Tổ chức dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO tại khoa Giáo dục, trường DDại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Phát triển chương trình đào tạo và dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và các trường đại học khối kỹ thuật ở Việt Nam. Khoa Giáo Dục là một trong những đơn vị tiên phong triển khai phát triển chương trình đào tạo và dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam. Bài viết sẽ tập trung phân tích, đánh giá thực trạng dạy học chuyên ngành Quản lý Giáo dục theo phương pháp tiếp cận CDIO tại Khoa Giáo Dục, khẳng định được những ưu điểm cũng như chỉ ra những hạn chế, khó khăn của quá trình triển khai dạy học theo phương pháp tiếp cận này. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO, nhằm phát triển được năng lực nghề nghiệp cho sinh viên và đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO tại khoa Giáo dục, trường DDại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
70 TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CDIO TẠI KHOA GIÁO DỤC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hà Văn Tú1 Hà Thị Hường2 Tô Thị Thùy Loan3 Tóm tắt: Phát triển chương trình đào tạo và dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và các trường đại học khối kỹ thuật ở Việt Nam. Khoa Giáo Dục là một trong những đơn vị tiên phong triển khai phát triển chương trình đào tạo và dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam. Bài viết sẽ tập trung phân tích, đánh giá thực trạng dạy học chuyên ngành Quản lý Giáo dục theo phương pháp tiếp cận CDIO tại Khoa Giáo Dục, khẳng định được những ưu điểm cũng như chỉ ra những hạn chế, khó khăn của quá trình triển khai dạy học theo phương pháp tiếp cận này. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO, nhằm phát triển được năng lực nghề nghiệp cho sinh viên và đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Từ khóa: Hoạt động dạy học, Khoa học xã hội và nhân văn, Chuyên ngành Quản lý Giáo dục, Phương pháp tiếp cận, CDIO 1. Mở đầu Có nhiều hướng tiếp cận khác nhau trong phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) ở bậc giáo dục đại học như tiếp cận nội dung, tiếp cận mục tiêu, tiếp cận phát triển và tiếp cận theo CDIO. Tiếp cận phát triển chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp cận CDIO là một quy trình đào tạo căn cứ vào chuẩn đầu ra (CĐR) (outcome-based or learning outcome - based) được khởi nguồn từ viện công nghệ MIT (Massachusetts Institute of Technology) của Hoa Kỳ. Dạy học (DH) theo phương pháp tiếp cận này hướng đến trang bị cho sinh viên (SV) kiến thức chuyên sâu về các nguyên lý cơ bản của ngành học qua đó giúp người học phát triển toàn diện các kĩ năng cá nhân, năng lực nghề nghiệp và xã hội; tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và nhu cầu của nhà tuyển dụng, chuyển từ đào tạo theo cái mình có sang đào tạo cái mà xã hội cần. 1. ThS., Khoa Giáo Dục, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM 2. Chuyên viên Trung tâm Đảm bảo Chất lượng, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính, Tp. HCM 3. ThS., Khoa Giáo Dục, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM 71 HÀ VĂN TÚ - HÀ THỊ HƯỜNG - TÔ THỊ THÙY LOAN Nhận thấy được những lợi ích mà CDIO mang lại trong việc phát triển CTĐT và tổ chức dạy học (TCDH), Khoa Giáo dục – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV) đã triển khai xây dựng CTĐT theo phương pháp tiếp cận CDIO