Định hướng giá trị lối sống của sinh viên trường Đại học Phú Yên

Tóm tắt Nghiên cứu định hướng giá trị lối sống của sinh viên Trường Đại học Phú Yên nhằm tìm hiểu những biểu hiện lối sống của họ, cả những hành vi tích cực và tiêu cực. Những xu hướng lựa chọn trong lối sống, những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị lối sống của họ. Từ đó, có những kiến nghị nhằm giúp sinh viên định hướng được các giá trị lối sống một cách hài hòa và đúng đắn, phù hợp với thời đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện sống cụ thể hiện nay. Đó là những nội dung chính được đề cập đến trong bài viết này.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định hướng giá trị lối sống của sinh viên trường Đại học Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
98 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG Đ I HỌC PH ÊN Nguyễn Thế Dân* Tóm tắt Nghiên cứu định hướng giá trị lối sống của sinh viên Trường Đại học Phú Yên nhằm tìm hiểu những biểu hiện lối sống của họ, cả những hành vi tích cực và tiêu cực. Những xu hướng lựa chọn trong lối sống, những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị lối sống của họ. Từ đó, có những kiến nghị nhằm giúp sinh viên định hướng được các giá trị lối sống một cách hài hòa và đúng đắn, phù hợp với thời đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện sống cụ thể hiện nay. Đó là những nội dung chính được đề cập đến trong bài viết này. Từ khóa: Định hướng giá trị, lối sống, sinh viên Abstract Orientation of the lifestyle values for the students at Phu Yen University The study on the orientation of the lifestyle for the students at Phu Yen University aims at understanding the manifestations of their lifestyles, regarding both of their positive and negative ones, the factors that influence the orientation of their lifestyles. From which, there are some suggestions to help students orientate the values of their lifestyle in a harmonious and suitable with the time but with the strong national identity in the current concrete living conditions. Such are the main points mentioned in this article. Key words: orientation of the values, lifestyle, students Đ t v n Định hướng giá trị là một trong những biến đổi rõ nét trong xu hướng nhân cách và có ý nghĩa hướng dẫn hoạt động của con người. Định hướng giá trị mang đậm nét tính lịch sử - xã hội chung của cả cộng đồng, nét riêng của từng dân tộc và những nét đặc thù của các nhóm xã hội, các nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, địa phương khác nhau. Tại Việt Nam, vấn đề giá trị và định hướng giá trị thời gian gần đây được quan tâm rất nhiều trên mọi bình diện. Nước ta thực hiện đổi mới trên mọi lĩnh vực để cùng hòa nhập với thế giới hiện đại, một thế giới trong đó nhân loại đang bước sang nền kinh tế tri thức, quy mô phát triển kinh tế xã hội ngày càng rộng lớn, tính chất ngày càng đa dạng, phức tạp và tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Có nhiều cái mới, cái hay và cái đẹp được con người tìm kiếm, đón nhận, nhưng dường như con người cũng phải gánh chịu những mặt tiêu cực của sự phát triển. Khoa học kỹ thuật phát triển làm cho con người thông minh hơn nhưng cũng dễ làm cho họ trở nên khô khan vô cảm, ích kỷ và thiếu lòng khoan dung độ lượng. Trong một xu thế chung như vậy, việc lựa chọn lối sống và định hướng giá trị lối sống sao cho vừa thiết thực, vừa phù hợp với thời đại mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc không phải là đơn giản đối với