Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt. Hiện nay, sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp nhiều khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống. Các khó khăn tâm lí này không chỉ ảnh hưởng nhiều tới kết quả học tập mà còn khiến sinh viên bị căng thẳng, hoang mang, mất định hướng trong cuộc sống. Vì vậy, bài viết đề cập đến việc đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2013, Vol. 58, No. 10, pp. 160-169 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TÂM LÍ TRONG HỌC TẬP VÀ CUỘC SỐNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dương Thị Kim Oanh Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Hiện nay, sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp nhiều khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống. Các khó khăn tâm lí này không chỉ ảnh hưởng nhiều tới kết quả học tập mà còn khiến sinh viên bị căng thẳng, hoang mang, mất định hướng trong cuộc sống. Vì vậy, bài viết đề cập đến việc đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: Khó khăn tâm lí, học tập và cuộc sống, kết quả học tập. 1. Mở đầu Sinh viên là lứa tuổi có sự trường thành về mặt tâm - sinh lí. Đây là thời kì chuyển tiếp quan trọng của lứa tuổi này với những biến đổi mạnh mẽ về động cơ và thang giá trị liên quan tới nghề nghiệp để họ thực sự trưởng thành và đi vào thế giới công việc trong tương lai. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước chân vào giảng đường đại học, sinh viên phải thích ứng với rất nhiều thay đổi mới về nội dung học tập, về phương pháp dạy và học ở bậc đại học, về các mối quan hệ xã hội rộng mở... Chính trong quá trình tìm cách thích ứng với những thay đổi này, sinh viên đã gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất là những khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống. Những khó khăn tâm lí mà sinh viên gặp phải làm xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực như sốc, choáng, mệt mỏi, trầm cảm... thậm chí tự tử khiến sinh viên mất phương hướng và ảnh hướng xấu đến chất lượng và hiệu quả hoạt động học tập. Do đó, ở mức độ nào đó, những khó khăn tâm lí chắc chắn sẽ hạn chế các cơ hội của sinh viên trong tương lai. Không nằm ngoài quy luật chung của những khó khăn tâm lí mà lứa tuổi sinh viên đang gặp phải, sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang đối diện với rất nhiều những khó khăn tâm lí trong cuộc sống và học tập. Vì vậy, việc tìm ra được các giải pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện của nhà trường là vấn đề cấp thiết. Ngày nhận bài: 12/10/2012. Ngày nhận đăng: 11/9/2013. Liên hệ: Dương Thị Kim Oanh, e-mail: dkoanh.fee.hut@gmail.com 160 Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng khó khăn tâm lí và cách thức ứng phó với khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Để tìm hiểu thực trạng khó khăn tâm lí của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 491 sinh viên trong học kì II của năm học 2011 - 2012 và học kì I của năm học 2012 - 2013, trong đó có 130 sinh viên năm thứ nhất, 123 sinh viên năm thứ 2, 117 sinh viên năm thứ 3 và 121 sinh viên năm thứ 4. Các sinh viên trong nghiên cứu của chúng tôi thuộc tất cả các khối và ngành học trong trường với 138 sinh viên khối kĩ thuật chuyên ngành, 125 sinh viên khối SPKT, 110 sinh viên khối K và 118 sinh viên hệ Cao đẳng, với 408 nam và 83 nữ. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu gồm phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia, phương pháp thực nghiệm [1]. 2.1.1. Các khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật tp Hồ Chí Minh Bảng 1. Các khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh TT Các khó khăn Số lượng(N = 491) Tỉ lệ (%) 1 Trong học tập 250 50.9 2 Trong quan hệ bạn bè 50 10.2 3 Quan hệ với cha mẹ, người thân 35 7.1 4 Tình bạn khác giới, tình yêu 117 23.8 5 Quy định của trường, của ngành 56 11.4 6 Trong quan hệ với thầy cô 72 14.7 7 Lựa chọn nghề nghiệp 112 22.8 8 Điều kiện sinh hoạt 137 27.9 9 Điều kiện kinh tế 206 42.0 10 Các khó khăn khác: Thiếu các kĩ năng học tập ( đọc sách, làm việc nhóm...) và các kĩ năng mềm 92 18.7 Kết quả khảo sát cho thấy, có hơn một nửa sinh viên tham gia khảo sát gặp các khó khăn trong học tập với 250/491 sinh viên (chiếm 50,9%). Có 42% sinh viên tham gia khảo sát gặp khó khăn về các điều kiện kinh tế. Các khó khăn về tình bạn, tình yêu (23,8%), điều kiện sinh hoạt (27,9%) và lựa chọn nghề nghiệp (22,8%) có tỉ lệ chênh lệch không nhiều. Tỉ lệ sinh viên gặp khó khăn trong quan hệ với bạn bè (10,2%), với thầy cô (14,7%) và các quy định của trường, của ngành (11,4%) không cao. Sinh viên ít gặp khó khăn nhất trong quan hệ với cha mẹ và người thân (7,1%). Ngoài ra, có 18,4% sinh viên gặp các khó khăn vì thiếu các kĩ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm...). 