Tóm tắt
Trong xu thế đào tạo đa ngành, đa nghề của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội đang phải nghiên cứu đến tính hiệu quả đào tạo của các ngành, chuyên ngành
hiện đang đào tạo tại Trường. Qua 60 năm đào tạo, bên cạnh những ngành học truyền thống đã làm
nên thương hiệu của Trường, còn có những ngành học mới ra đời, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đào
tạo nguồn nhân lực làm công tác gia đình đã triển khai thực hiện được 5 năm tại Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội. Cho đến nay, Đại học Văn hóa Hà Nội vẫn là trường đại học duy nhất ở Việt Nam đào tạo
ngành Gia đình học và chuyên ngành Quản lý nhà nước về gia đình. Qua thực tế đào tạo, chúng ta cần
nhìn nhận thấu đáo các vấn đề xung quanh việc đào tạo nguồn nhân lực làm công tác gia đình và cần
có hướng đi mới cho ngành học, đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội vừa góp phần tạo dựng
thương hiệu cho Nhà trường, phát triển vững mạnh trong tương lai.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực làm công tác gia đình ở trường Đại học Văn hóa Hà Nội hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
47Số 27 - Tháng 3 - 2019
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm
thành lập Trường ĐHVHHN
1. Bối cảnh ra đời ngành Gia đình học
Ở Việt Nam hiện nay, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là đơn vị duy nhất đào tạo ngành Gia đình học và
chuyên ngành Quản lý nhà nước về gia đình.
Trước khi nói về hướng đào tạo này liệu có
đúng hướng và trong tương lai việc đào tạo
nguồn lực làm công tác gia đình có nên thay
đổi không, cần nhìn nhận lại bối cảnh ra đời
ngành Gia đình học tại Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội 5 năm về trước.
Trước năm 2013, ở một số nước trên thế
giới, nội dung đào tạo về gia đình hay con
người, phát triển con người đã được đưa vào
khung chương trình đào tạo của các trường
đại học với nhiều nội dung phong phú. Ở Mỹ,
Trường Đại học Towson (10) có Khoa Gia đình
học và Phát triển cộng đồng. Trường đã đào
tạo hai ngành chính là ngành Khoa học về gia
đình, ngành Dịch vụ con người và gia đình, và
một ngành phụ là Gia đình học (3, tr.109). Nếu
như ngành Khoa học về gia đình đề cập chủ
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC GIA ĐÌNH
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI HIỆN NAY
TRẦN THỊ THU NHUNG
Tóm tắt
Trong xu thế đào tạo đa ngành, đa nghề của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội đang phải nghiên cứu đến tính hiệu quả đào tạo của các ngành, chuyên ngành
hiện đang đào tạo tại Trường. Qua 60 năm đào tạo, bên cạnh những ngành học truyền thống đã làm
nên thương hiệu của Trường, còn có những ngành học mới ra đời, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đào
tạo nguồn nhân lực làm công tác gia đình đã triển khai thực hiện được 5 năm tại Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội. Cho đến nay, Đại học Văn hóa Hà Nội vẫn là trường đại học duy nhất ở Việt Nam đào tạo
ngành Gia đình học và chuyên ngành Quản lý nhà nước về gia đình. Qua thực tế đào tạo, chúng ta cần
nhìn nhận thấu đáo các vấn đề xung quanh việc đào tạo nguồn nhân lực làm công tác gia đình và cần
có hướng đi mới cho ngành học, đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội vừa góp phần tạo dựng
thương hiệu cho Nhà trường, phát triển vững mạnh trong tương lai.
Từ khóa: Đại học Văn hóa Hà Nội, đào tạo, gia đình học, công tác gia đình, nguồn nhân lực
Abstract
In the current trend of multi-disciplinary training in universities in Vietnam, Hanoi University
of Culture is considering the training effectiveness of majors and faculties which are trained at the
University. After 60 years of educating, besides traditional majors that have made up the brand name
of the University, there are also new established majors to meet the needs of society. Educating human
resources for family work has been implemented for 5 years at Hanoi University of Culture. So far, Hanoi
University of Culture is still the only university in Vietnam which offer State management of family and
family studies majors. Through the reality of training, we need to look closely at the issues related to the
training of human resources in the filed of family work and need to make a new direction for the major
to ensure both meet the needs of society and contribute to create the brand name of the university and
sustainable development for the future.
