Đào tạo theo học chế tín chỉ có lịch sử phát triển hàng trăm năm xuất
phát từ đại học Harvard và sau đó phát triển nhanh, lan rộng ra toàn nước Mỹ
đến đầu thế kỷ XX mở rộng ra Bắc Mỹ và toàn cầu. Sau 13 năm thực hiện mô
hình đào tạo mới này (1872-1885) lúc bấy giờ hiệu trưởng trường đại học
Harvard là Charles Elliot đã nêu ra những ưu điểm của hệ thống tín chỉ trong
đào tạo đại học như sau: "Tất cả mọi thứ trong chương trình đào tạo được quy
định đều là cần thiết và cơ bản từ đầu đến cuối không thể thực hiện cái gì
khác. Ngoài những gì đã được quy định, không một giáo sư nào dù tha thiết với
chuyên môn và nhiệt tình đến đâu có thể có những học trò xuất sắc, không có
giáo sư hoặc sinh viên nào dù đầy tiềm năng và khao khát tri thức đến đâu có
thể đạt được những thành tựu nghiêm túc trong bộ môn của mình. Trong hệ
thống tự chọn, phần lớn sinh viên có thể dùng quyền tự do của mình để theo
đuổi những bộ môn mà mình quan tâm và có được một bằng cấp phù hợp.
Năng lực tập trung này có được nhờ sự phát triển chuyên sâu vào một lĩnh vực
hẹp, và kết quả là trình độ kiến thức sẽ được nâng cao". 7
Từ những ưu điểm ban đầu ấy qua quá trình áp dụng, cải tiến, nâng cao
của mô hình đào tạo đại học hiện đại này đã trở thành vấn đề của toàn cầu
trong lĩnh vực giáo dục đại học – cao đẳng. Nò như một cuộc cách mạng mà
giá trị thực tiễn của nó ngày càng thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện
đại, của khoa học – công nghệ, của những vấn đề giáo dục toàn cầu.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 109 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo theo học chế tín chỉ điều kiện để người dân được học tập suốt đời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
179
ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ ĐIỀU KIỆN ĐỂ
NGƯỜI DÂN ĐƯỢC HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
PGS-TS Võ Xuân Đàn
Trường Đại Học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh
Đào tạo theo học chế tín chỉ có lịch sử phát triển hàng trăm năm xuất
phát từ đại học Harvard và sau đó phát triển nhanh, lan rộng ra toàn nước Mỹ
đến đầu thế kỷ XX mở rộng ra Bắc Mỹ và toàn cầu. Sau 13 năm thực hiện mô
hình đào tạo mới này (1872-1885) lúc bấy giờ hiệu trưởng trường đại học
Harvard là Charles Elliot đã nêu ra những ưu điểm của hệ thống tín chỉ trong
đào tạo đại học như sau: "Tất cả mọi thứ trong chương trình đào tạo được quy
định đều là cần thiết và cơ bản từ đầu đến cuối không thể thực hiện cái gì
khác. Ngoài những gì đã được quy định, không một giáo sư nào dù tha thiết với
chuyên môn và nhiệt tình đến đâu có thể có những học trò xuất sắc, không có
giáo sư hoặc sinh viên nào dù đầy tiềm năng và khao khát tri thức đến đâu có
thể đạt được những thành tựu nghiêm túc trong bộ môn của mình. Trong hệ
thống tự chọn, phần lớn sinh viên có thể dùng quyền tự do của mình để theo
đuổi những bộ môn mà mình quan tâm và có được một bằng cấp phù hợp.
Năng lực tập trung này có được nhờ sự phát triển chuyên sâu vào một lĩnh vực
hẹp, và kết quả là trình độ kiến thức sẽ được nâng cao". 7
Từ những ưu điểm ban đầu ấy qua quá trình áp dụng, cải tiến, nâng cao
của mô hình đào tạo đại học hiện đại này đã trở thành vấn đề của toàn cầu
trong lĩnh vực giáo dục đại học – cao đẳng. Nò như một cuộc cách mạng mà
giá trị thực tiễn của nó ngày càng thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện
đại, của khoa học – công nghệ, của những vấn đề giáo dục toàn cầu.