từ năm 2015 và áp dụng giảng dạy ở một số môn học đối với CTĐT cử nhân Quản lý Giáo Dục, bắt đầu từ khóa tuyển sinh 2016 – 2020. Tổ chức dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO tại Khoa Giáo dục hướng đến hình thành những năng lực cốt lõi cho SV sau khi tốt nghiệp, bao gồm năng lực hình thành ý tưởng (Conceive), năng lực xây dựng kế hoạch (Plan), năng lực triển khai hoạt động (Operate) và năng lực đánh giá (Evaluate). Quá trình thí điểm DH theo phương pháp tiếp cận CDIO đã đem lại nhiều kết quả tích cực như SV đã nắm rõ mục tiêu, CĐR môn học, xác định được kế hoạch học tập phù hợp, tự tin hơn trong giao tiếp, hợp tác tích cực trong các hoạt động học tập. Đồng thời, việc giảng dạy theo CDIO cũng tạo động lực cho giảng viên (GV) cải tiến đề cương môn học, hoạt động giảng dạy, hoạt động kiểm tra đánh giá hướng đến phát triển năng lực học tập chủ động của SV. Tuy nhiên, quá trình tổ chức DH theo phương pháp tiếp cận CDIO cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại như SV còn thiếu kĩ năng học tập, một bộ phận SV khá thụ động trong việc học do đó kết quả học tập chưa cao; khối lượng công việc của GV tăng vì đầu tư thời gian để thiết kế lại đề cương môn học, thiết kế hoạt động dạy học, xây dựng rubric đánh giá Để tiếp tục phát huy những tích cực và khắc phục những khó khăn trở ngại trên thì việc tiếp tục nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức DH theo phương pháp tiếp cận CDIO trong giai đoạn hiện nay là cần thiết. 2. Nội dung 2.1. Một số khái niệm về cơ bản dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO 2.1.1. Khái niệm dạy học Dạy học là hoạt động giữ vị trí trung tâm, chi phối tất cả các hoạt động khác trong nhà trường và có tính chất quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Có nhiều quan niệm khác nhau về dạy học. Theo Nguyễn Hữu Châu (2006) thì “dạy học được xác định như một nỗ lực để giúp một người nào đó có được, hoặc thay đổi một kỹ năng, kiến thức và các ý tưởng” [1, tr.132]. Trong khi đó, Đặng Vũ Hoạt (2004) lại đề cập đến hoạt động DH như một quá trình xã hội trong đó SV tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức dưới sự điều khiển chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của GV nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đề ra [2, tr.98]. Đồng quan điểm với hai tác giả trên, trong phạm vi bài viết này chúng tôi cho rằng DH là hệ thống những hành động phối hợp, tương tác giữa thầy và trò, trong đó dưới tác động chủ đạo của thầy, trò tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất của nhân cách. 2.1.2. Phương pháp tiếp cận CDIO Phương pháp tiếp cận CDIO là cách thức tiếp cận mô hình lí thuyết về đào tạo theo định hướng năng lực đầu ra trong các trường đại học kĩ thuật. Phương pháp tiếp cận này đề cập đến những năng lực cốt lõi mà SV kĩ thuật cần đạt được sau khi tốt nghiệp, 72 TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CDIO... bao gồm C (Conceive) là năng lực hình thành ý tưởng, D (Design) là năng lực thiết kế, I (Implement) là năng lực triển khai và cuối cùng O (Operate) là năng lực vận hành sản phẩm vào thực tế. Hệ thống 4 năng lực nêu trên (hay còn được gọi là giai đoạn) là một chu trình khép kín cho nên trình tự phát triển các năng lực này không hoàn toàn phải theo đúng tuần tự C-D-I-O, nhưng các nhiệm vụ này đều phải được thực hiện trong hầu hết các quá trình để phát triển sản phẩm thành công [3, tr 10- 16]. Trên cơ sở các năng