1. Mở đầu
Theo quan niệm về dạy học kiến tạo, học sinh (HS) học bằng cách đặt mình vào trong một
môi trường tích cực, phát hiện ra vấn đề, giải quyết vấn đề bằng cách đồng hoá hay điều ứng những
kiến thức và kinh nghiệm đã có cho tương thích với những tình huống mới, từ đó xây dựng nên
những kiến thức mới cho bản thân.
Khái quát hoá là hoạt động tư duy nhằm tóm lược, quy vào những điểm chung nhất cho
nhiều sự vật, sự việc, hiện tượng. Trong dạy học một công thức tính toán, định lí, giáo viên (GV)
có thể dùng phương pháp đặc biệt hoá: cho HS tìm công thức trong một số trường hợp riêng. Sau
đó, trên cơ sở thống kê các kết quả, GV hướng dẫn HS tìm công thức tính tổng quát - định lí đó. Ở
đây, khái quát hoá là một hoạt động tư duy giúp HS kiến tạo tri thức. Dạy học theo hướng này, một
mặt phát huy được tính tích cực học tập của HS một mặt rèn luyện cho HS sinh khả năng và thói
quen giải quyết vấn đề trong môn Toán cũng như trong cuộc sống: Khi đứng trước một vấn đề cần
giải quyết, có thể chia nhỏ, cụ thể hoá một vấn đề thành các vấn đề đơn giản hơn, cụ thể hơn. Khái
quát phương thức giải quyết các vấn đề cụ thể sẽ có được phương án giải quyết chung của vấn đề
lớn hơn, ban đầu.
Trong dạy học môn Toán nói chung, dạy học hình học nói riêng, “Người giáo viên cần tạo
ra những tình huống, trong đó học sinh gặp trở ngại về nhận thức, học sinh phải hoạt động, giải
quyết vấn đề, phải điều chỉnh nhận thức, phải tìm kiếm để có được những tri thức mới” [3;93].
Theo [2;184], trong quá trình dạy học hình học, ta “cần chú trọng cả phương pháp tiên đề
và phương pháp toạ độ”. Khi đó, hai phương pháp sẽ bổ khuyết cho nhau, góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học hình học.
Trong bài báo này chúng tôi trình bày phương án thiết kế tình huống dạy học kiến tạo công
thức tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng trong không gian (Hình học lớp 12 THPT).
Đây là một phương án khác với phương án đã trình bày trong [4].
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học kiến tạo công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng thông qua việc khái quát hoá từ một số trường hợp cụ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp. 36-42
This paper is available online at
DẠY HỌC KIẾN TẠO CÔNG THỨC TÍNH KHOẢNG CÁCH TỪ MỘT ĐIỂM
ĐẾN MỘTMẶT PHẲNG THÔNG QUA VIỆC KHÁI QUÁT HOÁ
TỪ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Bùi Văn Nghị1, Hoàng Ngọc Anh2, Nguyễn Tiến Trung3
1 Khoa Toán - Tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2 Khoa Toán, Trường Đại học Tây Bắc
3 Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo trình bày về một phương án dạy học theo hướng tổ chức các hoạt động
giúp học sinh kiến tạo công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng trong
không gian thông qua khái quát hoá. Ban đầu, học sinh giải bài toán tổng quát thông qua
việc cụ thể hoá từng phần: điểm cụ thể, phương trình mặt phẳng có các hệ số ở dạng tổng
quát; điểm có toạ độ ở dạng tổng quát, phương trình mặt phẳng hệ số cụ thể. Tiếp đó, học
sinh khái quát hoá, đề xuất và chứng minh công thức khoảng cách trong trường hợp tổng
quát.
Từ khóa: Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng trong không gian; khái quát hoá;
dạy học kiến tạo.
1. Mở đầu
Theo quan niệm về dạy học kiến tạo, học sinh (HS) học bằng cách đặt mình vào trong một
môi trường tích cực, phát hiện ra vấn đề, giải quyết vấn đề bằng cách đồng hoá hay điều ứng những
kiến thức và kinh nghiệm đã có cho tương thích với những tình huống mới, từ đó xây dựng nên
những kiến thức mới cho bản thân.
