1. Thế nào là dạy học theo vấn đề
Lý do của việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề.
2. Sự hình thành và phát triển lý luận dạy học giải quyết vấn đề.
3. Lược sử nghiên cứu và vận dụng dạy học theo vấn đềtrong dạy
học ở trường phổ thông Việt nam.
49 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dạy học theo vấn đề trong dạy học sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PGS.TS NguyÔn phóc chØnh
d¹y häc theo vÊn ®Ò
trong d¹y häc sinh häc
(Problem based instruction in teaching Biology)
S¸ch chuyªn kh¶o
Th¸i nguyªn - 2008
2
MỤC LỤC
Chương 1. MỞ ĐẦU
• Tại sao cần vận dụng dạy học theo vấn đề 1
• Dạy học theo vấn đề hình thành và phát triển như thế nào? 8
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CỦA DẠY HỌC THEO VẤN ĐỀ
• Một số khái niệm cơ bản 18
• Cơ sở khoa học của việc vận dụng dạy học theo vấn đề 23
• Cơ sở phương pháp luận khi vận dụng dạy học theo vấn đề 29
Chương 3. VẬN DỤNG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
• Quy trình và kỹ thuật vận dụng dạy học dạy học theo vấn đề 40
• Các bước vận dụng dạy học theo vấn đề 45
• Hệ thống câu hỏi bài tập sử dụng trong quá trình dạy học sinh
thái học
3
MỞ ĐẦU
Dạy học nêu vấn đề hay dạy học giải quyết vấn đề, từ lâu đã
được nghiên cứu và vận dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng
kiểu dạy học này còn rất nhiều hạn chế do những khó khăn nhất
định. Cuốn sách này giới thiệu về dạy học theo vấn đề (PBL) nhằm
nâng cao việc sử dụng các tình huống định sẵn trong dạy học qua
đó giới thiệu cách học sinh học một cách có hiệu quả.
Với mục tiêu xây dựng cho mỗi người dân một văn hoá sinh
học, chúng ta cần đổi mới cách dạy, cách học và cách đánh giá để
sinh học thực sự có hiệu quả trong cuộc sống.
Hy vọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học sinh học ;
chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu theo hướng của các nhà giáo đi
trước đã mở ra, đồng thời vận dụng trong nền kinh tế mới của đất
nước để tạo ra những kiểu dạy học hiệu quả nhất.
4
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC THEO VẤN ĐỀ
MỤC TIÊU
Sau khi nghiên cứu chương này, người học phải đạt được
những yêu cầu sau :
1. Hiểu được vai trò của "Dạy học theo vấn đề" trong dạy học nói
chung và trong dạy học sinh học nói riêng.
2. Trình bày tóm tắt lịch sử ra đời và phát triển của Dạy học theo
vấn đề trong giáo dục của thế giới.
3. Bàn luận và đưa ra ý kiến đánh giá về thực trạng sử dụng dạy học
theo vấn đề trong dạy học sinh học ở nước ta. Những thuận lợi
và những khó khăn khi vận dụng Dạy học theo vấn đề trong dạy
học.
NỘI DUNG
1. Thế nào là dạy học theo vấn đề
Lý do của việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề.
2. Sự hình thành và phát triển lý luận dạy học giải quyết vấn đề.
3. Lược sử nghiên cứu và vận dụng dạy học theo vấn đề trong dạy
học ở trường phổ thông Việt nam.
1. THẾ NÀO LÀ DẠY HỌC THEO VẤN ĐỀ?
1.1. Thuật ngữ "Dạy học giải quyết vấn đề"
Dạy học giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học hay
là một hình thức tổ chức dạy học? Câu hỏi này đến nay vẫn chưa
có câu trả lời chính xác, vì có nhiều quan điểm khác nhau về dạy
học giải quyết vấn đề. Trước hết, chúng ta tìm hiểu quá trình sử
dụng thuật ngữ "Dạy học giải quyết vấn đề".
Ở nhiều nước, các nhà giáo dục đã dùng các thuật ngữ sau:
5
• Dạy học nêu vấn đề (Problem posing).
• Dạy học giải quyết vấn đề (Problem solving).
• Dạy học đặt và giải quyết vấn đề (Problem posing and solving).