lực cốt lõi của phương pháp tiếp cận CDIO vận dụng vào lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Giáo Dục, Trường ĐH KHXH&NV đã xác định và xây dựng được bối cảnh đào tạo của chuyên ngành Quản lý Giáo dục nhằm phát triển những năng lực ứng dụng trong thực tiễn nghề nghiệp và xã hội cho SV theo CPOE. Đó là năng lực hình thành ý tưởng (Conceive) – SV có khả năng phát hiện, phân loại, khái quát hóa và dự báo các vấn đề liên quan đến chuyên môn; Năng lực xây dựng kế hoạch (Plan) – SV có khả năng nắm bắt nhu cầu, đề ra mục tiêu, xây dựng kế hoạch, xác định nguồn lực, đề xuất giải pháp cho chương trình hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn; Năng lực triển khai hoạt động (Operate) – SV có khả năng triển khai và phối hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn và Năng lực đánh giá (Evaluate) – SV có khả năng lựa chọn phương pháp, công cụ trong đánh giá và đề xuất biện pháp cải tiến. 2.1.3. Dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO Trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý luận của hoạt động DH cũng như nghiên cứu về bản chất phương pháp tiếp cận CDIO, chúng tôi cho rằng DH theo phương pháp tiếp cận CDIO là hệ thống những hành động phối hợp, tương tác giữa giảng viên và sinh viên nhằm thực hiện được mục tiêu dạy học theo CDIO hướng đến phát triển năng lực nghề nghiệp, năng lực cá nhân, năng lực xã hội và giao tiếp cho sinh viên. Trong quá trình đó, dưới sự hướng dẫn, định hướng của GV, SV được tạo điều kiện khơi gợi những tiềm năng, nội lực vốn có và trở thành những người chủ động, tự giác, tích cực trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành những kĩ năng, kỹ xảo, thái độ và năng lực cần thiết cho cá nhân, cũng như nghề nghiệp trong tương lai. Hoạt động DH theo phương pháp tiếp cận CDIO cũng thực hiện với cấu tạo gồm nhiều thành tố như: mục tiêu DH, nội dung, phương pháp và hình thức DH, kiểm tra đánh giá, kế hoạch dạy học và phương tiện DH. Tuy nhiên với những đặc trưng riêng của mình, các thành tố trong cấu trúc DH sẽ có những sự biến đổi cho phù hợp với yêu cầu đặt ra của hoạt động DH theo CDIO để có thể cải tiến chất lượng dạy và học một cách hiệu quả nhất. 2.2. Thực tiễn tổ chức dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO tại Khoa Giáo Dục, Trường ĐH KHXH & NV, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Giáo Dục, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Các phương pháp nghiên cứu chính được nhóm tác giả phối hợp sử dụng là phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (mẫu khảo sát là 121 SV hai khóa 2016 – 2020 và 2017 - 2021) và phương pháp phỏng vấn sâu (8 cán bộ quản lý và GV). Các kết quả khảo sát được xử lý bằng 73 HÀ VĂN TÚ - HÀ THỊ HƯỜNG - TÔ THỊ THÙY LOAN phần mềm SPSS phiên bản 22.0. Các câu hỏi mức độ được thiết kế theo thang đo Likert với 5 mức độ với thang điểm trung bình (ĐTB) như sau: - ĐTB từ 1 đến 1.8: Hoàn toàn không mong đợi/đáp ứng/được phổ biến/áp dụng/ đồng ý. - ĐTB từ 1.81 đến 2.6: Không mong đợi/ đáp ứng/ được phổ biến/ áp dụng/ đồng ý. - ĐTB từ 2.61 đến 3.4: Tương đối mong đợi/ đáp ứng/ được phổ biến/ áp dụng/ đồng ý. - ĐTB từ 3.41 đến 4.2: Mong đợi/ đáp ứng/ được phổ biến/ áp dụng/ đồng ý. - ĐTB từ 4.21 đến 5.0: Hoàn toàn mong đợi/ đáp ứng/ được phổ biến/ áp dụng/ đồng ý. 2.2.2. Ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về dạy học theo CDIO Để tổ chức thành công hoạt động DH theo phương pháp tiếp cận CDIO thì việc phổ biến, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV và SV là cần thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy GV và cán bộ quản lý đã nắm rất chắc những thông tin quan trọng về DH theo phương pháp tiếp cận CDIO. Trong đó, các ý kiến thu thập được đều nhấn mạnh được sự logic và tính ứng dụng trong CTĐT theo CDIO; mục tiêu, CĐR, năng lực nghề nghiệp cần phát triển cho SV được xác định rõ; nội dung, hình thức, phương pháp dạy học, bài tập kiểm tra đánh giá được thiết kế đa dạng, nhấn mạnh sự trải nghiệm và phát huy tính tích cực, chủ động của SV. Kết quả nghiên cứu trên SV cũng cho thấy các em đã có nhận thức khá tốt về hoạt động DH theo phương pháp tiếp cận này. SV cho rằng có sự khác biệt trong quá trình học tập các môn học có áp dụng CDIO và các môn học bình thường và khác biệt lớn nhất là “Việc học tập theo CDIO đòi hỏi SV dành nhiều thời gian tự học, tự nghiên cứu và thực hiện nhiều bài tập cá nhân hoặc nhóm hơn các môn học khác.” (ĐTB=4.17, ĐLC=0.79). SV cũng đánh giá cao về những lợi ích của việc học tập các môn học theo phương pháp tiếp cận CDIO. Bảng1. Đánh giá của sinh viên về những lợi ích của việc học tập các môn học theo phương pháp tiếp cận CDIO Stt Những lợi ích của việc học tập các môn học theo phương pháp tiếp cận CDIO Tần số Tỉ lệ (%) 1 SV dễ dàng tiếp thu kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục 81 67.5 2 SV biết rõ mục tiêu môn học 80 66.7 3 SV biết rõ yêu cầu về CĐR của từng buổi học 82 68.3 4 SV biết rõ được quá trình kiểm tra đánh giá 56 48.3 74 TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CDIO... 5 SV được tham gia nhiều hoạt động trong và ngoài lớp học 52 43.3 6 SV tự tin và hình thành khả năng giao tiếp, hợp tác hiệu quả 77 64.2 Kết quả trên cho thấy việc áp dụng DH theo phương pháp tiếp cận CDIO mang lại cho SV rất nhiều lợi ích khác nhau. Trong đó,các lợi ích được SV đánh giá cao nhất là “ SV biết rõ yêu cầu về CĐR của từng buổi học”(tỷ lệ 68.3%), “SV dễ dàng tiếp thu kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành trong lĩnh vực GD” (tỷ lệ 67.5%), “SV biết được rõ mục tiêu môn học” (tỷ lệ 66.7%) và“SV tự tin hơn và hình thành khả năng giao tiếp, hợp tác hiệu quả”(tỷ lệ 64.2%). Bên cạnh đó, kết quả phỏng vấn sâu SV đã làm rõ nét hơn về lợi ích của việc SV biết rõ yêu cầu về CĐR của từng buổi học các môn học, điều này giúp SV hình thành ý thức chủ động hơn trong học tập, có sự chuẩn bị trước cho các tiết học, tự giác tìm và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung buổi học; hay việc biết được rõ mục tiêu môn học giúp SV có cơ sở xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân. 2.2.3. Việc phổ biến mục tiêu, chuẩn đầu, tiến trình dạy học theo CDIO Mục tiêu và CĐR các môn học theo phương pháp tiếp cận CDIO được GV xây dựng dựa trên mục tiêu, CĐR của chương trình đào tạo và các CĐR được phân cho môn học. Mục tiêu và CĐR môn học thường được GV phổ biến đến SV vào buổi học đầu tiên của môn học thông qua đề cương môn học. Để hoạt động DH đạt được kết quả tối ưu đòi hỏi SV phải nắm rõ các yêu cầu về mục tiêu và CĐR của các môn học và chương trình đào tạo. Kết quả khảo sát trên SV về vấn đề này được trình bày ở bảng dưới đây: Bảng 2. Đánh giá của sinh viên về mức độ được phổ biến mục tiêu và CĐR Stt Các mục tiêu và CĐR ĐTB ĐLC 1 Mục tiêu và các yêu cầu về CĐR kiến thức của môn học CDIO 4.01 0.82 2 Mục tiêu và các yêu cầu về CĐR phẩm chất, kĩ năng cá