Đổi mới công tác đánh giá cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Tóm tắt. Từ kết quả khảo sát thực trạng đánh giá cán bộ quản lí (CBQL) của trường Trung học cơ sở (THCS) ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và nghiên cứu các tiêu chí, cách thức đánh giá, đối tượng đánh giá, bước đầu, chúng tôi đề xuất một số nội dung, cách đánh giá, cho điểm và đối tượng tham gia đánh giá, góp phần giúp cho việc đánh giá CBQL trường THCS hiện nay đảm bảo khách quan, toàn diện, khoa học, công bằng và dân chủ.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới công tác đánh giá cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 2, pp. 40-47 This paper is available online at ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở CÁC TỈNH THUỘC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Trần Thế Lưu Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Từ kết quả khảo sát thực trạng đánh giá cán bộ quản lí (CBQL) của trường Trung học cơ sở (THCS) ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và nghiên cứu các tiêu chí, cách thức đánh giá, đối tượng đánh giá, bước đầu, chúng tôi đề xuất một số nội dung, cách đánh giá, cho điểm và đối tượng tham gia đánh giá, góp phần giúp cho việc đánh giá CBQL trường THCS hiện nay đảm bảo khách quan, toàn diện, khoa học, công bằng và dân chủ. Từ khóa: Đổi mới, quản lí, giáo dục, đánh giá cán bộ, trung học cơ sở. 1. Mở đầu a. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập Quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục là khâu then chốt" [3]. Phát triển định hướng đó, “Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 - 2020” theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, khẳng định: “đổi mới quản lí giáo dục được xem là giải pháp mang tính đột phá hàng đầu”. Một phần quan trọng trong nhiệm vụ đổi mới mang tính đột phá ấy được xác định rõ trong nội dung đổi mới quản lí giáo dục: “tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra” [2; mục V.1.b.]. Ngày 22 tháng 10 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 29/2009/TT-BGD&ĐT về Chuẩn Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở (THCS), Trường trung học phổ thông (THPT) và Trường phổ thông có nhiều cấp học [1], trong đó nêu rõ tính cần thiết và các tiêu chí đánh giá cán bộ quản lí (CBQL) trường học. Thông tư ra đời đã có sự tác động tích cực đến việc tự rèn luyện, nâng cao trình độ trong đội ngũ Ngày nhận bài: 11/12/2013 Ngày nhận đăng: 29/2/2014 Liên hệ: Trần Thế Lưu, e-mail: luutranthe59@gmail.com 40 Đổi mới công tác đánh giá cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở các tỉnh... cán bộ quản lí (CBQL) trường trung học cơ sở (THCS). Tuy nhiên, trước yêu cầu, nhiệm vụ mới mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã xác định: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [4], một số tiêu chí không còn phù hợp, cần có sự bổ sung, đổi mới cả về nội dung và hình thức đánh giá để đáp ứng kịp thời yêu cầu của giáo dục hiện nay. b. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. Diện tích trên 30 nghìn km2 (chiếm 9,2% diện tích cả nước), dân số (năm 2008) có 14,7 triệu người (chiếm 17,7% dân số cả nước), tỉ lệ đô thị hoá đạt 48% (bằng 1,8 lần trung bình cả nước). Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước: là vùng duy nhất hiện nay hội tụ đủ điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp dịch vụ, đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH); đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hoá dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Với vị thế như vậy, vùng kinh tế trọng điểm này càng cần được đầu tư phát triển về nguồn nhân lực chất lượng cao. Một trong những biện pháp để thực hiện điều đó là phát triển giáo dục, nâng cao năng lực nhà giáo và CBQL giáo dục. Đổi mới việc đánh giá CBQL trường học là một trong những công tác then chốt tạo động lực phát triển nâng cao năng lực