mọi người, đặc biệt với tầng lớp thanh niên - sinh viên, những người được coi là năng động và luôn bắt nhịp với cái mới nhanh nhất, nhạy cảm với cái đẹp sớm nhất. Sinh viên là lớp người ưu tú chuẩn bị trở thành lực lượng lao động có trình độ cao được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặt nhiều hy vọng trong công cuộc đổi mới đất nước. Do đó, việc * ThS, Trường Đại học Phú Yên TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 17 * 2018 99 giáo dục giúp sinh viên định hướng các giá trị trong cuộc sống một cách hài hòa, phù hợp để có lối sống lành mạnh là việc làm cấp thiết của các cấp, các ngành có liên quan. Quan tâm đến những thay đổi trong lối sống của sinh viên Trường Đại học Phú Yên ở vào thời điểm hiện nay, đặc biệt về mặt định hướng giá trị lối sống của họ là nội dung chính được đề cập đến trong bài viết. 2 Khái niệm giá trị, ịnh hướng giá trị, lối sống, lối sống sinh viên, ịnh hướng giá trị lối sống, ịnh hướng giá trị lối sống sinh viên dưới góc ộ tâm lí học nhân cách 2 Giá trị: Giá trị là những cái cần, cái có ích, có ý nghĩa đối với cá nhân, tập thể và xã hội. Nó phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, giữa chủ thể với chính mình, được đánh giá và có thể thay đổi theo những điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể tùy thuộc vào bản chất, trình độ phát triển của nhân cách. Nghiên cứu khái niệm giá trị nhằm mục đích tìm hiểu hành vi, hoạt động của con người, dự báo sự phát triển của nhân cách. 2 2 Định hướng giá trị: Định hướng giá trị là sự nhận thức, đánh giá và lựa chọn các giá trị của con người trong quá trình hoạt động. Nó có ý nghĩa thúc đẩy, điều chỉnh thái độ và hành vi của họ nhằm đạt tới những giá trị đó. 2 3 Lối sống: Lối sống là phương thức hoạt động đã xác định của con người, bao gồm tất cả những dạng hoạt động sống mà con người đã lựa chọn trong những điều kiện chủ quan và khách quan nhất định. 2 4 Lối sống sinh viên: Tiếp cận lối sống sinh viên là gắn lối sống với những hoạt động của họ. Hoạt động là phương thức của quá trình hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách. Vậy, lối sống sinh viên chính là các hoạt động và thể hiện trong các hoạt động đặc thù của họ. Nghiên cứu lối sống sinh viên cần nghiên cứu định hướng giá trị lối sống của họ nhằm phản ánh được xu hướng lối sống của sinh viên trong giai đoạn hiện nay. 2 5 Định hướng giá trị lối sống: Định hướng giá trị lối sống là một hệ thống các giá trị lối sống phù hợp với yêu cầu của xã hội, có tính phổ biến được nhiều người chấp nhận và tuân theo. Hệ thống giá trị lối sống vừa có tác dụng như là mục tiêu, đối tượng mà con người cần phải chiếm lĩnh, vừa là động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm tự hoàn thiện bản thân cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. 2 6 Định hướng giá trị lối sống sinh viên Từ khái niệm về định hướng giá trị lối sống đã nêu trên chúng ta có thể hiểu: Định hướng giá trị lối sống sinh viên là sự nhận thức, đánh giá và lựa chọn các giá trị trong các hoạt động sống đặc trưng của họ. Nó có ý nghĩa thúc đẩy, điều chỉnh thái độ và hành vi của sinh viên nhằm đạt tới những giá trị đó trong những điều kiện chủ quan và khách quan nhất định. Khái niệm này chứa đựng những nội dung cơ bản sau: - Về mặt nhận thức: Sinh viên phải là người nhận thức được tầm quan trọng của các giá trị trong các hoạt động khác nhau trong đời sống. Khi nhận thức được điều gì là quý giá, quan trọng hay có giá trị đối với mình sinh viên mới đánh