Đào tạo theo học chỉ tín chỉ với việc không ngừng đổi mới phương
pháp dạy và học hoàn toàn phù hợp với những vấn đề quan trọng và nội dung
giáo dục trong thế kỷ XXI của Ủy ban quốc tế chuẩn bị giáo dục đi vào thế kỷ
XXI thuộc UNESCO đã đề ra tập trung vào 7 vấn đề và bốn trụ cột mà chúng
ta đã biết:
Bảy vấn đề đó là:
1- Quan hệ giữa toàn cầu và địa phương.
7 Nguồn Giáo dục Quốc tế số 2, năm 2006- Tài liệu tham khảo – Viện Nghiên cứu giáo dục –
ĐHSP TP.HCM.
180
2- Quan hệ giữa toàn cầu và cá thể.
3- Quan hệ giữa lâu dài và trước mắt.
4- Quan hệ giữa cạnh tranh và bình đẳng.
5- Quan hệ giữa khối lượng tri thức ngày càng tăng nhanh với khả năng
tiếp thu của con người.
6- Quan hệ giữa tinh thần và vật chất.
7- Quan hệ giữa truyền thống và hiện đại và bốn trụ cột của giáo dục
là:
- Học để biết.
- Học để làm.
- Học để tự khẳng định mình.
Vấn đề cốt lõi của bốn trụ cột của giáo dục toàn cầu cũng như của mỗi
quốc gia là vấn đề chất lượng. Tại phiên họp 166 của Ủy ban điều hành
UNESCO ngày 4 tháng 4 năm 2003 cũng đã xem xét năm khía cạnh được coi
là quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục:
1- Giáo dục để phát triển bền vững.
2- Giáo dục hòa bình và quyền con người.
3- Cuộc chiến chống lại HIV/AIDS.
4- Sữa đổi chương trình – Giáo trình.
5- Đào tạo giáo viên.
Các nhà giáo dục Việt Nam đã nhận thức một cách sâu sắc những tinh
thần và giá trị mà tổ chức UNESCO đã đưa ra về giáo dục và đào tạo và đang
tìm cơ hội để học hỏi, phát triển lĩnh vực giáo dục của quốc gia Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hóa.
Riêng trong lĩnh vực giáo dục đại học đã xuất hiện nhiều vấn đề mới
mang tính toàn cầu: tư duy giáo dục được đổi mới, tiếp cận được với trình độ
giáo dục của khu vực và thế giới, đảm bảo sự công bằng về cơ hội học tập cho
mọi người, tạo được điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời,
chương trình, nội dung giáo dục, đào tạo tiếp cận được với khu vực và quốc tế.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam
cũng đã khẳng định: "Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo chuyển
biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo, xúc tiến xây dựng một số trường đại học
181
của Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế, đào tạo nhân tài cho đất nước tăng
cường hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo, từng bước xây dựng nền giáo dục
hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".8
Giáo dục đại học Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ
XXI đã chuyển từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại chúng. Việc mở rộng
giáo dục đại học này bắt nguồn từ đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt
Nam, từ sự chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Từ đó giáo dục đại học Việt Nam đang đứng trước hai áp lực: sự bùng nổ về số
lượng và yêu cầu về chất lượng. Để giải quyết mâu thuẫn này, con đường tốt
nhất là sự chuyển đổi mô hình đào tạo từ niên chế sang mô hình đào tạo theo
học chế tín chỉ, việc thực hiện này có giá trị như một cuộc cải cách giáo dục đại
học vì nó tạo sự chuyển đổi cơ bản về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội
dung, cơ sở vật chất, tài chính, đội ngũ giảng viên, hệ thống quản lý và phục vụ
trong hệ thống giáo dục đại học.
Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến một vấn đề có giá trị bao
trum của đào tạo đại học theo học chế tín chỉ đó là tạo điều kiện để người dân
không giới hạn tuổi tác có điều kiện học tập suốt đời tạo điều kiện một sự
phổ cập giáo dục đại học trong tương lai gần của nền giáo dục Việt Nam. Chỉ
có giáo dục đại học mới có thể trở thành công cụ hữu hiệu để phát triển đất
nước về mọi mặt, tận dụng những lợi ích của toàn cầu hóa mà không phải tốn
nhiều công sức trong quá trình phát minh nhiều tốn kém nhằm tạo bước nhảy
vọt để phát triển.
Đào tạo theo học chế tín chỉ lấy người học làm trung tâm, tôn trọng
người học, người học được quyền lựa chọn chương trình học phù hợp với mục
đích, ý định, khả năng và điều kiện học tập, lao động của mình Chương trình
đào tạo mềm dẻo, cùng với các học phần bắt buộc còn có nhiều học phần tự
chọn, cho phép người học dễ dàng điều chỉnh ngành nghề cần đào tạo, trường
đại học dễ dàng đáp ứng các nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực.
Quá trình học tập là sự tích lũy kiến thức của người học theo từng học phần
đơn vị tín chỉ. Năm học của người học được tính theo số lượng tín chỉ được
tích lũy theo quy định, người học được tuyển theo học kỳ, chương trình đào tạo
8 Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB-Chính trị
quốc gia, 2006, tr 206-210.
182
có các học phần chung cho nhiều chương trình, nhiều ngành và học phần đặc
thù cho từng ngành.
Quá trình học được đánh giá chặt chẽ, không thi tốt nghiệp, không tổ
chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, tiết kiệm và hiệu quả đối với người học,
thuận lợi trong việc công nhận các nội dung đào tạo.
Với bốn trụ cột mà UNESCO đã đề ra cho giáo dục thế giới ở thế kỷ
XXI thì giáo dục đại học với phương pháp dạy – học theo học chế tín chỉ có
khả năng đáp ứng cao nội dung giáo dục trong thế kỷ XXI của toàn cầu và của
các quốc gia cần hướng tới cũng là hướng để người dân thực hiện việc học tập
suốt đời để đạt mục đích học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và để
tự khẳng định mình.
Đào tạo theo học chế tín chỉ người học có thể theo học để lấy tín chỉ ở
một số trường đại học phù hợp. Thời gian được nhận bằng cấp ở đại học hoặc
ngắn, hoặc dài do nổ lực của bản thân người học, tuổi đời không giới hạn đối
với người đi học, tùy theo giá trị giới hạn của mỗi tín chỉ mà người học có thể
tiếp tục học để có những tiêu chỉ phù hợp có thể vừa học, vừa làm, kiến thức
được mở mang, trình độ được nâng dần theo thời gian tích lũy kiến thức và có
nhiều cơ hội để chuyển đổi nghề nghiệp khi tích lũy được kiến thức phù hợp
với nghề mới. Giáo dục ngày nay luôn hướng tới các hệ thống mở, tạo ra nhiều
sự lựa chọn và thiên về hướng có lợi cho người học. Do đó việc tìm kiếm
phương pháp và luôn đổi mới phương pháp dạy – học trong đào tạo theo học
chế tín chỉ là một yêu cầu không có điểm dừng, nó cần được nghiên cứu ở tầm
vi mô và vĩ mô, nó không dừng ở đối tượng người dạy, người học để tìm kiếm
phương pháp mà nó cần có sự tham gia của toàn trường, toàn hệ thống giáo dục
đại học và hệ thống quản lý đại học, quản lý chất lượng, quản lý nhà nước.
