Dạy học các phép tính với số tự nhiên ở Lớp 4 đáp ứng yêu cầu của chương trình môn Toán tiểu học mới

Abstract: The new Math curriculum is innovated a lot and It needs research to be implemented in the school. The article presents perspective and proposes a process of designing and organizing teaching activities of calculations with natural numbers in grade 4 meet the requirements of the new elementary Math curriculum, contributing to help elementary teachers visualize, master and flexibly apply in the implementation of the curriculum and new textbooks.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học các phép tính với số tự nhiên ở Lớp 4 đáp ứng yêu cầu của chương trình môn Toán tiểu học mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 471 (Kì 1 - 2/2020), tr 31-35; 17 31 Email: hanhpth@hpu2.edu.vn DẠY HỌC CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN Ở LỚP 4 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN TIỂU HỌC MỚI Phạm Thị Hồng Hạnh - Nguyễn Thị Phương Nga Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Ngày nhận bài: 10/9/2010; ngày chỉnh sửa: 15/10/2019; ngày duyệt đăng: 24/10/2019. Abstract: The new Math curriculum is innovated a lot and It needs research to be implemented in the school. The article presents perspective and proposes a process of designing and organizing teaching activities of calculations with natural numbers in grade 4 meet the requirements of the new elementary Math curriculum, contributing to help elementary teachers visualize, master and flexibly apply in the implementation of the curriculum and new textbooks. Keywords: Calculations with natural numbers in grade 4, teaching activity, designing and organizing. 1. Mở đầu Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) tổng thể nêu rõ “mục tiêu CTGDPT xác định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực (NL) của học sinh (HS) ở từng cấp học; mục tiêu chương trình môn học xác định những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hướng đến hình thành những phẩm chất, NL đặc thù môn học và các phẩm chất, NL khác ở từng lớp, từng cấp học, coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục, là căn cứ để chỉ đạo, giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông” [1; tr 7]. Trong Chương trình môn Toán mới cấp tiểu học (CTMTTH mới), nội dung số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên chiếm thời lượng lớn nhất, giữ vai trò quan trọng, là cơ sở giúp HS học tập các nội dung toán học sau này [2]. Dạy học môn Toán theo CTGDPT mới phải đảm bảo tính tích hợp, phân hoá, nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, NL của HS. Hiện nay, các trường Tiểu học khá coi trọng việc dạy học theo định hướng phát triển NL cho HS đặc biệt là NL Toán học. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều HS lúng túng trong việc vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tế; nhiều giáo viên (GV) vẫn sử dụng phương pháp dạy học thiên về thông báo kiến thức mà chưa biết cách dạy học nhằm phát triển NL Toán học của HS - một yêu cầu cơ bản của việc dạy học theo chương trình giáo dục tiểu học mới. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra quan điểm dạy học các phép tính với số tự nhiên ở lớp 4 đáp ứng yêu cầu của CTMTTH mới; đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức dạy học các phép tính với số tự nhiên ở lớp 4 và ví dụ minh họa giúp GV tiểu học nắm vững và chuẩn bị triển khai vận dụng vào dạy học môn Toán trong quá trình triển khai chương trình và sách giáo khoa mới sắp tới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan niệm về năng lực toán học của học sinh Tiểu học Theo Blomhoej & Jensen, NL toán học là khả năng sẵn sàng hành động để đáp ứng với thách thức toán học của các tình huống nhất định [3; tr 45]. Theo Trần Kiều, các NL cần hình thành và phát triển cho người học qua dạy học môn Toán trong trường phổ thông Việt Nam là: NL tư duy; NL giải quyết vấn đề; NL mô hình hóa toán học; NL