Khái quát hoá là hoạt động tư duy nhằm tóm lược, quy vào những điểm chung nhất cho
nhiều sự vật, sự việc, hiện tượng. Trong dạy học một công thức tính toán, định lí, giáo viên (GV)
có thể dùng phương pháp đặc biệt hoá: cho HS tìm công thức trong một số trường hợp riêng. Sau
đó, trên cơ sở thống kê các kết quả, GV hướng dẫn HS tìm công thức tính tổng quát - định lí đó. Ở
đây, khái quát hoá là một hoạt động tư duy giúp HS kiến tạo tri thức. Dạy học theo hướng này, một
mặt phát huy được tính tích cực học tập của HS một mặt rèn luyện cho HS sinh khả năng và thói
quen giải quyết vấn đề trong môn Toán cũng như trong cuộc sống: Khi đứng trước một vấn đề cần
giải quyết, có thể chia nhỏ, cụ thể hoá một vấn đề thành các vấn đề đơn giản hơn, cụ thể hơn. Khái
quát phương thức giải quyết các vấn đề cụ thể sẽ có được phương án giải quyết chung của vấn đề
lớn hơn, ban đầu.
Liên hệ: Nguyễn Tiến Trung, e-mail: trungnt@hnue.edu.vn.
36
Dạy học kiến tạo công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng...
Trong dạy học môn Toán nói chung, dạy học hình học nói riêng, “Người giáo viên cần tạo
ra những tình huống, trong đó học sinh gặp trở ngại về nhận thức, học sinh phải hoạt động, giải
quyết vấn đề, phải điều chỉnh nhận thức, phải tìm kiếm để có được những tri thức mới” [3;93].
Theo [2;184], trong quá trình dạy học hình học, ta “cần chú trọng cả phương pháp tiên đề
và phương pháp toạ độ”. Khi đó, hai phương pháp sẽ bổ khuyết cho nhau, góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học hình học.
Trong bài báo này chúng tôi trình bày phương án thiết kế tình huống dạy học kiến tạo công
thức tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng trong không gian (Hình học lớp 12 THPT).
Đây là một phương án khác với phương án đã trình bày trong [4].
2. Nội dung nghiên cứu
Kịch bản tổ chức các hoạt động học tập giúp học sinh kiến tạo công thức tính khoảng cách
từ một điểm tới một mặt phẳng trong không gian như sau:
Hoạt động 1: Tiếp cận vấn đề và xác định phương án giải quyết
Giáo viên: Đặt vấn đề trực tiếp từ nội bộ môn Toán: Tương tự như trong phương pháp toạ
độ trong mặt phẳng, trong không gian chúng ta cũng thường phải gặp bài toán xác định khoảng
cách từ một điểm đến một mặt phẳng. Có thể phát biểu bài toán như sau: Cho mặt phẳng (α) :
Ax+By+Cz+D = 0 và điểmM (x0; y0; z0), hãy xác định công thức tính khoảng cách d (M ;α)
từ điểm đến (α). Trong trường hợp tổng quát này, các em hãy đề xuất phương án giải bài toán.
Phân tích: Học sinh đã biết biết khái niệm khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng
(Khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (α) là độ dài đoạn thẳng MM ′, trong đó M ′ là hình
chiếu vuông góc củaM trên mặt phẳng (α)). Đồng thời học sinh có quy trình để xác định khoảng
cách từ một điểm đến một mặt phẳng :
Bước 1. Xác định đường thẳng (∆) quaM ′ vuông góc với mặt phẳng (α).
Bước 2. Xác định giao điểmM ′ của đường thẳng (∆) và mặt phẳng (α).
Bước 3. Độ dài đoạnMM ′ chính là khoảng cách từM đến mặt phẳng (α).
Đương nhiên, còn một cách khác mà đa số học sinh đã quen với việc xác định một điểm
bằng cách: Gọi điểm M ′ là điểm cần tìm, M ′ thuộc (α), thì ta có
−−−→
MM ′//−→n (α), khi đó ta có thể
biểu diễn
−−−→
MM ′ = t.−→n (α), (t ∈ R), tức là ta có
xM ′ − xM = tA
yM ′ − yM = tB
zM ′ − zM = tC
Suy ra:
d (M, (α)) =
∣∣∣−−−→MM ′∣∣∣ =√(tA)2 + (tB)2 + (tC)2 = √A2 +B2 + C2. |t|.
