1. Mở đầu
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học môn
Hóa học ở trường sư phạm nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, giữ vai trò quyết
định đến chất lượng học tập của học sinh phổ thông sau này.
Đứng trước những vấn đề thực tiễn hiện nay về giáo dục, đào tạo và chất
lượng học tập của học sinh phổ thông. Chúng tôi, đội ngũ những người thầy đang
đứng trên giảng đường sư phạm đào tạo ra những thế hệ thầy giáo tương lai cảm
nhận được niềm tự hào nhưng cũng thấy trách nhiệm thật nặng nề. Làm thế nào
để đào tạo lớp giáo viên hóa học tương lai có đủ năng lực đảm đương nhiệm vụ dạy
học ở trường phổ thông, tạo ra thế hệ học sinh những công dân chất lượng phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? Làm sao để giúp cho sinh viên
hóa học tự tin bước đầu làm quen với bài giảng, tự tin vào khả năng của mình trước
khi rời mái trường sư phạm về giảng dạy ở trường phổ thông?
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
ĐÀO TẠO NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN
NGÀNH SƯ PHẠM HÓA HỌC
Dương Huy Cẩn
Trường Đại học Đồng Tháp
E-mail: dhcandhdt@gmail.com
Tóm tắt. Đào tạo và nâng cao năng lực nghề nghiệp giúp cho sinh viên sư
phạm hóa học tiếp cận với nghề nghiệp và nhiệm vụ dạy học ở trường phổ
thông. Việc xác định các năng lực nghề nghiệp cơ bản, xây dựng chương
trình, thực hiện qui trình đào tạo, rèn luyện nghề cho sinh viên một cách
hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào việc hình thành các phẩm chất và năng
lực nghề nghiệp của người giáo viên.
1. Mở đầu
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học môn
Hóa học ở trường sư phạm nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, giữ vai trò quyết
định đến chất lượng học tập của học sinh phổ thông sau này.
Đứng trước những vấn đề thực tiễn hiện nay về giáo dục, đào tạo và chất
lượng học tập của học sinh phổ thông. Chúng tôi, đội ngũ những người thầy đang
đứng trên giảng đường sư phạm đào tạo ra những thế hệ thầy giáo tương lai cảm
nhận được niềm tự hào nhưng cũng thấy trách nhiệm thật nặng nề. Làm thế nào
để đào tạo lớp giáo viên hóa học tương lai có đủ năng lực đảm đương nhiệm vụ dạy
học ở trường phổ thông, tạo ra thế hệ học sinh những công dân chất lượng phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? Làm sao để giúp cho sinh viên
hóa học tự tin bước đầu làm quen với bài giảng, tự tin vào khả năng của mình trước
khi rời mái trường sư phạm về giảng dạy ở trường phổ thông?
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Định hướng nghề nghiệp
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông theo
hướng cập nhật thông tin, hiện đại ngang bằng trình độ các nước trong khu vực và
tiến kịp với các nước trên thế giới, người giáo viên hóa học cần có trình độ chuyên
môn cao, có kiến thức nghề nghiệp sâu rộng, có khả năng làm việc thích hợp trong
môi trường giáo dục luôn đổi mới và phát triển trong hiện tại và tương lai.
Để có được kiến thức vững vàng, sinh viên không chỉ học thầy giảng bài ở
trên lớp mà còn phải học mọi nơi mọi lúc, tự học tự nghiên cứu và phối hợp nhiều
130
Đào tạo năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học
hoạt động chuyên môn khác như tham gia câu lạc bộ, thư viện, rèn luyện nghiệp vụ
thường xuyên, nhóm bạn học tập, thu thập qua Internet,. . . Sinh viên sư phạm hóa
học giỏi về lí thuyết chưa đủ mà cần phải giỏi cả thực hành bao gồm: thực hành
trong phòng thí nghiệm, trên lớp học, thực hành nghiên cứu khoa học, thực hành
thí nghiệm ảo, mô phỏng trên phần mềm dạy học, trên máy vi tính,. . . Sinh viên sư
phạm hóa học khi ra trường phải thành thạo trong việc kết nối, sử dụng các thiết
bị dạy học hiện đại như máy vi tính, máy chiếu đa năng projector, overhead, máy
chụp hình kĩ thuật số, camera,. . .
Thời đại ngày nay là “Thời đại của công nghệ thông tin - điện tử” hay là “Nền
văn minh của hình ảnh và âm thanh”. Sự đa dạng về nguồn thông tin từ các loại tài
liệu, sách giáo khoa, đĩa CD; đa dạng về đối tượng học, phương thức đào tạo, thời
gian và thời lượng đào tạo,. . . đòi hỏi người thầy cần có một trình độ nhất định về
tin học, ngoại ngữ, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và phải
thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức, tác phong, học tập nâng cao trình độ
nghiệp vụ sư phạm, cập nhật thông tin nhiều chiều đối với lĩnh vực đào tạo.