nhân, nghề nghiệp và xã hội cần đạt được sau khi hoàn thành môn học theo CDIO 3.88 0.80 3 Mục tiêu về thái độ đối với bản thân, nghề nghiệp và xã hội cần có sau khi hoàn thành môn học CDIO 3.84 0.75 4 Mục tiêu và những yêu cầu nhằm phát triển năng lực hình thành ý tưởng, xây dựng kế hoạch, triển khai và đánh giá các hoạt động GD (CPOE) 3.64 0.85 Kết quả bảng 2 cho thấy SV đã được phổ biến một cách đầy đủ về các mục tiêu và CĐR các môn học. Trong đó, mục tiêu và những yêu cầu về CĐR kiến thức được phổ biến rõ nhất (ĐTB = 4.01). Trong khi đó, các mục tiêu và CĐR để phát triển bốn năng lực mà CDIO hướng đến (CPOE) ít được phổ biến (ĐTB = 3.64) vì các môn học đang được triển khai giảng dạy CDIO chủ yếu ở các môn cơ sở ngành dành cho SV năm 1, 2 75 HÀ VĂN TÚ - HÀ THỊ HƯỜNG - TÔ THỊ THÙY LOAN và các mục tiêu, CĐR về các năng lực này được thiết kế ở những mức độ sơ khởi nhất cho SV tập làm quen. Do đó, trong thời gian tới cần chú trọng hơn trong việc phổ biến đầy đủ thông tin về mục tiêu và CĐR cho SV, giúp SV có sự chuẩn bị và thực hiện tốt hoạt động học tập của mình. Ngoài mục tiêu, CĐR môn học thì nội dung dạy học, hình thức, phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, tiến trình dạy học cũng được GV phổ biến cho SV. Đây được xem là những điểm khác biệt tích cực của phương pháp học tập theo CDIO so với những tiết học bình thường, giúp phát huy tính tự giác, chủ động của SV trong học tập. 2.2.4. Việc tổ chức nội dung, áp dụng hình thức dạy học theo CDIO Tính đến thời điểm hiện tại, chuyên ngành Quản lý Giáo dục, Khoa Giáo Dục đã xây dựng được 20 đề cương môn học theo phương pháp tiếp cận CDIO và tiến hành giảng dạy được 9 môn học theo phương pháp tiếp cận này. Việc thực hiện nội dung DH môn học được GV tuân thủ theo quy trình gồm 5 bước. Bước 1: biểu đạt mục tiêu của môn học dưới dạng CĐR của bài học thông qua việc phân bổ CĐR vào từng bài cụ thể; Bước 2: xác định cấu trúc nội dung chính của bài học để chuyển tải CĐR của bài học; Bước 3: thiết kế các hoạt động học tập, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá học tập phù hợp với nguyên lí cốt lõi của CDIO là thiết kế giảng dạy nhất quán với CĐR; Bước 4: lựa chọn phương tiện dạy học, thiết kế học liệu và môi trường học tập và Bước 5: thiết kế kế hoạch bài học. Kết quả nghiên cứu trên sinh viên cũng đánh giá cao việc triển khai thực hiện các nội dung DH của GV. SV cho rằng GV phổ biến và thực hiện đầy đủ các nội dung DH theo như đề cương đã công bố (với ĐTB=3.98, ĐLC= 0.89). Hình thức tổ chức DH cũng là một thành tố quan trọng, đảm bảo sự thành công của quá trình tổ chức DH theo phương pháp tiếp cận CDIO. Nghiên cứu thực tiễn về vấn đề này được thể hiện ở biểu đồ sau: Biều đồ 1: Hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO Kết quả trên cho thấy GV áp dụng kết hợp nhiều hình thức DH khác nhau, trong đó phổ biến là các hình thức như thuyết trình, thảo luận hoặc tranh luận (93.4 %); diễn giảng (69.4%); tham quan thực tế (50.4%). Việc sử dụng các hình thức dạy học này đã 76 TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CDIO... khơi gợi được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của SV tuy nhiên, các hình thức như phụ đạo, yêu cầu SV tự học, tự nghiên cứu chưa được áp dụng nhiều. 