của CBQL hiện nay. Trong đó, đối tượng CBQL trường THCS là đội ngũ đông đảo, có ảnh hưởng lớn. Đánh giá CBQL trường THCS giữ một vai trò to lớn và hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ; đánh giá chính xác, khách quan là căn cứ quan trọng cho công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, sử dụng, bố trí đội ngũ CBQL đúng chuyên môn, sở trường, khả năng, tạo điều kiện để đội ngũ này phát triển năng lực, sở trường. Qua đó, xây dựng được đội ngũ CBQL vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức, có tinh thần trách nhiệm và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo. Từ đó, cơ quan quản lí của đội ngũ CBQL trường THCS hiểu rõ hơn về cán bộ, chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lí, đào tạo, bồi dưỡng tốt đội ngũ CBQL trường THCS của ngành. Tuy nhiên, việc đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS ở các tỉnh vùng KTT Đ phía nam với các tiêu chí đánh giá còn chung chung, thiếu các tiêu chí đặc thù nghề nghiệp, chưa dựa vào hiệu quả công việc, chưa căn cứ vào từng vị trí công tác. Vì vậy, không khuyến khích sáng tạo lao động. Việc đánh giá, cho điểm. xếp loại CBQL còn hình thức, mang tính chất bình quân, cào bằng. Chính vì vậy, việc đổi mới công tác đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS là việc làm cấp thiết hiện nay. 41 Trần Thế Lưu 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng đánh giá cán bộ quản lí Trường trung học cơ sở ở các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Đánh giá về thực trạng đội ngũ giáo viên và CBQL hiện nay, TS Nguyễn Hải Thập - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo từng nhận xét: “Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo; tuy nhiên, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí còn rất hạn chế. Đa số chưa được đào tạo có hệ thống về công tác quản lí, trình độ và năng lực điều hành quản lí còn bất cập, tính chuyên nghiệp thấp, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng, hiệu quả công tác còn nhiều hạn chế [6].” Điều này có nguyên nhân từ công tác kiểm tra, đánh giá, phân loại giáo viên và CBQL. Về công tác đánh giá, TS Nguyễn Hải Thập cũng cho rằng: “đã có nhiều đổi mới, bước đầu phát huy tính tích cực, tạo động lực và khuyến khích nhà giáo phấn đấu vươn lên. Tuy nhiên, hạn chế trong công tác này là nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục chưa đầy đủ, còn né tránh, nể nang; chưa ban hành kịp thời các tiêu chí đánh giá, thiếu các tiêu chí cụ thể, định lượng nên việc đánh giá chưa thật chính xác, khách quan, chưa phản ánh đúng thực chất về đội ngũ [6]”. Đây cũng là nhận xét của chúng tôi sau khi khảo sát về thực trạng công tác đánh giá CBQL trên địa bàn 8 tỉnh - Thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi trên 215 CBQL và giáo viên các trường THCS ở các tỉnh/thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về sự cần thiết phải đánh giá CBQL trường THCS theo Chuẩn hiệu trưởng; tính khách quan, khoa học, toàn diện của các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn; tính dân chủ, khách quan, hiệu quả trong việc tổ chức đánh giá CBQL theo Chuẩn; kết quả thu được như sau: - Có 60 - 73% người được hỏi cho rằng việc đánh giá CBQL là việc làm rất cần thiết, có tính khả thi cao, nội dung các tiêu chí đánh giá trong Chuẩn hiệu trưởng là toàn diện, khách quan và khoa học; - Có 84,77% cho rằng cách thức tổ chức đánh giá dân chủ, khách quan và khoa học. - Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ (từ 15 - 23%) người được hỏi vẫn còn những trăn trở. Một số người cho rằng việc đánh giá chưa thật phát huy tác dụng để làm động lực thúc đẩy quá trình phấn đấu tự học, tự vươn lên của đội ngũ CBQL. Chính vì vậy, ngay bản thân người CBQL cũng thấy việc đánh giá CBQL là chưa thật cần thiết và tính khả thi chưa cao. Một trong những nguyên nhân đó là nội dung các tiêu chí đánh giá CBQL nhiều chỗ còn nặng về hình