giao tiếp; NL sử dụng các công cụ, phương tiện học toán; NL học tập độc lập và hợp tác [4]. Theo CTGDPT môn Toán, NL toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: NL tư duy và lập luận toán học; NL mô hình hoá toán học; NL giải quyết vấn đề toán học; NL giao tiếp toán học; NL sử dụng công cụ, phương tiện toán học [2]. Từ các yêu cầu cần đạt được về NL toán học của HS phổ thông [2; tr 10-15], ta có thể thấy các NL toán học của HS tiểu học đều ở mức độ ban đầu, đơn giản phù hợp với đặc điểm tâm lí và nhận thức của HS tiểu học. Các yêu cầu này đòi hỏi HS không chỉ có kiến thức và kĩ năng toán học mà còn có khả năng vận dụng các thao tác tư duy, suy luận; tính toán, ước lượng sử dụng các công cụ tính toán, dụng cụ đo, đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có nội dung toán học, đưa toán học vào phục vụ cuộc sống và giải quyết các tình huống thực tiễn. 2.2. Quan điểm dạy học các phép tính với số tự nhiên ở lớp 4 đáp ứng yêu cầu của chương trình môn Toán Tiểu học mới 2.2.1. Mục tiêu dạy học Mục tiêu chung: - Góp phần hình thành và phát triển NL toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn được các phép toán và công thức với số tự nhiên ở lớp 4 để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý VJE Tạp chí Giáo dục, Số 471 (Kì 1 - 2/2020), tr 31-35; 17 32 tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về các phép tính với số tự nhiên; Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần giúp HS có những hiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội. Mục tiêu cụ thể: - Thực hiện được các phép cộng, phép trừ các số tự nhiên có nhiều chữ số (có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp); - Thực hiện được phép nhân, phép chia cho số có không quá hai chữ số. - Tính được số trung bình cộng của hai hay nhiều số; - Thực hiện được phép nhân với 10; 100; 1000;... và phép chia cho 10; 100; 1000;... - Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng, phép trừ, phép nhân và mối quan hệ giữa chúng trong thực hành tính toán; để tính giá trị của biểu thức; tính nhẩm và tính bằng cách thuận tiện nhất; - Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có đến hai hoặc ba bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học). 2.2.2. Nội dung dạy học Theo mạch phát triển của CTGDPT môn Toán, nội dung dạy học các phép tính với số tự nhiên ở lớp 4 được quy định cụ thể trong bảng sau: Có thể thấy rằng, nội dung dạy học các phép tính với số tự nhiên ở lớp 4 theo CTMTTH mới kế thừa những nội dung cơ bản tương ứng trong chương trình hiện hành. Thời lượng dạy học khoảng 50 tiết, hầu như không có sự thay đổi so với hiện hành. Tuy nhiên, nội dung có sự thay đổi như sau: - CTMTTH mới yêu cầu thực hiện phép tính nhân, chia với số có không quá 2 chữ số thay vì nhân, chia với các số đến 3 chữ số như chương trình hiện hành. - Nội dung chia một số với một tích, chia một tích cho một số và nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9 không còn xuất hiện ở CTMTTH mới; - CTMTTH mới tăng cường và chú trọng thêm về các nội dung tính nhẩm và các bài toán vận dụng kiến thức vào thực tế. Từ những thay đổi trên cho thấy CTMTTH mới đã giảm độ khó của kĩ thuật tính viết; chú ý hơn về rèn kĩ năng tính nhẩm và tăng cường thêm các nội dung luyện tập, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Từ đó, tập trung phát triển các NL Toán học cho HS. 2.2.3. Định hướng về phương pháp dạy học Tham khảo các tài liệu [2], [5], [6], [7], [8], [9], việc lựa chọn phương pháp dạy học các phép tính với số tự Bảng 1: Nội dung dạy học các phép tính với số tự nhiên [2; tr 35] Nội dung Yêu cầu cần đạt Phép cộng, phép trừ - Thực hiện được các phép cộng, phép trừ các số tự nhiên có nhiều chữ số (có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp). - Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng và quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong thực hành tính toán. Phép nhân, phép chia - Tính được số trung bình cộng của