Đấu thầu hàng hóa dịch vụ

Như đã trình bày ở trên, đấu thầu hàng hóa dịch vụ là một hoạt động thương mại, theo đó, một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).

doc12 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3194 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đấu thầu hàng hóa dịch vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1. Chủ thể tham gia đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Như đã trình bày ở trên, đấu thầu hàng hóa dịch vụ là một hoạt động thương mại, theo đó, một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu). Do đó, tham gia vào hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ bao gồm hai nhóm chủ thể chính là bên mời thầu và bên dự thầu. Bên cạnh đó, có thể có sự tham gia của các chủ thể trung gian như các nhà tư vấn, tổ chuyên gia xét thầu hoặc các chủ thể khác như chủ sở hữu nguồn vốn, đơn vị tài trợ, cho vay vốn… - Bên mời thầu là bên có nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện một công việc nào đó. Bên mời thầu có thể là chủ sở hữu vốn hoặc người được giao quyền sử dụng vốn để mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp, bên mời thầu không đồng thời là chủ sở hữu vốn thì người sở hữu vốn thực sự cũng giữ vai trò chi phối nhất định đến gói thầu. Theo quy định tại khoản 1 Điều 214 LTM năm 2005 thì không bắt buộc bên mời thầu phải là thương nhân. Song với cách hiểu, đấu thầu hành hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại nhằm mục tiêu sinh lợi như trong LTM thì bên mời thầu sẽ chủ yếu là các thương nhân để đảm bảo được mục đích trên. - Bên dự thầu (các nhà thầu), theo LTM năm 2005, là các thương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ muốn thông qua đấu thầu để dành quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ và được bên mời thầu mời tham dự. Bên dự thầu có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài có đủ điều kiện. Có nhiều thương nhân khác nhau tham gia dự thầu nhưng chỉ có thương nhân nào thắng cuộc trong quá trình đấu thầu (bên trúng thầu) mới được lựa chọn ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với bên mời thầu. Bên cạnh điều kiện tư cách chủ thể phải là thương nhân (là tổ chức kinh tế hoặc là cá nhân), bên dự thầu cũng cần có một số tiêu chuẩn như tiêu chuẩn về sự độc lập về mặt tài chính, có năng lực pháp luật dân sự, đối với thương nhân là cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ có thể xuất hiện một số chủ thể như: Các công ty tư vấn, các tổ chuyên gia…thamg gia vào các giai đoạn của quy trình tổ chức đấu thầu với tư cách là trung gian, giúp đỡ, tư vấn cho bên mời thầu trong việc lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, xét thầu…Những chủ thể này hiện chưa được Luật quy định rõ về tư cách pháp lý, quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ nhưng đã thể hiện vai trò rất quan trọng trong quá trình tổ chức và thực hiện đấu thầu. Họ giúp cho hoạt động đấu thầu được thực hiện nghiêm túc, theo đúng thủ tục luật định, kịp thời phát hiện những bất cập và đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp. Do đó, việc sớm đưa các vấn đề này vào điều chỉnh là cần thiết. 2. Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là tất cả các loại hàng hóa được phép lưu thông và dịch vụ được phép thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo khoản 2 Điều 3 LTM năm 2005, hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Đối với dịch vụ, theo khoản 4 Điều 5 LTM năm 1997, dịch vụ trong thương mại chỉ giới hạn là các dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hóa. Nhưng trong xu hướng mở cửa hiện nay, theo LTM năm 2005, có thể hiểu dịch vụ trong thương mại bao gồm tất cả các dịch vụ mà pháp luật không cấm và được thực hiện nhằm mục tiêu sinh lời. Dịch vụ hiểu theo cách tiếp cận của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của tổ chức thương mại thế giới WTO gồm 12 ngành và 155 phân ngành, được xác định dựa trên bảng phân loại các dịch vụ cơ bản của Liên hợp quốc. Vì vậy, các hoạt động đấu thầu dịch vụ như đấu thầu dịch vụ thiết kế công trình, dịch vụ xây lắp, dịch vụ tư