Khi đó, chỉ cần xác định được t (sao cho điểmM ′ thuộc (α)) thì ta xác định được công thức
tính khoảng cách.
Học sinh: Thảo luận, trao đổi tìm phương án giải bài toán.
Hoạt động 2 (Hoạt động khám phá, kiến tạo công thức):
Giáo viên: Chia lớp thành 04 nhóm, mỗi nhóm giải một bài toán về tính khoảng cách từ một
điểm đến một mặt phẳng:
37
Bùi Văn Nghị, Hoàng Ngọc Anh, Nguyễn Tiến Trung
Bài toán 1. Tính khoảng cách từ điểmM (x0; y0; z0) đến mặt phẳng
(α) : 2x− 3y + 6z − 5 = 0.
Bài toán 2. Tính khoảng cách từ điểmM (x0; y0; z0) đến mặt phẳng
(α) : 5x− 4y − 1 = 0.
Bài toán 3. Tính khoảng cách từ điểmM (2;−2; 3) đến mặt phẳng
(α) : Ax+By + Cz +D = 0, A2 +B2 + C2 > 0.
Bài toán 4. Tính khoảng cách từ điểmM (−3; 0; 4) đến mặt phẳng
(α) : Ax+By + Cz +D = 0, A2 +B2 + C2 > 0.
HS: Giải bài tập theo từng nhóm.
Dự kiến một số lời giải thu được như sau:
Nhóm 1: GọiM ′ (x1; y1; z1) là hình chiếu củaM trên (α), khi đó ta có−−−→
MM ′⊥(α)⇔ −−−→MM ′//~n(α), tức là ta có
−−−→
MM ′ = t~n(α), (t ∈ R). (1)
Hơn nữa,
−−−→
MM ′ = (x1 − x0; y1 − y0; z1 − z0) , ~n(α) = (2;−3; 6) nên đẳng thức (1) trở
thành
x1 − x0 = 2t
y1 − y0 = −3t
z1 − z0 = 6t
⇔
x1 = x0 + 2t
y1 = y0 − 3t
z1 = z0 + 6t
(2)
Thế toạ độ của điểmM ′ từ (2) vào phương trình mặt phẳng (α) ta được
2(x0 + 2t)− 3(y0 − 3t) + 6(z0 + 6t)− 5 = 0⇔ t = −2x0 − 3y0 + 6z0 − 5
4 + 9 + 36
Khi đó ta có
d (M ; (α)) =
∣∣∣−−−→MM ′∣∣∣ =√(2t)2 + (−3t)2 + (6t)2 = √49t2 = |t|√49
Thay giá trị của vừa tìm được vào công thức trên ta được
d (M ; (α)) =
∣∣∣∣−2x0 − 3y0 + 6z0 − 549
∣∣∣∣ .√49 = |2x0 − 3y0 + 6z0 − 5|√49 .
a) b)
Hình 1.
38
Dạy học kiến tạo công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng...
Nhóm 2: Ta có ~n(α) = (5,−4, 0) nên phương trình đường thẳng (MM ′) có dạng
x = x0 + 5t
y = y0 − 4t
z = z0
Thế vào phương trình mặt phẳng (α) ta được phương trình:
5 (x0 + 5t)− 4 (y0 − 4t)− 1 = 0⇔ t = −5x0 − 4y0 − 1
41
Khi đó ta có:
−−−→
MM ′ = (x− x0; y − y0; z − z0) = (5t;−4t; 0)
d (M ; (α)) =
∣∣∣−−−→MM ′∣∣∣ =√(5t)2 + (−4t)2 + 02 = |t|√41
Thay giá trị của t vừa tìm được vào công thức trên ta được
d (M ; (α)) =
∣∣∣∣−5x0 − 4y0 − 141
∣∣∣∣ .√41 = |5x0 − 4y0 − 1|√41 .
Nhóm 3: Ta có ~n(α) = (A;B;C) nên phương trình đường thẳng (MM ′) có dạng:
x = 2 +At
y = −2 +Bt
z = 3 + Cz.