hai hay nhiều số. - Thực hiện được phép nhân với các số có không quá hai chữ số. - Thực hiện được phép chia cho số có không quá hai chữ số. - Thực hiện được phép nhân với 10; 100; 1000;... và phép chia cho 10; 100; 1000;... - Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân và mối quan hệ giữa phép nhân với phép chia trong thực hành tính toán. Tính nhẩm - Vận dụng được tính chất của phép tính để tính nhẩm và tính bằng cách thuận tiện nhất. - Ước lượng được trong những tính toán đơn giản (ví dụ: chia 572 cho 21 thì được thương không thể là 30). Biểu thức số và biểu thức chữ - Làm quen với biểu thức chứa một, hai, ba chữ và tính được giá trị của biểu thức chứa một, hai, hoặc ba chữ (trường hợp đơn giản). Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính giá trị của biểu thức. Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có đến hai hoặc ba bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến thành phần và kết quả của phép tính; liên quan đến các mối quan hệ so sánh trực tiếp hoặc các mối quan hệ phụ thuộc trực tiếp và đơn giản (ví dụ: bài toán liên quan đến tìm số trung bình cộng của hai số; tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; bài toán liên quan đến rút về đơn vị). VJE Tạp chí Giáo dục, Số 471 (Kì 1 - 2/2020), tr 31-35; 17 33 nhiên ở lớp 4 trong Chương trình tiểu học mới cần đáp ứng các yêu cầu sau đây: - Đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó, luôn coi trọng tính logic của khoa học toán học và cần chú ý cách tiếp cận dựa trên vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của HS lớp 4. - Đảm bảo phát huy tính tích cực, tự giác, chú ý nhu cầu, NL nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân HS; tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trong đó HS được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề. - Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức các phép tính với số tự nhiên ở lớp 4 vào thực tiễn; tăng cường tích hợp nội dung dạy học các phép tính này với tri thức của các ngành khoa học khác. - Sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học, các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung tiết học, bài học và đối tượng HS lớp 4; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả. - Góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất như tính kỉ luật, kiên trì, chủ động, linh hoạt, độc lập; hứng thú và niềm tin học tập cho HS; góp phần hình thành và phát triển NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS. Như vậy, có thể thấy, dạy học các phép tính với số tự nhiên ở lớp 4 đáp ứng yêu cầu CTMTTH mới chính là dạy học theo định hướng phát triển NL HS kết hợp với dạy học phân hóa, dạy học tích hợp. Việc dạy học này phải được thiết kế dựa trên đặc điểm, nhu cầu, mong muốn, khả năng của người học và phát huy được tính chủ động, tích cực và tự giác của HS. Các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng linh hoạt kết hợp với các PPDH truyền thống tùy theo tình huống dạy học cụ thể. Các hình thức tổ chức dạy học được thay đổi tùy theo nội dung, mục đích, đối tượng của quá trình dạy học từng bài cụ thể của chủ đề này. Chú trọng kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp với các hoạt động thực hành, trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, đời sống. Từ đó, giúp HS phát triển các NL toán học, đồng thời hình thành và phát triển các phẩm chất như tính kiên trì, kỉ luật, chủ động, độc lập, linh hoạt; niềm tin và hứng thú hứng thú, sẵn sàng khám phá, tìm tòi, học hỏi để thành công trong học tập. 2.3. Thiết kế và tổ chức dạy học các phép tính với số tự nhiên ở lớp 4 đáp ứng yêu cầu của chương trình toán tiểu học mới 2.3.1. Cấu trúc bài học Theo quan điểm Dạy học các phép tính với số tự nhiên ở lớp 4 đáp ứng yêu cầu CTMTTH mới (mục 2.3.5), GV có thể cấu trúc 1 bài dạy học gồm 4 hoạt động chủ yếu sau: - Hoạt động 1: Khởi động (là hoạt động thiết kế dựa trên vốn kiến thức, kinh nghiệm sẵn có của HS; việc thực hiện