh ra và lớn lên từ một gia đình Nho học. Từ nhỏ cậu đã được cha và các bạn của cha dạy chữ Nho, truyền thụ cho những kiến thức cơ bản, sơ khai của Nho học. Cũng như những cậu bé để chỏm trái đào từ buổi đầu học chữ thánh hiền, trò Nguyễn Sinh Cung hẳn là cũng tập nhận mặt và hiểu dần nghĩa lý của những con chữ đầu tiên - những bài học vỡ lòng của luân lý Nho giáo:
... Hiếu ư thân. Sở đương chấp - Hiếu với người thân (là điều) phải giữ làm thói quen
... Thủ hiếu đễ. Thứ kiến văn - Giữ hiếu đễ (sau mới) học tri thức
(Tam tự kinh)
Khi còn nhỏ, ở Huế, Người đã trải qua nỗi đau mất mẹ mà bên cạnh chẳng có người thân (tháng 2/1901). Bước vào tuổi mới lớn, hàng năm, dự lễ cúng âm hồn cho những nạn nhân ngày Kinh đô thất thủ 23/5/Ât Dậu (1885), tình thương yêu với số đông đồng bào khổ nạn được Nguyễn Tất Thành cảm nhận sâu sắc hơn và anh càng nung nấu hơn hoài bão cứu dân cứu nước. Quyết tâm lên đường bôn ba cứu nước nhưng lòng Nguyễn Tất Thành vẫn canh cánh tình thương yêu. Những tháng lương đầu tiên từ nghề phụ bếp trên tàu, Người gửi về biếu cha(2) Theo Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử - Nxb CTQG, H, 2006, Tập 1, tr 45: Ngày 31/10/1911, từ Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành gửi thư cho Khâm sứ Trung kỳ nhờ chuyển số tiền 15 đồng cho cha là Nguyễn Sinh Huy. Số tiền trên được ông Nguyễn Sinh Huy ký nhận ngày 9/11/1911.
... Khi được tin anh cả Nguyễn Sinh Khiêm mất ở quê nhà, Người viết thư gửi họ Nguyễn Sinh (11/9/1950) “...xin bà con nguyên lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước”(3) Hồ Chí Minh - Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, Tập 6, tr 114.
. Đạo Hiếu phục vụ chức năng duy trì trật tự xã hội trong quá khứ. "Hiếu là để thờ cha mẹ, thuận là để vâng mệnh người trên"... Vua muốn lấy Hiếu để trị nước cũng là vì thế. Hiếu thuận là vâng lệnh người trên, trong xã hội thì người "trên nhất" chính là vua, dưới có các quan... Một môn đồ của Khổng Tử cũng nói: “Tôi biết hầu như không người nào mang nặng chữ Hiếu lại thách thức chính quyền”. Cái lý khi đưa ra tuyên bố như vậy của Nho gia ở chỗ: Trị nước cũng như mở rộng việc điều hành một gia đình theo kiểu gia trưởng vì trong quan niệm của Nho gia thì nước gốc ở nhà và nước cũng như cái nhà to mà thôi (!).
Hồ Chí Minh là người chí hiếu, mang nặng trong lòng chữ Hiếu nhưng Người đã “thách thức cả hệ thống chính quyền” thực dân nửa phong kiến ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX để mưu cầu một xã hội mới hạnh phúc ấm no cho tòan thể đồng bào... Chữ Hiếu của Hồ Chí Minh từ thủa còn là Nguyễn Tất Thành - đã là đại Hiếu, Hiếu với dân. Người thể hiện đạo Hiếu của mình không chỉ với những người thân trong gia quyến, Người Hiếu với toàn thể nhân dân, Hiếu với “cái nhà to” chính là đất nước Việt Nam còn đang đau thương dưới ách nô lệ thuộc địa, với hàng triệu nhân dân đang chịu cảnh lầm than áp bức. Hồ Chí Minh là người đại Hiếu nhưng đã thách thức cả hệ thống chính quyền thuộc địa và phong kiến tay sai là điều dễ hiểu vì hệ thống chính quyền đó không phải là của nhân dân, không phục vụ nhân dân mà đang áp bức bóc lột nhân dân.
Trong cuộc đời họat động cách mạng cứu nước cứu dân của mình, hơn ai hết, Hồ Chí Minh nhìn thấy và trân trọng những giá trị đạo đức truyền thống. Người giữ lại những “hạt nhân hợp lý” của chữ Hiếu trong việc xây dựng nhân cách con người, nêu cao trách nhiệm, bổn phận của con cái với cha mẹ, trọn tình vẹn nghĩa với họ làng, làng xóm, với người sống và cả với những người đã chết. Người tìm mọi cách phát huy tích cực những giá trị đó trong hoàn cảnh mới nhưng chữ Hiếu của Nho giáo đã được Bác Hồ mở rộng khái niệm. Người dạy cán bộ chiến sĩ "Trung với nước - Híếu với dân". Hiếu với dân mới là đại Hiếu, mới là cái Hiếu của người cách mạng... Theo dòng tư tưởng Hồ Chí Minh, người cách mạng không chỉ “có hiếu với cha mẹ” mà còn phải “hiếu với dân”. Ngoài bổn phận với gia đình, người cách mạng còn phải hoàn thành bổn phận với dân, với nước. Hồ Chí Minh đã nói khá rõ về điều này trong bài nói chuyện tại lớp chỉnh Đảng Trung ương khóa 2 (tháng 3/1953):
“Có người nói: người cộng sản là vô tình, là bất hiếu. Con làm cách mạng có khi phải bỏ cả bố mẹ. Cái đó có không? Có.
Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người đa tình, chí hiếu nhất. Vì sao? Nếu không làm cách mạng thì chẳng những bố mẹ mình mà hàng chục bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phong kiến giày vò.