2.2.5. Việc áp dụng phương pháp dạy học theo CDIO Phương pháp DH cũng là một yếu tố cần được quan tâm trong quá trình tổ chức DH theo phương pháp tiếp cận CDIO. Kết quả nghiên cứu về mức độ áp dụng các phương pháp DH trong các môn học với thang đo likert 5 mức độ từ 1- hoàn toàn không áp dụng đến 5- hoàn toàn được áp dụng thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 3. Mức độ áp dụng các phương pháp dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO Stt Các phương pháp dạy học ĐTB ĐLC 1 Nhóm phương pháp DH truyền thống a Diễn giải 4.08 0.86 b Vấn đáp 3.48 0.88 c Làm mẫu - quan sát 3.03 0.95 2 Nhóm phương pháp học tập chủ động a Phương pháp DH động não 3.60 0.93 b Phương pháp DH suy nghĩ - từng cặp - chia sẻ 3.86 0.88 c Phương pháp DH học dựa trên vấn đề 3.65 0.94 d Phương pháp DH thông qua hoạt động nhóm 4.52 0.73 e Phương pháp DH đóng vai 3.46 1.05 3 Nhóm phương pháp học tập trải nghiệm a Phương pháp DH dựa vào dự án 3.39 0.91 b Phương pháp DH mô phỏng đối tượng 3.16 0.97 c Phương pháp DH nghiên cứu dựa trên các tình huống thực tế 3.82 0.84 d Phương pháp DH học tập phục vụ cộng đồng 3.28 1.07 Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhóm phương pháp được GV sử dụng trong DH theo phương pháp tiếp cận CDIO rất đa dạng. Trong đó, phương pháp được sử dụng nhiều nhất là DH thông qua hoạt động nhóm (ĐTB =4.52), phương pháp DH suy nghĩ - từng cặp - chia sẻ cũng được sử dụng phổ biến (ĐTB =3.86); phương pháp DH nghiên cứu dựa trên các tình huống thực tế (ĐTB = 3.82). Từ đây có thể khẳng định các phương pháp DH chủ động và trải nghiệm được áp dụng phổ biến tuy nhiên, phương pháp DH bằng diễn giải (thuyết giảng) một chiều vẫn được GV sử dụng khá nhiều (ĐTB=4.08). 2.2.6. Việc áp dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học theo CDIO Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình DH nhằm giúp GV khẳng định kết quả dạy học cũng như đo lường mức độ đạt được mục tiêu, CĐR của SV. 77 HÀ VĂN TÚ - HÀ THỊ HƯỜNG - TÔ THỊ THÙY LOAN Kết quả nghiên cứu cho thấy SV đã được GV phổ biến đầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt động kiểm tra, đánh giá (ĐTB = 4.01, ĐLC=0.81). GV cũng sử dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau để đánh giá kết quả học tập của SV trong quá trình DH theo phương pháp tiếp cận CDIO. Bảng 4. Mức độ áp dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá Stt Hình thức kiểm tra, đánh giá ĐTB ĐLC 1 Đánh giá quá trình 4.25 0.83 2 Kiểm tra bằng vấn đáp 3.63 1.05 3 Kiểm tra bằng viết tự luận 3.94 0.84 4 Trắc nghiệm khách quan 3.43 0.84 5 Tiểu luận 3.43 1.06 6 SV tự đánh giá 3.47 1.14 7 SV đánh giá chéo (đánh giá đồng đẳng) 4.03 0.97 8 Đánh giá thông qua hồ sơ học tập 3.52 1.13 9 Đồ án 3.52 1.12 Kết quả cho thấy hầu hết các hình thức kiểm tra, đánh giá đều được các GV kết hợp áp dụng một cách phổ biến, linh hoạt với ĐTB dao động từ 3.43 đến 4.25, trong đó hai hình thức được GV áp dụng thường xuyên nhất là Đánh giá quá trình (ĐTB=4.25) và SV đánh giá chéo (ĐTB=4.03). Đồng thời kết quả phỏng vấn sâu GV cũng cho thấy trong các môn giảng dạy theo CDIO, kết quả kiểm tra, đánh giá được tính điểm từ rất nhiều bài tập nhỏ với nhiều hình thức khác nhau. Việc đánh giá bằng nhiều bài tập và nhiều hình thức khác nhau là điểm tích cực, giúp GV đánh giá đúng thực chất năng lực của SV. Tuy nhiên, xét về mức độ hiệu quả của việc kiểm tra, đánh giá trong DH theo phương pháp tiếp cận CDIO còn hạn chế. Nhiều GV khi được phỏng vấn cho rằng việc KTĐG theo CDIO chỉ đo được tương đối kết quả so với CĐR mong đợi vì các môn học thuộc chuyên ngành Quản lý Giáo dục là khối phi kỹ thu
Tài liệu liên quan