1. • Dạy theo vấn đề (Problem based instruction) viết tắt là PBI
Ở Việt nam từ năm 1960, giáo viên đã làm
quen với thuật ngữ "dạy học nêu vấn đề". Dùng
thuật ngữ "Dạy học nêu vấn đề" có nghĩa là tập
trung vào khâu nêu ra vấn đề, tạo tình huống có
vấn đề để tạo động lực tâm lý thu hút chú ý của
học sinh vào nhiệm vụ nhận thức.
Dạy học
nêu vấn
đề
Có ý kiến cho rằng dùng thuật ngữ "nêu vấn đề" là chưa
thành công vì có thể gây hiểu lầm là giáo viên chỉ nêu ra vấn đề để
học sinh tham gia giải quyết, do đó đề nghị thay "nêu vấn đề "
bằng "gợi vấn đề" 2. Thực ra, cần tập dượt cho học sinh biết phát
hiện vấn đề, tự mình đặt ra vấn đề để giải quyết, đó mới là nét cơ
bản của cách dạy học này.
Như vậy, trước những năm 90 của thế kỷ XX, trong dạy học
quen dùng thuật ngữ "dạy học nêu vấn đề". Thuật ngữ này dùng
trong giai đoạn mà xu thế chung là "đặt giáo viên vào trung tâm
của quá trình dạy học", hơn nữa trong giai đoạn đó các nhà sư
phạm quan tâm nhiều đến kỹ thuật tạo ra tình huống có vấn đề.
Dùng thuật ngữ "Dạy học giải quyết vấn đề"
có nghĩa là nhấn mạnh khâu giải quyết vấn đề
đặt ra, coi đây là khâu chủ yếu. Nếu học sinh
được tham gia vào khâu này thì sẽ vừa nắm
Dạy học
giải quyết
vấn đề
1 Richard I. Arends (1998), Learning to teach, McGraw-Hill, USA.
2 Trần Bá Hoành - Trịnh Nguyên Giao (2002), Đại cương phương pháp
dạy học sinh học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
6
vững kiến thức, vừa nắm vững phương pháp đi
tới kiến thức đó để phát triển tư duy.
Gần đây một số nhà sư phạm dùng thuật ngữ
"dạy học đặt và giải quyết vấn đề" tức là coi
trọng cả hai khâu tập dượt cho học sinh phát
hiện vấn đề và giải quyết vấn đề gặp phải, đó
là một năng lực cần có trong cuộc sống hiện
đại.
Richard I. Arends dùng thuật ngữ “dạy học theo vấn đề
(Problem based instruction ) viết tắt là PBI
Dạy học
đặt và
giải
quyết
vấn đề
1.
Tên khác của dạy học theo vấn đề là: “dạy học
theo dự án” (Project – based teaching); “học
trong thực tế” (authentic learning) và “dạy học
theo phương pháp móc nối” (anchored
instruction).
Dạy học theo vấn đề khác với dạy học truyền đạt của giáo
viên - phương pháp mà ở đó giáo viên giữ vai trò là chính. Để thực
hiện được dạy học theo vấn đề thì giáo viên phải đưa ra vấn đề, tạo
ra tình huống có vấn đề và hệ thống câu hỏi kèm theo để tạo điều
kiện thuận lợi cho học sinh trong việc nhận thức, qua trao đổi về
vấn đề và qua định hướng của giáo viên bằng các câu hỏi.
Dạy học
theo vấn
đề
Điều quan trọng nhất giáo viên phải đưa ra được khung nội
dung cần truyền đạt nhờ đó giúp học sinh tự nhận thức và phát
triển qua tranh luận.
Dạy học theo vấn đề chỉ xảy ra khi giáo viên tạo được không
khí trao đổi trung thực, cởi mở trong lớp học. Trong một khía cạnh
nào đó dạy học theo vấn đề gần giống với phương pháp dạy học
1 Richard I. Arends (1998), Learning to teach, McGraw-Hill, USA.
7
bằng trao đổi (hỏi đáp). Chú ý rằng dạy học theo vấn đề tương tự
với dạy học theo hội thoại mà học sinh tự tìm thấy kiến thức thông
qua sự tìm tòi của học sinh chứ không phải là do giáo viên truyền
đạt. Bằng phương pháp này giáo viên sẽ trình bày được các khía
cạnh chi tiết cuả bài học.
