TÓM TẮT
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định chuyển toàn bộ hệ thống đào tạo đại học ở
nước ta thành đào tạo theo tín chỉ. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã và đang triển khai
những hoạt động thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó. Trong bài viết này, chúng tôi xin trình
bày những hiểu biết về đào tạo theo tín chỉ, góp phần làm rõ hơn hình thức đào tạo này.
Nhiều điều trong bài viết được đúc rút từ những năm giảng dạy và trao đổi nghiên cứu
khoa học tại các trường đại học nước ngoài của tác giả.
13 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo theo tín chỉ: Những vấn đề về lí luận và tổ chức thực hiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
68
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 9 - Thaùng 4/2012
ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VÀ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
ĐỖ ĐỨC THÁI(*)
TÓM TẮT
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định chuyển toàn bộ hệ thống đào tạo đại học ở
nước ta thành đào tạo theo tín chỉ. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã và đang triển khai
những hoạt động thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó. Trong bài viết này, chúng tôi xin trình
bày những hiểu biết về đào tạo theo tín chỉ, góp phần làm rõ hơn hình thức đào tạo này.
Nhiều điều trong bài viết được đúc rút từ những năm giảng dạy và trao đổi nghiên cứu
khoa học tại các trường đại học nước ngoài của tác giả.
Từ khoá: giáo dục, đào tạo, tín chỉ, hệ thống, nghiên cứu, giảng viên, nguyên tắc,
quản lí
ABSTRACT
The Ministry of Education and Training has decided to change the whole system of
university training in our country into credit-based training. Hanoi University of
Education has been carrying out the activities for this task. In this article, we will present
some of our knowledge on credit-based training to clarify this form of training. Most of the
materials in this article have been drawn from the writer’s years of teaching, doing
scientific research, and exchanging experience at foreign universities.
Key words: education, training, credit, system, do research, lecturer, rule, manage
1. NHỮNG LÍ DO CHUYỂN TỪ HÌNH
THỨC ĐÀO TẠO THEO NIÊN CHẾ
SANG HÌNH THỨC ĐÀO TẠO
THEO TÍN CHỈ
Đào tạo theo tín chỉ đã được áp dụng
từ lâu trong các trường đại học của Mĩ,
Canađa, Nhật và một số nước châu Âu
Sở dĩ các nước đó chọn sự chuyển đổi
phương thức đào tạo như vậy vì nhiều
nguyên nhân. Ta có thể điểm ra đây một
vài nguyên nhân chính và đó cũng chính là
những lợi ích cơ bản của phương thức đào
tạo theo tín chỉ.
1.1. Sự tiến bộ nhanh chóng của khoa
học và kĩ thuật đã kéo theo sự bùng nổ của
tri thức nhân loại với tốc độ ngày càng lớn.
(*)
GS.TSKH, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Để có thể tạo ra được những phát minh
mới, những tiến bộ khoa học và kĩ thuật
mới - những nhân tố sống còn của nền kinh
tế tri thức - đòi hỏi hệ thống giáo dục đại
học của mỗi quốc gia phải cung ứng được
một nguồn nhân lực trình độ cao và có khả
năng thích ứng với những thay đổi đó.
Điều đó tạo nên một sức ép lớn lên quá
trình đào tạo: sinh viên phải được học
nhiều kiến thức hơn, kiến thức phải sâu
hơn, năng lực vận dụng kiến thức đó vào
thực tiễn phải tốt hơn Trong khi đó, quỹ
thời gian đào tạo lại đang có xu hướng
giảm xuống. Đào tạo theo tín chỉ là phương
thức đào tạo có thể giải quyết được mâu
thuẫn trên. Nó tạo ra một cơ chế, một
chương trình đào tạo chủ động, linh hoạt
69
cho người học và cho cả các nhà quản lí
giáo dục.
1.2. Trong khoa học ngày nay, sự tích
hợp đan xen vào nhau giữa các lĩnh vực
trong cùng một ngành và giữa các ngành
khoa học khác nhau đã và đang là một xu
thế chiếm vai trò chủ đạo. Có thể nói, khó
có những phát minh quan trọng nào mà
không có dấu ấn của sự tích hợp đó. Vì thế,
cần phải tạo ra cho sinh viên cơ hội được
học những kiến thức ở nhiều lĩnh vực trong
cùng một thời điểm. Tạo cho họ khả năng
nhìn nhận tri thức một cách tổng quan
trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. Quy
trình đào tạo theo niên chế nặng về sự tiện
lợi cho người quản lí hơn là vì quyền lợi
của người học.