hoạt động khởi động giúp HS có hứng thú học tập, thôi thúc quá trình khám phá và tìm tòi kiến thức mới ở HS. - Hoạt động 2: Phân tích, khám phá, rút ra bài học (HS huy động các kiến thức, thảo luận, hợp tác với với nhau để thu nhận kiến thức mới; sau khi HS đã tìm ra kiến thức mới, GV cần chuẩn hóa lại kiến thức sau đó yêu cầu HS rút ra bài học) - Hoạt động 3: Thực hành, luyện tập (là hoạt động giúp HS củng cố cách kiến thức, kĩ năng vừa học; huy động, liên kết chúng với các kiến thức đã học trước đó để giải quyết vấn đề. - Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (là các hoạt động mà HS cần vận dụng các kiến thức vừa học vào giải quyết các tình huống thực tiễn hay dự án học tập nào đó). 2.3.2. Quy trình thiết kế và tổ chức dạy Có thể dạy học các phép tính với số tự nhiên ở lớp 4 đáp ứng yêu cầu CTMTTH mới như sau: Bước 1: Nghiên cứu bài học. Ở bước này, GV tập trung nghiên cứu bài học căn cứ vào nội dung CT, sách giáo khoa Toán lớp 4, các ứng dụng của kiến thức bài học trong thực tiễn, các kiến thức có liên quan, để xác định mục tiêu của bài học. Trong quá trình nghiên cứu bài học, GV tập trung trả lời các câu hỏi sau: HS có được những kiến thức, kĩ năng, NL, phẩm chất gì sau khi học bài học này? HS đã có những kiến thức nào và vốn kinh nghiệm thực tiễn gì liên quan đến kiến thức bài học? HS có thuận lợi và khó khăn gì khi học bài này? HS được rèn luyện và củng cố kiến thức, NL gì qua mỗi bài tập? HS vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn như thế nào? Bước 2: Thiết kế các hoạt động học tập. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu bài học, GV thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng HS. Bước 3: Thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức dạy học. - Nội dung kế hoạch bài học có thể thực hiện theo tiến trình: Mục tiêu; Chuẩn bị của GV và HS; Các hoạt động dạy học chủ yếu; Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển NL cho HS; Tổ chức các hoạt động dạy học, đảm bảo đạt mục tiêu bài học và tạo hứng thú học tập cho HS. Bước 4: Đánh giá và điều chỉnh. Sau khi tổ chức dạy học, GV tự đánh kế hoạch bài học kết hợp với đánh giá VJE Tạp chí Giáo dục, Số 471 (Kì 1 - 2/2020), tr 31-35; 17 34 của đồng nghiệp hoặc chuyên gia; Điều chỉnh kế hoạch bài học, hoạt động dạy học nếu cần. Dưới đây là một ví dụ trình bày cho một số hoạt động cơ bản của một kế hoạch dạy học được thiết kế dựa trên những trình bày ở trên: Bài học “Nhân một số với một hiệu”. Mục tiêu dạy học: Sau khi học xong bài này, HS có thể làm được: - Thực hiện đúng phép nhân một số với một hiệu; - Phát biểu được quy tắc nhân một số với một hiệu; - Lấy được ví dụ về phép Toán nhân một số với một hiệu; - Vận dụng được kiến thức về nhân một số với một hiệu vào giải một số bài toán có lời văn và một số tình huống thực tiễn đơn giản. - HS có cơ hội phát triển NL: NL Tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề, NL giao tiếp toán học; NL mô hình hoá toán học. Chuẩn bị: - Chuẩn bị của GV: Video về chuồng thỏ; Phiếu học tập; Máy tính, máy chiếu. - Chuẩn bị của HS: Sách, vở; Đồ dùng học tập; Thẻ có chữ đúng, sai. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Khởi động GV: Cho HS xem video về trang trại nuôi thỏ (video chiếu một trang trại gồm ba chuồng thỏ, mỗi chuồng gồm 5 con thỏ. Sau đó bắt đi mỗi chuồng 2 con thỏ). Câu hỏi: Yêu cầu HS quan sát và xác định số thỏ còn lại trong trang trại. HS: Trình bày kết quả xác định được. GV: Phân tích, nhận xét và kết luận ghi lên bảng các cách tính số thỏ còn lại. Sau đó, GV dẫn dắt sang hoạt động 2. - Sản phẩm: HS tìm được số thỏ còn lại trong trang trại: 3× (5-2) = 9 con. Hoạt động 2: Hình thành quy tắc nhân một số với một hiệu GV: Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập. Yêu cầu một HS hoàn thành bảng phụ. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Họ và tên: 1. Tính: 34 × 60 + 34 × 40 = . 2. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau: 3 × (7 – 5 ) = ... 