giá chúng và bày tỏ thái độ tích cực. 100 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN - Về thái độ, hành vi: Khi có nhận thức sâu sắc họ sẽ có những hành vi chứng minh cho nhận thức và thái độ của mình về các giá trị lối sống. Họ sẽ chọn các giá trị mà họ cho là cần thiết, ý nghĩa nhất trong cuộc sống của mình và nó trở thành động cơ thúc đẩy, điều chỉnh hành vi trong các hoạt động cơ bản của họ. Điều này có thể nhận thấy qua những hành vi tích cực hay tiêu cực mà sinh viên thể hiện trong các hoạt động cơ bản của họ. Định hướng giá trị lối sống của sinh viên hiện nay đang có những thay đổi đáng kể. Bên cạnh những mặt tích cực của truyền thống dân tộc: Biết lựa chọn những ngành học, môn học phù hợp với xu thế phát triển, cố gắng trau dồi các kỹ năng để thích ứng. Trong học tập, họ năng động và sáng tạo, ham học hỏi và tìm hiểu những cái mới, tham gia các hoạt động của xã hội và các hoạt động vì cộng đồng (Mùa hè xanh tình nguyện, tình nguyện trở về quê hương sau tốt nghiệp để xây dựng quê hương giàu đẹp, tình nguyện đi đến những vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đem cái chữ đến với đồng bào dân tộc thiểu số). Tuy nhiên, định hướng giá trị lối sống của sinh viên còn chịu ảnh hưởng và bị chi phối rất nhiều bởi những tác động từ bên ngoài xã hội, đặc biệt là những trào lưu mới, cách sống mới, quan niệm mới được du nhập từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Một số thang giá trị và chuẩn giá trị của xã hội Việt Nam đang biến động nhanh chóng. Thậm chí một số thang giá trị xã hội đang có chiều hướng suy thoái và làm xói mòn một số giá trị truyền thống: coi nặng những giá trị vật chất, kinh tế, coi nhẹ những giá trị tinh thần; coi nặng những giá trị ngoại lai, coi nhẹ những giá trị truyền thống, những giá trị dân tộc, coi thường thuần phong mỹ tục; coi nặng lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích tập thể; coi nặng quan điểm thực dụng, coi nhẹ quan niệm sống có lí tưởng, có lòng nhân ái, quan tâm đến người khác. Trong quan hệ đức - tài, coi nhẹ đạo đức, không coi đức là gốc. Đặc biệt đã có xu hướng phủ nhận những giá trị quý giá của truyền thống dân tộc và chủ nghĩa xã hội đó là những giá trị đã và đang là một bộ phận động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, xu hướng này cần phải ngăn chặn kịp thời. Sống chung trong dòng chảy của xã hội thời kỳ hội nhập, định hướng giá trị lối sống của sinh viên Trường Đại học Phú Yên cũng không thể nằm ngoài xu hướng chung đã nêu ở trên. 3 Những biểu hiện lối sống của sinh viên Trường Đại học Phú ên Nghiên cứu định hướng giá trị lối sống của sinh viên Trường Đại học Phú Yên chúng tôi tiến hành khảo sát 347 sinh viên ở các năm học và ngành học khác nhau cụ thể: Đại học Sư phạm Toán, Sử, Tiếng Anh; Giáo dục Tiểu học khóa 2014 (150 sinh viên); Đại học Sư phạm Tiếng Anh; Giáo dục Tiểu học khóa 2015 (80 sinh viên); Đại học Sư phạm Tiếng Anh, Toán, Văn; Giáo dục Tiểu học và Sư phạm Mầm non khóa 2016 (117 sinh viên) và thu được các kết quả như sau: 3 Những hành vi tích cực (Bảng ) STT Hành vi Mức r t thường xuyên và thường xuyên Số lượng Tỷ lệ % 1 Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông 283 81.5 2 Ủng hộ đồng bào bị thiên tai 265 76.3 3 Tham gia công tác trật tự an toàn giao thông 82 23.6 4 Dắt người già và trẻ em qua đường 79 22.7 TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 17 * 2018 101 5 Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS 77 22.1 6 Tham gia chiến dịch mùa hè