Dạy học tiếng Pháp trong lớp cử nhân ngoại ngữ tiếng Pháp tuyển sinh viên đầu vào khối D3 và D1

1. Mở đầu Từ một vài năm trở lại đây, vì các lí do khác nhau như nguồn tuyển sinh hạn chế, trình độ đầu vào không đáp ứng, hầu hết các khoa Tiếng Pháp trong cả nước đã tuyển sinh cả học sinh thi tuyển đầu vào khối D1 (môn thi ngoại ngữ là tiếng Anh). Kết quả là tại các đơn vị đào tạo này đã hình thành các lớp cử nhân tiếng Pháp trong đó có cả sinh viên khối D1 và sinh viên khối D3 với tỷ lệ khác nhau theo từng năm và từng khoa, nhưng xu hướng chung là tỷ lệ sinh viên D1 tăng dần. Đây là một xu hướng không thể đảo ngược trong ngắn hạn và trung hạn. Thực tế trên đây đặt ra một tình huống sư phạm mới tại các khoa Tiếng Pháp: trong một lớp gồm những sinh viên khối thi D3 đã học Tiếng Pháp trong giáo dục phổ thông trong thời gian ít nhất 3 năm tại các lớp tiếng Pháp chuyên, hoặc chương trình Tiếng Pháp đại trà 7 năm, thậm chí chương trình 12 năm trong các lớp song ngữ Tiếng Pháp và cả các sinh viên khối thi D1 đã học tiếng Anh trong giáo dục phổ thông nhưng hầu như không có chút kiến thức và kĩ năng nào về tiếng Pháp. Trong lớp, sinh viên khối thi D3 trình có độ đầu vào đã rất khác nhau, nay có cả sinh viên khối thi D1 thì trình độ giữa sinh viên càng có khoảng cách lớn. Có thể nói đó là những lớp nhiều trình độ giống như các lớp ghép hơn là một lớp trình độ không đồng đều theo quan niệm thông thường.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học tiếng Pháp trong lớp cử nhân ngoại ngữ tiếng Pháp tuyển sinh viên đầu vào khối D3 và D1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 80-87 This paper is available online at DẠY HỌC TIẾNG PHÁP TRONG LỚP CỬ NHÂN NGOẠI NGỮ TIẾNG PHÁP TUYỂN SINH VIÊN ĐẦU VÀO KHỐI D3 VÀ D1 Nguyễn Thị Thu Hường Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Việc tuyển cả thí sinh khối D3 (tiếng Pháp) và D1 (tiếng Anh) vào lớp cử nhân tiếng Pháp đã tạo nên các lớp nhiều trình độ. Đối với các lớp này, không thể tiếp tục tổ chức dạy học như trong các lớp cử nhân chỉ có sinh viên đầu vào D3. Bài viết này đề xuất một số giải pháp tổ chức dạy học phù hợp, hiệu quả cho thực tế sư phạm mới này. Từ khóa: Dạy học Tiếng Pháp, tổ chức dạy học, đào tạo cử nhân tiếng Pháp. 1. Mở đầu Từ một vài năm trở lại đây, vì các lí do khác nhau như nguồn tuyển sinh hạn chế, trình độ đầu vào không đáp ứng, hầu hết các khoa Tiếng Pháp trong cả nước đã tuyển sinh cả học sinh thi tuyển đầu vào khối D1 (môn thi ngoại ngữ là tiếng Anh). Kết quả là tại các đơn vị đào tạo này đã hình thành các lớp cử nhân tiếng Pháp trong đó có cả sinh viên khối D1 và sinh viên khối D3 với tỷ lệ khác nhau theo từng năm và từng khoa, nhưng xu hướng chung là tỷ lệ sinh viên D1 tăng dần. Đây là một xu hướng không thể đảo ngược trong ngắn hạn và trung hạn. Thực tế trên đây đặt ra một tình huống sư phạm mới tại các khoa Tiếng Pháp: trong một lớp gồm những sinh viên khối thi D3 đã học Tiếng Pháp trong giáo dục phổ thông trong thời gian ít nhất 3 năm tại các lớp tiếng Pháp chuyên, hoặc chương trình Tiếng Pháp đại trà 7 năm, thậm chí chương