Nền kinh tế tri thức ngày càng đòi hỏi
người lao động học tập suốt đời, cập nhật
kiến thức và kĩ năng lao động mới suốt đời.
Vì thế, song song với việc dạy cho sinh
viên khả năng và thói quen tự học, biến quá
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo thì
hệ thống giáo dục đại học cần phải thay đổi,
tạo ra thể chế nhập học mềm dẻo để người
học có thể học đại học bất cứ lúc nào và
không chỉ một lần trong suốt cả cuộc đời.
Nhờ tính chủ động, linh hoạt cho người
học, phương thức đào tạo theo tín chỉ có thể
giải quyết được nhiệm vụ đó. Một sinh viên
vừa đi làm, vừa đi học, hay vì một điều
kiện nào đó, có thể chọn cách đăng kí môn
học phù hợp để hoàn thành chương trình cử
nhân trong thời hạn quy định.
1.3. Đào tạo theo tín chỉ tạo ra một cơ
chế thuận lợi trong việc liên thông giữa các
ngành, nghề khác nhau trong cùng một
trường đại học và liên thông giữa các
trường đại học khác nhau.
Nói chung, đào tạo theo tín chỉ phản
ánh một triết lí giáo dục chứ không chỉ đơn
thuần là một phương thức đào tạo, và vì
thế, nó có thể có ảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo Đại học từ quan điểm “toàn cục”
hơn là từ quan điểm “cục bộ”.
2. NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ CẤU
TRÚC CƠ BẢN CỦA HÌNH THỨC
ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ
2.1. Chương trình đào tạo theo hình
thức tín chỉ
Chương trình đào tạo là một trong
những vấn đề cốt lõi của quá trình đào tạo
đại học. Có thể nói, tất cả các trường đại
học có uy tín trên thế giới đều đã dày công
nghiên cứu và xây dựng cho mình một
chương trình đào tạo riêng và chương trình
đào tạo cũng đã thực sự trở thành một
trong những chỉ số quan trọng để đánh giá
xếp loại các trường đại học (ĐH). Thế
nhưng, việc thiết kế một Chương trình đào
tạo như vậy lại là tích hợp của rất nhiều
nhân tố: đáp ứng quan điểm giáo dục, đáp
ứng chuẩn đào tạo sinh viên, đáp ứng
chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu đòi
hỏi của xã hội và của nền kinh tế, tuân thủ
các dự báo về nhu cầu sử dụng nguồn nhân
lực chất lượng cao,v.v.
Vậy đâu là những quan điểm nền tảng
khi thiết kế chương trình đào tạo đại học?
- Thực tế cho thấy khoa học và công
nghệ phát triển rất nhanh, những gì sinh
viên học được trong bốn năm ở trường ĐH
chỉ là những phần cơ sở nhập môn của các
chuyên ngành học mà thôi. Vì vậy, điều
đặc biệt quan trọng là phải làm sao để sinh
viên xác định được rằng những kiến thức
học được ở trường chỉ là phần mở đầu.
Nhưng đó là phần mở đầu rất quan trọng,
chuẩn bị cho họ kiến thức và kĩ năng để
tiếp tục học suốt chặng đường tiếp theo,
ngay từ những ngày tháng đầu tiên rời ghế
nhà trường để đi vào cuộc sống. Chương
trình đào tạo không nên quá nặng nề để
khuyến khích sinh viên tự học, tự nghiên
70
cứu và biến quá trình đào tạo thành quá
trình tự đào tạo.
- Thay vì tham vọng nhồi nhét các kiến
thức chuyên ngành, điều có ích hơn là đạt
được một sự cân bằng nào đó giữa học
chuyên ngành và kĩ năng thích ứng với
cuộc sống. Chẳng hạn như: rèn luyện cho
sinh viên những kĩ năng phân tích, kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng trình bày, truyền đạt
thông tin, các kĩ năng mềm về các lĩnh vực
làm việc độc lập cũng như làm theo nhóm,
hợp tác tốt với đồng nghiệp, tâm lí
học, v.v.