xanh 45 12.9 7 Hiến máu nhân đạo 34 9.7 8 Đi thăm và giúp đỡ người già neo đơn 31 8.9 Kết quả trên (Bảng 1) cho thấy: Hành vi có tỉ lệ cao nhất là nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông (87.7%). Đây là một việc làm tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải mọi người đều có ý thức chấp hành. Việc làm của sinh viên khá phổ biến hiện nay và đáng để chúng ta trân trọng là ủng hộ đồng bào bị thiên tai. Đây là việc làm mang tính nhân ái, nghĩa tình, đó cũng là giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hiện tại có 76.3% sinh viên cho rằng thường xuyên tham gia công tác này. Đó là dấu hiệu đáng mừng, sinh viên xem triết lý “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” vẫn còn nguyên giá trị. Bên cạnh đó cũng chứng tỏ rằng sinh viên là người có trách nhiệm với những công việc chung của xã hội. Những việc làm mà sinh viên thực hiện ở mức thấp: tham gia công tác trật tự an toàn giao thông (23.6%), dắt người già và trẻ em qua đường (22.7%), tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS (22.1%). Thật đáng tiếc, một số việc làm mang đậm nét sinh viên lại chỉ chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn. Số lượng sinh viên tham gia chiến dịch mùa hè xanh chỉ chiếm 12.9%. Hiến máu nhân đạo là 9.7%. Đi thăm và giúp đỡ người già neo đơn chỉ có 8.9%. Những việc làm biểu hiện nghĩa cử cao đẹp, đầy lòng nhân ái đầy tình người và mang tính tình nguyện được thực hiện là không cao. Kết quả này phản ánh tính phong trào khi thực hiện những việc làm mang tính nhân văn, nhân ái của sinh viên, họ chưa xác định đó là trách nhiệm của thanh niên. Như vậy, từ nhận thức, thái độ đến hành động còn có một khoảng cách khá xa. 3 Những hành vi tiêu cực (Bảng 2) STT Hành vi Mức r t thường xuyên và thường xuyên Số lượng Tỷ lệ % 1 Thích chưng diện, tiêu xài lãng phí 218 62.8 2 Trốn học, bỏ tiết, lơ là trong học tập 209 60.2 3 Không đúng giờ 192 55.3 4 Gian lận trong thi cử 160 46.1 5 Nói tục, chửi thề 123 35.4 6 Xem sách báo, phim ảnh đồi truỵ 84 24.2 7 Không quan tâm giúp đỡ người khác 78 22.4 8 Mê tín dị đoan 39 11.2 Kết quả trên (Bảng 2) cho thấy: sinh viên đã thẳng thắn thừa nhận những hành vi tiêu cực được đưa ra là đều có, tuy nhiên mức độ tồn tại của mỗi hành vi cụ thể như sau: Thích chưng diện, tiêu xài lãng phí là hành vi tiêu cực mà giới sinh viên thực hiện thường xuyên nhiều nhất (62.8%). Nhu cầu về cái đẹp của mỗi người là chính đáng nhưng 102 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN phải phù hợp với hoàn cảnh và địa vị của mình trong xã hội. Những sinh viên này chưa ý thức được giá trị của đồng tiền bởi vì họ chưa phải làm ra tiền nên thực sự chưa coi trọng. Sinh viên là những người trong giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành, họ nhận thức nhanh, dễ bắt kịp cái mới nhưng còn ít kinh nghiệm sống, ý chí chưa cao, chưa biết chọn lọc những giá trị phù hợp nên dễ bị ảnh hưởng bởi những trào lưu mới, cách sống mới. Trốn học, bỏ tiết, lơ là trong học tập là hành vi có số sinh viên thực hiện một cách thường xuyên không ít (60.2%). Kết quả này phản ánh một thực trạng về ý thức trong học tập của sinh viên. Thái độ học tập của một số không ít sinh viên chưa nghiêm túc (nói chuyện riêng, bấm điện thoại) trong lớp khi giáo viên giảng bài. Họ sẵn sàng nghỉ học, chỉ khi nào có thông báo kiểm tra mới tương đối đầy đủ. Cho dù học đại học đề cao ý thức tự học là chính, nhưng không vì vậy mà xem nhẹ các giờ học trên lớp. Không đúng giờ, đúng