trình 12 năm trong các lớp song ngữ Tiếng Pháp và cả các sinh viên khối thi D1 đã học tiếng Anh trong giáo dục phổ thông nhưng hầu như không có chút kiến thức và kĩ năng nào về tiếng Pháp. Trong lớp, sinh viên khối thi D3 trình có độ đầu vào đã rất khác nhau, nay có cả sinh viên khối thi D1 thì trình độ giữa sinh viên càng có khoảng cách lớn. Có thể nói đó là những lớp nhiều trình độ giống như các lớp ghép hơn là một lớp trình độ không đồng đều theo quan niệm thông thường. Có một giải pháp cho phép tránh được các lớp cử nhân tiếng Pháp nhiều trình độ, đó là tổ chức cho mỗi khóa tuyển sinh thành hai lớp riêng biệt, ít nhất là trong những năm đầu của chương trình đào tạo, một lớp dành cho sinh viên đầu vào tiếng Anh, một lớp dành cho sinh viên đầu vào tiếng Pháp. Tuy nhiên, vì các lí do khác nhau như chi phí tăng cao, nguồn nhân lực giảng dạy thiếu, tỷ lệ của hai đối tượng sinh viên này không đồng Ngày nhận bài: 25-11-2012. Ngày chấp nhận đăng: 2-4-2013 Liên hệ: Nguyễn Thi Thu Hường, e-mail: Huong_sphn2005@yahoo.fr 80 Dạy học tiếng Pháp trong lớp cử nhân ngoại ngữ tiếng Pháp... đều nên đây là một giải pháp khó khả thi trong điều kiện hiện nay. Như vậy, việc tồn tại các lớp gồm cả hai đối tượng sinh viên D3 và D1 có trình độ rất khác nhau là một thực tế khách quan (Hình 1). Biểu đồ tỷ lệ sinh viên khối D1 và D3 qua các khóa của Khoa Tiếng Pháp - Đại học Sư phạm Hà Nội Hình 1. Tỷ lệ sinh viên khối D1 và D3 Khoa Tiếng Pháp Đại học Sư phạm Hà Nội Câu hỏi lớn đặt ra cho các khoa Tiếng Pháp nói chung và Khoa Tiếng Pháp trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng là làm thế nào để dạy học hiệu quả trong các lớp học này và để hai đối tượng sinh viên rất khác nhau về trình độ tiếng Pháp ở đầu vào đạt được các yêu cầu đầu ra của chương trình đào tạo vốn được đề ra cho sinh viên thi tuyển khối D3. Việc tổ chức dạy học và các phương pháp sư phạm áp dụng trong một lớp bình thường chỉ gồm các sinh viên đầu vào khối D3 chắc chắn không còn phù hợp. Để việc dạy học trong lớp cử nhân tiếng Pháp có đối tượng sinh viên đầu vào khác khối thi, cần nhiều giải pháp đồng bộ về hành chính, chính sách và sư phạm. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ đề xuất đến những giải pháp về sư phạm và phương pháp dạy học bộ môn, cụ thể là việc tổ chức dạy học trên lớp, việc tổ chức tự học cho sinh viên và việc phát huy kiến thức, kĩ năng về tiếng Anh của sinh viên D1 trong học tập Tiếng Pháp. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tổ chức dạy học Khác với các lớp ghép thường thấy trong giáo dục phổ thông tại các vùng miền khó khăn, các lớp cử nhân tiếng Pháp nhiều trình độ hướng tới những mục tiêu đào tạo chung tối thiểu được xác định trong chương trình đào tạo của ngành tiếng Pháp, có nghĩa là sự khác biệt trình độ phải giảm dần theo thời gian để cuối cùng cả hai đối tượng sinh viên đều đạt trình độ tốt nghiệp cử nhân tiếng Pháp. Như vậy có nghĩa là đối tượng sinh viên đầu vào tiếng Anh sẽ phải có sự đầu tư đặc biệt trong dạy học trên lớp và trong hoạt động tự học của mỗi cá nhân. Dưới đây là một số hình thức tổ chức dạy học trong lớp có thể được xử dụng trong loại hình lớp này. Để tổ chức hiệu quả các hình thức dạy học này, vai trò của giáo viên tính tích cực, tự giác và sự hợp tác của sinh viên là hết sức quan trọng. 