- Yêu cầu “đào tạo theo nhu cầu xã
hội” là chính đáng, nhất là trong điều kiện
Việt Nam; chúng ta còn quá nghèo để có
thể cho phép mình lãng phí, đào tạo sinh
viên ra rồi không sử dụng được vào mục
đích gì.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với hệ
thống các trường Đại học sư phạm. Ta hãy
lấy ví dụ về đào tạo sinh viên chuyên ngành
Toán ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Rõ ràng, nhu cầu tuyển dụng giáo viên
Toán THPT ngày càng hạn hẹp do tỉ lệ tăng
dân số của chúng ta đã được kiểm soát tốt
hơn và tỉ lệ số học sinh/một giáo viên
không thể giảm ngay một lúc được. Hơn
nữa, số các trường đại học (địa phương) có
đào tạo giáo viên toán THPT được thành
lập ngày càng nhiều, nên thị phần của
Trường Đại học sư phạm Hà Nội trong việc
đào tạo giáo viên Toán THPT trên thực tế
ngày càng bị thu hẹp. Chúng ta không thể
cho phép mình lãng phí đào tạo sinh viên
thành giáo viên Toán THPT, để rồi họ
không thể kiếm được việc làm như thế.
Trong khi đó, nhu cầu về đào tạo bậc cao
như: đào tạo cán bộ giảng dạy Toán cho các
trường đại học và cao đẳng, đặc biệt là các
trường đại học và cao đẳng mới được thành
lập; đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ, lại đang là
rất lớn, thậm chí đang là đòi hỏi bức thiết
của Đảng và Nhà nước đối với Nhà trường
chúng ta. Bên cạnh đó, nhu cầu của những
ngành kinh tế đòi hỏi nhiều đến Toán học
như Toán tài chính, Toán công nghiệp cũng
là rất lớn. Theo phát biểu của Phó Thủ
tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, từ nay đến năm 2020,
chúng ta cần khoảng một triệu nhân lực
trình độ cao cho ngành Tài chính - Ngân
hàng - Thị trường chứng khoán. Sự thay đổi
chương trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu
“đào tạo theo nhu cầu xã hội” là công việc
cấp thiết phải làm trong quá trình chuyển
đổi sang hệ thống đào tạo theo tín chỉ.
Chúng ta cần hiểu rằng “đào tạo theo
nhu cầu xã hội” không có nghĩa là đào tạo
theo nhu cầu của một cơ sở sử dụng lao
động cụ thể nào, cho dù cơ sở sử dụng lao
động đó rất có quy mô và uy tín, mà là cần
phải thường xuyên cập nhật giáo trình,
chương trình, đổi mới các môn học, ngành
học. Đồng thời, phải duy trì mối quan hệ
giữa trường ĐH và các cơ sở sử dụng lao
động thông qua hợp tác trong đào tạo và
nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tạo
điều kiện cho sinh viên thực tập và tìm việc
làm, v.v. Thông qua những mối quan hệ
trường ĐH và cơ sở sử dụng lao động như
thế, có thể tìm thấy những kĩ năng nào là
quan trọng nhất, cần thiết nhất trong quá
trình hội nhập của sinh viên vào cuộc sống,
để trên cơ sở đó thiết kế những chương
trình đào tạo sao cho sau khi tốt nghiệp
sinh viên dễ thích nghi với các điều kiện
làm việc khác nhau.
2.2. Phân loại kiến thức trong Chương
trình đào tạo theo hình thức tín chỉ ở Mĩ
Chương trình đào tạo theo hình thức
tín chỉ ở châu Âu và nhiều nước khác chủ
yếu bao gồm các tín chỉ về kiến thức
chuyên ngành.
71
Khác biệt căn bản với Chương trình đào
tạo theo hình thức tín chỉ ở các nước đó, tín
chỉ trong Chương trình đào tạo theo hình
thức tín chỉ ở các trường đại học của Mĩ
được chia ra làm hai loại: Tín chỉ về kiến
thức rộng (general education requirement)
và tín chỉ về kiến thức chuyên ngành.
