Xây dựng đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính cho học sinh mù hoàn toàn từ 12 đến 18 tuổi tại trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu thành phố Hồ Chí Minh

1. Lí do chọn đề tài Những năm gần đây, tình trạng nạo phá thai, xâm hại tình dục, nhận thức lệch lạc về giới tính, ở tuổi vị thành niên gia tăng đến mức báo động. Chiếm một phần không nhỏ trong nhóm này là học sinh khiếm thị và học sinh mù hoàn toàn. Do đặc điểm khuyết tật mắt, học sinh khiếm thị phải đối mặt với những khó khăn trong việc tiếp nhận tri thức, kĩ năng về giới tính. Hậu quả xảy ra với các em cũng nghiêm trọng hơn so với những học sinh khác. Tại các trường khiếm thị, giáo dục giới tính cũng đã được quan tâm ít nhiều, song chưa đủ tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến học sinh. Bên cạnh đó, các công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề hỗ trợ công tác giáo dục giới tính cho học sinh mù tuổi vị thành niên còn khá ít. Việc xây dựng đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính dành cho học sinh mù hoàn toàn từ 12 đến 18 tuổi là nghiên cứu mang tính thực tiễn trong giáo dục, hướng đến một đối tượng rất nhân văn, tạo ra sản phẩm nghiên cứu cụ thể mang tính ứng dụng. Xuất phát từ những lí do trên, nghiên cứu “Xây dựng đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính dành cho học sinh mù hoàn toàn từ 12 đến 18 tuổi tại Trường Phổ thông Đặc biệt (PTĐB) Nguyễn Đình Chiểu Thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính cho học sinh mù hoàn toàn từ 12 đến 18 tuổi tại trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 14 XÂY DỰNG ĐĨA CD HỖ TRỢ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH MÙ HOÀN TOÀN TỪ 12 ĐẾN 18 TUỔI TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐẶC BIỆT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đặng Mạnh Cường, Quang Thục Hảo, Trương Thị Hằng, Trần Thái Hòa, Nguyễn Thị Trúc Linh (SV năm 2, Khoa Tâm lí – Giáo dục) GVHD: TS Huỳnh Văn Sơn 1. Lí do chọn đề tài Những năm gần đây, tình trạng nạo phá thai, xâm hại tình dục, nhận thức lệch lạc về giới tính, ở tuổi vị thành niên gia tăng đến mức báo động. Chiếm một phần không nhỏ trong nhóm này là học sinh khiếm thị và học sinh mù hoàn toàn. Do đặc điểm khuyết tật mắt, học sinh khiếm thị phải đối mặt với những khó khăn trong việc tiếp nhận tri thức, kĩ năng về giới tính. Hậu quả xảy ra với các em cũng nghiêm trọng hơn so với những học sinh khác. Tại các trường khiếm thị, giáo dục giới tính cũng đã được quan tâm ít nhiều, song chưa đủ tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến học sinh. Bên cạnh đó, các công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề hỗ trợ công tác giáo dục giới tính cho học sinh mù tuổi vị thành niên còn khá ít. Việc xây dựng đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính dành cho học sinh mù hoàn toàn từ 12 đến 18 tuổi là nghiên cứu mang tính thực tiễn trong giáo dục, hướng đến một đối tượng rất nhân văn, tạo ra sản phẩm nghiên cứu cụ thể mang tính ứng dụng. Xuất phát từ những lí do trên, nghiên cứu “Xây dựng đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính dành cho học sinh mù hoàn toàn từ 12 đến 18 tuổi tại Trường Phổ thông Đặc biệt (PTĐB) Nguyễn Đình Chiểu Thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập. 2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính dành cho học sinh 12 - 18 tuổi mù hoàn toàn tại Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) nhằm góp phần nâng cao nhận thức và trang bị kĩ năng liên quan đến vấn đề giới tính cho các em. 2.