Như vậy với những định hướng nghề nghiệp khi học tập ở trường sư phạm
sẽ tạo điều kiện giúp sinh viên xác định nhiệm vụ học tập, rèn luyện và phấn đấu,
phương pháp tiếp cận và thực hiện các nhiệm vụ đó trong quá trình đào tạo ở trường
sư phạm.
2.2. Tổ chức rèn luyện nghề nghiệp
Ngoài khối kiến thức chuyên môn được trang bị cơ bản, việc đào tạo nghề
nghiệp cho sinh viên còn giúp cho họ có một hệ thống năng lực sư phạm vững chắc
trong dạy học và giáo dục. Các năng lực nghề nghiệp cần đào tạo là: năng lực hiểu
biết tri thức chuyên môn; năng lực lập kế hoạch dạy học và giáo dục; năng lực tổ
chức thực hiện dạy học; năng lực phân tích đánh giá dạy học; năng lực sử dụng
phương tiện dạy học. . .
Thực hiện việc rèn luyện các năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cần đặt trong
tổng thể chương trình và nội dung đào tạo toàn khóa học. Qui định chương trình,
thời lượng đào tạo, phương pháp thực hiện, đánh giá rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
các ngành học hiện nay còn có những khác nhau ở mỗi trường. Vấn đề đào tạo nghề
nghiệp ở trường sư phạm gắn với việc thực hành nghề nghiệp ở trường phổ thông,
qui trình thực hiện rèn luyện nghề nghiệp, phối hợp thực hiện như thế nào đạt hiệu
quả là vấn đề còn có những ý kiến khác nhau.
Để đào tạo và nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên, tiếp cận với nghề
nghiệp trong tương lai đồng thời phù hợp với chương trình tổng thể của khóa học,
chúng tôi xây dựng chương trình rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên ngành sư
phạm hóa học. Chương trình được xây dựng thành 4 mô đun tương ứng với thời
lượng 4 tín chỉ, mỗi mô đun 1 tín chỉ thực hiện từ học kì 4 đến học kì 7, nối tiếp
phần rèn luyện nghiệp vụ nghề của bộ môn Tâm lý học, Giáo dục học. Trong mỗi
mô đun gồm các chủ đề, trong chủ đề có các hoạt động, trong hoạt động có các
nhiệm vụ, trong nhiệm vụ có các thao tác thực hiện.
131
Dương Huy Cẩn
2.2.1. Cấu trúc chương trình rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên
ngành sư phạm hóa học
- Mô đun 1. Kiến thức về giáo dục và xã hội.
+ Chủ đề 1. Nhóm kĩ năng nhận thức: Quan điểm, đường lối giáo dục của
Đảng; Học tập rèn luyện trong nhà trường sư phạm; Giáo dục, con người trong thế
kỷ XXI.
+ Chủ đề 2. Nhóm kĩ năng sư phạm: Trường phổ thông và các mối quan hệ
xã hội; Văn hóa, sư phạm trong giao tiếp,. . .
- Mô đun 2. Thực hành các kĩ năng giáo dục.
+ Chủ đề 1. Nhóm kĩ năng nghiệp vụ cơ bản: Thực hành về Tâm lí học; Thực
hành về Giáo dục học.
+ Chủ đề 2. Nhóm kĩ năng giáo dục: Thực hành trong môi trường sư phạm;
Thực hành về các hoạt động xã hội.
- Mô đun 3. Các kĩ năng dạy học hóa học cơ bản.
+ Chủ đề 1. Nhóm kĩ năng các thao tác cơ bản: Rèn luyện các kĩ năng viết,
đọc, nói các khái niệm, các chất hóa học; Kĩ năng viết bảng; Kĩ năng vẽ hình; Kĩ
năng sử dụng phương tiện dạy học.
+ Chủ đề 2. Nhóm kĩ năng nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa: Kĩ năng
nghiên cứu chương trình hóa học phổ thông; Kĩ năng nghiên cứu sách giáo khoa
Hóa học phổ thông.
+ Chủ đề 3. Nhóm kĩ năng nghiên cứu phương pháp dạy học: Kĩ năng nghiên
cứu phương pháp dạy học; Kĩ năng nghiên cứu phần mềm dạy học; Kĩ năng khai
thác sử dụng Internet dạy học.