Keywords: Hanoi University of Culture, training, family studies, family work, human resources
48
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số 27 - Tháng 3 - 2019
yếu đến vấn đề nghiên cứu mang tính lý luận
về gia đình thì ngành Dịch vụ con người và gia
đình cung cấp các kiến thức cơ bản cho người
học về các dịch vụ liên quan đến đời sống con
người. Ở Australia, Trường Đại học Griffith (8)
cũng đã đào tạo bậc cử nhân ngành Gia đình
học và trẻ em. Sinh viên học ngành này được
tiếp cận các học phần kiến thức về luật pháp
và chính sách liên quan đến vấn đề gia đình, tư
vấn cá nhân và gia đình, bạo lực gia đình và các
kiến thức liên quan đến trẻ em như cam kết
với trẻ em, gia đình và trẻ em. Trường Đại học
Quốc gia Ireland Galway (Nui Galway) (9) cũng
đào tạo ngành Gia đình học và cộng đồng.
Kiểu đào tạo từ xa ở trường này cung cấp các
kiến thức và kỹ năng cho những người hoạt
động trong lĩnh vực hỗ trợ gia đình và các hoạt
động cộng đồng Chương trình đào tạo của
các trường trên được xã hội đánh giá là rất cần
thiết cho xã hội.
Tuy nhiên, ở Việt Nam trong thời điểm đó
vẫn chưa có bất kỳ một cơ sở đào tạo nào đào
tạo ngành và chuyên ngành về nguồn lực làm
việc trong lĩnh vực gia đình. Mới chỉ có một
số môn học hoặc một phần nội dung của các
môn học liên quan đến vấn đề gia đình trong
các trường đại học như: môn Xã hội học gia
đình, môn Xây dựng nếp sống văn hóa (trong
đó có nội dung về xây dựng gia đình văn hóa),
và trong chương trình học của ngành Quản
lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có
môn học Văn hóa gia đình (là kiến thức bắt
buộc có thời lượng 45 tiết).
Trong khi đó, chúng ta thấy rõ gia đình vốn
là một thiết chế xã hội đặc thù, có vai trò rất
quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy văn
hóa của dân tộc. Nếu như văn hóa gia đình
được gìn giữ theo hướng tích cực thì văn hóa
dân tộc sẽ ít nguy cơ mai một. Hơn thế, trong
lúc này, gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi
trước sự tác động của nền kinh tế thị trường,
của quá trình đô thị hóa, của xu thế hội nhập;
bên cạnh những thay đổi tích cực, gia đình
Việt Nam xuất hiện rất nhiều những bất cập
cần thiết phải có sự định hướng, quản lý. Đó là
hàng loạt hiện tượng bạo lực gia đình đang xảy
ra, đạo đức gia đình nói riêng và đạo đức của
xã hội xuất hiện nhiều vấn đề, người giúp việc
đánh trẻ nhỏ, bà giết cháu, bố tra tấn con, thầy
giáo xâm hại học sinh tiểu học Câu hỏi đặt
ra là ai là người chịu trách nhiệm trước những
hiện tượng này, nhìn từ góc độ quản lý xã hội.
Ở Việt Nam có rất nhiều bộ luật liên quan
đến vấn đề gia đình, đã tạo nên hành lang
pháp lý trong việc đảm bảo đời sống gia đình
góp phần phát triển xã hội. Năm 2002, Quốc
hội Việt Nam có Nghị quyết về việc thành lập
Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em - cơ quan
chức năng tham mưu quản lý nhà nước về
gia đình. Đến năm 2007, Ủy ban Dân số, Gia
đình và Trẻ em giải thể, công tác gia đình được
chuyển giao về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch. Kể từ đó đến nay, công tác gia đình được
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm trực
tiếp, định hướng và đề xuất các chương trình,
hành động liên quan đến lĩnh vực gia đình.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên,
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã xây dựng
chương trình đào tạo ngành Gia đình học và
chuyên ngành Quản lý nhà nước về gia đình.