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2.2.1. Khách thể nghiên cứu Công tác giáo dục giới tính và học sinh 12 - 18 tuổi mù hoàn toàn tại Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu TPHCM. Năm học 2011 - 2012 15 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu Đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính dành cho học sinh 12 - 18 tuổi mù hoàn toàn tại Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu TPHCM. 2.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, biên soạn một số nội dung cơ bản, được chủ thể tiếp nhận quan tâm nhất và định dạng thành đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính. - Về khách thể, đề tài chỉ nghiên cứu học sinh mù hoàn toàn từ 12 đến 18 tuổi tại Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu TPHCM. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của khách thể về các nội dung giáo dục giới tính và sự mong mỏi đối với đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính dành cho học sinh mù hoàn toàn từ 12 - 18 tuổi. Đặc biệt, phương pháp nghiên cứu ứng dụng được sử dụng như phương pháp chính nhằm xây dựng đĩa CD đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật và giáo dục. Các phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp phỏng vấn, phương pháp toán thống kê... như những phương pháp hỗ trợ. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Lí luận về giáo dục giới tính, giáo dục giới tính cho trẻ mù hoàn toàn 3.1.1. Giáo dục giới tính Giáo dục giới tính là hoạt động được tổ chức có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành và phát triển giới tính một cách toàn diện cho con người. 3.1.2. Người mù hoàn toàn Người mù hoàn toàn là người có thị trường nhỏ hơn 100 khi đã được các phương tiện trợ giúp tối đa. 3.1.3. Một số yêu cầu trong công tác giáo dục giới tính cho học sinh mù hoàn toàn từ 12 - 18 tuổi [7, tr.147] Những yêu cầu trong công tác giáo dục giới tính dựa trên những nguyên tắc chung của giáo dục giới tính cũng như nguyên tắc riêng cho lứa tuổi và đặc điểm tâm lí của trẻ vị thành niên mù hoàn toàn: - Đảm bảo tính khoa học, - Đảm bảo tính giáo dục, - Đảm bảo tính phù hợp. - Đảm bảo tính thực tiễn, - Đảm bảo tính toàn diện, 3.2. Thực trạng nhận thức của học sinh mù hoàn toàn từ 12 đến 18 tuổi tại Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu TPHCM đối với các nội dung giáo dục giới tính 3.2.1. Học sinh tự đánh giá về mức độ nhận thức Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 16 Bảng 1. Học sinh tự đánh giá mức độ nhận thức về nội dung giáo dục giới tính Số liệu thống kê ở bảng 1 cho thấy khách thể đánh giá mức độ nhận thức về các nội dung giới tính của chính mình không cao. Điểm đánh giá chỉ đạt mức trung bình là chủ yếu (từ 3.0 đến 3.9). Trong năm nội dung được đưa ra khảo sát thì nội dung có điểm trung bình thấp nhất là 2.8 (cận 3.0) và mức cao nhất là 3.64. Căn cứ trên số điểm trung bình, có thể thấy học sinh tự đánh giá mức độ hiểu biết về giới tính của người khác giới ở mức trung bình. Ngược lại, các em đánh giá mình hiểu các vấn đề giới tính của bản thân ở mức trung bình khá (có điểm trung bình là 3.64) - mức cao nhất trong năm nội dung khảo sát. Tiếp theo là khả năng xây dựng, gìn giữ và giải quyết các vấn đề tình bạn, tình yêu, các mối quan hệ gia đình với số điểm trung bình trên 3.5. Kế đến là hai nội dung có điểm trung bình ngang nhau (3.3) là “khả năng tiếp cận với các vấn đề giới tính trong cuộc sống hàng ngày của mình” và “hiểu biết các vấn đề lệch lạc giới tính”. Như vậy, có thể nhận định rằng khách thể nghiên cứu tự đánh giá vốn kiến thức về giới tính của mình còn ít và đạt ở mức trung bình là chủ yếu. Ở một số nội dung, các em đánh giá sự hiểu biết của mình là khá nhưng