3 × 7 – 3 × 5 = HS: 01 bạn nhận xét bài của bạn làm trên bảng phụ. GV: Giới thiệu đây là biểu thức 3 nhân với hiệu của hai số 7 và 5, phép toán này gọi là phép nhân một số với một hiệu. GV: Để nhân một số với một hiệu, ta làm thế nào? HS: Thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời sau đó phát biểu quy tắc nhận một số với một hiệu. GV: Chính xác hoá câu trả lời và phát biểu quy tắc: Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau. - Sản phẩm: Lời giải 2 bài tập trên phiếu; Nhận xét được giá trị của hai biểu thức trong phiếu bài tập là bằng nhau; Phát biểu được quy tắc nhân một số với một hiệu. Hoạt động 3: Thực hành, luyện tập Hoạt động 3.1: Thể hiện quy tắc nhân một số với một hiệu GV: Phát phiếu học tập số 2, yêu cầu cá nhân HS làm trong 2 phút HS: Thực hiện phép tính và phát hiện ra phép tính cuối không thực hiện được. GV: Yêu cầu 2 HS đổi chéo bài làm cho nhau, sau đó gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc kết quả. GV chính xác kết quả. Sau đó yêu cầu HS chấm chéo, hội ý trao đổi về kết quả. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 471 (Kì 1 - 2/2020), tr 31-35; 17 35 Hoạt động 3.2. Trò chơi: “Ai Nhanh nhất” Chuẩn bị: GV chuẩn bị 05 phép toán để HS đoán; HS chuẩn bị thẻ đúng, sai. Luật chơi: GV chia lớp thành 4 đội; Khi GV đưa ra các biểu thức, các đội nhanh chóng suy nghĩ và giơ thẻ. Nếu biểu thức đúng thì giơ thẻ có chữ “Đúng”, nếu biểu thức sai thì giơ thẻ có chữ “Sai”; Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 60 giây. Đội nào giơ thẻ nhanh nhất và trả lời đúng trong mỗi câu hỏi được cộng 1 điểm. Kết thúc trò chơi, đội nào được nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng. Hoạt động 3.3. Giải bài toán có lời văn Bài toán: Một cửa hàng bán táo có 50 giá để táo, mỗi giá để táo có 145 quả. Cửa hàng đã bán hết 10 giá. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu quả táo? Hãy giải bài toán bằng 2 cách. HS: Hoạt động nhóm tìm hiểu bài toán và cách giải. Lời giải mong đợi: GV: Yêu cầu HS so sánh hai cách giải với nhau từ đó nhận xét về việc sử dụng quy tắc nhân một số với một hiệu vào giải toán sẽ có ưu điểm, nhược điểm gì? HS: Thảo luận và trả lời. GV: Chính xác hoá câu trả lời. - Sản phẩm hoạt động 3: Bài giải trên phiếu bài tập; các kết quả đúng HS đưa ra khi chơi trò chơi; 02 lời giải cho bài toán có lời văn. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn GV: Đưa ra tình huống: Cuối tuần, mẹ đưa bạn Lan ra hiệu sách chơi. Hai mẹ con mua tất cả 7 quyển vở. Khi thanh toán cô bán hàng báo giá mỗi quyển vở là 19.000 đồng. Cô vừa nói xong Lan liền xin mẹ 133.000 đồng gửi cô. Mẹ ngạc nhiên vì bạn Lan tính rất nhanh. Lan nói với mẹ cách tính nhẩm, mẹ rất vui. Các em cho cô biết bạn Lan tính cách nào mà nhanh vậy? Số tiền Lan tính có đúng không? HS: Hoạt động nhóm tìm hiểu tình huống và trả lời. Câu trả lời mong đợi: Cách bé Lan tính nhẩm ra số tiền là: 7 × 19.000 = 7 × (20.000 – 1000) = 7 × 20.000 – 7.000 = 140.000 – 7.000 = 133.000 (đồng). Số tiền Lan tính hoàn toàn đúng. Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm. Hoạt động 5. Củng cố GV: Yêu cầu một HS tóm tắt hoặc nhắc lại nội dung chính của bài học. HS: Trả lời câu hỏi. GV: Chính xác câu trả lời. Sau đó giao nhiệm vụ về nhà cho HS: Nhiệm vụ 1: Tính nhanh: A = 1995 × 199 – 1995 × 99; B = 2019 × 99. Nhiệm vụ 2: Yêu cầu HS về nhà tìm trong thực tiễn tình huống, bài toán có sử dụng nhân một số với một hiệu và giải thích cho người thân cách làm ra kết quả. (Xem tiếp trang 17) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Họ và tên: .. Tính giá trị biểu thức, sau đó viết vào ô trống: a b c a × (b – c) a ×b – a × c 3 7 3 6 9 5 8 5 5 7 12 15 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 471 (Kì 1 - 2/2020), tr 12-17 17 HCÉRES. Quyết tâm xây dựng một trường đại học đẳng cấp và chất lượng quốc tế của lãnh đạo nhà trường và tổ chức hoạt động quản trị đại học đúng hướng, hiệu quả là nhân tố cốt lõi. Ngoài ra, sự nỗ lực kh
Tài liệu liên quan