thức, một số tiêu chí còn chung chung; các tiêu chí kiểm tra chưa chú trọng đến hiệu quả công việc của CBQL. Bên cạnh đó, việc tổ chức đánh giá tuy công khai, minh bạch, chặt chẽ, đầy đủ các khâu song cũng có những yếu tố nặng về hình 42 Đổi mới công tác đánh giá cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở các tỉnh... thức, rườm rà, không phát huy được tác dụng của việc đánh giá. Từ thực trạng và nhận thức đó, chúng tôi thấy rằng, cần thiết phải có những giải pháp tích cực để đổi mới công tác đánh giá CBQL trường THCS ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 2.2. Một số giải pháp đổi mới công tác đánh giá CBQL trường THCS ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 2.2.1. Nâng cao nhận thức về công tác đánh giá CBQL cho giáo viên và CBQL trường THCS Với việc đánh giá CBQL trường THCS, qua kết quả điều tra cho thấy, vẫn còn một số CBQL chưa thực sự nhận thức đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của việc đánh giá, quan niệm về việc đánh giá còn nặng về phía bị động, coi mình là đối tượng bị đem ra xem xét. Đây là nhận thức cần thay đổi. Trước hết cần quan niệm việc đánh giá là để tạo điều kiện, động lực phát triển cho chính bản thân người được đánh giá: giúp người CBQL có điều kiện kiểm điểm lại mình một cách toàn diện trên cơ sở các tiêu chí đánh giá; tạo điều kiện cho CBQL và các nhà QLGD nhận được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Tất nhiên đã là con người không thể tránh khỏi hiện tượng chủ quan, cảm tính khi đánh giá, nhận xét song cần coi đó như là một kênh thông tin để tham khảo, từ đó có biện pháp chọn lọc và loại trừ. Từ cái được và chưa được qua đánh giá, người CBQL hoàn thiện mình hơn để đáp ứng được yêu cầu về năng lực của nhà QLGD trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây chính là mục đích của việc đánh giá mà đội ngũ CBQL trường học cần nhận thức rõ một cách thấu đáo và sử dụng việc đánh giá một cách hiệu quả nhất. 2.2.2. Hoàn thiện và bổ sung một số nội dung tiêu chí đánh giá Nghiên cứu các Tiêu chuẩn và Tiêu chí đánh giá được quy định tại Thông tư số 29/2009/TT-BGDT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn hiệu trưởng, chúng tôi nhận thấy, với 3 tiêu chuẩn gồm 23 Tiêu chí. Trong đó: Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp gồm 5 Tiêu chí. Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm gồm 5 Tiêu chí. Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lí nhà trường gồm 13 Tiêu chí. Đây là bộ tiêu chí rất khoa học, đảm bảo tính khách quan, toàn diện và công bằng. Song Thông tư đã ra đời gần 5 năm, hiện nay, trước bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL trường THCS để có thể đáp ững được yêu cầu, nhiệm vụ mới. Để đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi CBQL trường THCS vừa phải là nhà giáo dục, nhà quản lí, nhà lãnh đạo, nhà cung cấp dịch vụ giáo dục và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, chúng ta cần hoàn thiện và 43 Trần Thế Lưu bổ sung nội dung tiêu chuẩn CBQL trường THCS và nội dung này cần được đưa vào công tác đánh giá CBQL. Căn cứ vào những yêu cầu trên và thực trạng đánh giá CBQL trường THCS hiện nay, chúng tôi đề xuất bổ sung thêm một số nội dung sau (nội dung bổ sung chúng tôi in nghiêng): - Tiêu chí 8: Nghiệp vụ sư phạm a) Biết vận dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến của nước ngoài - đặc biệt là các nước có nền giáo dục hiện văn minh hiện đại theo đúng hướng dẫn của ngành. - Tiêu chí 10: Năng lực Ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin b) Đạt trình độ Ngoại ngữ có thể giao tiếp thành thạo và khai thác được tài liệu giáo dục nước ngoài. - Tiêu chí 11: Phân tích và dự báo c) Nắm được tình hình giáo dục các nước tiên tiến - Tiêu chí 12: Tầm nhìn chiến lược d) Cập nhật và phổ biến các thông tin mang tính vĩ mô về ngành giáo dục nói chung và đối với bậc THCS nói riêng cho giáo viên của trường. e) Tổ chức lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể, hợp lí cho các cán bộ quản lí dưới quyền, cho các tổ chuyên môn, cho các đoàn thể để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục rèn luyện học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục, thực hiện chương trình mục tiêu cấp học theo quy định. f) Tổ chức lên kế hoạch bảo quản, sử dụng, tu bổ và từng bước khai thác triệt để mọi CSVC của nhà trường để phục vụ giảng dạy, học tập, rèn luyện và các hoạt động giáo dục, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện như: sân chơi, thư viện, phòng truyền thống, các phòng học bộ môn, phòng chức năng, diện tích đất đai, vườn cảnh quan sư phạm. g) Gắn kết được nhà trường với xã hội thông qua sự phối hợp các hoạt động của hội cha mẹ học sinh, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp để có những hoạt động hướng thiện, kết hợp ủng hộ giúp đỡ nhà trường tài trợ các hoạt động giáo dục. h) Thực hiện các chương trình giáo dục phù hợp, hài hòa từng thời gian, thời điểm một cách cụ thể khoa học, giúp các em học sinh vừa học tập, vừa rèn luyện và tham gia các hoạt động giáo dục khác để tiếp thu kiến thức, bổ sung kỹ năng sống, dần dần hình thành nhân cách tốt. - Tiêu chí 13: Thiết kế và định hướng triển khai i) Có năng lực đúc kết thực tiễn sư phạm và đề xuất triển khai mô hình mới thích hợp. (Chuyển mục c, d trong Thông tư thành d, e). 44 Đổi mới công tác đánh giá cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở các tỉnh... - Tiêu chí 15: Lập kế hoạch hoạt động j) Biết cách thực hiện mô hình PDCA (Plan - Do - Check - Action) cụ thể là: Hoạch định - Thực hiện - Kiểm tra - Khắc phục. k) Biết so sánh và cải tiến các kế hoạch. - Tiêu chí 18: Quản lí tài chính và tài sản nhà trường l) Biết cách huy động các nguồn lực vật chất và tinh thần ngoài nhà trường để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng một cách thực chất và bền vững. 2.2.3. Đổi mới cách cho điểm Hiện tại tất cả các tiêu chí đều đang được đánh giá ngang bằng nhau: mỗi tiêu chí 10 điểm, lấy số nguyên. Chúng tôi đề xuất tạo tiêu chí trọng điểm bằng cách nhân hệ số (Hệ số 2). Những tiêu chí nào đòi hỏi đội ngũ CBQL phải nỗ lực hơn để nâng cao năng lực của người quản lí trong giai đoạn hiện nay cần được nhấn mạnh. Ví dụ: Tiêu chí 10. Năng lực Ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin. Tiêu chí 11. Phân tích và dự báo Tiêu chí 12. Tầm nhìn chiến lược Tiêu chí 14. Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới. 2.2.4. Bổ sung đối tượng tham gia đánh giá Để giúp hiệu trưởng và các nhà QLGD có cái nhìn khái quát, đa chiều trong công việc của mình, cần có nhiều đối tượng tham gia đánh giá từ nhiều góc nhìn khác nhau. Tại Điều 9 - Chuẩn hiệu trưởng quy định: 1. Lực lượng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng gồm: hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn TNCS HCM trường; cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ quan quản lí trực tiếp hiệu trưởng [1]. Tuy nhiên, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 xác định rõ: “Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá người dạy, giáo viên và giảng viên tham gia đánh giá cán bộ quản lí, cán bộ quản lí cấp dưới tham gia đánh giá cán bộ quản lí cấp trên, cơ sở giáo dục tham gia đánh giá quản lí nhà nước về giáo dục” [2 - Mục V.1.b]. Như vậy, cần bổ sung thêm các đối tượng liên quan mật thiết đến giáo dục và người quản lí giáo dục. Đó là: - Đánh giá của người học. - Đánh giá của phụ huynh học sinh. - Đánh giá của các chuyên gia về quản lí trường THCS. 2.2.5. Đổi mới cách thức đánh giá Theo chúng tôi đánh giá CBQL trường THCS cần theo các bước sau: 45 Trần Thế Lưu Bước 1: Xác định lực lượng đánh giá, xếp loại CBQL bao gồm: Tại đơn vị cơ sở là Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, cấp uỷ Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường; Cấp quản lí là Trưởng phòng GD&ĐT quận/huyện. Bước 2: Tại