vấn, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận chuyển…mà do các thương nhân tổ chức nhằm mục đích sinh lợi thì đều được coi là đấu thầu dịch vụ trong thương mại. 3. Hình thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Điều 215 LTM năm 2005 quy định đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo một trong hai hình thức sau: a. Đấu thầu rộng rãi: Theo điểm a khoản 1 Điều 215 LTM năm 2005: “Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu” Hình thức đấu thầu này có ưu điểm là tạo ra được một môi trường cạnh tranh giữa các nhà thầu, và bên mời thầu qua đó cũng có cơ hội lựa chọn được nhà thầu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của mình. Song do số lượng các bên dự thầu là không hạn chế nên sẽ gây khó khăn cho bên mời thầu trong việc đánh giá, chấm thầu, xét thầu. Mặt khác, chi phí đấu thầu vì thế sẽ tốn kém hơn. Để khắc phục được những nhược điểm trên, một số chủ thể thường tiến hành sơ tuyển nhà thầu trước khi tổ chức đấu thầu. Theo đó, những nhà thầu nào đáp ứng đủ điều kiện sơ tuyển cho bên mời thầu đặt ra mới lọt vào danh sách tham dự đấu thầu chính thức. Dựa vào yếu tố này, có thể chia đấu thầu rộng rãi thành đấu thầu rộng rãi sơ tuyển và đấu thầu rộng rãi không có sơ tuyển. b. Đấu thầu hạn chế Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 215 LTM năm 2005: “Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu nhất định dự thầu”. Ưu điểm của hình thức đấu thầu này là việc đánh giá, xét thầu được nhanh chóng và ít tốn kém hơn. Nhưng nhược điểm lớn nhất của hình thức này đó là không tạo ra được sự cạnh tranh tối đa giữa các bên dự thầu, do đó hiệu quả của đấu thầu có thể sẽ giảm theo. Vì vậy, khi lựa chọn hình thức đấu thầu hạn chế nên cân nhắc trước về mục đích cần đạt được. LTM năm 2005 chưa quy định về số lượng nhà thầu tối thiểu và tối đa là bao nhiêu. Tuy nhiên, Luật đấu thầu năm 2005 có quy định số lượng nhà thầu tối thiểu tham dự đấu thầu hạn chế là từ năm nhà thầu trở lên, nhằm đảm bảo quá trình cạnh tranh giữa các nhà thầu. Khoản 2 Điều 215 LTM năm 2005 quy định rõ: “Việc chọn hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế do bên mời thầu quyết định.” Do đó, các chủ thể khi thực hiện tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ hoàn toàn có quyền quyết định hình thức đấu thầu sẽ áp dụng mà không chịu sự chi phối của bất kỳ chủ thể nào khác. 4. Phương thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Theo quy định tại Điều 216 LTM năm 2005: “Phương thức đấu thầu bao gồm đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ. Bên mời thầu có quyền lựa chọn phương thức đấu thầu và phải thông báo trước cho các bên dự thầu”. a. Đấu thầu một túi hồ sơ: Là phương thức đấu thầu theo đó, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và việc mở thầu được tiến hành một lần. b. Đấu thầu hai túi hồ sơ: Là phương thức đấu thầu theo đó, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng biệt được nộp trong cùng một thời điểm và việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước. Quy định về phương thức đấu thầu là một quy định mới của LTM năm 2005. Tuy nhiên, so với những quy định về phương thức đấu thầu được quy định trong Luật đấu thầu năm 2005 thì quy định của LTM năm 2005 còn khá sơ sài, chưa cụ thể về các trường hợp áp dụng chúng trên thực tế. Bên cạnh đó, Luật đấu thầu năm 2005 còn quy định thêm phương thức đấu thầu một giai đoạn và đấu thầu hai giai đoạn. 5. Các nguyên tắc trong đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Nguyên tắc trong đấu thầu là những tư tưởng chỉ đạo được rút ra từ những quy định pháp luật về đấu thầu do tổ chức có thẩm quyền ban hành, trên một bình diện nào đó, buộc các bên tham gia quan hệ đấu thầu phải tuên theo. Về cơ bản, mọi hoạt động đấu thầu nói chung, trong đó có đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, phải được thực hiện dựa vào các nguyên tắc sau: a. Nguyên tắc coi trọng tính hiệu quả Tính hiệu quả luôn được coi là mục tiêu hàng đầu khi thực hiện đấu thầu nói chung cũng như đấu thầu hàng hóa, dịch vụ nói riêng. Các gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phải được tiến hành trên cơ sở tính toán kỹ về hiệu quả kinh tế - xã hội mà nó mang lại. Bên mời thầu vì thế chỉ nên tổ chức đấu thầu khi chứng minh được việc áp dụng đấu thầu sẽ đạt hiệu quả cao hơn các hình thức mua sắm hàng hóa, dịch vụ khác. Không được lợi dụng hình thức đấu thầu để thu lợi bất chính cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Khi tổ chức đấu thầu cũng phải xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của từng gói thầu để lựa chọn hình thức và phương thức đấu thầu sao cho có hiệu quả nhất. b. Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiên ngang nhau. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đưa ra các cơ hội ngang nhau cho tất cả các nhà thầu. Nội dung của nguyên tắc này yêu cầu mỗi gói thầu phải có sự tham dự của một số lượng nhà thầu nhất định có năng lực, đủ để đảm bảo sự cạnh tranh giữa các nhà thầu. Những điều kiện mà bên mời thầu đưa ra, những thông tin cung cấp cho các nhà thầu phải ngang bằng nhau, tạo sự bình đẳng về cơ hội cho mỗi nhà thầu. Hồ sơ mời thầu không được đưa ra các yêu cầu mang tính định hướng như về xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa, về thương hiệu cụ thể nhằm ngăn cản sự tham gia của các nhà thầu. Bên mời thầu cũng không được phân biệt đối xử trong việc xem xét, đánh giá hồ sơ dự thầu giữa những người dự thầu hợp lệ. Tuy nhiên, pháp luật của hầu hết các nước vẫn có những quy định ưu đãi đối với nhà thầu trong nước. Đó không phải là sự phân biệt đối xử mà chính là để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng với các nhà thầu nước ngoài có kinh nghiệm và năng lực lớn hơn. c. Nguyên tắc thông tin đầy đủ, công khai. Xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh, hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cần dựa trên nguyên tắc công khai và thông tin đầy đủ. Ngay từ giai đoạn mời thầu, các dữ liệu liên quan đến gói thầu phải được bên mời thầu cung cấp với các thông tin chi tiết rõ ràng về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu chất lượng, giá cả và điều kiện hợp đồng (kể cả những sửa đổi, bổ sung nếu có) để các nhà thầu xem xét khả năng đáp ứng của mình. Thông báo mời thầu phải được đăng tài công khai trên các thông tin đại chúng đối với đấu thầu rộng rãi và công khai với các nhà thầu đối với đấu thầu hạn chế. Việc mở thầu cũng phải công khai. Các nhà thầu đã tham gia đấu thầu phải tới dự. Những nội dung cơ bản của từng hồ sơ dự thầu phải công bố công khai ngay khi mở thầu và được ghi vào biên bản mở thầu. Việc tiến hành nghiêm túc nguyên tắc này sẽ góp phần tạo nên sự thành công cho cuộc đấu thầu. d. Nguyên tắc bảo mật thông tin đấu thầu. Tính chất cạnh tranh gay gắt giữa bên dự thầu với mục đích trở thành người cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên mời thầu khiến cho việc bảo mật thông tin đấu thầu được coi như là một nguyên tắc bất khả xâm phạm. Theo đó, bên mời thầu phải bảo mật hồ sơ dự thầu, các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tổ chức đấu thầu và xét chọn đấu thầu phải giữ bí mật mọi thông tin liên quan. Tất cả các hành vi làm tiết lộ thông tin đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. đ. Nguyên tắc đánh giá khách quan, công bằng. Nguyên tắc này thể hiện ở việc các hồ sơ dụ thầu hợp lệ đều phải được xem xét, đánh giá khách quan, công bằng với cùng một tiêu chuẩn như nhau và bởi một hội đồng xét thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và tư cách. Những tiêu chí đánh giá hồ sơ, tiêu chuẩn xét thầu phải được công bố trước trong hồ sơ mời thầu và bên mời thầu không được tự ý thay đổi trong quá trình xét thầu. Mọi lý do của việc hồ sơ dụ thầu được chọn hay bị loại đều phải được giải thích rõ ràng bằng văn bản cho các nhà thầu biết khi có yêu cầu của nhà thầu. e. Nguyên tắc bảo đảm dự thầu hoặc bảo đảm thực hiện hợp đồng. Theo nguyên tắc này, các bên khi tham dự đấu thầu phải nộp một khoản tiền bảo đảm dự thầu kèm theo hồ sơ mời thầu. Khoản tiền này sẽ được trả lại cho những nhà thầu thua cuộc trong một khoảng thời gian nhất định sau khi quá trình đấu thầu kết thúc. Còn đối với nhà thầu thằng cuộc, khoản