Năm 2013, khóa sinh viên đầu tiên về chuyên
ngành Quản lý nhà nước về gia đình (thuộc mã
ngành Quản lý văn hóa) được tuyển sinh. Hai
năm sau, trường tuyển sinh ngành Gia đình
học. Đến nay, chương trình học của ngành Gia
đình học và chuyên ngành Quản lý nhà nước
về gia đình đang được nhà trường tiếp tục
thực hiện.
Chuyên ngành Quản lý nhà nước về gia đình
có mục tiêu đào tạo nhằm trang bị cho sinh
viên kiến thức cơ bản về quản lý văn hóa để
tổ chức, điều hành các hoạt động nghiệp vụ
quản lý nhà nước về gia đình, góp phần vào
việc hỗ trợ sự phát triển ổn định của gia đình
Việt Nam, đáp ứng tốt nhu cầu và nhiệm vụ
49Số 27 - Tháng 3 - 2019
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm
thành lập Trường ĐHVHHN
của ngành cũng như của xã hội. Chương trình
đào tạo chuyên ngành Quản lý nhà nước về
gia đình được xây dựng trên cơ sở cấu trúc
chương trình đào tạo chung của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, bao gồm khối kiến thức đại cương
và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
Trong đó, khối kiến thức cơ sở của ngành và
khối kiến thức chung của ngành bao gồm các
môn học ngành Quản lý văn hóa. Phần kiến
thức chuyên ngành tập trung vào cung cấp
kiến thức cho sinh viên về Pháp luật về gia
đình; Xây dựng chính sách gia đình; Truyền
thông trong công tác gia đình; Bình đẳng giới
và phòng chống bạo lực gia đình; Xây dựng gia
đình văn hóa; Quản lý dịch vụ hỗ trợ gia đình;
Xây dựng kế hoạch/dự án quản lý nhà nước về
gia đình. Ngoài ra còn các học phần tự chọn
cung cấp kiến thức cho sinh viên về Kỹ năng
hòa giải và thuyết phục; Công tác người cao
tuổi; Chăm sóc sức khỏe gia đình
Ngành Gia đình học có mục tiêu đào tạo
nghiên cứu, dự báo, xây dựng các chính sách
về gia đình và các hoạt động xã hội có liên
quan đến công tác gia đình, tổ chức thao tác
hoạt động nghiệp vụ văn hóa trong lĩnh vực
gia đình, thực hiện các hoạt động tư vấn, cung
cấp các dịch vụ gia đình. Kiến thức cơ sở của
ngành trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ
bản, giúp cho sinh viên nắm bắt các kiến thức
sâu về ngành như Nhân học đại cương; Gia
đình học đại cương; Giáo dục học đại cương;
Kinh tế học đại cương; Đại cương công tác xã
hội Phần kiến thức ngành bao gồm Tâm lý
học gia đình; Xã hội học gia đình; Kinh tế học
gia đình; Văn hóa học gia đình; Quản lý nhà
nước về gia đình; Lịch sử hôn nhân và gia đình;
Văn hóa gia đình; Xây dựng gia đình văn hóa;
Tư vấn luật pháp; Vận động và hòa giải; Phát
triển kinh tế gia đình; Tư vấn tiêu dùng; Tư vấn
tình yêu và hôn nhân
Cho đến nay, chương trình đào tạo nguồn
nhân lực làm công tác gia đình của Trường Đại
học Văn học Văn hóa Hà Nội đã bước qua năm
thứ sáu, với hai khóa sinh viên đã tốt nghiệp
chuyên ngành Quản lý nhà nước về gia đình.