161 Dương Thị Kim Oanh Rời trường phổ thông, sinh viên gia nhập môi trường sống mới ở bậc đại học với nhiều khác biệt về nội dung học tập, phương pháp dạy - học. Quá trình học tập ở đại học theo phương thức đào tạo tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải tự lựa chọn lộ trình học tập cho riêng mình. Để có kết quả học tập tốt, sinh viên phải tích cực, chủ động, tự giác trong học tập. Tuy nhiên, sinh viên còn thiếu các kĩ năng học tập nền tảng (kĩ năng đọc sách, thuyết trình, làm việc nhóm...) để thích nghi với sự thay đổi về phương pháp dạy - học trong trường đại học. Bên canh đó, đặc điểm chung của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là hầu hết các em đến học từ các tỉnh thành khác nhau trong cả nước với những khác biệt rất lớn về văn hóa vùng miền. Đa số sinh viên sống xa gia đình, tự lập trong cuộc sống với vốn kinh nghiệm sống rất ít và điều kiện kinh tế của nhiều gia đình còn eo hẹp. Đây là những lí do chính khiến sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh gặp những khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống. 2.1.2. Ảnh hưởng của các khó khăn tâm lí tới hoạt động học tập và cuộc sống của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả thống kê ảnh hưởng của các khó khăn tâm lí tới hoạt động học tập và cuộc sống của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, các khó khăn tâm lí có ảnh hưởng lớn nhất tới kết quả học tập của sinh viên. Có 73,5% sinh viên cho rằng các khó khăn này khiến sinh viên có kết quả học tập không như mong muốn. Điều này đã phần nào lí giải số liệu chỉ có khoảng gần 35% đến 40% số sinh viên tốt nghiệp ra trường đúng thời hạn trong 3 năm liên tiếp (từ 2009 - 2011) (phòng Đào tạo - trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh). Kết quả kiểm nghiệm thống kê cho thấy, ảnh hưởng của khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có mối liên hệ có ý nghĩa với biến nơi ở với mức ý nghĩa sig = 0.01 (< 0.05). Trong mối liên hệ này, sinh viên sống tại nhà trọ có kết quả học tập không như mong muốn cao nhất (chiếm 69,3% với 250/331 sinh viên). Sinh viên sống tại gia đình, nhà người quen và ký túc xá có kết quả học tập không như mong muốn chỉ khoảng từ 8% đến 11%. Ảnh hưởng này cũng có mối liên hệ có ý nghĩa với biến khối ngành học với sig = 0,03. Có sự chênh lệch không đáng kể về mức độ ảnh hưởng của khó khăn tâm lí đối với biến ngành học, cụ thể: có 24.9% sinh viên khối kĩ thuật công nghệ (với 90/361 sinh viên), có 25.2% sinh viên ngành Sư phạm kĩ thuật (91/361 sinh viên), có 23.8% sinh viên khối K (86/361 sinh viên) và 26% sinh viên hệ cao đẳng (94/361 sinh viên). Các khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống khiến khoảng 52,3% sinh viên thiếu tự tin (257/491 sinh viên) và 50,1% sinh viên bị căng thẳng (với 246/491 sinh viên). Bên cạnh đó, hơn 32% sinh viên không yêu thích ngành nghề đang học (161/491 sinh viên) và hoang mang mất định hướng trong cuộc sống (159/491 sinh viên). Kiểm định thống kê cho thấy, các ảnh hưởng trên không có mối liên hệ có ý nghĩa với biến nơi ở, giới tính, năm học và khối ngành học với sig > 0,05. 162 Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống... Bảng 2. Ảnh hưởng của khó khăn tâm lí tới hoạt động học tập và cuộc sống của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh TT Các ảnh hưởng Số lượng(N = 491) Tỉ lệ (%) 1 Thiếu tự tin 257 52.3 2 Kết quả học tập không như mong muốn 361 73.5 4 Không yêu thích ngành nghề đang học 161 32.8 5 Không có hoặc có rất ít bạn 75 15.3 6 Bị căng thẳng 246 50.1 7 Hoang mang, mất định hướng trong cuộc sống 159 32.4 2.1.3. Cách thức ứng phó với khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống của sinh viên trường Đại học Sư phạm kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Bảng 3. Cách thức ứng phó với khó