2.1.1. Tổ chức dạy học chung cả lớp Dạy học chung cả lớp là một hình thức hiệu quả để chuyển tải những thông tin đến được một số lượng lớn sinh viên cùng một lúc. Hình thức này thường được sử dụng để giới thiệu những vấn đề chung trong nội dung chương trình hay để sinh viên cùng thảo 81 Nguyễn Thị Thu Hường luận những chủ đề có liên quan đến kinh nghiệm, kiến thức của nhiều người, và thường được dùng khi mở đầu và kết thúc của mỗi tiết, mỗi buổi học hay trong dạy các môn học đòi hỏi phải trình bày những thông tin chung cho sinh viên của các nhóm trình độ, ví dụ như giới thiệu mục tiêu một bài học, chủ điểm giao tiếp,... Tổ chức dạy học chung cho cả lớp nhiều trình độ sẽ giúp giảng viên giảm được số lượng giáo án phải soạn và có thể tập trung vào điều khiển các hoạt động của sinh viên trong giờ học như một đơn vị lớp học thống nhất. Tuy nhiên, hình thức tổ chức dạy học này sẽ khó có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các nhóm trình độ và các cá nhân ở các trình độ khác nhau, nên trong thực tế, hình thức tổ chức dạy học này chỉ được sử dụng hạn chế. Khi sử dụng hình thức dạy học này trong lớp nhiều trình độ, giảng viên phải chú ý lựa chọn và điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với các đối tượng ở các nhóm trình độ khác nhau. 2.1.2. Tổ chức dạy học cho từng nhóm trình độ Khi tổ chức dạy học trong lớp theo từng nhóm trình độ, giảng viên có thể dạy cùng một kĩ năng theo các yêu cầu đạt được khác nhau căn cứ vào kiến thức có trước và mức độ cần đạt của mỗi nhóm trình độ. Giảng viên làm việc trực tiếp với một nhóm trình độ để chuyển tải những nội dung dành cho nhóm hay hướng dẫn sinh viên thực hành, làm bài tập. Trong lúc dạy học trực tiếp với một nhóm trình độ, để duy trì hoạt động học tập của các nhóm khác, giảng viên sẽ phải đưa ra những bài tập hay nhiệm vụ để sinh viên làm việc cá nhân hoặc trong nhóm nhỏ. Chính vì vậy, hiệu quả dạy học của giảng viên có liên quan trực tiếp với chất lượng quản lí học tập của (các) nhóm trình độ khác hoặc hoạt động độc lập của sinh viên trong những nhóm trình độ khác có trong lớp học của mình. Việc dạy học trực tiếp của giảng viên có hiệu quả nhất bởi vì giảng viên thực hiện những tương tác trực tiếp với sinh viên trong nhóm cùng trình độ. Đây là hình thức tổ chức dạy học phổ biến ở các lớp nhiều trình độ. Trong lớp, để thực hiện dạy học trực tiếp với tất cả các nhóm trình độ, giảng viên phải di chuyển thường xuyên giữa các nhóm. Ở mỗi nhóm trình độ, những tương tác giữa giảng viên và sinh viên lần lượt diễn ra trong khoảng 5-10 phút. Biện pháp để duy trì học tập độc lập của sinh viên các nhóm khác là giao cho họ những nhiệm vụ cá nhân hay theo nhóm có thể hoàn thành trong khoảng thời gian giảng viên dự tính sẽ cần để thực hiện dạy học trực tiếp ở một nhóm trình độ. Những bài tập hay nhiệm vụ này cần được thiết kế với một số độ khó khác