- Mô đun 4. Kĩ năng phân tích chương trình và sử dụng bài tập hóa học.
+ Chủ đề 1. Nhóm kĩ năng phân tích chương trình hóa học phổ thông: Kĩ
năng hệ thống hóa kiến thức hóa học; Kĩ năng hệ thống hóa loại bài hóa học.
+ Chủ đề 2. Nhóm kĩ năng sử dụng bài tập hóa học phổ thông: Kĩ năng đánh
giá tác dụng của bài tập; Kĩ năng phân loại và giải bài tập; Kĩ năng sử dụng các
loại bài tập cơ bản.
- Mô đun 5. Kĩ năng thiết kế bài dạy và đánh giá giờ dạy.
+ Chủ đề 1. Nhóm kĩ năng thiết kế bài dạy hóa học: Kĩ năng xây dựng kế
hoạch dạy học; Kĩ năng thiết kế bài dạy thông thường; Kĩ năng thiết kế bài dạy
điện tử.
+ Chủ đề 2. Nhóm kĩ năng đánh giá giờ dạy: Kĩ năng quan sát, ghi chép khi
dự giờ; kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá giờ dạy.
- Mô đun 6. Các kĩ năng tổ chức dạy học hóa học.
+ Chủ đề 1. Nhóm kĩ năng tổ chức dạy học: Kĩ năng tổ chức lớp học; Kĩ năng
trình bày bài giảng; Kĩ năng sử dụng bảng; Kĩ năng sử dụng phối hợp các phương
tiện điện tử.
132
Đào tạo năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học
+ Chủ đề 2. Nhóm kĩ năng dạy học các loại bài hóa học: Loại bài hình thành
khái niệm hóa học cơ bản; Loại bài về các chất vô cơ, các nguyên tố hóa học; Loại
bài về các chất hữu cơ; Loại bài luyện tập, ôn tập, thực hành thí nghiệm.
+ Chủ đề 3. Nhóm kĩ năng tổ chức ngoại khóa hóa học.
2.2.2. Tổ chức hoạt động rèn luyện nghề nghiệp
Tổ chức hoạt động rèn luyện nghề nghiệp là hoạt động thường xuyên, song
song với các hoạt động học tập ở trường. Giảng viên có thể hướng dẫn nhóm sinh
viên thực hiện rèn luyện trong cả năm học hoặc từng học kì, trong đó chủ yếu là sự
tự rèn luyện của sinh viên và nhóm sinh viên theo hướng dẫn từng nội dung trong
mô đun. Vai trò của giảng viên hướng dẫn và sinh viên thực hiện nhiệm vụ như sau:
- Giảng viên hướng dẫn: xác định rõ thời lượng, nội dung mô đun, số lượng
sinh viên trong nhóm và thời gian cho các hoạt động của sinh viên. Giảng viên
hướng dẫn nêu ra các yêu cầu và chỉ dẫn các hoạt động rèn luyện của sinh viên.
Chia thành các nhóm lớn từ 10 - 12 sinh viên, nhóm nhỏ từ 3 - 4 sinh viên. Đưa ra
qui trình thực hiện: sinh viên nhận nhiệm vụ từ giảng viên hướng dẫn; tự nghiên
cứu, tự chuẩn bị (ghi chép thực hiện); thực hiện ở nhóm nhỏ (các thành viên nhận
xét, góp ý, bổ sung,. . . ); thực hiện ở nhóm lớn (gồm đại diện các nhóm nhỏ báo cáo,
nhận xét của các nhóm khác,. . . ); giảng viên hướng dẫn đánh giá sau cùng.
- Sinh viên thực hiện: Tiến hành các nội dung theo các chủ đề, các hoạt động,
các nhiệm vụ và từng thao tác theo thời lượng của mô đun và theo hướng dẫn, yêu
cầu của giảng viên. Sinh viên ghi chép, tích lũy các nội dung, các nhận xét, đánh
giá để rút kinh nghiệm cho việc thực hiện các nội dung tiếp theo. Đây là cơ sở để
giảng viên hướng dẫn đánh giá kết quả tự rèn luyện của sinh viên khi kết thức mô
đun. Dưới đây là một chủ đề nội dung trong Mô đun 3:
Chủ đề 1. Nhóm kĩ năng các thao tác cơ bản (Hoạt động 2: Rèn
luyện kĩ năng viết bảng)
Nhiệm vụ: Rèn kĩ năng sử dụng phấn, bút viết bảng trắng. Sinh viên tìm hiểu
thông tin về phấn, bút viết bảng để biết đặc điểm, chất liệu và giá trị sử dụng của
mỗi loại. Sau đó thực hành sử dụng với phấn và bút theo hướng dẫn.