tiền này sẽ được trả sau khi nhà thầu thực hiện nộp tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm tránh tình trạng các nhà thầu thay đổi ý định sau khi đã dự thầu hoặc đã ký kết hợp đồng, loại bỏ những nhà thầu thiếu nghiêm túc, bảo đảm được lợi ích cho bên mời thầu. 6. Trình tự và thủ tục đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Theo quy định từ Điều 217 đến Điều 232 LTM năm 2005, trình tự và thủ tục đấu thầu hàng hóa, dịch vụ bao gồm những bước: a. Mời thầu: Mời thầu là việc bên mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ đưa ra lời đề nghị mua hàng, dịch vụ kèm theo những điều kiện cụ thể của việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu đến nhiều người bán hàng theo thủ tục đấu thầu. Để tiến hàng đấu thầu, bên mời thầu phải chuẩn bị các công việc sau: * Sơ tuyển nhà thầu: Điều 217 LTM năm 2005 quy định: “Bên mời thầu có thể tổ chức sơ tuyển các bên dự thầu nhằm lựa chọn những bên dự thầu có khả năng đáp ứng các điều kiện mà bên mời thầu đưa ra.” Trên thực tế, việc sơ tuyển nhà thầu thường được áp dụng trong những trường hợp: Đối với các gói thầu có giá trị lớn hoặc hàng hóa dịch vụ có yêu cầu phức tạp về công nghệ, tiêu chuẩn; hoặc trong những trường hợp mà chi phí cao cho việc chuẩn bị hồ sơ có thể khiến các nhà thầu ngần ngại tham dự; hoặc thời gian và chi phí cho việc đánh giá tất cả các hồ sơ dự thầu là quá lớn không tương xứng với giá trị gói thầu thì trước khi phát hành hồ sơ mời thầu chính thức, bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển nhà thầu. Mục đích của việc sơ tuyển nhà thầu là nhằm đảm bảo thư mời thầu sẽ được giới hạn trong phạm vi những nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu. Thư mời sơ tuyển được thông báo một cách không hạn chế tới tất cả các nhà thầu muốn tham gia sơ tuyển. Nội dung của hồ sơ mời sơ tuyển phải thể hiện được đầy đủ các thông tin về quy mô gói thầu, đặc điểm chi tiết về kỹ thuật và các yêu cầu cụ thể khác đối với hàng hóa, dịch vụ được cung cấp…Sau khi phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, cần dành một khoảng thời gian thỏa đáng để các nhà thầu nộp hồ sơ dự tuyển. * Chuẩn bị hồ sơ mời thầu. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ các tài liệu sử dụng cho đấu thầu, là một trong những yếu tố căn bản quyết định chất lượng và hiệu quả của gói thầu, do đó, công việc tạo lập hồ sơ mời thầu cần được đặc biệt coi trọng. Theo khoản 1 Điều 218 LTM năm 2005, hồ sơ mời thầu bao gồm: “Thông báo mời thầu; Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu; Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu; Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.” Để đảm bảo tính minh bạch và cơ hội cạnh tranh tối đa cho các nhà thầu, hồ sơ mời thầu càng rõ ràng càng tốt và cần đảm bảo các yêu cầu sau: Cung cấp được tất cả các thông tin cần thiết về đấu thầu để nhà thầu có cơ sở chuẩn bị hồ sơ dự thầu; Giải thích rõ nội dung các tài liệu trong hồ sơ mời thầu; Nói rõ phương pháp đánh giá và điều kiện xét thầu cũng như các yếu tố hoặc cơ sở sẽ được dùng để so sánh các hồ sơ dự thầu. * Thông báo mời thầu. Thông báo mời thầu là thông báo về việc đấu thầu do bên mời thầu thực hiện nhằm thu hút các nhà thầu tham gia vào quá trình đấu thầu. Theo khoản 1 Điều 219 LTM năm 2005: Thông báo mời thầu gồm các nội dung chủ yếu sau đây: - Tên, địa chỉ của bên mời thầu; - Tóm tắt nội dung đấu thầu; - Thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu; - Thời hạn, địa điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu; - Những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu. Thông báo mời thầu phải phù hợp với hình thức đấu thầu. Theo khoản 2 Điều 219 LTM năm 2005: “Bên mời thầu có trách nhiệm thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thông báo mời đăng ký dự thầu đến các nhà thầu đủ điều kiện trong trường hợp đấu thầu hạn chế.” LTM năm 2005 đã chú trọng hơn đến trách nhiệm của bên mời thầu trong việc thông báo đấu thầu. Quy định rõ nội dung của thông báo mời thầu cũng như cách thức gửi thông báo mời thầu tương ứng với từng hình thức đấu thầu cụ thể. b. Dự thầu Sau khi có