nhau để đáp ứng các trình độ và yêu cầu cần đạt khác nhau của sinh viên. Giảng viên cần huy động mạng lưới tự quản trong mỗi nhóm để họ có thể giúp mình điều hành học tập của các sinh viên khác trong nhóm hay hướng dẫn các bạn làm bài. 2.1.3. Dạy học trực tiếp cho cá nhân Giảng viên thực hiện dạy học trực tiếp cho cá nhân sinh viên trong lớp là hình thức dạy học giữa thầy và một trò, dựa trên yêu cầu cụ thể của cá nhân đó. Dạy học cá nhân được coi là một cách thức dạy học hiệu quả cao nhất bởi vì nó đáp ứng được tốt nhất nhu cầu và sự phát triển của cá nhân. Tuy nhiên, không thể sử dụng dạy học cá nhân cho tất cả sinh viên trong lớp nhiều trình độ mà chỉ có thể sử dụng cho một vài sinh viên đặc biệt, thường là những sinh viên mà khả năng tiếp thu chậm hơn các bạn khác hoặc bị ngắt quãng thời gian học vì những lí do nào đó. Để có thể thực hiện dạy học trực tiếp cho cá nhân trong giờ học, giảng viên cần có những biện pháp điều khiển thích hợp với hoạt động học tập của các sinh viên và các nhóm sinh viên khác, ví dụ như giao bài tập làm theo 82 Dạy học tiếng Pháp trong lớp cử nhân ngoại ngữ tiếng Pháp... nhóm hay theo cá nhân. Cần lưu ý rằng thời gian dành cho việc dạy học trực tiếp cho cá nhân không thể kéo dài vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến học tập của số đông sinh viên trong lớp. 2.1.4. Dạy học theo nhóm nhỏ Dạy học theo nhóm nhỏ là hình thức tổ chức dạy học mà giảng viên phân chia sinh viên trong nhóm cùng trình độ hay thuộc các nhóm trình độ khác nhau thành các nhóm nhỏ gồm 2 đến 7 người để họ thực hiện những nhiệm vụ học tập. Đây là một hình thức tổ chức hoạt động học tập độc lập của sinh viên. Hình thức này thường được sử dụng nhiều trong lớp nhiều trình độ, không chỉ vì nó cho phép giảng viên có điều kiện để làm việc trực tiếp với các nhóm trình độ khác nhau hay cá nhân trong lớp mà vì nó còn có tác dụng giáo dục hình thành ở sinh viên kĩ năng tự quản và kĩ năng làm việc hợp tác trong nhóm. Khi sinh viên thuộc nhóm trình độ cao làm việc cùng sinh viên trong nhóm trình độ thấp, sinh viên đó có thể củng cố kiến thức năng lực của mình vừa giữ vai trò giúp đỡ hỗ trợ sinh viên nhóm trình độ thấp. Để tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ, giảng viên phải có kế hoạch xây dựng dần cho sinh viên trong lớp những kĩ năng làm việc trong nhóm từ đơn giản đến phức tạp để họ có khả năng làm việc tốt trong nhóm. 2.1.5. Tổ chức hoạt động học tập độc lập của sinh viên Tổ chức việc học tập độc lập của sinh viên là một hướng chính để thích ứng với hoàn cảnh mà giảng viên phải phân chia thời gian giảng dạy của mình cho các nhóm trình độ khác nhau trong từng tiết học. Mặt khác, học tập độc lập tôn trọng nhịp độ học tập và trình độ của mỗi sinh viên, là hoạt động quan trọng để sinh viên làm cho những kiến thức được truyền đạt thành kiến thức của mình. Để duy trì việc học tập độc lập của sinh viên, giảng viên cần thiết kế các hồ sơ học tập cá thể hóa (hoặc tự học) những bài tập, nhiệm vụ đáp ứng được các mức độ khả năng khác nhau của sinh viên. Điều này cho phép sinh viên học tập theo nhịp