Thế vào phương trình mặt phẳng (α) ta được:
A(2 +At) +B(−2 +Bt) + C(3 +Cz) +D = 0⇔ t = −2A− 2B + 3C +D
A2 +B2 + C2
Ta có:
−−−→
MM ′ = (x− 2; y + 2; z − 3)
= (At;Bt;Ct) d (M ; (α))
=
∣∣∣−−−→MM ′∣∣∣
=
√
(At)2 + (Bt)2 + (Ct)2
= |t|
√
A2 +B2 + C2
Thay giá trị của t vừa tìm được vào công thức trên ta được
d (M ; (α)) =
∣∣∣∣−2A− 2B + 3C +DA2 +B2 + C2
∣∣∣∣ .√A2 +B2 + C2
=
|2A− 2B + 3C +D|√
A2 +B2 + C2
.
39
Bùi Văn Nghị, Hoàng Ngọc Anh, Nguyễn Tiến Trung
Nhóm 4: Một cách tương tự, kết quả thu được của nhóm 4 là:
d (M ; (α)) =
|−3A+ 4C +D|√
A2 +B2 + C2
.
Hoạt động 3: Thảo luận chung cả lớp, dự đoán, đề xuất công thức tổng quát
Giáo viên: Yêu cầu các nhóm thông báo kết quả rồi tổng hợp thành phiếu học tập có sẵn
(hoặc trình bày trên bảng) như dưới đây.
PHIẾU HỌC TẬP
Thống kê các công thức tìm được của các nhóm:
Nhóm Điểm; mặt phẳng Công thức
1 M (x0; y0; z0);
(α) : 2x− 3y + 6z − 5 = 0 d (M ; (α)) =
|2x0 − 3y0 + 6z0 − 5|√
49
.
2
M (x0; y0; z0);
(α) : 5x− 4y − 1 = 0 d (M ; (α)) =
|5x0 − 4y0 − 1|√
41
.
3
M (2;−2; 3);
(α) : Ax+By + Cz +D = 0
d (M ; (α)) =
|2A− 2B + 3C +D|√
A2 +B2 + C2
.
4 M (−3; 0; 4);
(α) : Ax+By + Cz +D = 0
d (M ; (α)) =
|−3A+ 4C +D|√
A2 +B2 + C2
.
Như vậy, trong trường hợp tổng quát:
M (x0; y0; z0); (α) : Ax+By + Cz +D = 0 d (M ; (α)) = .......................
Học sinh: Đề xuất công thức
d (M, (α)) =
|Ax0 +By0 + Cz0 +D|√
A2 +B2 + C2
.
Hoạt động 4: Xét tính đúng sai của kết quả khái quát hoá
Giáo viên: Phán đoán của HS trên cơ sở đánh giá, nhận xét rồi khái quát hoá từ các kết quả
của một số trường hợp là một kiểu tư duy tuy nhiên không phải lúc nào cũng cho ta một kết quả
đúng. Kết quả của phán đoán cho ta một hướng đi, còn để xác định tính đúng đắn thì ta phải bác
bỏ hoặc chứng minh nó. Từ đó, GV hướng dẫn học sinh chứng minh bằng cách làm tương tự như
cách mà mỗi nhóm đã làm (gộp hai dạng bài tập dành cho nhóm 1, 2 và nhóm 3, 4 lại).
Đương nhiên, có thể hướng dẫn học sinh chứng minh công thức tổng quát như được trình
bày trong sách giáo khoa như sau: GọiM ′ (x1; y1; z1) là hình chiếu củaM trên (α). Xét hai vectơ−−−→
MM ′ = (x1 − x0; y1 − y0; z1 − z0) và ~n(α) = (A,B,C), ta thấy
−−−→
MM ′ và ~n(α) cùng giá vì
chúng cùng vuông góc với mặt phẳng (α). Suy ra
∣∣∣−−−→MM ′∣∣∣ . ∣∣~n(α)∣∣ = ∣∣∣−−−→MM ′.~n(α)∣∣∣
= |A (x− x0) +B (y − y0) + C (z − z0)|
= |Ax0 +By0 +Cz0 + (−Ax−By −Cz)| (1)
Mặt khác, vìM ′ thuộc (α) nên ta có
40
Dạy học kiến tạo công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng...
Ax1 +By1 + Cz1 +D = 0⇔ D = − (Ax1 +By1 + Cz1)
Thay vào (1) ta được:
∣∣∣−−−→MM ′∣∣∣ . ∣∣~n(α)∣∣ = |Ax0 +By0 + Cz0 +D|.
Gọi khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng (α) là d (M, (α)).