hẹn (55.3%), đây là một thói quen xấu còn tồn tại khá nhiều trong sinh viên. Gian lận trong thi cử (46.1%), nói tục, chửi thề, mức biểu hiện cũng khá nhiều (35.4%). Xem phim ảnh, sách báo đồi trụy (24.2%) là một hiện tượng không hiếm trong sinh viên. Hiện tượng này phải được kịp thời ngăn chặn trong toàn xã hội, đặc biệt là sinh viên trong nhà trường. Gần đây các ban ngành cũng đã có những động thái tích cực để chống lại hiện tượng này, nhưng cơ bản vẫn là ý thức của mỗi sinh viên. Không quan tâm giúp đỡ người khác (22.4%) là một biểu hiện của sự ích kỷ, thực dụng không phù hợp với truyền thống của dân tộc ta cần phải phê phán mạnh mẽ và loại bỏ. Mê tín dị đoan (11.2%), chúng ta luôn nghĩ rằng những hiện tượng này không thể có trong giới sinh viên, tuy nhiên nó vẫn còn tồn tại. Những biểu hiện tiêu cực này rất đa dạng, cần có những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục để hình thành cho sinh viên lối sống có nề nếp, kỷ cương, biết ứng xử đúng mức với người khác và biết lựa chọn những hình thức giải trí lành mạnh. 3 3 Xu hướng lựa chọn lối sống trong sinh viên (Bảng 3) Câu Các lựa chọn Số lượng Tỷ lệ % Mục đích học tập Có tri thức và nghề nghiệp ổn định 265 76.2 Có cơ hội để thành đạt 63 18.3 Có bằng cấp và địa vị xã hội 16 4.6 Để bằng người khác 3 0.9 Hành động trên lớp Nghe, ghi chép có suy nghĩ, tích cực xây dựng bài 130 37.5 Ghi chép bài đầy đủ để thi cử 148 42.7 Chỉ ghi chép những gì mình thích 64 18.6 Không ghi chép bất cứ điều gì 5 1.2 Tham gia NCKH Chuẩn bị cho con đường nghiên cứu sau này 136 39.0 Làm theo sở thích 141 40.6 Bạn bè mời tham gia 13 4.0 Đó là môn học bắt buộc có tính điểm 57 16.4 Hành vi trong phòng thi Cố gắng làm bài, không có ý định sử dụng tài liệu 179 51.6 Hỏi bạn kế bên 125 36.0 Nếu thuận lợi sẽ xem tài liệu 25 7.2 TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 17 * 2018 103 Sử dụng tài liệu hay chép bài của bạn kế bên 18 5.2 Khi gặp người bị hoạn nạn Chia sẻ, giúp đỡ không suy nghĩ 118 34.1 Quan tâm giúp đỡ nhưng phải xem người đó là ai 189 54.6 Phải dè chừng kẻo “làm ơn mắc oán” 34 9.6 Không quan tâm 6 1.7 Trước những hành vi sai trái Bất bình, lên án 177 51.1 Không dám tỏ thái độ dù biết là sai 97 27.9 Không phải việc của mình, không quan tâm 68 19.6 Bao che nếu không hại gì đến mình 5 1.4 Với các phong trào của nhà trường Hăng hái tham gia coi đó là trách nhiệm của mình 242 69.7 Tham gia vì điều ấy mang lại lợi ích cho bản thân 91 26.1 Thoái thác, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác 5 1.4 Từ chối vì đó không phải là công việc của mình 9 2.8 Với văn hóa phẩm không lành mạnh Kiên quyết không xem 175 50.3 Vừa muốn xem vừa không dám 112 32.3 Rủ thêm một số bạn khác cùng xem 20 5.9 Nhận lời ngay để xem nội dung ra sao 40 11.5 Sử dụng thời gian rảnh rỗi Tham gia công tác xã hội 16 4.5 Học thêm ngoại ngữ, vi tính 124 35.7 Trò chuyện với bạn bè, người thân 75 21.5 Đọc báo, xem TV 132 38.3 Lựa chọn cuộc sống vật chất Tiết kiệm, giản dị 23 6.6 Phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình 272 78.3 Đầy đủ tiện nghi 5 1.2 Thật thoải mái và hợp mốt 47 13.9 Kết quả nghiên cứu bảng 3 cho thấy: Động cơ học đại học của sinh viên rất đa dạng nhưng rất chính đáng phản ánh được yêu cầu phát triển của xã hội. Phần lớn sinh viên học đại học để có tri thức và nghề nghiệp ổn định (76.2%). Những sinh viên học để có cơ hội thành đạt chiếm 18.3%. Số người học để có bằng cấp và địa vị xã hội rất ít (4.6%) và có 0.9% sinh viên trong số sinh viên được