độ của mình, những sinh viên tiếp thu chậm có thể hoàn thành các bài tập ngoài giờ học trên lớp. Đối với những sinh viên tiếp thu nhanh hơn hay có trình độ cao hơn có thể cho làm các bài tập bổ sung hoặc giúp đỡ các bạn học tập chậm hơn. Bên cạnh những nhiệm vụ vừa sức và hấp dẫn, giảng viên cần chú ý đến những hình thức đánh giá, khích lệ thích hợp để động viên sinh viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có thể đề xuất sinh viên thực hiện một nhiệm vụ học tập dựa vào Internet hoặc các dự án cá nhân với các sản phẩm cụ thể. 2.1.6. Tăng cường đánh giá điều chỉnh (Evaluation formative) Đánh giá điều chỉnh có vai trò chủ yếu thu thập thông tin về quá trình học của sinh viên để điều chỉnh hoạt động dạy và học và được thực hiện trong suốt quá trình dạy học. Đánh giá điều chỉnh được thực hiện dưới nhiều hình thức và với các công cụ khác nhau như theo dõi ghi chép tiến triển trong học tập của một sinh viên, phiếu tự đánh giá của sinh viên, trao đổi giữa giảng viên và sinh viên, và tất nhiên cả các bài tập hay trắc nghiệm. Như vậy, trong đánh giá điều chỉnh, sẽ có những hình thức đánh giá khác nhau, yêu cầu về trình độ khác nhau giữa các nhóm trình độ. Đánh giá điều chỉnh sẽ cho phép thực hiện dạy học phân hóa theo nhóm hoặc dạy học cá thể hóa đạt hiệu quả cao. 83 Nguyễn Thị Thu Hường 2.1.7. Yêu cầu đối với giảng viên và các điều kiện vật chất Việc tổ chức dạy học theo các hình thức nêu trên đòi hỏi giảng viên phải đầu tư nhiều thời gian và sức lực hơn so với việc giảng dạy trong các lớp thông thường. Cụ thể là giảng viên sẽ phải di chuyển thường xuyên, thay đổi cách dạy khi chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác, và để triển khai nhiều hình thức dạy học trong cùng một lớp, trong cùng một thời điểm, giáo viên phải soạn bài giảng trong đó phải xác định được mục tiêu, đồ dùng dạy học, các hoạt động cho từng nhóm hoặc cá nhân. Về mặt cơ sở vật chất, để tổ chức dạy học theo nhóm, phòng học cần diện tích lớn hơn để dễ dàng di chuyển bàn ghế đáp ứng ý đồ bố trí lớp học của giảng viên, hoặc thậm chí có thể cần tới 2 bảng ở hai hướng khác nhau, một dành cho đối tượng sinh viên D1 và một dành cho sinh viên D3. 2.2. Tổ chức tự học cho sinh viên Đối với sinh viên nói chung, việc tự học nggoài giờ trên lớp được thừa nhận là rất quan trọng trong một quá trình đào tạo, thì đối với sinh viên đầu vào D1 tiếng Anh trong lớp cử nhân tiếng Pháp lại càng quan trọng hơn vì trong chương trình, thời lượng dạy học trên lớp dành cho môn tiếng Pháp không nhiều và đây là giải pháp hữu hiệu cho phép sinh viên đầu vào D1 đuổi kịp trình độ sinh viên đầu vào D3 trong thời gian ngắn nhất. Ngày nay, với các phương tiện dạy học, tài liệu học tập phong phú, nhất là với sự phát triển của Internet, việc tự học của sinh viên có thể tiến hành dễ dàng và hiệu quả. Tự học mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên: đây là hoạt động học tập bổ sung cho hoạt động học tập trên lớp vốn có thời lượng giới hạn, cho phép đáp ứng nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với chiến lược và nhịp độ học tập của cá