Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn nâng cao năng lực phát triển nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông

1. Mở đầu Năng lực phát triển nghề nghiệp cùng với các năng lực cốt lõi khác trong hệ thống năng lực nghề nghiệp của người giáo viên là một trong những vấn đề cần phải nghiên cứu và tìm kiếm cách thức phù hợp để hình thành và phát triển, qua đó giúp đội ngũ giáo viên cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của mình. Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục nổi tiếng đã chỉ ra những đặc điểm cũng như cách thức để người giáo viên có thể phát triển nghề nghiệp một cách hiệu quả (David J. Cooper, 2014, đã dẫn từ Darling-Hammond, 1997; Darling-Hammond, 1999; Gersten, Chard, and Baker, 2000; IASA, 1996; Joyce and Showers, 1988; Showers, Joyce, and Bennett, 1987; Sparks, 1983; Sparks and Hirsch, 1997) [1]. Theo đó, cùng với tự học, hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục nếu thường xuyên được giáo viên thực hiện sẽ không những giúp bản thân giáo viên đó phát triển chuyên môn, nghiệp vụ mà còn góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục tại nơi họ công tác. Nhiều nghiên cứu quốc tế đã cho thấy tính hiệu quả của việc giáo viên tham gia vào các nghiên cứu về chính thực tiễn dạy học của bản thân (Nese Cabaroglu, 2014, đã dẫn từ Zhang, Lundeberg, McConnell, Koehler, & Eberhardt, 2010) cũng như chỉ ra được chính những nghiên cứu về thực tiễn dạy học đó có thể là cách thực hiệu quả để nâng cao, phát triển nghiệp vụ cho bản thân giáo viên (Nese Cabaroglu, 2014, đã dẫn từ Cochran-Smith & Lytle, 1999). Không những vậy, chính quan điểm cho rằng, người giáo viên với vai trò là một nhà thực hành giáo dục, cũng đã chỉ ra được, chỉ thông qua nghiên cứu, ngay trong quá trình không ngừng tìm hiểu và giải quyết các vấn đề liên quan đến dạy và học, bản thân giáo viên mới có thể trở thành những người kiến tạo ra tri thức (Nese Cabaroglu, 2014, đã dẫn từ Darling Hammond, 2006) [2]. Vấn đề là làm thế nào để giáo viên thực hiện nghiên cứu khoa học giáo dục một cách hiệu quả? Nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn là một trong những hình thức nghiên cứu khoa học giáo dục hiện đang được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả ở nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới và hiện tại đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo của nước ta đưa vào tiêu chí để xếp loại giáo viên (hoạt động này còn được gọi là Nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn). Việc tìm kiếm cách thức rèn luyện kĩ năng nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn có thể là một trong những biện pháp nâng cao năng lực phát triển nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông hiện nay.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn nâng cao năng lực phát triển nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0190 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8, pp. 3-10 This paper is available online at RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CẢI TẠO THỰC TIỄN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG Nguyễn Hoàng Đoan Huy Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích thành phần của năng lực phát triển nghề nghiệp của người giáo viên, trong đó đề cập đến hoạt động nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn như một công cụ để giúp người giáo viên nâng cao năng lực này, bài báo đề xuất một con đường để rèn luyện kĩ năng nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn theo tiếp cận Giáo dục vì sự phát triển bền vững với 4 giai đoạn bao gồm: Quan tâm, hành động, đánh giá và cam kết; qua đó có thể giúp cho đội ngũ giáo viên nâng cao năng lực phát triển nghề nghiệp của bản thân. Từ khóa: Năng lực phát triển nghề nghiệp của giáo viên, nghiên cứu khoa học giáo dục, nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn. 1. Mở đầu Năng lực phát triển nghề nghiệp cùng với các năng lực cốt lõi khác trong hệ thống năng lực nghề nghiệp của người giáo viên là một trong những vấn đề cần phải nghiên cứu và tìm kiếm cách thức phù hợp để hình thành và phát triển, qua đó giúp đội ngũ giáo viên cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của mình. Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục nổi tiếng đã chỉ ra những đặc điểm cũng như cách thức để người giáo viên có thể phát triển nghề nghiệp một cách hiệu quả (David J. Cooper, 2014, đã dẫn từ Darling-Hammond, 1997; Darling-Hammond, 1999; Gersten, Chard, and Baker, 2000; IASA, 1996; Joyce and Showers, 1988; Showers, Joyce, and Bennett, 1987; Sparks, 1983; Sparks and Hirsch, 1997) [1]. Theo đó, cùng với tự học, hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục nếu thường xuyên được giáo viên thực hiện sẽ không những giúp bản thân giáo viên đó phát triển chuyên môn, nghiệp vụ mà còn góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục tại nơi họ công tác. Nhiều nghiên cứu quốc tế đã cho thấy tính hiệu quả của việc giáo viên tham gia vào các nghiên cứu về chính thực tiễn dạy học của bản thân (Nese Cabaroglu, 2014, đã dẫn từ Zhang, Lundeberg, McConnell, Koehler, & Eberhardt, 2010) cũng như chỉ ra được chính những nghiên cứu về thực tiễn dạy học đó có thể là cách thực hiệu quả để nâng cao, phát triển nghiệp vụ cho bản thân giáo viên (Nese Cabaroglu, 2014, đã dẫn từ Cochran-Smith & Lytle, 1999). Không những vậy, chính quan điểm cho rằng, người giáo viên với vai trò là một nhà thực hành giáo dục, cũng đã chỉ ra được, chỉ thông qua nghiên cứu, ngay trong quá trình không ngừng tìm hiểu và giải quyết các vấn đề liên quan đến dạy và học, bản thân giáo viên mới có thể trở thành những người kiến tạo ra tri thức (Nese Cabaroglu, 2014, đã dẫn từ Darling Hammond, 2006) [2]. Ngày nhận bài: 17/5/2016. Ngày nhận đăng: 15/10/2016. Liên hệ: Nguyễn Hoàng Đoan Huy, e-mail: nguyenhoangdoanhuy@gmail.com 3 Nguyễn Hoàng Đoan Huy Vấn đề là làm thế nào để giáo viên thực hiện nghiên cứu khoa học giáo dục một cách hiệu quả? Nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn là một trong những hình thức nghiên cứu khoa học giáo dục hiện đang được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả ở nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới và hiện tại đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo của nước ta đưa vào tiêu chí để xếp loại giáo viên (hoạt động này còn được gọi là Nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn). Việc tìm kiếm cách thức rèn luyện kĩ năng nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn có thể là một trong những biện pháp nâng cao năng lực phát triển nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Yêu cầu về năng lực phát triển nghề nghiệp của giáo viên phổ thông hiện nay 2.1.1. Yêu cầu về năng lực phát triển nghề nghiệp xuất phát từ Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông Năng lực phát triển nghề nghiệp của giáo viên là một trong những năng lực cốt lõi của hệ thống năng lực nghề nghiệp giáo viên. Hệ thống năng lực này được xem là những năng lực đảm bảo cho sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp mà mọi giáo viên đều phải có, chúng được xác định trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông ở Việt Nam và nhiều nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới. Ở Việt Nam, Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông được ban hành vào năm 2007 (dành cho giáo viên tiểu học) và 2009 (dành cho giáo viên trung học). Nội dung của Bộ chuẩn này là các yêu cầu về năng lực thực hiện hoạt động nghề nghiệp trong các lĩnh vực cơ bản đối với giáo viên phổ thông ở từng cấp học cụ thể. Theo đó, hệ thống năng lực nghề nghiệp này bao gồm [3]: (1) Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; (2) Năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học; (3) Năng lực cây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; (4) Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức học sinh; (5) Năng lực phát triển nghề nghiệp. Trong đó, Tiêu chuẩn 6 về năng lực phát triển nghề nghiệp có xác định rõ ở Tiêu chí 25 về năng lực Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện; và Tiêu chí 25 về năng lực Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục. Với cách lí giải này, nội dung của năng lực phát triển nghề nghiệp bao gồm trong đó bản chất của hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của người giáo viên (Tiêu chí 25). Ở một số quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới, năng lực phát triển nghề nghiệp hay năng lực nghiên cứu cũng được xem là một trong những năng lực thành phần cốt lõi của năng lực nghề nghiệp của người giáo viên và điều được quy định trong các Bộ chuẩn nghề nghiệp tương ứng. Các Bộ chuẩn nghề nghiệp ở các bang khác nhau thuộc Australia đều quy định về năng lực Phát triển tay nghề (Bang New South Wales) [4] và năng lực Tham gia cải tiến chương trình, phát huy sáng kiến trong cộng đồng hướng đến mục tiêu giáo dục (Bang Victoria) [5]. Hoặc ở Thổ Nhĩ Kì, năng lực giáo viên nói chung và năng lực sư phạm của giáo viên nói riêng được quy định bao gồm trong đó lĩnh vực năng lực nghiên cứu (liên quan đến phương pháp, kĩ thuật, thiết kế và tổ chức nghiên cứu, tư duy khoa học... để hỗ trợ cho giáo viên trong việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động giáo dục của bản thân và môi trường giáo dục của mình); và năng lực học tập suốt đời với 2 khía cạnh chính như năng lực học tập suốt đời và trách nhiệm của người giáo viên trong việc phát triển nghề nghiệp của bản thân [6]. Như vậy, năng lực phát triển nghề nghiệp cùng với năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục ở một số Bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên hoặc có sự giao thoa lẫn nhau, hoặc trùng với nhau và điều là những năng lực cốt lõi của hệ thống năng lực nghề nghiệp/năng lực nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên phổ thông. 4 Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn nâng cao năng lực phát triển nghề nghiệp... 2.1.2. Yêu cầu về năng lực phát triển nghề nghiệp xuất phát từ mục tiêu và nội dung đổi mới giáo dục hiện nay Xu hướng đổi mới trong giáo dục hiện nay đang hướng đến những quan điểm lí luận dạy học hiện đại như phát triển chương trình nhà trường, dạy học phân hóa, dạy học tích hợp, dạy học hướng vào năng lực người học. . . Những quan điểm này khi được vận dụng vào nhà trường phổ thông đòi hỏi đội ngũ giáo viên không chỉ được trang bị đầy đủ tri thức và kĩ năng nghiệp vụ sư phạm mà còn biết kết hợp với hoạt động nghiên cứu khoa học để tìm hiểu và lựa chọn, thiết kế những hình thức, phương pháp, phương tiện. . . phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Không những vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực rất tốt để giáo viên tự khẳng định mình. Năng lực của giáo viên được thể hiện chủ yếu thông qua giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Qua tham gia nghiên cứu khoa học, giáo viên không những được khẳng định mà còn thấy được những hạn chế trong tri thức của mình để kịp thời bổ sung. Việc mỗi giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ là yếu tố quan trọng để làm nên uy tín, chất lượng của nhà trường. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nói chung và công tác giảng dạy nói riêng, hoạt động nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ, đồng thời là bộ phận hữu cơ không thể tách rời. Tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục giúp giáo viên mở rộng, tìm hiểu sâu kiến thức chuyên môn để giảng dạy tốt hơn. Với sự phát triển tốc lực của khoa học hiện nay, nếu giáo viên không tham gia nghiên cứu khoa học thì sẽ khó có thể cập nhật những kiến thức mới, bài giảng sẽ thiếu tính thực tiễn. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm, Bộ GD&ĐT rất quan tâm đến việc chỉ đạo các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của các cán bộ quản lí và giáo viên. Trong chỉ thị Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014-2015, Bộ đã xem nghiên cứu khoa học giáo dục không chỉ là công việc cần thiết cho giáo viên mà cho cả học sinh: “Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên về năng lực nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học; nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp, cán bộ phụ trách công tác Đoàn, Đội, giáo viên tư vấn trường học”. Bên cạnh những nghiên cứu khoa học tự phát và độc lập của giáo viên phổ thông xuát phát từ nhu cầu học tập và nghiên cứu cá nhân với các sản phẩm được đăng ở tạp chí chuyên ngành cũng như các hoạt động nghiên cứu dưới hình thức hướng dẫn, tư vấn cho học sinh nghiên cứu khoa học kĩ thuật để tham gia cuộc thi KH-KT cấp quốc gia, từ trước đến nay, việc tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên ở các trường phổ thông dưới sự chỉ đạo của Ngành giáo dục, thường được diễn ra dưới hình thức chính là viết sáng kiến kinh nghiệm. Đây được xem là hoạt động nghiên cứu của từng cá nhân giáo viên, không phải là các nghiên cứu của tập thể hay nhiều tác giả. Nội dung nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm tập trung vào những lĩnh vực như: đổi mới hoạt động quản lí giáo dục, đổi mới phương pháp giáo dục, phát triển và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, thực hiện xã hội hóa giáo dục, thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và sách giáo khoa, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. 2.2. Nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn trong phát triển nghề nghiệp của giáo viên 2.2.1. Nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn – Một hình thức nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông Giáo dục trên thế giới hiện nay thường chứng kiến việc sử dụng hoán vị lẫn nhau giữa các thuật ngữ như nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn (action research) và nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên (teacher research, practictioner inquiry...). Tuy nhiên, về lí thuyết, các thuật ngữ này và nội hàm của nó có sự khác nhau nhất định. Nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên 5 Nguyễn Hoàng Đoan Huy (teacher research) là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức nghiên cứu về các hoạt động của nhà trường, lớp học (school or classroom-based research), được tiến hành bởi giáo viên hoặc các nhà quản lí giáo dục. Nó được xem là những nghiên cứu có chủ đích, có hệ thống, công khai, tự nguyện, đảm bảo đạo đức và bối cảnh nghiên cứu. Trong khi đó, nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn (action research) là hình thức nghiên cứu có sử dụng mô hình phản ánh hành động mang tính chu kì (cyclical action reflection model) để điều tra nhằm tạo nên những thay đổi cụ thể trong hoạt động của một lớp học, một nhà trường nhất định. Nói một cách đơn giản, tất cả các nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn nếu được thực hiện đúng cách, đều là nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên; nhưng, không phải tất cả các hình thức nghiên cứu khoa học của giáo viên đều là nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn. Ở nước ta, nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên thường được thực hiện theo hình thức viết sáng kiến kinh nghiệm và mới đây nhất là sự xuất hiện vận dụng cũng như quy định thành văn bản của cấp lãnh đạo về việc thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (một tên gọi khác của nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn). Cùng với việc tồn tại của hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm, sự ra đời và vận dụng nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn vào thực tiễn ở các nhà trường hiện nay cho thấy mục đích chung của cả hai hình thức nghiên cứu khoa học của giáo viên phổ thông đều nhằm mục đích thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học trong giáo dục, nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh và quản lí của nhà trường; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại một cơ sở giáo dục nhất định. 2.2.2. Vận dụng nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn vào phát triển nghề nghiệp của giáo viên phổ thông Cùng với các hoạt động phát triển nghề nghiệp khác của mình như tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục học sinh, tự học, tự bổ sung và cập nhật kiến thức chuyên môn và kiến thức liên quan đến nghiệp vụ sư phạm, thi đua, rèn luyện tay nghề giáo viên..., nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn cũng có thể là một trợ thủ đắc lực cho người giáo viên trong việc phát triển nghề nghiệp của bản thân. Sau mỗi một nghiên cứu, người giáo viên sẽ “lớn lên” về chuyên môn nghiệp vụ và rõ ràng là mở rộng được kiến thực chuyên môn của mình. Vì sao lại như vậy? Nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn giúp người giáo viên kiểm nghiệm được thực tế công tác giảng dạy và giáo dục của mình, xem xét liệu những tác động của mình đối với đối tượng dạy học, giáo dục có thực sự mang lại hiệu quả như mình mong đợi. Việc liên tục đặt ra tình huống có vấn đề để tìm hiểu và giải quyết sẽ giúp giáo viên ngày càng hiểu rõ hơn về bản chất của các hiện tượng giáo dục, tìm kiếm ngày càng nhiều hơn những cách thức, phương tiện tác động phù hợp, rèn luyện cách phương pháp nghiên cứu khoa học một cách nhuần nhuyễn,... Không những vậy, thông qua việc chia sẻ, báo cáo cho đồng nghiệp, lãnh đạo và những người quan tâm về các nghiên cứu của mình, giáo viên có thể thiết lập cho bản thân và đồng nghiệp của mình một quy trình đánh giá hệ thống. Như vậy, nghiên cứu và phản ánh nghiên cứu đó vào thực tiễn giúp cho người giáo viên trưởng thành hơn và nâng cao hơn sự tự tin trong công việc của mình. Thực hiện các dự án nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn có thể tác động tích cực tới các kĩ năng tư duy, khả năng thực hiện hiệu quả công việc, mong muốn được chia sẻ và kết nối cũng như thái độ tích cực đối với thay đối của người giáo viên. Thông qua nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn, giáo viến hiểu được bản thân, hiểu hơn về học sinh và đồng nghiệp của mình và thậm chí còn có thể xác định được cách thức để nâng cao những hiểu biết này. Đó chính là năng lực phát triển nghề nghiệp ở giáo viên. 6 Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn nâng cao năng lực phát triển nghề nghiệp... 2.3. Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn để nâng cao năng lực phát triển nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông theo tiếp cận giáo dục vì sự phát triển bền vững Hiện nay, trong Tâm lí – Giáo dục học đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về con đường hình thành và rèn luyện kĩ năng. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn con đường hình thành và rèn luyện kĩ năng nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn cho giáo viên phổ thông theo quan điểm thứ ba. Đây là cách tiếp cận hình thành và phát triển năng lực của quan điểm Giáo dục vì sự phát triển bền vững. Theo đó, những luận điểm của tiếp cận này bao gồm [7]: - Quan điểm phát triển năng lực: Năng lực chỉ được hình thành, phát triển và thể hiện thông qua các quá trình hoạt động nhận thức và trải nghiệm nhằm giải quyết các tình huống thực tiễn trong những bối cảnh cụ thể. - Cách tiếp cận để phát triển năng lực: Để hình thành và phát triển một năng lực nhất định, cần thực hiện đồng thời hai quá trình sau: - Tạo ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi để chủ thể hình thành và phát triển hệ thống các thành tố cốt lõi (sự hiểu biết, tư duy hệ thống, cảm xúc và hành động), có tác động tương hỗ với nhau của năng lực sư phạm. - Tạo ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi để chủ thể thông qua các hoạt động nhận thức và hoạt động trải nghiệm có cơ hội để áp dụng các hệ thống các thành tố chức năng của năng lực để giải quyết các vấn đề và các tình