liệu trong thực tế có phải là như thế? 3.2.2. Mức độ nhận thức của học sinh về các nội dung giáo dục giới tính cụ thể Số liệu ở bảng 2 cho thấy số học sinh trả lời đúng ở mỗi câu rất khác nhau. Tỉ lệ chọn thấp nhất là 26.1% và cao nhất là 92.8%. Trong số mười lăm nội dung khảo sát, có năm nội dung đạt ở mức khá tốt (có tỉ lệ chọn đúng trên 80%) đó là: những dấu hiệu của giai đoạn dậy thì (92.7%), thế nào là một người bạn tốt (85.7%), nguồn lây nhiễm HIV (83.3%), số con mỗi cặp vợ chồng nên có (80.9%), trách nhiệm xây dựng gia đình (80.9%). Bảng 2. Nhận thức của các học sinh về các nội dung giáo dục giới tính cụ thể Kết quả chung Stt Nội dung Tần số Tỉ lệ % 1 Giới tính là gì 19 45.2 2 Sự khác nhau đặc trưng nam - nữ 15 35.7 Stt Nội dung ĐTB 1 Khả năng tiếp cận các vấn đề giới tính trong cuộc sống hàng ngày của mình 3.3 2 Hiểu biết các vấn đề về giới tính của bản thân 3.64 3 Hiểu biết các vấn đề giới tính của người khác giới 2.78 4 Hiểu biết các vấn đề lệch lạc giới tính 3.3 5 Khả năng xây dựng, gìn giữ và giải quyết các vấn đề tình bạn, tình yêu, các mối quan hệ gia đình 3.54 Năm học 2011 - 2012 17 3 Những dấu hiệu dậy thì 39 92.7 4 Biểu hiện trong giai đoạn “hành kinh” 31 73.8 5 Chức năng của tinh hoàn 24 57.1 6 Nguồn lây nhiễm HIV 35 83.3 7 Chức năng của âm đạo 19 45.2 8 Thế nào là một người bạn tốt 36 85.7 9 Ứng xử khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục 15 35.7 10 Vai trò của tình dục 22 52.3 11 Biểu hiện của tình yêu chân chính 11 26.1 12 Độ tuổi kết hôn theo pháp luật 27 64.2 13 Số con mỗi cặp vợ chồng nên có 34 80.9 14 Quyền hạn trong gia đình 24 57.1 15 Trách nhiệm xây dựng gia đình 34 80.9 Mặc dù chưa đạt đến tỉ lệ mong đợi nhưng số liệu ở năm nội dung trên là một kết quả đáng mừng. Tuy nhiên, điều làm chúng tôi băn khoăn là có đến năm nội dung được nhận thức ở mức độ thấp (dưới 50%). Đó là các nội dung: biểu hiện của tình yêu chân chính (26.1%), cách ứng xử khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục (35.7%), sự khác nhau đặc trưng nam - nữ (35.7%), khái niệm giới tính (45.2%), chức năng của âm đạo (45.2%). Rõ ràng, dù chương trình giáo dục giới tính đã được quan tâm nhưng nhận thức của học sinh về các nội dung này vẫn còn hạn chế. Kết quả phỏng vấn chính phụ huynh, giáo viên và học sinh cũng cho thấy thực trạng này nên nhận định trên khá thuyết phục và đáng tin cậy. Rõ ràng, còn một số kiến thức về giới tính mà các em học sinh mù còn rất yếu. Với một khối lượng lớn kiến thức thì rất khó để truyền tải hết trên lớp trong một vài tiết dạy ít ỏi trong thực tế. Điều đó cho thấy đĩa CD hỗ trợ việc giáo dục giới tính lại càng cần thiết. 3.3. Thực trạng thái độ của học sinh đối với công tác giáo dục giới tính 3.3.1. Hình thức giáo dục giới tính mà học sinh mong muốn Có hai ý kiến nổi bật và yêu cầu ưu tiên là hình thức giáo dục giới tính phải “rõ ràng, nghiêm túc, thẳng thắn” (37.5%). Thật vậy, giáo dục giới tính một cách thẳng thắn, minh bạch sẽ giúp các em không còn cảm thấy xấu hổ và bối rối khi thảo luận hay đề cập đến sự phát triển của cơ thể và nhờ đó các em có thể tự bảo vệ mình. Một yêu cầu khác được khách thể quan tâm là giáo dục giới tính “tinh tế, khéo léo và sâu sắc” (31%). Đây cũng là yêu cầu cần thiết vì nó giúp học sinh không cảm thấy ngại ngùng hoặc có thái độ thiếu thiện cảm với giới tính - vấn đề vốn dĩ được xem là khó nói. 3.3.2. Các nội dung giáo dục giới tính được học sinh quan tâm Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 18 Điểm trung bình thống kê cho thấy có tám nội dung đang được học sinh quan tâm theo thứ tự ưu tiên giảm dần như sau: khái niệm - chức năng - các mối quan hệ trong gia đình (1.69), tình bạn (1.66), những biến đổi tâm lí tuổi dậy thì (1.52), chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh (1.5), quản lí gia đình (1.35), những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì (1.3), hôn nhân - luật hôn nhân và gia đình (1.28), giới tính và sự khác biệt nam nữ (1.23). Trong tám nội dung trên thì có đến bốn nội dung thuộc mảng giáo dục hôn nhân gia đình, ba nội dung liên quan đến sự phát triển tâm sinh lí tuổi dậy thì và nội dung về tình bạn. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy các em rất muốn tìm hiểu những nội dung trên vì các em còn lờ mờ với thay đổi của cơ thể và tâm lí, muốn tìm hiểu về gia đình để có thể có được một gia đình hạnh phúc trong tương lai. Rõ ràng, đây là một ước mơ rất bình thường, giản dị nhưng thật nhân văn và sâu sắc của nhóm khách thể không may mắn trong cuộc sống này. 3.3.3. Thái độ của học sinh đối với một CD hỗ trợ giáo dục giới tính Bảng 3. Ý kiến của học sinh về CD giáo dục giới tính Ý kiến Tần số Tỉ lệ % Rất hay 17 40.5 Hay 16 38.1 Có hay không cũng được 6 14.3 Dở 3 7.1 Có đến 40.5% khách thể cho là rất hay và 38.1% cho rằng đó là hình thức hay. Tổng hai mức trên cho thấy có 78.6% khách thể đồng tình với việc giáo dục giới tính bằng một đĩa CD hỗ trợ cho trẻ mù hoàn toàn. Ngoài ra, ý kiến của Hiệu trưởng Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu TPHCM, các chuyên gia, giáo viên và phụ huynh cũng có sự đồng thuận cao và mang tính đồng bộ. 3.3.4. Thái độ của học sinh đối với việc định hướng khi biên chế bài dạy trong đĩa CD Có ba yêu cầu đạt điểm trung bình trên 1.5, ứng với mức “đồng ý” là: các hình thức thể hiện từng phần xen kẽ nhau (1.52), từng bài có phần cốt lõi và phần mở rộng (1.57); phần mở rộng thay đổi hình thức thể hiện khác nhau qua mỗi bài (1.64). Điều này cho thấy các ý kiến trên được đa phần các em đồng ý. Các em mong muốn được nắm vững các kiến thức về giới tính bằng các hình thức gây hứng thú và dễ dàng tiếp thu. Ngoài ra, ở ba yêu cầu còn lại, có hai yêu cầu đạt điểm trung bình từ 1.0 đến 1.5 ứng với mức “lưỡng lự” đó là yêu cầu “thời lượng mỗi bài từ 20 đến 25 phút” (1.12) và “thời lượng mỗi bài từ 10 đến 15 phút” (1.3) trong đó yêu cầu thời lượng mỗi bài khoảng 10 đến 15 phút được quan tâm nhiều hơn. 3.3.5. Thái độ đối với cách thức thể hiện nội dung trong đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính Năm học 2011 - 2012 19 Trong các yêu cầu được khảo sát, có hai yêu cầu đạt tỉ lệ cao nhất là yêu cầu dùng hình thức “hỏi đáp” và “có nhiều hơn hai giọng đọc, có nhân vật cụ thể xuyên suốt” cho thấy các hình thức này có sức lôi cuốn các em học sinh hơn hẳn các hình thức như chỉ có một giọng đọc xuyên suốt tất cả các bài (31%) hay xây dựng như một bài giảng bình thường (28.6%) mà một vài CD dành cho người khiếm thị sử dụng đã có. Kế tiếp, có ba yếu tố cũng khá nổi bật là “kể chuyện”, “kịch ngắn”, “truyện cười” với tỉ lệ đồng ý trên 70%. Hình thức kịch ngắn cũng được các em yêu thích với tỉ lệ 69%. Một yêu cầu khác cũng được các em tán thành với tỉ lệ 52.4% là sử dụng hình thức trò chơi truyền thanh (game show) cho bài học về giới tính. Rõ ràng, ngoài tính chất vui nhộn, game show cũng là một hình thức rất tốt để truyền tải kiến thức giới tính. Kế tiếp là hai hình thức có tỉ lệ đồng ý trên 40% tức trên 2/5 số lượng người khảo sát là: “một giọng đọc trên mỗi bài” (45.2%) và “hai giọng đọc trên mỗi bài” (42.9%). Nếu so sánh với hai lựa chọn còn lại là “một giọng đọc trên tất cả các bài” (31%) và “hai giọng đọc trên tất cả các bài” (38.1%) thì yêu cầu thay đổi người đọc sau mỗi bài được chấp nhận đông hơn. Như vậy, có thể nhận thấy rằng việc sử dụng