Đổi mới nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lí giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cấp trung học cơ sở huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội

Tóm tắt. Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục là những định hướng hết sức quan trọng trong việc đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Cán bộ quản lí giáo dục có vai trò quyết định trong việc vận dụng, tổ chức có hiệu quả những định hướng của Đảng, Nhà nước trong các cơ sở giáo dục. Vì vậy, cần trang bị cho cán bộ quản lí giáo dục những kiến thức về quản lí để quản lí và điều hành đơn vị phát triển theo đúng chủ trương, đường lối, theo kịp sự phát triển của đất nước của ngành. Bài viết đề xuất việc đổi mới nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lí giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cấp THCS ở huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lí giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cấp trung học cơ sở huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0197 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8, pp. 63-70 This paper is available online at ĐỔI MỚI NỘI DUNG BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐÔNG ANH – THÀNH PHỐ HÀ NỘI Hoàng Đức Thuận1, Trần Xuân Kiều2 1Trường Bồi dưỡng Cán bộ giáo dục Hà Nội 2Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Tóm tắt. Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục là những định hướng hết sức quan trọng trong việc đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Cán bộ quản lí giáo dục có vai trò quyết định trong việc vận dụng, tổ chức có hiệu quả những định hướng của Đảng, Nhà nước trong các cơ sở giáo dục. Vì vậy, cần trang bị cho cán bộ quản lí giáo dục những kiến thức về quản lí để quản lí và điều hành đơn vị phát triển theo đúng chủ trương, đường lối, theo kịp sự phát triển của đất nước của ngành. Bài viết đề xuất việc đổi mới nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lí giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cấp THCS ở huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Từ khóa:Quản lí giáo dục, bồi dưỡng cán bộ giáo dục, giáo dục trung học cơ sở, chất lượng giáo dục. 1. Mở đầu Cán bộ quản lí giáo dục (CB QLGD) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của giáo dục nước nhà. Ngoài kiến thức về chuyên môn, người quản lí phải được trang bị các kiến thức về quản lí để quản lí và điều hành đơn vị phát triển theo đúng chủ trương, đường lối, theo kịp sự phát triển của đất nước của ngành. Giai đoạn trước đổi mới, Đảng ta chưa ban hành nghị quyết Trung ương có tính chuyên đề về giáo dục và đào tạo. Đường lối và các chính sách của Đảng về lĩnh vực này được thể hiện trong các văn kiện của các đại hội Đảng và các nội dung được đưa vào các nghị quyết về các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII khẳng định: "Phát triển giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu", "Muốn tiến hành CNH - HĐH thắng lợi phải phát triển giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững", "Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại của dân, do dân và vì dân, đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐN đất nước". Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016) Đảng ta tiếp tục chỉ rõ:"Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [1]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2011 - 2015 là: "Phát triển, nâng cao Ngày nhận bài: 15/4/2016. Ngày nhận đăng: 10/9/2016. Liên hệ: Hoàng Đức Thuận, e-mail: ducthuan75@gmail.com 63 Hoàng Đức Thuận, Trần Xuân Kiều chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực" [2]. Đặc biệt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã khẳng định hơn nữa tầm quan trọng của GD&ĐT trong sự phát triển của đất nước; Trước yêu cầu mới về nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, việc nghiên cứu và góp phần nâng cao đào tạo nguồn lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước nói chung, cho huyện nói riêng rất quan trọng. Bài báo này trình bày một số vấn đề về đổi mới nội dung bồi dưỡng về những quan điểm cơ bản của Đảng vế giáo dục trong thời kì đổi mới áp dụng thực tiễn cho CBQL nhằm việc nâng cao chất lượng giáo cấp THCS dục ở huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn 2.1.1. Vị trí, vai trò của giáo dục Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các Chính phủ đều coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Bởi lẽ, giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nguồn tài nguyên và sự giàu có của một quốc gia không phải nằm trong lòng đất mà chính là nằm trong bản thân con người, trí tuệ con người. Giáo dục và đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta. 2.1.2. Tầm quan trọng của giáo dục THCS Giáo dục THCS có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành nhân cách và phát triển trí tuệ của học sinh. Mục tiêu của giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát huy những kết quả của giáo dục Tiểu học, có trình độ văn hóa phổ thông cơ sở và những hiểu biết về kĩ thuật, hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI là: "học để biết", "học để làm", "học để chung sống, học cách sống với người khác", "học để khẳng định mình" đang được các nước quan tâm trong chiến lược phát triển giáo dục, mà giáo dục phổ thông là nền tảng, trong đó giáo dục THCS có một vị trí hết sức quan trọng, là điểm chốt căn bản, một bậc học được phổ cập tạo tiền đề định hướng cho mỗi cá nhân trong quá trình phát triển phẩm chất, tài năng. 2.2. Những yếu tố quy định chất lượng giáo dục THCS Trong tình hình hiện nay, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, người cán bộ quản lí ngoài việc thực hiện tốt các chức năng, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, còn phải có sự sáng tạo, dự đoán, dự báo công việc, linh hoạt trong các hoạt động quản lí đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất - kĩ thuật và các công tác khác của nhà trường. Về chất lượng đội ngũ giáo viên: phải đủ về số lượng, hợp lí về cơ cấu bộ môn, đạt trình độ chuẩn về đào tạo theo quy định, được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn đào tạo; Đối với học sinh, trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học: 64 Đổi mới nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lí giáo dục nhằm nâng cao chất lượng... Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học thì học sinh là chủ thể, là trung tâm của sự giáo dục. Cơ sở vật chất chủ yếu phục vụ cho các trường THCS phải đạt chuẩn theo quy định của cấp học. 2.3. Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về giáo dục 2.3.1. Quan điểm Chủ nghĩa Mác Lê-Nin về giáo dục Xuất phát từ những quan điểm thực tiễn, chủ nghĩa Mác chỉ ra rằng: Bản chất con người trong tính thực hiện của nó là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Giáo dục với tư cách là một bộ phận của xã hội có nhiệm vụ đào tạo ra thế hệ tương lai. Kế thừa và phát triển những tư tưởng của Mác, Ăngghen về giáo dục, những tư tưởng của Lê-Nin còn coi giáo dục ngang hàng với kết cấu hạ tầng, cuộc đời con người phải học tập, rèn luyện thường xuyên: "Học, học nữa, học mãi". Người còn nói: "Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản". Đối với nhà sư phạm, Lê-Nin luôn luôn kêu gọi thầy, cô giáo không nên chỉ hạn chế trong công tác nhà trường đơn thuần. Người kết luận: "Cán bộ lãnh đạo, đảng viên chỉ chứng minh được quyền lực, lãnh đạo của mình thông qua việc người đó có tìm thấy được cho mình nhiều, ngày càng nhiều những trợ thủ trong hàng ngũ những nhà sư phạm, và thông qua việc người đó có biết giúp đỡ các nhà giáo làm việc, biết động viên tổ chức họ, tổ chức tổng kết kinh nghiệm của họ hay không" [3; tr. 116]. Lê-Nin rất quan tâm đến việc đổi mới nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục toàn diện. Trong bản Cương lĩnh Đảng cộng sản Nga tháng 2/1919, Lê-Nin nêu rõ ý tưởng mà đến nay vẫn không mất tính thời sự: "Thực hiện chế độ giáo dục không mất tiền và bắt buộc phổ thông và bách khoa (dạy lí thuyết và thực hành về tất cả các ngành sản xuất chủ yếu) cho tất cả trẻ em trai gái dưới 16 tuổi", "kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục và lao động sản xuất xã hội... lôi cuốn nhân dân lao động tích cực tham gia sự nghiệp giáo dục, phát triển Hội đồng giáo dục quốc dân, huy động người biết chữ dạy người chưa biết chữ" [3; tr. 118]. 2.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Khi nhìn nhận vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của nhân cách con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: "Hiền dữ đâu phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên". Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước nhà được độc lập, ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh toàn dân học chữ quốc ngữ, thành lập Nha bình dân học vụ, người đề ra khẩu hiệu "Chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm". Bác khẳng định: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các em" [4]. Trong việc kiến thiết đất nước về mọi mặt, ta thiếu rất nhiều về cán bộ như: Kĩ sư, chuyên gia, thợ lành nghề, thầy dậy học. Vì vậy, phải phát triển mạnh đại học và chuyên nghiệp, phải chú trọng cấp 2, cấp 1 và vỡ lòng" [5; tr. 276]. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục ở các cấp, Bác giao nhiệm vụ cho ngành giáo dục phải luôn suy nghĩ đổi mới dạy tốt, học tốt, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của Cách mạng. Trong bức thư cuối cùng gửi cho ngành giáo dục ngày 15/10/1968, Bác dặn: "Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt". Người khẳng định thêm: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người mới chủ nghĩa xã hội". Trong di chúc, Người đã căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, 65 Hoàng Đức Thuận, Trần Xuân Kiều học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", có tri thức, lí tưởng, đạo đức sức khỏe, thẩm mĩ... Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì giáo dục đào tạo là khâu then chốt, quyết định cho việc phát triển nhân cách từng cá nhân con người cũng như sự phát triển của toàn xã hội. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, những giá trị lí luận, giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đã trở thành nền tảng, định hướng cho công tác quản lí, chỉ đạo giáo dục ở nước ta. 2.3.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục và đào tạo Với mục tiêu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, lành mạnh, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục sau đây: Thứ nhất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ quản lí nhà nước đối với giáo dục. Thứ ba, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Thứ tư, tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục. Thứ năm, tăng cường nguồn lực cho giáo dục. Thứ sáu, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục. Thứ bảy, tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo. 2.4. Thực trạng chất lượng giáo dục THCS huyện Đông Anh giai đoạn 2010-2015 2.4.1. Quy mô trường lớp Thống kê cho thấy, toàn huyện có 26 trường THCS: số học sinh, số lớp giảm dần do dân số tự nhiên giảm. Đây cũng là một yếu tốt làm giảm áp lực về cơ sở vật chất của các trường, tạo điều kiện để các trường tiến tới hiện đại hóa, chuẩn hóa nhằm nâng cao chất lượng. 2.4.2. Chất lượng giáo dục học sinh Từ năm học 2009 - 2010 đến nay, chất lượng học sinh được duy trì và phát triển, hằng năm: tỉ lệ học sinh có học lực khá và giỏi từ 1.7% đến 2.5%, học sinh tốt nghiệp THCS đạt tỉ lệ trên 98%, học sinh đạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp Thành phố luôn đứng trong tốp 10 các quận, huyện, thị xã. Năm học Các mặtgiáo dục Tổng số học sinh Xếp loại Giỏi (tốt) Khá T. Bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2009 - 2010 Đạo đức 16758 13474 80,40 2729 16,28 534 3,19 21 0,13 Văn hoá 16758 4728 28,21 6261 37,36 4694 28,01 1019 6,08 2010 - 2011 Đạo đức 16108 12939 80,33 2575 15,99 578 3,59 16 0,1 Văn hoá 16108 4611 28,63 9991 37,19 4431 27,51 998 6,20 66 Đổi mới nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lí giáo dục nhằm nâng cao chất lượng... 2011 - 2012 Đạo đức 16152 13455 83,3 2282 14,1 402 2,5 13 0,1 Văn hoá 16152 5167 31,99 5767 35,70 4180 25,88 1038 6,43 2012 - 2013 Đạo đức 16483 14161 85,91 2054 12,46 257 1,56 11 0,07 Văn hoá 16483 5730 34,76 5740 34,82 4073 24,71 908 5,51 2013 - 2014 Đạo đức 16483 14488 87,9 1714 10,42 262 1,59 15 0,09 Văn hoá 16483 6229 37,79 5728 34,75 3708 22,52 857 5,28 2014 - 2015 Đạo đức 20328 18434 90,68 1687 8,30 203 1,00 4 0,02 Văn hoá 20328 8541 42,00 6915 34,02 4040 19,87 769 3,78 (Nguồn: Phòng giáo dục huyện Đông Anh [7]) 2.4.3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí Hiện nay toàn ngành có 100% CBQL sử dụng công nghệ thông tin vào quản lí, 86%giáo viên sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và khai thác nguồn dữ liệu qua mạng Internet vào đổi mới phương pháp dạy học (số chưa đạt yêu cầu về sử dụng công nghệ thông tin là quá tuổi theo quy định). Năm 2008, ngành có tỉ lệ giáo viên đạt trên chuẩn là 45% thì đến nay tỉ lệ đạt trên chuẩn là 74,4%. Huyện và ngành cũng có chính sách thu hút những giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi về công tác ở các đơn vị. 2.4.4. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học Đến nay, cấp học THCS có 48% trường được UBND Thành phố công nhận đạt chuẩn quốc gia. 2.4.5. Đánh giá chung những thành tích, tồn tại và nguyên nhân Sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và quyết tâm đổi mới của ngành giáo dục và đào tạo đã góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Các giáo viên và cán bộ quản lí vượt qua mọi khó khăn, thử thách to lớn, đóng góp công sức vào sự nghiệp trồng người. Mặc dù đã đạt được một số thành tựu cơ bản nhưng giáo dục Huyện vẫn còn những bất cập và yếu kém: - Chất lượng học sinh đại trà và mũi nhọn chưa tương xứng với yêu cầu mục tiêu phát triển của huyện. - Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục trong thời kì mới. Còn thiếu quy hoạch tổng thể đào tạo đội ngũ nhà giáo dẫn