huống thực tiễn. Xuất phát từ con đường tối ưu và có hiệu quả để hình thành và phát triển năng lực theo quan điểm của “Giáo dục vì sự phát triển bền vững” là đi theo đường vòng xoáy trôn ốc, trong bắt đầu từ tạo sự quan tâm, hứng thú rồi tiếp đến là tổ chức hành động với việc huy động thông tin, kiến thức, kĩ năng, tư duy, đánh giá kết quả hành động và kết thúc ở việc khẳng định giá trị và cam kết. Như vậy, chu trình để tạo lập năng lực bao gồm các thành tố cơ bản là Quan tâm (động cơ, định hướng)→ Hành động (Kiến thức, hiểu biết, tư duy hệ thống)→ Đánh giá→ Giá trị (cam kết). Theo đó, có thể khái quát con đường hình thành và rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học sư phạn ứng dụng cho giáo viên theo sơ đồ như sau: Sơ đồ 2.1. Con đường hình thành và rèn luyện kĩ năng Như vậy, để hình thành và rèn luyện kĩ năng nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn cho giáo viên phổ thông, cần thực hiện tuần tự theo các giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Quan tâm Giai đoạn này có thể được xem là bước đầu tiên để tạo lập động cơ, định hướng hình thành và rèn luyện kĩ năng nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn ở người giáo viên. Việc tạo nên bầu không khí động viên, khuyến khích tập thể giáo viên tập trung, chú ý đến hoạt động nghiên cứu khoa học không chỉ là nhiệm vụ của Ban Giám hiệu nhà trường mà còn là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo và các lực lượng giáo dục có liên quan. Một môi trường giáo dục hướng đến việc khơi dậy động cơ tốt đẹp nhằm liên tục cải tiến phương pháp dạy học, giáo dục để đảm bảo chất lượng dạy và học trong nhà trường, đồng thời qua đó cũng có thể nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, phát triển liên tục chất lượng giáo viên phục vụ đổi mới giáo dục. . . là điều cần để hình thành và rèn luyện kĩ năng nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn. 7 Nguyễn Hoàng Đoan Huy Để có được môi trường như vậy, ngành Giáo dục và nhà trường cần có những quy định về tổ chức, thực hiện, giám sát, đánh giá và đặc biệt là khen thưởng một cách phù hợp và chính xác, đảm bảo đúng chất lượng thực hiện của từng nghiên cứu. Đối với Tổ bộ môn, cần có những buổi thảo luận về các vấn đề, các tình huống có vấn đề mà giáo viên của mình thường gặp phải và đang mong muốn được trao đổi, nghiên cứu và giải quyết trong dạy học, giáo dục học sinh, cải tiến các vấn đề giáo dục của nhà trường, địa phương... Đối với người giáo viên, yêu cầu thực hiện nghiên cứu khoa học phải thực sự trở thành nhu cầu của bản thân họ; lúc đó, mỗi người sẽ tự giác và chủ động tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng để xác định được đâu là vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết. Chính nhu cầu mong muốn cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng công tác dạy học, giáo dục của bản thân, của nhà trường, của ngành giáo dục. . . là động lực để người giáo viên hướng sự quan tâm của mình đến hoạt động nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn. Để làm được điều đó, giáo viên phải thực sự là người “có tâm”, có nhiệt huyết cống hiến; được hỗ trợ tối đa từ các cấp quản lí về cơ chế chính sách, sự hỗ trợ của đồng nghiệp, của chuyên gia nghiên cứu giáo dục, của học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác. . . Đặc biệt, những hình thức hay cơ chế kiểm soát, yêu cầu từ các cấp quản lí bằng cách ép buộc như quy định tiêu chí về chiến sĩ thi đua, giáo viên dạy giỏi cần phải thực hiện nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn trong năm học. . . đều chỉ khiến giáo viên cảm thấy không phù hợp, không thể chuyển hoá yêu cầu thành nhu cầu của bản thân họ, thậm chí có thể xảy ra tình trạng thực hiện nghiên cứu một cách hình thức, đạo văn, sao chép. . . Giai đoạn 2: Hành động Giai đoạn này được thực hiện với những nội dung lần lượt và cụ thể bao gồm: - Trang bị kiến thức về nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn Một k