Vậy:
d (M, (α)) =
∣∣∣−−−→MM ′∣∣∣
=
|Ax0 +By0 + Cz0 +D|∣∣~n(α)∣∣
=
|Ax0 +By0 + Cz0 +D|√
A2 +B2 +C2
Từ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh kết luận: “Trong không gian Oxyz, khoảng cách từ
điểmM (x0; y0; z0) đến mặt phẳng (α) : Ax+By + Cz +D = 0 là:
d (M, (α)) =
|Ax0 +By0 + Cz0 +D|√
A2 +B2 +C2
Hoạt động 5: Kiểm nghiệm, vận dụng công thức vừa tìm được để tính toán (tình huống
hoạt động; tình huống xác nhận)
Giáo viên: Yêu cầu học sinh giải các bài tập sau:
Bài tập 1. Tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng trong các trường hợp sau:
a)M (1;−2; 13) , (α) : 2x− 2y − z + 3 = 0
b)M (1;−2; 3) , (α) : x− 5y − 2z + 5 = 0
c)M (1; 2; 2) , (α) : 3x− y − z + 1 = 0
d)M (0; 1; 5) , (α) : x− z + 1 = 0
Bài tập 2. Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song:
(P ) : 3x− 4y − z + 1 = 0 và (Q) : 3x− 4y − z − 2 = 0
Bài tập 3. a) Viết phương trình mặt phẳng song song và cách mặt phẳng
(α) : x− 4y + 2z − 12 = 0
một khoảng bằng 1.
b) Tìm các điểm thuộc trục Oz cách đều hai mặt phẳng
x+ 2y − z + 2 = 0 và x− y + z + 5 = 0.
Với bài tập 1, học sinh vận dụng công thức vừa kiến tạo được vào các bài toán cụ thể. Với
các bài tập 2, 3, học sinh được vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống mới, cần phải có sự
liên hệ giữa các khái niệm, yêu cầu bài toán về khái niệm đã học, để sử dụng được công thức vừa
có.
41
Bùi Văn Nghị, Hoàng Ngọc Anh, Nguyễn Tiến Trung
3. Kết luận
Qua việc tổ chức các hoạt động học như trên, học sinh được đóng vai trò là người khám phá,
kiến tạo tri thức một cách tích cực và tự nhiên. Giáo viên đã chia hoạt động kiến tạo công thức tính
khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng trong không gian thành các hoạt động thành phần.
Theo đó, học sinh được thực hiện các nhiệm vụ học tập đơn giản hơn, thành các nhóm, sau đó gộp
lại kết quả của các nhóm để hoàn thành nhiệm vụ hoạt động.
DH theo hướng này, một mặt phát huy tính tích cực của HS một mặt rèn luyện cho HS sinh
một kĩ năng giải quyết vấn đề trong môn Toán cũng như trong cuộc sống: Khi đứng trước một vấn
đề cần giải quyết, có thể chia nhỏ, cụ thể hoá thành các vấn đề đơn giản hơn, cụ thể hơn. Từ việc
giải quyết các vấn đề cụ thể, khái quát phương thức giải quyết của vấn đề lớn hơn, ban đầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hữu Châu, 2005. Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. Nxb
Giáo dục.
[2] Bùi Văn Nghị, 2008. Giáo trình Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán. Nxb
Đại học sư phạm.
[3] Bùi Văn Nghị, 2009. Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường phổ thông.
Nxb Đại học sư phạm.
[4] Bui Van Nghi and Nguyen Tien Trung, 2013. Designing a teaching situation: Developing
formula to caculate the distance from a point to a plane in space (Geometry for 12th grade,
Chapter 3, Lesson 2). Journal of Science of HNUE, Interdisciplinary Science, Vol. 58, No.
5, pp. 47-52.
[5] Sách giáo khoa, Sách bài tập và Sách giáo viên Hình học 12 ban cơ bản, ban nâng cao.
ABSTRACT
Teaching students how to determine distance
from a point to a plane by the use of a generalized situation
This article presents activities that teachers can use to help students construct the formula
for calculating the distance from a point to a plane in space through generalized activity. Initially,
students solve the problem by the way of determining each part of the problem: specific point
coordinates, the plane equation coefficients in the general form; point coordinates in general form
and the specific plane equation coefficients. From there, students conceptualize, propose, construct
and prove the distance formula in the general case.
42