đến tình trạng đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu và yếu. Một bộ phận cán bộ quản lí làm việc mang nặng tính kinh nghiệm, bảo thủ, sức ỳ lớn, thiếu tính năng động, không sâu sát công việc, chưa phát huy được sức mạnh tập thể nên hiệu quả công tác còn thấp, chưa phát huy được sức mạnh của tập thể. * Nguyên nhân của những yếu kém Quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu chưa thực sự được quán triệt đúng mức ở các cấp quản lí và chỉ đạo giáo dục. Trong nhiều năm qua Đảng ta luôn luôn nhấn mạnh quan điểm "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực của quá trình phát triển" Tuy nhiên trong thực tiễn, quan điểm này chưa được cụ thể hoá để hiểu một cách đầy đủ và triển khai một cách thực sự hiệu quả ở mọi lĩnh vực. 67 Hoàng Đức Thuận, Trần Xuân Kiều 2.5. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục THCS huyện Đông Anh giai đoạn 2016-2020 2.5.1. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; Giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả; xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí, viên chức đạt chuẩn về trình độ, phẩm chất, đạo đức, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Mục tiêu cụ thể Hoàn thành việc xây dựng, triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện nghiêm túc giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, có 100% số thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học phổ thông và tương đương. Tiếp tục đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia; phấn đấu đến năm 2020 đạt 80% và có 01 trường được công nhận trường chất lượng cao. Xây mới thêm 06 trường THCS, cải tạo, sửa chữa và xây mới các phòng học, phòng chức năng và phòng bộ môn cho các trường còn thiếu. 2.5.2. Một số giải pháp Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD&ĐT của Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí là khâu then chốt. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng về sự nghiệp giáo dục - đào tạo Coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thường xuyên kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm, chấp chỉnh kịp thời những tại tại yếu kém. Ngành giáo dục cần tổ chức nghiên cứu quán triệt trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân về đường lối phát triển giáo dục đào tạo của Đảng, đảm bảo việc tuyên truyền quán triệt có hiệu quả thiết thực, đồng thời thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân. Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục Đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng trong ngành giáo dục và đào tạo, là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đức, có tài. Giáo viên là lực lượng quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng. Muốn xây dựng đội ngũ giáo viên vừa có đủ sức, tài đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay cần: - Đánh giá, phân loại giáo viên; thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên. - Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay toàn ngành đang thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học. - Khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng; phấn đấu tăng tỉ lệ giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn đến năm 2020 là 100%; Khảo sát chất lượng giáo viên hàng năm và có những biện pháp đối với số giáo viên không đạt yêu cầu. - Tổ chức học tập các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước và của 68 Đổi mới nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lí giáo dục nhằm nâng cao chất lượng... ngành giáo dục, để nâng cao nhận thức, củng cố bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và công tác cho đội ngũ cán bộ quản lí và nhà giáo. - Phát huy dân chủ, thực hiện kỉ cương trong đội ngũ, nâng cao lòng yêu nghề, mến trẻ, tất cả vì học sinh thân yêu với tinh thần trách nhiệm cao. - Thực hiện tốt chế độ ưu đãi đối với giáo viên giỏi; Tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên. Thu hút tuyển dụng giáo viên giỏi, sinh viên tốt các nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm loại giỏi về công tác tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ. Rà soát, sắp xếp, bổ sung, bảo đảm đủ số lượng giáo viên đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, phẩm chất đạo đức; kiên quyết giải quyết chính sách, cho thôi việc những giáo viên yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm... - Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí là một vấn đề rất quan trong trong công tác bồi dưỡng đội ngũ. Bác Hồ dạy: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [6; tr. 269]. 2.5.3. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh - Thực hiện tốt chương trình các
Tài liệu liên quan