Hệ tín chỉ ở Mĩ cho phép sinh viên
được tự do lựa chọn môn học theo ý thích
của mình nhưng phải tuân theo những quy
tắc nhất định, tức là phải thoả mãn các yêu
cầu của giáo dục kiến thức rộng và các yêu
cầu của chuyên ngành. Cụ thể, sinh viên
phải chọn từ 25%-35% phân phối tương
đối đều trong các lĩnh vực toán, ngôn ngữ,
khoa học tự nhiên, văn học nghệ
thuật, khoa học xã hội, của chương trình
giáo dục kiến thức rộng, và 35%-50%
trong các lĩnh vực chuyên ngành, số còn lại
được chọn tự do không ràng buộc.
Do khái niệm tín chỉ về kiến thức
chuyên ngành được hiểu khá đồng nhất
giữa các trường đại học trên thế giới, nên
để bạn đọc hiểu rõ hơn khái niệm tín chỉ về
kiến thức rộng, chúng tôi sẽ trích dẫn lại ở
đây những trình bày trong [2] về yêu cầu
tối thiểu đối với kiến thức rộng ở các
trường đại học của Mĩ .
Kiến thức rộng được định nghĩa ở đây
không phải là được học một số những pho
sách kinh điển cụ thể nào, hay tiếp thụ
được những thông tin về những lĩnh vực cụ
thể nào, mà là tìm hiểu các giá trị văn hoá
khác nhau thông qua các lĩnh vực kiến thức
được phân phối trong nhiều lĩnh vực, các
phương pháp nghiên cứu khác nhau được
áp dụng cho các lĩnh vực đó như thế nào và
giá trị của các phương pháp đó. Yêu cầu về
kiến thức rộng đó được cụ thể hoá trong
các chương trình giáo dục kiến thức rộng
(general education program).
Ví dụ, ở Đại học Ohio, chương trình
giáo dục kiến thức rộng bao gồm 3 nhóm
các môn học gọi là Tier I, Tier II và Tier III.
Tier I bao gồm những môn về kĩ năng
tính toán và tiếng Anh (tiếng Anh cho tất
cả các sinh viên, kể cả sinh viên Mĩ). Sinh
viên phải học 1 môn toán (đại số sơ cấp,
lượng giác,) và 2 môn tiếng Anh (viết
tiểu luận) trong nhóm Tier I.
Tier II là nhóm các môn kiến thức rộng
thật sự, được phân bổ trong 5 lĩnh vực:
Khoa học ứng dụng và Công nghệ, tầm
nhìn văn hoá đa dạng (cross cultural
perspective), nghệ thuật và nhân văn
(humanities and fine arts), khoa học tự
nhiên và toán học, khoa học xã hội. Sinh
viên phải lấy được tổng cộng 30 tín chỉ
trong nhóm Tier II, trong đó phải thuộc ít
nhất là 4 trong 5 lĩnh vực kể trên, mỗi lĩnh
vực không ít hơn 4 tín chỉ nhưng không
nhiều hơn 12 tín chỉ.
Tier III bao gồm những môn học mà
đòi hỏi các phương pháp tiếp cận khác
nhau, từ các khía cạnh khác nhau, với các
loại kiến thức khác nhau, đến cùng một vấn
đề. Sinh viên phải chọn 1 môn trong nhóm
Tier III và chỉ các sinh viên năm cuối mới
được đăng kí các môn trong nhóm này.
Tổng khối lượng các môn học của chương
trình giáo dục kiến thức rộng ở Đại học
Ohio chiếm khoảng 1/4 trong tổng số các
tín chỉ cần có để tốt nghiệp.
Như đã nói ở trên, hầu hết các trường
đại học ở châu Âu và nhiều nước khác
không có yêu cầu về giáo dục kiến thức
rộng trong chương trình đại học. Họ cho
rằng sở dĩ ở Mĩ phải có yêu cầu giáo dục
kiến thức rộng là vì giáo dục phổ thông ở
Mĩ chất lượng kém, do đó sinh viên đại học
phải mất một năm để học lại các kiến thức
phổ thông. Những ý kiến đó có những cơ
sở nhất định, nhưng không hoàn toàn đúng,
vì yêu cầu về kiến thức rộng tồn tại ở tất cả
72
các trường đại học ở Mĩ, kể cả những
trường lớn như Harvard, và nó phản ánh
một triết lí của giáo dục đại học hơn là một
cách sửa chữa những khiếm khuyết của
giáo dục phổ thông ở Mĩ.