hỏi đề cập đến học để giống như người khác. Hành động trên lớp của sinh viên cho thấy: Có 37.5% số sinh viên xác nhận rằng trên lớp học họ nghe, ghi chép có suy nghĩ và tích cực xây dựng bài. Những người ghi chép bài đầy đủ để thi cử lại chiếm tỉ lệ cao hơn (42.7%). Số sinh viên chỉ ghi chép những gì mình thích chiếm 18.6%. Có thể cách kiểm tra đánh giá của các giáo viên còn nặng về lý thuyết nên số đông sinh viên khi ngồi trên lớp học chủ yếu ghi chép để đối phó với thi cử. Cách học hiện nay của sinh viên “quá thụ động, lười suy nghĩ và tính ỳ còn cao”. Trong các kỳ thi, có trên nửa số sinh viên khi bước vào phòng thi, gặp đề thi ra ngay phần chưa học và giám thị có vẻ dễ tính thì họ vẫn cố gắng làm bài và không có ý định sử dụng tài liệu (51.6%). Những sinh viên không thuộc bài tìm cách hỏi bạn kế bên chiếm (36.0%). Có thể 104 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN thấy phần lớn sinh viên có ý thức nghiêm túc trong thi cử, đó là dấu hiện đáng khích lệ. Số sinh viên nếu có điều kiện thuận lợi sẽ xem tài liệu (7.2%), sử dụng tài liệu hay chép bài của bạn kế bên (5.2%) không nhiều. Về nghiên cứu khoa học: Số sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học để chuẩn bị cho con đường nghiên cứu sau này chiếm 39.0%. Số sinh viên làm theo sở thích lại cao hơn 40.6%. Đây cũng là những lựa chọn mang tính rất tích cực và đúng với tính chất học ở đại học. Khi gặp người bị hoạn nạn, số sinh viên sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ không suy nghĩ (34.1%), nhưng có 54.6% chọn tiêu chí quan tâm giúp đỡ nhưng còn phải xem người đó là ai. Như vậy, việc sinh viên giúp đỡ người khác một cách tình nguyện vô tư là không cao, khi giúp ai đó họ đều xét đến ý nghĩa việc họ làm. Như vậy, từ nhận thức đến hành động còn có khoảng cách khá xa mà những người có trách nhiệm cần giúp sinh viên sớm rút ngắn. Trước những hành vi sai trái, 51.1% sinh viên có hành vi cương quyết - bất bình lên án, điều này thể hiện sự thẳng thắn, cương trực của tuổi trẻ. 27.9% sinh viên không dám tỏ thái độ dù biết là sai, có thể họ sợ bị liên lụy. Có 19.6% sinh viên không quan tâm đến những gì đang xảy ra xung quanh vì họ cho rằng không phải việc của mình, không quan tâm. Số còn lại chọn cách bao che nếu không hại gì đến mình không đáng kể (1.4%). Khi có người rủ xem phim có nội dung bị cấm, có 50.3% sinh viên được hỏi kiên quyết từ chối không xem. Như vậy, số đông sinh viên đã làm chủ được bản thân, họ ý thức được đó là loại văn hóa phẩm bị cấm. Những sinh viên vừa muốn xem vừa không dám chiếm (32.3%). Số sinh viên rủ thêm một số bạn khác cùng xem chỉ chiếm 5.9%, nhưng số người tò mò, hiếu kỳ nhận lời ngay để xem nội dung ra sao lại nhiều hơn (11.5%). Như vậy, đối với văn hóa phẩm không lành mạnh, phần lớn sinh viên có sự lựa chọn đúng đắn, thể hiện bản lĩnh của thanh niên là người có học thức. Ngoài thời gian học ở trường, sinh viên sử dụng quỹ thời gian rảnh rỗi của mình vào các công việc khác nhau. 4.5% tham gia công tác xã hội, 35.7% học thêm ngoại ngữ và vi tính, 21.5% sinh viên chọn cách trò chuyện với bạn bè và người thân, 38.3% đọc báo, xem TV. Như vậy, ngoài thời gian bắt buộc học ở trường, sinh viên có nhiều lựa chọn hình thức giải trí cũng như tìm những việc làm có ích cho xã hội và bản thân. Trong lựa chọn cuộc sống vật chất của sinh viên, các tiêu chí đầy đủ tiện nghi (1.2%), tiết kiệm, giản dị (6.6%) và thật thoải mái và hợp mốt (13.9) sinh viên chọn không nhiều. Đáng lưu ý là có
Tài liệu liên quan