thông báo dự thầu, những nhà thầu quan tâm đến gói thầu hoặc đã ở trong danh sách sơ tuyển sẽ làm thủ tục dự thầu thông qua việc nộp hồ sơ dự thầu. Bên mời thầu có trách nhiệm chỉ dẫn cho bên dự thầu về các điều kiện dự thầu, các thủ tục được áp dụng trong quá trình đấu thầu và giải đáp các câu hỏi của bên dự thầu (Điều 220 LTM năm 2005). Hồ sơ dự thầu bao gồm các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và phải thể hiện được đầy đủ các nội dung sau: Các khía cạnh hành chính, pháp lý của nhà thầu; Các đề xuất về kỹ thuật, tiêu chuẩn; Các đề xuất về thương mại, tài chính. Hồ sơ dự thầu phải được niêm phong, trên túi hồ sơ phải ghi rõ tên gói thầu, tên dự án, tên và địa chỉ nhà thầu…Hồ sơ dự thầu được nộp trực tiếp cho bên mời thầu hoặc được gửi bằng đường bưu điện theo địa chỉ ghi trong hồ sơ mời thầu và phải trước thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu có trách nhiệm quản lý nghiêm ngặt theo chế độ bảo mật trước, trong và sau khi mở thầu. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức đấu thầu và xét chọn thầu phải giữ bí mật thông tin liên quan đến việc đấu thầu (Điều 221 và Điều 223 LTM năm 2005). Khi dự thầu, nhà thầu phải thực hiện việc bảo đảm dự thầu dưới hình thức đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu. So với LTM năm 1997, LTM năm 2005 đã bổ sung thêm hai hình thức bảo đảm là đặt cọc và bảo lãnh dự thầu, giúp cho các nhà thầu thuận tiện hơn khi tham gia dự thầu. c. Mở thầu Theo quy định tại Điều 224 LTM năm 2005: “Mở thầu là việc tổ chức mở hồ sơ dự thầu tại thời điểm đ• được ấn định hoặc trong trường hợp không có thời điểm được ấn định trước thì thời điểm mở thầu là ngay sau khi đóng thầu.” Quy định về trường hợp không có thời điểm được ấn định trước là một điểm mới của LTM năm 2005, tạo nên sự chặt chẽ và thống nhất khi áp dụng luật, tránh được tranh chấp liên quan đến việc xác định thời điểm mở thầu. Những hồ sơ dự thầu đúng hạn phải được bên mời thầu mở công khai.Các bên dự thầu có quyền tham dự mở thầu. Trình tự mở thầu được tiến hành với các bước sau: Thông báo thành phần tham dự; Thông báo số lượng và tên các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu; Kiểm tra, niêm phong các hồ sơ dự thầu; Mở lần lượt các túi hồ sơ dự thầu, kể cả các túi hồ sơ thay thế (nếu có), nếu sự thay thế đó đã được chấp nhận và ghi lại vào biên bản mở thầu các nội dung chủ yếu; Tổ chuyên gia hoặc bên mời thầu ký xác nhận vào từng trang bản chính các tài liệu trong hồ sơ dự thầu để làm cơ sở cho việc đánh giá; Thông qua biên bản mở thầu. Sau khi đã mở thầu, các bên dự thầu không được sửa đổi hồ sơ dự thầu. d. Xét thầu Xét thầu là việc đánh giá, xếp loại hồ sơ dự thầu để chọn nhà thầu trúng thầu. Điều 227 LTM năm 2005 quy định: “Hồ sơ dự thầu được đánh giá và so sánh theo từng tiêu chuẩn làm căn cứ để đánh giá toàn diện. Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu do bên mời thầu quy định. Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này được đánh giá bằng phương pháp cho điểm theo thang điểm hoặc phương pháp khác đã được ấn định trước khi mở thầu”. Đây là những quy định rất ngắn gọn, khái quát với mục đích tăng tính chủ động cho các chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ khỏi sự ràng buộc của những quy định pháp luật trước đó. Hồ sơ dự thầu được đánh giá theo hai mức độ là đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết. đ. Xếp hạng và lựa chọn nhà thầu. Căn cứ vào kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải xếp hạng và lựa chọn các bên dự thầu theo phương pháp đã được ấn định. Nhà thầu nào có hồ sơ hợp lệ, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, có giá đánh giá thấp nhất (không nhất thiết phải là hồ sơ có giá dự thầu thấp nhất) sẽ trúng thầu. Giá đánh giá không được vượt quá giá gói thầu đã dự kiến hoặc đã được phê duyệt. Trong trường hợp có nhiều bên tham gia dự thầu có số điểm, tiêu chuẩn trúng thầu ngang nhau thì bên mời thầu có quyền lựa chọn nhà thầu (khoản 2 Điều 229 LTM năm 2005). Với quy định này, LTM năm 2005 đã loại bỏ các quy định về quyền ưu tiên nhà thầu trong nước của các văn bản trước đó,