đơn vị cơ sở Đại diện cấp uỷ Đảng chủ trì thực hiện như sau: - Căn cứ vào 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí về đánh giá CBQL trường THCS để CBQL các trường tự đánh giá xếp loại và báo cáo kết quả trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. - Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia đóng góp ý kiến đánh giá CBQL. - Cấp uỷ Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn thanh niên với sự chứng kiến của CBQL tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá CBQL của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường cùng các nguồn thông tin xác thực khác, phân tích các ý kiến đánh giá đó và nhận xét, góp ý cho CBQL. Bước 3: Lấy ý kiến nhận xét đánh giá của Đảng uỷ nơi công tác và tổ chức Đảng nơi cư trú. Bước 4: Lấy ý kiến nhận xét đánh giá của HS, phụ huynh HS Bước 5: Trưởng phòng GD&ĐT quận/huyện đánh giá theo trình tự: - Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của CBQL; Kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, HS, phụ huynh HS, các chuyên gia về quản lí trường THCS và các nguồn thông tin xác thực khác chính thức đánh giá, xếp loại CBQL. - Thông báo kết quả đánh giá xếp loại tới CBQL, nhà trường. Bước 6: Ghi chép văn bản, lưu giữ hồ sơ cán bộ làm căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kế hoạch luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ của quận/huyện. 3. Kết luận Đánh giá CBQL trường THCS giữ một vai trò to lớn và hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ; đánh giá chính xác, khách quan là căn cứ quan trọng cho công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, sử dụng, bố trí đội ngũ CBQL đúng chuyên môn, sở trường, khả năng, tạo điều kiện để đội ngũ này phát triển năng lực, sở trường. Qua đó, xây dựng được đội ngũ CBQL vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức, có tinh thần trách nhiệm và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo. Từ đó, cơ quan quản lí của đội ngũ CBQL trường THCS hiểu rõ hơn về cán bộ, chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lí, đào tạo, bồi dưỡng tốt đội ngũ CBQL trường THCS của ngành. Tuy nhiên, việc đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS ở các tỉnh vùng kinh tế trọng 46 Đổi mới công tác đánh giá cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở các tỉnh... điểm phía nam còn chung chung, hình thức, thiếu các tiêu chí đặc thù nghề nghiệp, chưa dựa vào hiệu quả công việc, chưa căn cứ vào từng vị trí công tác. Vì vậy, không khuyến khích sáng tạo lao động. Chính vì vậy, việc đổi mới công tác đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS là việc làm cấp thiết hiện nay. Để đổi mới công tác đánh giá theo chúng tôi, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/10/2009, Ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. [2] Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013. Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Văn phòng Trung ương Đảng. [5] R. Helle, 2006. Quản lí sự thay đổi. Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. [6] Nguyễn Hải Thập, 2009. Thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục và những nội dung cần nghiên cứu khi xây dựng luật viên chức. Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 2, 42-47. ABSTRACT An assessment of management staff members of lower secondary schools in provinces of the southern key economic zone The following are the results of a survey given to determine the quality of management staff members of lower secondary schools in provinces of the Southern Key Economic Zone. Also looked at are research criteria, means of assessment and objective reviews. The author proposes changes in content, assessment, grading and review of participants in order to improve the assessment of management staff members of lower secondary schools to ensure comprehensive, scientific and democratic objectivity. 47
Tài liệu liên quan