Theo chúng tôi, các thuật ngữ "dạy học nêu vấn đề", "dạy
học giải quyết vấn đề", "dạy học đặt và giải quyết vấn đề" hay “dạy
học theo vấn đề”... là những cách gọi khác nhau của cùng một nội
hàm với những cách tiếp cận khác nhau mang tính lịch sử. Mỗi
cách tiếp cận nhấn mạnh vào một khâu nào đó của quá trình phát
hiện vấn đề - giải quyết vấn đề - kết luận. Để ngắn gọn, hiện nay ở
Việt Nam các nhà sư phạm đều thống nhất dùng thuật ngữ "dạy
học giải quyết vấn đề".
2. Sự hình thành và phát triển của dạy học giải
quyết vấn đề
Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học
trường phổ thông là một vấn đề được các nhà sư phạm quan tâm
nghiên cứu trong nhiều thập kỷ và đã xây dựng thành hệ thống lý
luận dạy học, đã được công bố trong nhiều sách giáo khoa của các
trường sư phạm trên thế giới và ở nước ta.
Tích cực hoá nhận thức của học sinh được thực hiện bằng
nhiều con đường, trong đó dạy học giải quyết vấn đề là một giải
pháp rất tích cực và đã trở thành lý luận cơ bản của lý luận dạy học
hiện đại.
Dạy học giải quyết vấn đề ở các mức độ khác nhau đã xuất
hiện khá sớm. Tư tưởng dạy học nêu vấn đề đã xuất hiện từ thời
trung cổ, “tính vấn đề” trong dạy học đã được nhà triết học cổ Hy
lạp, Sôcrat quan tâm đến, ông đã xây dựng một phương pháp độc
đáo: “Tọa đàm – tranh luận” đó là tư tưởng khởi đầu của phương
8
pháp đàm thoại. Phương pháp này nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề qua tư duy quy nạp và qua sự
trao đổi giữa giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh.1
Năm 1909, lần đầu tiên quan điểm về dạy học nêu vấn đề đã
đuợc nhà giáo dục nổi tiếng của Hoa kỳ - John Dewey trình bày
trong cuốn: "Chúng ta suy nghĩ như thế nào". Cuốn sách này đã
được viết hoàn chỉnh hơn vào năm 1933 và tái bản nhiều lần sau
này2. Trong tác phẩm này, J.Dewey đã đề ra quy trình suy nghĩ
vận động của học sinh để đi đến làm sáng tỏ vấn đề nhận thức. Lý
thuyết dạy học của J.Dewey đã được phổ biến và vận dụng rộng rãi
vì nó chống lại lối dạy học giáo điều.
John Dewey (1933) đã trình bày một số đặc điểm quan trọng
của cách “tư duy thấu đáo” (reflective thinking) và các quá trình
mà giáo viên phải sử dụng để giúp học sinh có được các thao tác tư
duy.
Học trò của J.Dewey là V.Becton và J.W.Gefzels đã nghiên
cứu và hoàn chỉnh về dạy học nêu vấn đề. Các tác giả đó cho rằng
dạy học nêu vấn đề rất có hiệu quả trong việc tạo cho học sinh khả
năng làm việc độc lập trong giờ học 3, nhưng các tác giả đó chưa
đề cập tới lý thuyết của dạy học nêu vấn đề.
Vào cuối những năm 50 của thế kỷ XX, một số nhà giáo dục
Bungari và Cộng hoà dân chủ Đức đã có các công trình nghiên cứu
về dạy học nêu vấn đề.
1 Richard I. Arends (1998), Learning to teach, McGraw-Hill, USA
(tr.354).
2 Dewey Jonh (1958), How we think, New York
3 Gefzels J.W (1964), Creative thinking problem - Solving and
Instructin, Chicago, USA.
9
Trong thời gian đó, các nhà lý luận dạy học Liên xô (cũ)
cũng đã quan tâm nhiều đến vấn đề tích cực hoá hoạt động nhận
thức của học sinh. Tuy nhiên các tác giả chỉ mới nêu nguyên tắc
dạy mà chưa nêu được quy trình vận dụng dạy học nêu vấn đề.
Trong nhiều thập kỷ tiếp theo, các nhà tâm lý học và nhà sư
phạm Xô viết (cũ) đã đóng góp nhiều cống hiến lớn trong việc
nghiên cứu lý luận phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh
trong học tập như Lev Vưgotsky, S.L.Rubinstein, A.M.Machjusin,
A.V.Brus-linski, B.E.Raiơkov, P.I.Pidkasistưi, M.N.Skatkin .v.v..