Thao tác 1. Sử dụng phấn. Mỗi sinh viên tập sử dụng cầm phấn và viết một
số kí hiệu, công thức các chất, phương trình hóa học, vẽ hình và sơ đồ,... Các sinh
viên khác trong nhóm quan sát, góp ý nhận xét.
- Tìm hiểu về phấn viết bảng: Canxi cacbonat thường được gọi là đá phấn vì
nó là thành phần chính của phấn viết bảng. Phấn viết ngày nay có thể làm từ canxi
cacbonat hoặc từ thạch cao, canxi sunfat ngậm nước (CaSO4.2H2O) với nhiều màu
khác nhau: trắng, vàng, đỏ, xanh,...; Phấn tốt cầm nặng, chắc, trông mịn, không
sần sùi, khi viết phấn mòn chậm, ít bụi, độ mịn và độ trắng cao, bám bảng tốt, tiết
kiệm hơn, xóa bảng dễ dàng. Tuy nhiên, cần phải giữ cho phấn được khô tránh để
phấn bị ẩm ướt, bị gãy, bị bể vụn.
- Tập viết phấn trên bảng: Lấy 1/3 hoặc 1/2 viên phấn, không nên cầm cả
viên phấn để viết. Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ cầm chắc viên phấn ở vị trí
133
Dương Huy Cẩn
vừa phải để viết, không cầm quá xa dễ bị gãy phấn. Viết và lăn tròn từ từ viên
phấn trên bảng để có thể tạo nét đậm nét nhạt của chữ, tì phấn vừa phải vào bảng,
không tì quá mạnh tay sẽ tạo nét đậm hoặc quá nhẹ tay sẽ tạo nét nhạt, mờ đều
khó nhìn thấy.
Thao tác 2. Sử dụng bút viết bảng trắng. Mỗi sinh viên tập sử dụng cầm bút
này và viết một số kí hiệu, công thức, phương trình hóa học, vẽ hình và sơ đồ,...
Các sinh viên khác trong nhóm quan sát, góp ý nhận xét.
- Tìm hiểu về bút viết bảng trắng: Các loại bút viết bảng trắng (bút dạ, bút
lông): khác nhau về kích thước thân viết và đầu viết. Cấu tạo gồm: thân viết, đầu
viết, mực viết. Mực bút viết bảng trắng có màu xanh, màu đen hay màu tím đen
tan trong ancol vì vậy khi viết rất nhanh khô và dùng ancol để xóa bảng sau khi
viết. Cần phân biệt bút lông bảng với bút lông dầu khi sử dụng. Nếu chúng ta sử
dụng nhầm bút lông dầu viết lên bảng trắng thì không thể lau sạch được.
- Tập viết trên bảng trắng: Tay cầm bút viết bảng trắng như cầm bút viết
bình thường, cũng có thể cầm như cầm cây cọ vẽ. Khi viết không nên tì tay vào
bảng để có thể viết được nhanh (lưu ý mở nắp viết và đóng nắp ngay khi ngừng
viết, nếu không đầu viết sẽ khô viết không ra mực).
Thao tác 3. Tự nhận xét, đánh giá nhiệm vụ: Sinh viên tự đánh giá về mức độ
đạt được của kĩ năng ở mức trung bình, khá hay tốt, sau đó nhóm sinh viên cùng
thực hiện nhận xét và tự đánh giá kĩ năng.
3. Kết luận
Để hoàn thiện và nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cần có quá
trình rèn luyện thường xuyên, liên tục. Việc xác định các năng lực nghề nghiệp cơ
bản của người giáo viên, xây dựng chương trình, thực hiện qui trình đào tạo, rèn
luyện nghề cho sinh viên một cách hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào việc hình thành
các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cần thiết giúp sinh viên tự tin vào nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Cương, 2007. Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại
học. Một số vấn đề cơ bản. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[2] Phạm Hồng Quang, 2009. Giải pháp đào tạo giáo viên theo định hướng năng lực.
Tạp chí Giáo dục, số 216, kì 2, Hà Nội.
[3] Phạm Minh Hùng, 2009. Rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên sư phạm thực trạng
và giải pháp. Tạp chí Giáo dục, số 211, kì 1, Hà Nội.
ABSTRACT
Training professional capacity for chemistry student teachers
Training and capacity building for professionals helps chemistry student teach-
ers access for professionals and teaching staff in schools. The determination of the
basic professional capacity, programme development, implementation and training
process, vocational training for students to effectively will contribute positively to
the formation of the quality and professional capacity of teachers
134