các hình thức đa dạng, có các nhân vật phong phú là yêu cầu được chấp nhận rộng rãi bởi các học sinh qua cuộc nghiên cứu. 3.3.6. Thái độ đối với các yếu tố trong đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính Có thể thấy yêu cầu có thứ hạng cao nhất là “phương pháp phù hợp” với điểm trung bình 2.9. Tiếp đến, yêu cầu đạt thứ hạng hai là phải “phù hợp lứa tuổi” với điểm trung bình là 3.09. Thực tế, khách thể nghiên cứu thường theo dõi các chương trình tư vấn trên đài phát thanh đặc biệt là chương trình tư vấn về tình yêu, hôn nhân cho những người trong độ tuổi lớn hơn hoặc đã có gia đình. Do đó, yếu tố “phù hợp lứa tuổi” được đánh giá cao. Vì vậy, việc xây dựng một CD hỗ trợ giáo dục giới tính dành riêng cho các em là điều rất cần thiết. Kế tiếp là yêu cầu đạt thứ hạng ba: “dễ hiểu” với điểm trung bình là 3.26. Đối với trẻ mù hoàn toàn, trình độ văn hóa ở nhiều em không tương thích với độ tuổi nên khả năng nhận thức hạn chế. Bởi vậy, việc sử dụng ngôn từ sao cho dễ hiểu là yêu cầu cần được lưu tâm. Bảng 4. Thái độ đối với các yếu tố trong đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính Đồng ý Lưỡng lự Không đồng ý Các ý kiến Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Trung bình Một giọng đọc trên mỗi bài 19 45.2 11 26.2 12 28.6 1.16 Một giọng đọc cho tất cả các bài 13 31 10 23.8 19 45.2 0.85 Hai giọng đọc trên mỗi bài 18 42.9 11 26.2 13 31 1.19 Hai giọng đọc trên tất cả các bài 16 38.1 9 21.4 17 40.5 0.97 Hơn hai giọng đọc, có nhân vật cụ thể, xuyên suốt 33 78.6 5 11.9 4 9.5 1.69 Nhiều hơn hai giọng đọc, thay 27 64.3 9 21.4 6 14.3 1.5 Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 20 đổi nhân vật Xây dựng như một bài giảng 12 28.6 14 33.3 16 38.1 0.90 Kể chuyện 30 71.4 6 14.3 6 14.3 1.57 Kịch ngắn 29 69 5 11.9 8 19 1.5 Hỏi đáp 33 78.6 2 4.8 7 16.7 1.61 Truyện cười 29 69 7 16.7 6 14.3 1.54 Game show 22 52.4 10 23.8 10 23.8 1.28 Một yêu cầu khác cũng được các em đề nghị với điểm trung bình 3.69, xếp thứ tư trong bảy yêu cầu là “nội dung đầy đủ”. Một CD hỗ trợ giáo dục giới tính với thời lượng giới hạn có lẽ khó đào sâu hết mọi khía cạnh cần thiết. Tuy nhiên, đây là một mong ước rất chính đáng thể hiện sự quan tâm của các em đối với việc giáo dục giới tính. Xếp thứ năm trong số bảy yêu cầu là yếu tố âm thanh với điểm trung bình là 4.5. Yếu tố giọng đọc chỉ được xếp thứ sáu với điểm trung bình 5.04. Yếu tố “hấp dẫn” có thứ hạng thấp nhất với điểm trung bình là 5.5. Thứ tự ưu tiên của các yếu tố cho thấy kỳ vọng của các em vào một CD có hình thức và nội dung phù hợp lứa tuổi là rất cao. Tuy nhiên, các yêu cầu đã nêu theo số liệu tìm được đều trở thành các yêu cầu không nên bỏ qua để xây dựng một CD giáo dục giới tính có hiệu quả. 3.4. Thử nghiệm việc xây dựng đĩa CD giáo dục giới tính cho học sinh mù hoàn toàn từ 12 đến 18 tuổi tại Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu TPHCM 3.4.1. Sơ lược về đĩa CD Đĩa CD là một thiết bị hình tròn, làm bằng polymer, kích thước vừa phải (gần bằng với một đĩa mềm), dung lượng thông thường là 700 MB. Chúng được dùng để ghi âm, lưu trữ và phát lại những dữ liệu như âm thanh, phim ảnh, hình ảnh, văn bản và những dữ liệu dạng số khác [10]. 