Đặc biệt, năm 1968, W. Ôkôn - nhà giáo dục học Ba Lan đã
hoàn thành một công trình khá hoàn chỉnh và có giá trị về dạy học
giải quyết vấn đề. Đó là cuốn "Những cơ sở của dạy học nêu vấn
đề " 1. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày tương đối đầy đủ
về cơ sở lý luận và quy trình tạo tình huống có vấn đề trong dạy
học.
Vào những năm 70 của thế kỷ trước, các nhà giáo dục Nga
như A.IaGheeđơ; B.E. Raicop (sinh học); N.A. Rizôlôp (sử học);
M.A.Rupnicova (ngôn ngữ) và nhà hoá học người Anh - Amstrong
đã đề xuất phương pháp tìm tòi ơritxtic trong dạy học nhằm phát
huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình nhận thức.
Trong lĩnh vực lý luận dạy học sinh học, các vấn đề: Hoạt
động độc lập của học sinh trong dạy học; Phát triển tính tích cực
nhận thức của học sinh trong dạy học đã là các hướng trọng điểm
nghiên cứu đã được nhiều nhà sư phạm Liên xô (cũ) rất quan tâm
và thực tế đem lại nhiều cống hiến giá trị lớn soi sáng chung cho
bộ môn khoa học này. Đó là các tác giả: L.P.Anastaxôva,
E.T.Brovkina, E.P.Bru-nov, N.M.-Verzilin, I.D.Zverev,
V.M.Korxunskaja, M.M.Le-vina, V.I.Makximova, R.D.Mas,
1 V. Okon (1968), Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề, Maxcơva.
10
G.M.Mur-tazin, A.N.Mja-gkova, L.V.Rebrova, N.A. Rưkov,V.N.
Fedorova, A.G. Khripkova, v.v....
Chúng tôi muốn nhấn mạnh về công lao của một nhà sư
phạm nổi tiếng đã cống hiến cho lý luận dạy học Liên xô (cũ ) và
thế giới mà các công trình của ông được đặc cách viết thành báo
cáo khoa học đặc biệt có giá trị để bảo vệ học vị Tiến sĩ Khoa học
sư phạm năm 1970, đó là M.N.Skatkin 1.
Trong báo cáo này, M.N.Skatkin đã thông báo về thành tựu
khoa học của ông (và nhiều đồng nghiệp khác) là tìm ra con đường
nâng cao hoạt động nhận thức độc lập và sáng tạo cho học sinh khi
sử dụng mọi hình thức dạy học đa dạng như dùng lời, quan sát và
thực hành, từ đó tác giả đã đưa ra nhiều khuyến nghị cho giáo viên
áp dụng dạy học nêu vấn đề vào hoạt động dạy học các bộ môn tại
trường phổ thông.
M.N.Skatkin đã đề ra ba mức độ áp dụng dạy học nêu vấn đề
đối với học sinh tuỳ theo lứa tuổi, trình độ kỹ năng tiếp cận lối dạy
học này mà các em được tập dượt dưới sự hướng dẫn từng bước
của giáo viên.
Mức độ thứ nhất: giáo viên diễn đạt tài liệu học tập theo
tình huống có vấn đề.
Mức độ thứ hai: giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp nhận tài
liệu học tập theo tình huống vấn đề kiểu "tìm tòi bộ phận".
Mức độ thứ ba: gắn chặt với sự xúc cảm cao của người học
có tác dụng tập dượt tư duy khoa học một cách biện chứng cho
học sinh, giáo viên dẫn dắt tổ chức hoạt động nhận thức học sinh
để các em đặt ra được tình huống vấn đề rồi tự mình giải quyết tức
là mức độ "tìm tòi khoa học".
1 è.Í.ẹờàũờốớ (1970), ẽợỏởồỡ ọốọờũốờố ẩỗọàũồởỳủũõợ
ẽồọàóợóốờà, è.
11
Khi áp dụng mức độ này thì tình huống vấn đề diễn ra trong
giảng dạy do học sinh đặt và giải quyết nên nâng cao hứng thú học
tập một cách tự lực độc lập, sáng tạo, tạo cơ hội cho học sinh bắt
chước nhà khoa học nghiên cứu một vấn đề khoa học. Vai trò của
giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy - học này là sự hợp tác,
tuỳ theo cách thức áp dụng mô tả như trên mà giáo viên chi phối
mức hoạt động độc lập tích cực nhận thức của học sinh khi nghiên
cứu tài liệu mới .