2. Những vấn đề đặt ra trong đào tạo và nhu
cầu xã hội về nguồn nhân lực làm công tác
gia đình
2.1. Nhìn lại quá trình đào tạo ngành Gia
đình học và chuyên ngành Quản lý nhà nước
về gia đình, có thể nhận thấy một số vấn đề sau:
Về nguồn tuyển sinh: Nguồn tuyển sinh
hàng năm cho chuyên ngành đào tạo Quản
lý nhà nước về gia đình và ngành Gia đình
học thường là học sinh mới tốt nghiệp bậc
học trung học phổ thông. Đa số các học sinh
trúng tuyển ngành học đều là nguyện vọng
2. Lý do chủ yếu vì các em chưa nắm bắt hết
nội dung chương trình đào tạo, chưa hiểu hết
về cơ hội nghề nghiệp cũng như đầu ra của
chương trình đào tạo. Qua khảo sát 30 sinh
viên chuyên ngành Quản lý nhà nước về gia
đình năm thứ nhất (mới vào trường) trong
một lớp: có tới 60% sinh viên chưa nắm rõ về
nội dung chương trình đào tạo, 40% sinh viên
biết được cơ hội việc làm từ học chuyên ngành
này. Hầu hết sinh viên đều có tâm lý vào học
đã rồi tìm hiểu về ngành học sau. Số lượng thí
sinh trúng tuyển học ngành Gia đình học và
chuyên ngành Quản lý nhà nước về gia đình
hàng năm dao động từ 40 - 60 sinh viên/khóa
học. Như vậy số lượng tuyển sinh cho ngành
học liên quan đến công tác gia đình ở Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội hiện nay không nhiều.
Về đầu ra của sinh viên: Qua khảo sát một
lớp chuyên ngành Quản lý nhà nước về gia
đình (30 sinh viên), có khoảng 20% xin được
việc làm từ khối cơ quan nhà nước, 15% xin
được việc đúng chuyên ngành từ các tổ chức,
đơn vị ngoài nhà nước sau 1 năm ra trường.
Qua đây chúng ta không nên vội vàng kết luận
về tỷ lệ xin được việc làm đúng chuyên ngành
ít. Bởi lẽ do bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay
mức lương của công chức nhà nước còn thấp,
chưa thu hút được nhân lực làm trong các đơn
50
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số 27 - Tháng 3 - 2019
vị này. Khi hỏi các sinh viên năm thứ tư chuyên
ngành đào tạo về gia đình, nhiều sinh viên
lo sợ mức thu nhập của các đơn vị nhà nước
nói chung hiện nay không đáp ứng nhu cầu
đời sống vì vậy họ cũng chưa thật sự tha thiết
muốn được làm việc trong khối cơ quan này.
Điều sinh viên cần nhất khi ra trường là mức
thu nhập hàng tháng, và vì vậy, những công
việc nào có thể mang lại cho họ nguồn thu
nhập tốt hơn, họ sẽ làm. Đây là xu hướng chung
của sinh viên khi ra trường chứ không phải chỉ
do chuyên ngành đào tạo hẹp về đầu ra.
Vấn đề đặt ra cho Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội hiện nay khi đào tạo một ngành học
mới là nguồn tuyển còn khiêm tốn, bối cảnh
tuyển sinh có nhiều khó khăn, trong khi đó yêu
cầu thực hiện tự chủ đại học trong tương lai
là những vấn đề rất cần phải bàn luận.
2.2. Ngành Gia đình học và chuyên ngành
Quản lý nhà nước về gia đình hiện nay trong
thực tế vẫn đang được xã hội quan tâm. Điều
đó được thể hiện rõ trong một số khía cạnh sau:
- Ở Việt Nam hiện nay vẫn đang có nhu cầu
rất lớn nguồn nhân lực làm công tác quản lý
nhà nước về gia đình. Theo báo cáo của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch về đào tạo ngành Gia
đình học, “hầu hết các Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch địa phương đều gặp khó khăn khi xây
dựng phòng chức năng quản lý công tác gia
đình. Hầu hết cán bộ văn hóa cơ sở đều chưa
được trang bị kiến thức nghiệp vụ về công tác gia
đình ngoài nhiệm vụ vận động, hướng dẫn các
gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa” (1).
Do chưa được trang bị kiến thức nghiệp vụ nên
cán bộ công tác gia đình ở cơ sở chỉ đơn thuần
thực thi luật trong lĩnh vực gia đình, trong khi
công tác gia đình hiện nay đòi hỏi những kỹ
năng nghiệp vụ khác cần phải đào tạo chuyên
môn sâu. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày
25/01/2014 phê duyệt Đề án kiện toàn, đào
tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực
hiện công tác gia đình các cấp đến năm 2020.
Trong Điều 1 của Quyết định có nội dung xây
dựng mạng lưới cộng tác viên gia đình ở cơ sở
(4). Tuy nhiên, những người làm công tác gia
đình hiện nay đa số đều kiêm nhiệm, là cộng
tác viên nhưng chưa được trang bị kiến thức
sâu về chuyên môn.