3.4.2. Một số yêu cầu trong việc xây dựng đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính cho học sinh mù hoàn toàn từ 12 đến 18 tuổi tại Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu TPHCM Đảm bảo tính hỗ trợ việc giáo dục giới tính trong môi trường học đường Các nội dung, kịch bản được thể hiện trong đĩa CD có quan hệ chặt chẽ với chương trình giáo dục giới tính hiện nay. Đó là mối quan hệ phương tiện - mục đích. Đĩa CD đảm bảo vai trò là công cụ - điều kiện để hoạt động dạy học được tiến hành hiệu quả. Đồng thời có chức năng khơi dậy, dẫn truyền và làm tăng sức mạnh tác động của nội dung giáo dục giới tính. Đĩa CD vừa là một công cụ hỗ trợ hoạt động dạy đối với giáo viên, vừa như một nguồn tham khảo cho hoạt động học tập để hiểu một cách sâu sắc hơn về các kiến thức giáo dục giới tính đã được trang bị trong giờ học đối với học sinh. Đây cũng là phương tiện được sử dụng cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp hay cuộc sống thường nhật của trẻ mù hoàn toàn. Đảm bảo việc cung cấp kiến thức và kĩ năng về giáo dục giới tính Năm học 2011 - 2012 21 Đĩa CD giáo dục giới tính cũng có thể sử dụng cho mục đích đa dạng hơn, với đối tượng tiếp cận rộng hơn. Chỉ cần người nghe đã có những kiến thức nền tảng thì hoàn toàn có thể tiếp cận với sản phẩm này để nâng cao kiến thức và trang bị kĩ năng về giới tính. Yêu cầu của đĩa CD giáo dục giới tính cần đảm bảo cung cấp kiến thức, kĩ năng một cách khoa học. Đảm bảo tính nghệ thuật như một phương tiện truyền thông Việc sử dụng đan xen nhiều hình thức: kịch ngắn, game show, truyện cười, tạo nên tính hấp dẫn cho các nội dung giới tính được trình bày. Bên cạnh đó, đĩa CD cần được trình bày dưới một bố cục chặt chẽ, logic, đường dẫn rõ ràng, cụ thể, mang tính chuyên nghiệp cao. 3.4.3. Mô tả đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính dành cho học sinh mù hoàn toàn từ 12 đến 18 tuổi Trọn sản phẩm bao gồm ba mục, được phân phối trên hai đĩa CD: * CD 1: - Mục 1: Lời giới thiệu. - Mục 2: Nội dung chính - Phần 1, gồm các bài: + Bài 1: Giới tính và sự khác biệt nam - nữ + Bài 2: Những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì + Bài 3: Những biến đổi tâm lí tuổi dậy thì + Bài 4: Lệch lạc giới tính * CD 2: - Mục 2: Nội dung chính - Phần 2, gồm các bài: + Bài 5: Gia đình + Bài 6: Tình bạn + Bài 7: Tình yêu - Tình dục - Mục 3: Lời kết - Lời cảm ơn. 3.4.4. Minh họa đường dây kịch bản Một kịch bản (tương ứng một bài) giáo dục giới tính trong đĩa CD gồm: * Mở đầu: Giới thiệu về nội dung bài học. * Nội dung chính: Bao gồm nhiều đơn vị (phần nhỏ), từng đơn vị chứa một nội dung trong đơn vị bài. Hình thức được thay đổi qua mỗi phần. * Kết luận: Đúc kết lại nội dung bài đề cập đến. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Giáo dục giới tính cho học sinh mù hoàn toàn là hoạt động được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, phù hợp với đặc điểm khuyết tật thị giác nhằm hình thành và phát triển giới tính một cách toàn diện. Việc xây dựng đĩa CD là một ý tưởng về định dạng giáo dục giới tính bằng âm thanh. Trên cơ sở đó, cả hình thức lẫn nội dung giáo dục Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 22 giới tính được biên soạn và xây dựng một cách bài bản và tương thích với đặc điểm tâm lí lứa tuổi và đặc điểm khuyết tật. Đĩa CD có vừa tác dụng hỗ trợ cho công tác giáo dục giới tính trong môi trường học đường, vừa trang bị kiến thức, kĩ năng liên quan đến giới tính; đồng thời đây cũng là một sản phẩm truyền thông góp phần nâng cao tính hiệu quả của công tác tuyên truyền và giáo dục giới tính - vốn là một vấn đề được xã hội rất quan tâm. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài xây dựng đĩa CD giáo dục giới tính cho học sinh mù hoàn toàn từ 12 - 18 tuổi tại trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu TPHCM là cần thiết và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Thực trạng nhận thức của khách thể nghiên cứu cho thấy các em tự đánh giá mức độ nhận thức về các nội dung giáo dục giới tính chỉ ở mức trung bình. Mức độ nhận thức về giới tính của các em chưa cao đặ
Tài liệu liên quan