Trong lĩnh vực lý luận dạy học sinh học Xô viết thì Giáo sư
E.P. Brunov và Viện sỹ I.D. Zverev có các công trình lớn chuyên
khảo về phát triển năng lực độc lập tích cực nhận thức của học sinh
trong quá trình học tập giáo trình sinh học nói chung và dạy học
Giải phẫu sinh lý người nói riêng.
Ở các nước phương tây, giáo viên sử dụng dạy học theo
phương pháp hướng dẫn sẽ làm cho học sinh bận rộn hơn với
nhiệm vụ được phân công. Các em làm việc trong mối quan hệ với
các bạn khác. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn các em
thu nhận nội dung chính và làm mẫu cho các em một số kĩ năng.
Học lý thuyết, mọi học sinh đều có tâm lý rất ngại và thấy nhàm
chán. Nhưng khi sử dụng dạy học giải quyết vấn đề học sinh sẽ có
hứng thú và thấy thích thú hơn bởi chính các em tự tìm được
những nội dung đó. Mục tiêu của bài học không quá chú trọng vào
việc học sinh làm gì mà ta quan tấm đến các em thu được gì (nhận
thức được gì) qua các hoạt động đó của các em. Trong dạy học
theo vấn đề giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn các em cách
thu thập thông tin, cách tư duy để giải quyết được vấn đề các em
gặp phải trong các tình huống. Đôi khi giáo viên cũng phải là
người giải thích, trình bày.
Xây dựng cho học sinh cách tư duy và cách làm sáng tỏ các
vấn đề một cách độc lập không phải là mục đích mới của nền giáo
12
dục. Các phương pháp dạy học như: “học khám phá” (discovery
learning); “đào tạo qua hội thoại” (inquiry training)” và “dạy học
dựa trên phương pháp qui nạp” (Inductive teaching) đã có uy tín từ
rất lâu.
Jerome Bruner (1962) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của
cách “học khám phá” (discovery learning). Trong phương pháp này
học sinh sẽ tự khám phá ra câu trả lời của vấn đề qua quan sát, làm
thí nghiệm,... qua đó học sinh nhận thức vấn đề một cách độc lập.
Richard Suchman (1962) đã trình bày một phương pháp mới
gọi là “đào tạo qua hội thoại” (inquiry training). Trong phương
pháp này chú trọng đến vấn đề cách giáo viên đặt các em học sinh
vào các tình huống hóc búa, giúp các em tham gia trao đổi để tìm
ra câu trả lời. Qua đó các em tự nắm lấy đáp án của vấn đề.
“Đào tạo qua hội thoại”, “học khám phá” và “dạy học theo
vấn đề” có quan hệ chặt chẽ với nhau. Ở mỗi dạng giáo viên đều
chú trọng và quan tâm đến hoạt động của học sinh. Tất cả các
phương pháp này đều định hướng cho học sinh phương pháp tư
duy quy nạp (tư duy quy nạp bao giờ học sinh cũng thích thú hơn
so vớiphương pháp tư duy diễn giải).
Điểm chung nữa của cả ba cách dạy trên, là học sinh tự tìm
tòi, khám phá theo sự định hứơng của giáo viên để tự chiếm lĩnh
kiến thức mới. Thay vì truyền đạt cho các em các ý tưởng, các học
thuyết, các sự việc, các sự kiện của thế giới. Giáo viên trở thành
người dẫn dắt các em đi tìm các ý tưởng, các học thuyết để khi
giáo viên sử dụng phương pháp dạy học hướng dẫn. Vì giáo viên
sử dụng hệ thống các câu hỏi, các tình huống có vấn đề,...để định
hướng học sinh nghiên cứu. Qua trả lời từng câu hỏi học sinh sẽ
tiếp cận dần dần với vấn đề, cùng với sự trao đổi, tranh luận khi
hoàn thành hệ thống câu hỏi giáo viên đưa ra học sinh sẽ thu nhận
13
được toàn bộ kiến thức của bài. Nghĩa là học sinh đã chiếm lĩnh
được các ý tưởng các học thuyết đó và làm chủ nó.
“Học qua khám phá” (discovery learning) và “dạy học giải
quyết vấn đề” có sự khác nhau trong cách tiến hành. Cả hai cách
dạy này đều có đặc trưng là nó bắt nguồn từ hệ thống các câu hỏi,
các câu hỏi này mang tính rèn luyện tích cực, các em sẽ thảo luận
dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong phạm vi của lớp học. Còn
dạy học theo vấn đề bắt đầu bằng những vấn đề có ý nghĩa, bằng
những vấn đề có thực trong cuộc sống mà để giải quyết được các
vấn đề này học sinh phải huy động được các kiến thức đã có và
kinh nghiệm sống.