Ví dụ, chương trình kiến thức rộng ở
ĐH Harvard, được gọi là chương trình lõi
(core curriculum), cũng chiếm khoảng 1/4
khối lượng các môn học mà một SV phải
học để tốt nghiệp, và bao gồm các môn
trong những lĩnh vực: Văn hoá nước ngoài,
Lịch sử, Văn học và Nghệ thuật, Luận đạo
đức (moral reasoning), Luận tính toán
(quantitative reasoning), Khoa học và Phân
tích xã hội. Cụ thể, một sinh viên ở Đại học
Harvard phải học tối thiểu 32 môn học
tương đương với 32 half-courses để tốt
nghiệp (tương đương với 32 x 4 = 128 tín
chỉ của các trường đại học khác ở Mĩ),
trong đó khoảng 1/2 các môn để thoả mãn
yêu cầu chuyên ngành, khoảng 1/4 các
môn để thoả mãn các yêu cầu về chương
trình giáo dục kiến thức rộng (chương trình
lõi), còn lại là những môn được hoàn toàn
tự chọn theo ý thích hoặc để thoả mãn yêu
cầu của chuyên ngành thứ yếu (minor).
2.3. Tổ chức xây dựng Chương trình
đào tạo theo hình thức tín chỉ
Chương trình học theo hệ tín chỉ không
chỉ đơn thuần là một bản danh sách liệt kê
các môn học, mà phải là một quyển niên
giám của trường đại học đó với đầy đủ
chức năng, để làm sao mỗi sinh viên đều có
thể tìm thấy ở đó đầy đủ thông tin về các
môn học, về các yêu cầu để được nhập học,
đăng kí học các môn, đăng kí chuyên
ngành và tốt nghiệp, v.v. Cụ thể hơn,
Chương trình học theo hệ tín chỉ phải thoả
mãn các yêu cầu sau:
- Mỗi một môn học đều phải có tên
môn học, mã số, số tín chỉ, nội dung tóm
tắt và yêu cầu tiên quyết.
- Phải có quy định cụ thể về chương
trình giáo dục kiến thức rộng và danh sách
những môn nằm trong chương trình này.
- Phải có quy định cụ thể về yêu cầu
của các trường con và các khoa, danh sách
các chuyên ngành của các khoa (tên và mã
số của từng chuyên ngành), và các yêu cầu
cụ thể của từng chuyên ngành (số tín chỉ
cần phải học về chuyên ngành, danh sách
của các môn có thể lựa chọn, các hạn chế,
một số lựa chọn mẫu để sinh viên tham
khảo,v.v).
Xây dựng chương trình là một công
việc lớn và phải huy động rộng rãi các
giảng viên trong trường tham gia. Từ việc
tập hợp lại các môn hiện nay đang dạy, cấp
cho mỗi môn một mã số hợp lí, viết một
giới thiệu tóm tắt (không quá 200 chữ) cho
từng môn, quy định yêu cầu tiên quyết, số
tín chỉ v.v. đến việc cần phải thiết kế thêm
một số môn học bổ sung phục vụ cho hệ tín
chỉ, cung cấp thêm cho các chương trình
chuyên ngành và đặc biệt là cho các
chương trình giáo dục kiến thức rộng để
sinh viên thực sự được lựa chọn, cho dù
còn là một lựa chọn hạn chế. Các trường
nên khuyến khích giảng viên đề xuất các
môn học mới. Giảng viên nào cũng có
quyền đề xuất môn học mới. Nên có những
quy định chi tiết về các thủ tục phải làm
theo các mẫu có sẵn dành cho giảng viên
muốn đề xuất một môn học mới, trong đó
có tên gọi và mã số của môn học, nội dung
tóm tắt, sách giáo khoa sẽ sử dụng (nếu
có), v.v. Nếu môn học được thông qua, nó
sẽ được bổ sung vào chương trình học. Tùy
theo nhu cầu của sinh viên cũng như quyết
định của trưởng khoa, nó có thể được dạy
cho sinh viên. Mặt khác, nếu một môn học
nào quá lâu không được dạy, và trường
cũng không còn giảng viên có thể dạy được
môn đó nữa, thì các tiểu ban về chương
73
trình học của các khoa có thể đề nghị bỏ
môn đó ra khỏi chương trình học.