- Nhân lực làm công tác tư vấn, cung cấp
dịch vụ gia đình, làm việc tại các trung tâm,
công ty, đơn vị ngoài công lập cũng đang còn
thiếu. Hiện nay, do nhu cầu của xã hội về nâng
cao đời sống gia đình ngày càng tăng, nhu cầu
về các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe gia đình,
tư vấn về tình yêu hôn nhân, dịch vụ làm đẹp,
dịch vụ tổ chức các sự kiện gia đình ngày càng
được xã hội quan tâm. Vì vậy rất cần nguồn
nhân lực được đào tạo để làm tốt trong lĩnh
vực cung cấp các dịch vụ này.
- Nguồn nhân lực làm công tác giảng dạy,
các chuyên gia trong lĩnh vực gia đình hiện
nay vẫn còn rất thiếu. Thực tế, tại các đơn vị
hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu về gia
đình như các viện nghiên cứu, trường đại học,
hầu hết cán bộ làm trong lĩnh vực gia đình
thường được đào tạo từ xã hội học, nhân học,
văn hóa học. Trong khi đó, xã hội đang rất
cần những người thực sự được đào tạo từ gia
đình học, có chuyên môn sâu về lĩnh vực này.
Hàng năm, hầu hết các Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch đều tổ chức tập huấn, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ công tác gia đình
cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình cấp
huyện, thị xã, thành phố, cấp xã, phường, trị
trấn. Ở nhiều tỉnh thành, ngày càng xuất hiện
nhiều mô hình, trung tâm tư vấn, câu lạc bộ
hoạt động trong lĩnh vực gia đình. Tính riêng ở
thành phố Hà Nội hiện nay, có tới 200 câu lạc
bộ phòng chống bạo lực gia đình và hệ thống
câu lạc bộ này được chú ý phát triển và duy trì
đều đặn với nội dung phổ biến các kiến thức
cần thiết điều tiết mối quan hệ trong gia đình,
giữa gia đình và cộng đồng, phòng chống bạo
lực gia đình, giảm tệ nạn xã hộiTrách nhiệm
51Số 27 - Tháng 3 - 2019
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm
thành lập Trường ĐHVHHN
của những người truyền thụ kiến thức cho các
cộng tác viên, người làm công tác gia đình ở cơ
sở, định hướng, nói chuyện chuyên đề trong
các đợt sinh hoạt, câu lạc bộ liên quan đến lĩnh
vực gia đình chính là thuộc về đội ngũ giảng
viên, nghiên cứu viên, chuyên gia về công tác
gia đình. Quyết định số 200/QĐ-TTg cũng đã
nêu rõ các hoạt động cụ thể cần triển khai thực
hiện là: “Xây dựng đội ngũ giảng viên công tác
gia đình trong các cơ sở đào tạo thuộc khối
khoa học xã hội; xây dựng đội ngũ giảng viên
nguồn về công tác gia đình các cấp” (4).
Như vậy, có thể khẳng định, hướng đào tạo
ngành Gia đình học và chuyên ngành Quản lý
nhà nước về gia đình hiện nay ở Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội là hướng đào tạo đúng
đắn, cần phải thực hiện. Vấn đề hiện nay là Nhà
trường cần giải quyết tốt việc đào tạo nguồn
nhân lực làm công tác gia đình, đáp ứng nhu
cầu đang cần của xã hội và có hướng đi mới về
đào tạo trong lĩnh vực này bắt kịp với xu thế
không chỉ trong nước mà còn trên thế giới.
3. Bàn về hướng đi mới trong đào tạo nguồn
nhân lực làm công tác gia đình
Xuất phát từ tình hình đào tạo nguồn nhân
lực làm công tác gia đình, nhu cầu của xã hội
và xu thế của thời đại, chúng tôi thiết nghĩ
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nên xem xét
đào tạo nguồn nhân lực làm công tác gia đình
theo hai hướng:
Một là, tiếp tục đào tạo chuyên ngành
Quản lý nhà nước về gia đình, vì đây là nhân
lực còn thiếu rất nhiều trong các đơn vị quản
lý văn hóa nói chung và quản lý nhà nước về
gia đình nói riêng. Thực tế cho thấy nhiều đơn
vị nhà nước có chức năng nghiên cứu và giảng
dạy về gia đình vẫn có nhu cầu về nguồn nhân
lực này, hơn thế, ngày càng xuất hiện nhiều tổ
chức phi chính phủ nghiên cứu về các vấn đề
cộng đồng nói chung và nâng cao năng lực
cho người yếu thế như phụ nữ, trẻ em, nạn
nhân bạo lực gia đình, người già Đây chính
là mảnh đất dồi dào sẵn sàng đón nhận sản
phẩm đào tạo của Nhà trường.