nhân, phát triển khả năng độc lập, tự chủ cần thiết cho quá trình học tập và cho cuộc sống nghề nghiệp sau này. Tự học thường được chia thành hai mức độ khác nhau: tự học có hướng dẫn của giảng viên và tự học độc lập. Cần bắt đầu hoạt động tự học của sinh viên bằng hình thức tự học có hướng dẫn vì sinh viên chưa quen với việc học tập ở bậc đại học và có sự hỗ trợ của giáo viên. Việc tự học có hướng dẫn sẽ giúp sinh viên dần hình thành khả năng học tập tự chủ đòi hỏi sinh viên phải biết xác định nội dung, mục tiêu, phương tiện, kế hoạch tự học, có tính tự giác và tự chủ cao hơn. Để hướng dẫn sinh viên tự học, có thể xây dựng cho mỗi đối tượng sinh viên một hồ sơ tự học, dưới dạng tài liệu in trên giấy, hoặc dạng bản mềm có sự hỗ trợ của máy tính hoặc kết nối với internet. Như vậy trong hình thức tự học có hướng dẫn, các nội dung học tập do giảng viên xác định, và giảng viên là người theo dõi, hỗ trợ sinh viên trong quá trình tự học, sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên là cần thiết, sinh viên tự đánh giá kết quả học tập của mình cùng với sự đánh giá thúc đẩy của giảng viên. Khi đã trải qua giai đoạn tự học có hướng dẫn, đã có những kĩ năng cơ bản của hoạt động tự học, sinh viên có thể chuyển sang tự học độc lập, có nghĩa là căn cứ vào những điểm yếu cần khắc phục của bản thân, hoặc vào chiến lược học tập của mình để xác định nội dung, mục tiêu, kế hoạch tự học và phương tiện sử dụng phù hợp. Tất nhiên ngay cả khi có thể tự học độc lập, sinh viên cũng có thể tranh thủ sự tư vấn, hỗ trợ của giảng viên. 84 Dạy học tiếng Pháp trong lớp cử nhân ngoại ngữ tiếng Pháp... 2.3. Phát huy kiến thức và kĩ năng tiếng Anh của sinh viên khối D1 trong học tập tiếng Pháp Những sinh viên D1 khi được tuyển vào Khoa Tiếng Pháp đã có vốn kiến thức và kĩ năng nhất định về tiếng Anh và không hẳn là không biết chút gì về tiếng Pháp, chẳng hạn như có thể nhận biết ai đó đang nói tiếng Pháp, biết rằng tiếng Anh và tiếng Pháp cùng thuộc một hệ ngôn ngữ nên có nhiều tương đồng thuộc các phạm trù ngôn ngữ khác nhau (hệ thống chữ viết, giống và số, chia động từ, cấu trúc câu,...) hoặc các yếu tố văn hóa của tiếng Pháp. Nguyên tắc: Từ nhận định khoảng cách giữa tiếng Anh và tiếng Pháp không lớn, theo một số người thì «Tiếng Anh có một phần là con của tiếng Pháp» (L’anglais est un peu fille du franc¸ais) hoặc theo một số người khác thì «Tiếng Pháp có một phần là ngôn ngữ thừa kế của tiếng Anh» (Le franc¸ais est un peu l’héritier de l’anglais), có thể áp dụng nguyên tắc sau: Tận dụng sự gần nhau giữa tiếng Anh và tiếng Pháp để xây dựng các năng lực trong tiếng Pháp dựa trên các năng lực đã có trong tiếng Anh của sinh viên D1. Những yếu tố giống nhau/gần nhau giữa tiếng Anh và tiếng Pháp: Theo kết quả các nghiên cứu thống kê về các yếu tố giống nhau hoặc gần nhau giữa hai ngôn ngữ này, người ta đưa ra các dữ liệu so sánh trên các bình diện ngôn ngữ khác nhau và cho các trình độ khác nhau của người học. i). Về từ vựng: - Đối với người mới học: 60% từ vựng giống nhau giữa tiếng Pháp và tiếng Anh, ví dụ trong một số trường từ vựng