Để cho công việc tiến hành có hiệu
quả, đúng tiến độ, mỗi trường đại học phải
có một hội đồng chương trình phụ trách
chung việc xây dựng các chương trình học.
Trong hội đồng chương trình, cần có các
ban phụ trách chương trình giáo dục kiến
thức rộng (nếu chúng ta đặt ra nó) và các
chương trình chuyên môn, và mỗi trường
con, mỗi khoa phải có các ban xây dựng
các chương trình chuyên môn. Xây dựng
các chương trình học phải là công việc
chung của đội ngũ giảng viên của toàn
trường. Các ban nói trên có trách nhiệm tổ
chức, phân công công việc đến các nhóm
giảng viên để xây dựng các chương trình
học, chứ họ không phải trực tiếp làm công
việc này.
Ở Mĩ, hàng năm các trường đại học
đều có các niên giám chương trình học cử
nhân và cao học (undergraduate catalog
and graduate catalog). Các niên giám này
đều được in ra phát cho sinh viên và được
đăng trên website của trường. Trong các
niên giám, tất cả các môn học trong trường
được liệt kê đầy đủ, kèm theo các mã
(code) của các môn học, các mô tả ngắn
gọn về nội dung, các yêu cầu tiên quyết
(prerequisite). Cũng trong niên giám này,
sinh viên có thể tìm thấy các hướng dẫn chi
tiết về các yêu cầu chung của toàn trường,
các yêu cầu riêng của từng trường con và
từng khoa, các yêu cầu riêng về chương
trình giáo dục kiến thức rộng của các loại
văn bằng (degrees) và các chương trình
chuyên ngành (majors).
Thông thường, mỗi môn học có một
mã (code) của môn học đó. Phần đầu của
mã là phần chữ, cho biết khoa hoặc ngành
của môn học phần tiếp theo là phần số để
phân biệt các môn học khác nhau, trong đó
số thứ nhất cho biết mức độ (level) của
môn học. Các môn có mã số từ 101 đến
499 là của chương trình cử nhân, các môn
từ 101 đến 199 đều có mức 1 (nói chung
không nhất thiết số cao hơn nghĩa là mức
cao hơn, bởi vì chỉ có số đầu tiên là số
đánh dấu mức, còn các số tiếp theo chỉ
dùng để phân biệt môn này với môn khác).
Nếu môn học là một phần của một chuỗi
kéo dài 2 học kì trở lên, thì sau phần số còn
có thể có phần chữ để cho biết môn học đó
nằm ở đâu trong chuỗi. Ví dụ, MATH263A
là mã của môn tính vi tích phân (calculus).
Phần chữ đầu (MATH) cho biết đây là môn
Toán (mathematics), phần 263 chỉ rằng
môn này có mức độ 2. Việc mã hoá các
môn học nói chung tùy thuộc từng trường,
nhưng phương pháp nêu trên là phổ biến
nhất. Ví dụ, yêu cầu chuyên ngành của văn
bằng cử nhân khoa học sinh vật ở Đại học
Ohio là sinh viên phải học ít nhất 54 tín chỉ
về ngành sinh vật (các môn có mã bắt đầu
bằng BIOS), trong đó ít nhất có 3 môn ở
mức độ 300-400.
Ngoài ra, có một danh sách nhỏ những
môn bắt buộc trong nhóm các môn khoa học
tự nhiên và toán học đối với tất cả các sinh
viên ngành sinh vật (gồm 4 môn sinh vật, 2
môn hoá học, 2 môn toán, 1 môn thống kê
và 1 môn vật lí). Còn chuyên ngành sinh vật
tế bào và phân tử (tên gọi: cellular and
molecular biology, mã: BS2520) thì lại có
những yêu cầu riêng cụ thể hơn.
Nói chung, niên giám có thể thay đổi
hàng năm, như thêm các môn học mới, bỏ
các môn không còn phù hợp nữa, thay đổi
yêu cầu giáo dục kiến thức rộng hay yêu
cầu của các chương trình chuyên ngành.
Các trường thường có quy định về niên
giám nhập học (catalog of entry) của sinh
viên. Theo định nghĩa, quyển niên giám
của năm có học kì đầu tiên mà một sinh
74
viên đăng kí học được gọi là niê