Hai là, để đảm bảo bắt kịp xu thế phát triển
của thị trường dịch vụ đời sống con người nói
chung và các dịch vụ liên quan đến gia đình
nói riêng, đảm bảo đời sống kinh tế của “nghề”
cho các sinh viên khi tốt nghiệp, từ đó thu hút
nguồn tuyển sinh, Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội cần nghiên cứu mở chuyên ngành đào tạo
về dịch vụ gia đình.
Việc mở chuyên ngành Dịch vụ gia đình
xuất phát từ nhu cầu của xã hội không chỉ ở
Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới. Xã
hội ngày càng phát triển, vai trò của các dịch
vụ chăm sóc cộng đồng nói chung và dịch vụ
gia đình nói riêng ngày càng quan trọng. Nhờ
các dịch vụ này mà chất lượng cuộc sống của
người dân mỗi quốc gia được nâng lên. Tính
riêng tại Úc hiện nay, nhu cầu việc làm trong
lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi trong vài năm
gần đây tăng trưởng 102% so với mức trung
bình 13% của các ngành khác. Hay như theo số
liệu điều tra dân số của Úc cho thấy: tổng dân
số Úc hiện nay chỉ tăng 9% so với năm 2011,
trong khi đó, số lao động làm việc trong lĩnh
vực chăm sóc sắc đẹp và huấn luyện viên thể
hình đã tăng 25%. Nói như vậy để thấy nhu cầu
của xã hội về các dịch vụ gia đình ngày càng
tăng lên. Ở Việt Nam, cùng với sự tăng trưởng
của kinh tế, nhu cầu về làm đẹp, chăm sóc sức
khoẻ gia đình, nhu cầu có sự an toàn, an ninh,
có môi trường cảnh quan sống thẩm mỹ của
từng gia đình ngày càng quan trọng, nhất là
đối với các gia đình ở đô thị.
Vì vậy, việc đào tạo ra nguồn nhân lực để
quản trị, tổ chức, đào tạo, thực hiện các hoạt
động liên quan đến dịch vụ gia đình như dịch
vụ chăm sóc sức khoẻ gia đình, dịch vụ tư vấn,
thiết kế cảnh quan môi trường sống của gia
đình, dịch vụ đảm bảo an toàn, an ninh các
thành viên trong gia đình là rất cần thiết.
Người học chuyên ngành Dịch vụ gia đình sẽ
có chuẩn đầu ra rõ ràng về kiến thức chuyên môn:
52
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số 27 - Tháng 3 - 2019
Kiến thức về tư vấn giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong cuộc sống gia đình; kiến thức về y tế,
tâm lý học và sinh lý học lứa tuổi, cần thiết cho
công việc bảo mẫu và gia sư; kiến thức về dinh
dưỡng và y tế thường thức trong việc chăm
sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình
và xử lý các tình huống cấp cứu; những yêu
cầu, nguyên tắc và quy trình làm đẹp và chăm
sóc sắc đẹp trong gia đình; những nguyên tắc
và nhiệm vụ chủ yếu trong việc chăm sóc các
thành viên đặc biệt trong gia đình: Trẻ sơ sinh,
trẻ nhỏ, người già và người ốm trong gia đình;
kiến thức về tài chính và tiêu dùng để tư vấn
xây dựng kế hoạch quản lý tài chính và tiêu
dùng cho gia đình đảm bảo hợp lý, an toàn
và tin cậy; những yêu cầu, nguyên tắc và nội
dung công việc lập kế hoạch và tổ chức các sự
kiện tại gia đình; những yêu cầu, nguyên tắc và
kỹ thuật chăm sóc cây trồng và vật nuôi trong
gia đì