như: về thú vật (gazelle, puma, elephant, kangaroo, crocodile, tiger, rat, lion, etc.), về âm nhạc (music, instruments, saxophone, tambourine, guitar, trumpet, etc.), về quần áo (shorts, pyjamas, boots, cardigan, etc.), về các môn học (mathematics, history, geography, music, etc.), về thể thao (tennis, football...). + Động từ: hơn 420 động từ thường dùng; + Danh từ: hơn 600 từ thường dùng; - Đối với người học ở trình độ cao hơn, có thể dạy học các tiền tố, hậu tố trong các văn bản khoa học: Tiếng Pháp Tiếng Anh isme ism tion tion sion sion ie y ique ic ose osis (chlorosis) ite itis (bronchitis) ii). Chữ viết: Trong chữ viết thì sự giống nhau càng lớn. Có thể liệt kê rất nhiều từ có dạng viết giống nhau hoặc gần giống nhau trong hai thứ tiếng, ví dụ: Tiếng Pháp Tiếng Anh construction construction 85 Nguyễn Thị Thu Hường socialisme socialism bilologie biology ... ... iii). Cú pháp: Câu cơ bản có cấu trúc giống nhau trong hai thứ tiếng: P1 : NP + V to be + N (Nom): Susan is a student. P2 : NP + V to be + adj: Susan is nice. P3 : NP + V + COD: Susan loves life. P4 : NP + V: Susan sleeps. P5 : NP + V + CC: Susan sleeps in the office. P6 : NP + V + COD + CC: Susan reads a book in the office. P7 : NP + V + COI: Susan speaks to a colleague. P8: NP + V +COD + COS: Susan gives information to a colleague. P9 : NP + V + COI + CC: Susan speaks to a colleague in the office. Một số câu phức cũng có cấu trúc giống nhau: - conditionnelle: Susan is happy if she .../ Susan est heureuse si... - relative: Susan is a woman who lives in London / Susan est une femme qui... - Interrogative: who lives here? (qui vit ici ?): Mot interr. + V + CC - discours indirect: Il demande à un homme quel est son nom. / He asks a man what his name is. iv). Thời động từ: - valeurs du présent - opposition temps non sécant/sécant: imparfait / passé simple (prétérit) - distinction futur/conditionnel - complémentarité temps simples/temps composés (antériorité) v). Chữ S dấu hiệu số nhiều: - étudiants /students, garc¸ons / boys - ... vi). Các giới từ thời gian, địa điểm: - in the kitchen: dans la cuisine - under the table: sous la table - after the movie : après le film - ... vii). So sánh: - plus + adj + que / more + adj + than - ... Trong quá trình dạy học tiếng Pháp, việc phát huy, sử dụng các kiến thức và kĩ năng sinh viên đã có trong tiếng Anh sẽ giúp sinh viên hiểu và nhanh chóng biết sử dụng những điểm tương đồng, đồng thời cũng có thể làm rõ những khác biệt giữa hai ngôn ngữ giúp sinh viên tránh được các lỗi gây nên bởi các chuyển di tiêu cực từ tiếng Anh sang tiếng Pháp, nhất là ở giai đoạn đầu. 86 Dạy học tiếng Pháp trong lớp cử nhân ngoại ngữ tiếng Pháp... 3. Kết luận Sự tồn tại của loại hình lớp học nhiều trình độ đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết về tổ chức dạy học và phương pháp sư phạm phù hợp nhằm dần xóa đi khoảng cách về trình độ giữa sinh viên D1 và D3, sao cho các sinh viên D1 đạt những chuẩn kiến thức và kĩ năng cho cả khóa đào tạo. Dựa trên cách tổ chức dạy học trong lớp nhiều trình độ và phương p
Tài liệu liên quan