Đại học Việt Nam đã từng bước đến với mô hình đào tạo theo học chế
tín chỉ và đến nay đã được 20 năm. Hai mươi năm thể nghiệm một mô hình đào
tạo đã đến lúc chúng ta có đủ lý luận và thực tiễn để đặt vấn đề đổi mới phương
pháp dạy – học theo học chế tín chỉ có nghĩa là ta đã thực hiện việc mà đại học
thế giới đã làm nay ta có yêu cầu cao hơn không dừng lại và thỏa mãn với
những gì đã học được của các đại học của nhiều quốc gia trên thế giới mà chỉ
qua 14 năm áp dụng rộng rãi việc đào tạo theo học chế tín chỉ, đại học Việt
Nam đã có yêu cầu đổi mới phương pháp dạy – học trong đào tạo học chế tín
183
chỉ để tìm kiếm những phương pháp dạy – học khoa học hơn, hiện đại hơn cái
mà các đại học trên thế giới đã làm.
Theo thiển nghĩ của tôi, trong chủ trương đổi mới phương pháp dạy –
học trong đào tạo theo học chế tín chỉ là nhằm hướng tới tìm kiếm những
phương pháp sáng tạo hơn, khoa học hơn nhưng quan trọng hơn là phù hợp với
thực tiễn Việt Nam, phù hợp với quá trình phát triển của giáo dục đại học Việt
Nam đã và đang vận hành trong cơ chế thị trường và trong bối cảnh toàn cầu
hóa với những cam kết của Việt Nam về giáo dục đào tạo khi gia nhập WTO.
Có như vậy mới đưa đại học Việt Nam hội nhập với đại học thế giới và khu
vực và mới tạo được những cơ sở khoa học và thực tiễn cho một xã hội học tập
và cho việc học tập suốt đời của mỗi công dân qua năng lực, thói quen tự học
của sinh viên được rèn luyện trong quá trình được đào tạo ở Đại học.
Việc đổi mới phương pháp dạy và học đại học theo học chế tín chỉ theo
tôi yếu tố quan trọng nhất cần phải xác định trước khi tiến đến những phương
pháp cụ thể, những nội dung cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo theo học
chế tín chỉ đó là đội ngũ giáo viên. Phải đổi mới giảng viên trên hai phương
diện cơ bản là tư duy và nâng cao trình độ. Khi bàn về người thầy trong đào tạo
theo học chế tín chỉ, GS.TS. Bùi Khánh Thế đã viết:
"Tín chỉ, học phần, niên chế hay tín chỉ, theo tôi, thực chất là thay đổi
hình thức tổ chức đào tạo để thích ứng với yêu cầu phát triển của khoa học giáo
dục từng giai đoạn ở mỗi quốc gia và của thế giới. Còn các thành tố
(components) để đảm bảo thành công của những hình thức ấy về cơ bản vẫn
giống nhau: người dạy, phương tiện để dạy và học, nội dung cần cung cấp cho
người học được chương trình hóa, hệ công cụ / phương thức đánh giá. Tất
nhiên giữa những hình thức tổ chức đào tạo yêu cầu với các thành tố đó cũng
có những nét khác nhau. Nhưng sự khác nhau là ở mức độ yêu cầu, chứ không
phải về phẩm chất.
Trong số các thành tố ấy thì thành tố về người dạy có tầm quan trọng
hàng đầu. Xác định như vậy không phải chỉ do quan niệm có tính chất truyền
thống của ta "không thầy đố mày làm nên". Điều đó còn có tác dụng, ảnh
hưởng hữu hình (tức có sự hiện diện) hay vô hình (tức không nhất thiết phải
184
hiện diện) của người giảng viên trong một số khâu nào đó của quá trình đào tạo
đối với người học, đối với kết quả đào tạo". 9
Do đó người giảng viên muốn đạt hiệu quả cao trong đào tạo theo học
chế tín chỉ phải tự đổi mới mình về phương pháp dạy, phương pháp tích lũy
kiến thức, phương pháp tiếp cận với những phương tiện khoa học công nghệ
hiện đại có lợi thế cho giáo dục – đào tạo để tạo cho mình có tầm hiểu biết sâu
rộng, có chiều cao của trí tuệ và tài năng sư phạm, từ đó mới thực hiện tốt việc
dạy chữ, dạy người, dạy phương pháp học, phương pháp tìm kiếm, tích lũy
kiến thức cho người học trong thời đại phát triển như vũ bảo của khoa học –
công nghệ, của xa lộ thông tin song người thầy (người giảng viên) với chân giá
trị đích thực của họ thì không có gì có thể thay thế được, họ vẫn thực hiện được
thiên chức "nâng cao dân trí – đào tạo nhân lực – bồi dưỡng nhân tài" cho đất
nước.