Mình không những cứu bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ người khác, bố mẹ của cả nước nữa.
Phải hiểu chữ hiếu của cách mạng rộng rãi như vậy”(4) Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 7, Sđd, tr 60.
.
Đó chính là khái niệm “đại hiếu” của Hồ Chí Minh. Khái niệm “Gia đình” trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã vượt khỏi giới hạn của một cái nhà (gia), một cái sân (đình) mà là đại gia đình, là cả khối đại đoàn kết dân tộc. “Người cách mạng chọn gia đình to” và chữ tình, chữ hiếu của người cách mạng phải được hiểu trong một nội hàm rộng hơn nguyên nghĩa.
Một trong những giá trị tinh thần tốt đẹp của người Việt Nam được tạo dựng và thử thách qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước là truyền thống nhân ái, yêu thương con người:
Thương người như thể thương thân
Thương người bớt gạo bớt lòng mà cho
Thương người đói rét trẻ thơ
Thương người cô quả già nua bần hàn (Nguyễn Trãi - Gia huấn ca).
Tình thương người, được mở rộng thành thương làng, thương nước, thành tinh thần đoàn kết, bao bọc, giúp đỡ nhau chống thiên tai và ngoại xâm đã làm nên truyền thống lịch sử - văn hoá mang đậm bản sắc Việt Nam.
Người cán bộ hiếu với dân trước hết phải là người thương nhân dân. Bác Hồ định hướng tình cảm này cho chúng ta từ những chi tiết tỷ mỷ nhất. Trong khi trên công văn giấy tờ, chúng ta vẫn quen dùng từ bệnh viện thì sinh thời Bác Hồ lại kiên trì dùng chữ nhà thương từ những ngày đầu cách mạng thành công đến khi Người vĩnh biệt chúng ta. Điều đó không thể không hàm chứa gì. Nhà thương thay cho bệnh viện, đó là phong cách diễn đạt của Bác nhưng không chỉ mang riêng một chuyện chữ nghĩa - cũng như khi Bác đặt tên cho những đồng chí phục vụ gần gũi mình là Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi, đó không chỉ đơn thuần là những cái tên...
Khi dùng chữ nhà thương thay cho bệnh viện, phải chăng Người muốn nhắc nhở chúng ta rằng: Bệnh viện - đó là ngôi nhà lớn, ở đó có tình thương, là nơi người bệnh nhận được ở những người thầy thuốc một sự chia sẻ, một tấm lòng, một chỗ dựa về tinh thần bên cạnh chỗ dựa về chuyên môn y thuật để vượt qua những đau đớn do bệnh tật, những bất hạnh của số phận. Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật, "là chiến sĩ đánh giặc ốm" - như cách nói của Bác - mà còn phải là người chăm sóc, nâng đỡ tinh thần cho những người đang ốm yếu về thể xác, như những người chị, người mẹ - "lương y như từ mẫu". Đó cũng là tinh thần phục vụ nhân dân mà Bác Hồ yêu cầu ở mỗi cán bộ cách mạng, không chỉ riêng cho những cán bộ ngành y. Người cán bộ hết lòng thương dân cũng là một biểu hiện cao đẹp của đạo “Hiếu với dân”. Và trong thực tiễn máu lửa của cuộc chiến đấu đã qua, giữa những bộn bề vất vả lo toan của công cuộc dựng xây đất nước hôm nay, chỉ những cán bộ, chiến sĩ thực sự Trung với nước - Hiếu với dân, hết lòng phấn đấu hy sinh vì tương lai tốt đẹp của đất nước - những con người mang phẩm chất tốt đẹp của chữ "đại Hiếu" - mới giành được lòng tin yêu của nhân dân, xứng danh là cán bộ cụ Hồ, là anh bộ đội cụ Hồ...
Hồ Chí Minh còn chỉ rõ rằng đạo Hiếu với dân của người cán bộ cách mạng không dừng lại ở chỗ thương dân với tính chất là đối tượng cần phải dạy dỗ, ban ơn, mà là đối tượng phải phục vụ hết lòng - vì cán bộ cách mạng là nô bộc (đày tớ) của nhân dân, không phải là quan phụ mẫu (cha mẹ của dân) như thời phong kiến. Vì vậy cán bộ phải gần dân, gắn bó với dân, lắng nghe ý kiến của dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc. Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ cách mạng phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, dân ý, lại phải thường xuyên quan tâm đến việc cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, để nhân dân hiểu được quyền và trách nhiệm của mình là người chủ đất nước, quyền thì được hưởng còn trách nhiệm thì phải làm tròn. Có được cái đức ấy thì người cán bộ cách mạng sẽ được dân tin yêu và bảo vệ, được dân quí mến, kính trọng, sẽ lãnh đạo được nhân dân, nhất định sẽ tạo ra được sức mạnh to lớn hoàn thành những nhiệm vụ của cách mạng. Người cũng dạy rằng hiếu với dân thì phải làm cho dân được no ấm, hạnh phúc.“Chính sách của Đảng và của Chính phủ là phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”(5) Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 7, Sđd, tr 572.
- lỗi ở đây không chỉ nên hiểu là lỗi trong công tác mà còn là lỗi về mặt đạo lý. Những lợi ích của nhân dân mà Hồ Chí Minh đề cập đến là những điều hết sức thiết thực và ấm áp tình người. Cho đến những dòng cuối cùng để lại cho chúng ta trước lúc đi xa Người vẫn căn dặn Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân...
Hiếu với dân (luôn đi cùng với Trung với nước) là hạt nhân cơ bản nhất của Đạo Hiếu Hồ Chí Minh.
“Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” - câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam yêu nước và cách mạng. không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước kia và hiện nay, mà còn lâu dài về sau. q
N.V.A