3. Dạy học giải quyết vấn đề được vận dụng như
thế nào trong dạy học ở trường phổ thông Việt
nam?
Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, ở Việt Nam đã
có nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về dạy
học nêu vấn đề với mục đích nâng cao chất lượng dạy học theo
hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Hầu hết các
giáo viên đã làm quen với thuật ngữ dạy học nêu vấn đề.
Trong lĩnh vực dạy học hoá học,Giáo sư Nguyễn Ngọc
Quang là người đã có nhiều nghiên cứu vận dụng dạy học dạy học
giải quyết vấn đề. Tiếp sau,có các tác giả: Nguyễn Cương; Nguyễn
Ngọc Bảo; Nguyễn Đình Am; Dương Tất Tốn. Gần đây, có luận án
tiến sĩ của Lê Văn Năm (2001), với nhan đề "Sử dụng dạy học nêu
vấn đề- ơrixtic để nâng cao hiệu quả dạy học chương trình hóa đại
cương và hóa vô cơ ở trường trung học phổ thông".
Trong lĩnh vực dạy học toán học nghiên cứu vận dụng dạy
học dạy học giải quyết vấn đề, có các tác giả: Phạm Văn Hoàn;
Nguyễn Bá Kim…
14
Trong lĩnh vực dạy học vật lý các tác giả: Lê Nguyên Long;
Nguyễn Đức Thâm; Phạm Hữu Tòng… đã nghiên cứu vận dụng
dạy học dạy học giải quyết vấn đề.
Trong lĩnh vực dạy học sinh học, Giáo sư Trần Bá Hoành là
người sớm có những nghiên cứu về mặt lý luận và vận dụng thành
công dạy học giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, các tác giả Nguyễn
Quang Vinh, Trần Doãn Bách (Hà nội), Nguyễn Như Ất (Thái
nguyên) đã vận dụng dạy học giải quyết vấn đề vào một số bài dạy
cụ thể. Tiếp sau đó là những đóng góp quan trọng của Đinh Quang
Báo; Vũ Đức Lưu, Lê Đình Trung vào việc phát triển ứng dụng
dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học sinh học.
Trong luận án phó tiến sĩ của Đinh Quang Báo (1981) bảo vệ
tại Liên xô (cũ) với nhan đề “Phát triển hoạt động nhận thức của
học sinh trong các bài học về sinh học trường phổ thông" đã sử
dụng câu hỏi, bài tập để phát huy tính tích cực của học sinh trong
dạy học sinh học, tác giả đã thành công khi sử dụng biện pháp
lôgíc để vạch ra phương hướng sử dụng chúng vào hoạt động tìm
tòi của học sinh dựa trên cơ sở lôgíc nội dung dạy học sinh học1.
Nội dung luận án phần nào cũng thể hiện được tư tưởng dạy học
nêu vấn đề.
Luận án phó tiến sĩ của Nguyễn Đức Thành (1989), “Góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy các định luật di truyền” đã sử
dụng bài tập nhằm rèn luyện một số kĩ năng cơ bản giải bài tập Di
truyền ở lớp 12. Tác giả đề xuất giải pháp sử dụng giải bài tập để
1 Đinh Quang Báo (1981), "Phát triển hoạt động nhận thức của học
sinh trong các bài học về sinh học trường phổ thông nớc CHXHCN
Việt Nam".Tóm tắt luận án Phó tiến sĩ khoa học sư phạm (bản dịch
tiếng Việt của tác giả), Leningrad.
15
tích cực hoá nhận thức của học sinh theo con đường suy diễn lý
thuyết 1 .
Luận án phó tiến sĩ của Vũ Đức Lưu (1994) “Dạy học các
quy luật di truyền ở THPT bằng bài toán nhận thức” là công trình
nghiên cứu về dạy các quy luật di truyền bằng bài toán nhận thức ở
khâu nghiên cứu tài liệu mới, tác giả đã đề xuất và phân tích khá
sâu sắc các nguyê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- extract_pages_from_day_hoc_neu_van_de_trong_day_hoc_sinh_hoc1_8915.pdf
- extract_pages_from_day_hoc_neu_van_de_trong_day_hoc_sinh_hoc2_2105.pdf