Đối với sinh viên được đào tạo theo học chế tín chỉ, việc đổi mới
phương pháp học trở thành vấn đề hàng đầu, người học trở nên chủ động, linh
hoạt, dưới sự trợ giúp của giảng viên họ tự tìm kiếm kiến thức để tích lũy trước
mắt đáp ứng nhu cầu đào tạo, sau đó là sự tạo điều kiện cho việc học tập suốt
đời. Muốn đổi mới phương pháp học của sinh viên người chủ thể là sinh viên
và sự trợ giúp của người thầy những yếu tố khác như thư viện, phòng thí
nghiệm, những thiết bị công nghệ thông tin ở trường đại học phải được trang bị
đầy đủ, hiện đại với giá trị thực tiễn cao, trở thành nguồn lực không thể thiếu
hổ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy – học trong đào tạo theo hệ thống tín
chỉ.
Sinh viên được đào tạo đại học theo học chế tín chỉ ngày càng có đội
tuổi khác với sinh viên được đào tạo theo niên chế, từ đó dẫn đến sự đa dạng
trong đối tượng đào tạo từ nhận thức, phương pháp tiếp cận kiến thức, phương
pháp học tập, nghiên cứu trở nên phong phú, việc học tập, sinh hoạt khoa học,
học thuật trở nên sinh động làm cho người thầy, nha quản lý không thể không
nghĩ đến sự đổi mới, từ đó làm xuất hiện sự phù hợp giữa đối tượng và yêu cầu
nội dung của đổi mới phương pháp dạy – học trong đào tạo theo học chế tín
chỉ.
9 Bùi Khánh Thế – Giảng viên – thành tố hàng đầu để thực hiện thành công hệ thống đào tạo
theo tín chỉ, in trong Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam – Inđônêxia, chuyển đổi đào tạo đại học và
sau đại học theo hệ thống tín chỉ – Cơ hội và thách thức- ĐH Huflit TP.HCM, 2006, tr2.
185
Đào tạo theo học chế tín chỉ đã và sẽ mở ra những cơ hội mới cùng các
thách thức mới cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài, tạo môi trường và điều kiện cho người dân học tập suốt đời trong một xã
hội học tập.
Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay như một nền công nghiệp mới.
Việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy – học và xây dựng cơ
sở vật chất tựu trung lại cũng chỉ là tạo một chất lượng cao cho sản phẩm của
mình, tạo cho người học có khả năng đứng đầu với tính bất định cũng như khả
năng tạo ra sự gắn kết trong sự đa dạng đặc biệt trong điều kiện Việt Nam hội
nhập quốc tế về giáo dục – đào tạo với mục đích làm cho giáo dục Việt Nam
phát triển bền vững: con người phát triển toàn diện, giáo dục là quyền và lợi ích
cơ bản của nhân dân, tạo được xã hội học tập và người dân có điều kiện học tập
suốt đời.
Việc đổi mới phương pháp dạy – học trong đào tạo theo học chế tín chỉ
không ngoài mục đích tìm đến một chất lượng cao trong giáo dục đại học Việt
Nam. Mô hình học chế tín chỉ với những chương trình, nội dung và phương
pháp đào tạo đã có từ lâu nay của giáo dục đại học Âu – Mỹ sẽ chỉ là những
vấn đề của sự tiếp cận để từ đó xác định cái riêng của giáo dục đại học Việt
Nam, vì trong thực tiễn không thể có được một mô hình học chế tín chỉ với
những phương pháp dạy – học kiểu mẫu để áp dụng chung cho tất cả.