khăn tâm lí trong học tâp và cuộc sống của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh TT Cách thức ứng phó vớikhó khăn tâm lí Mức độ Không bao Hiếm khi Thỉnh Thường Rất thường giờ thoảng xuyên xuyên SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1 Trao đổi, xin ý kiến của cha mẹ và người thân 60 12,2 122 24,8 170 34,6 107 21,8 32 6,5 2 Tìm hiểu nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lí 114 23.2 176 35,8 52 10,6 83 16,9 66 13,4 3 Sắp xếp thời gian học tập, làm thêm và nghỉ ngơi hợp lí 89 18,2 164 33,4 145 29,5 56 11,4 37 7,5 4 Trao đổi, lắng nghe ý kiến của cố vấn học tập, giảng viên 67 13,6 173 35,2 163 33,2 72 14,7 16 3,3 5 Đến các cơ sở tư vấn để lắng nghe ý kiến của chuyên gia tâm lí 238 57,6 135 27,5 52 10,6 17 3,5 4 0,8 6 Gọi tổng đài 1080 357 72,7 83 16,9 33 6,7 9 1,8 9 1,8 7 Trao đổi, tâm sự với bạn bè 18 3,7 61 12,4 184 37,5 173 35,2 55 11,2 8 Tự mình giải quyết các khó khăn 23 4,7 55 11,2 132 26,9 209 42,6 72 14,7 163 Dương Thị Kim Oanh 9 Sử dụng những hình thức tự gây đau đớn cho bản thân (như xâm hình độc, châm thuốc lá vào người, dùng dao lam rạch tay...). 419 85,3 35 7,1 26 5,3 8 1,6 3 0,6 10 Đã có ý định tự tử 430 87,6 26 5,3 26 5,3 3 0,6 6 1,2 Kết quả thống kê cho thấy, cách ứng phó với khó khăn tâm lí được sinh viên thường xuyên sử dụng nhất liên quan tới nhóm thao tác ứng phó bằng sự nỗ lực của bản thân, kế đến là tìm kiếm sự trợ giúp từ phía người khác ở trong và ngoài trường và cuối cùng là bằng phản ứng tiêu cực. Trong số các hành động ứng phó bằng nỗ lực của bản thân, hành động tự mình giải quyết các khó khăn được nhiều sinh viên thường xuyên (chiếm 42, 6% số sinh viên) và rất thường xuyên (14,7% số sinh viên) thực hiện nhất. Mức độ thỉnh thoảng sử dụng cách thức này xếp vị trí thứ 2 (chiếm 26,9% số sinh viên). Có 11,2% sinh viên hiếm khi sử dụng và 4,7% sinh viên không bao giờ tự mình giải quyết khi gặp các khó khăn tâm lí. Cùng với việc tự mình tìm cách giải quyết các khó khăn, chỉ có 16,9% sinh viên thường xuyên và 13,4% sinh viên rất thường xuyên tìm hiểu các nguyên nhân gây ra các khó khăn tâm lí. Số sinh viên còn lại hiếm khi hoặc không bao giờ sử dụng cách thức này. Việc xác định được nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lí có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn cách thức ứng phó phù hợp song tỉ lệ sinh viên sử dụng cách thức này còn hạn chế (gần 30%). Như đã đề cập ở trên, phần lớn sinh viên học tại trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đến từ các tỉnh thành có điều kiện kinh tế khó khăn, nên nhiều sinh viên vừa đi học, vừa làm thêm để có thêm kinh phí trang trải cuộc sống. Chính những căng thẳng của việc học tập và áp lực của cuộc sống khiến các em gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc sắp xếp thời gian học tập, làm thêm và nghỉ ngơi hợp lí là một trong nhiều cách thức ứng phó có hiệu quả với khó khăn tâm lí. Tuy nhiên, chỉ có 11,4% sinh viên thường xuyên và 7,5% sinh viên rất thường xuyên sử dụng hành động này. Phần lớn sinh viên thực hiện hành động này ở các mức độ thấp hơn như thỉnh thoảng và hiếm khi. Tìm hiểu các hành động ứng phó với khó khăn tâm lí thuộc nhóm tìm kiếm sự trợ giúp từ người khác trong và ngoài trường cho thấy, trao đổi, tâm sự với bạn bè (chiếm 35,2% số sinh viên) và trao đổi, xin ý kiến của cha mẹ và người thân (chiếm 21,8% số sinh viên) là những hành động được sinh viên thường xuyên sử dụng nhiều hơn so trao đổi với các chuyên gia tâm lí, cố vấn học tập hoặc gọi tổng đài 1080. Cụ thể, tỉ lệ sinh viên thường xuyên sử dụng cách thức nhờ sự hỗ trợ từ phía giảng viên thấp (chiếm 14,7% số sinh viên), thậm chí rất thấp với cách gặp trực tiếp các chuyên gia tâm lí (chiếm 3,5% số sinh viên) và gọi tổng đài 1080 (chiếm 0,8% số sinh viên). Trước những khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống, sự tham vấn và hỗ trợ của các chuyên gia tâm lí, của các giảng viên và cố vấn học tập có ý nghĩa rất quan trọng. Trao đổi sâu hơn về vấn đề này với người quản lí phòng Công tác học sinh - sinh viên của trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật 164 Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống... Thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi được biết, hiện nay nhà trường chưa có bộ phận làm công tác tham vấn hỗ trợ sinh viên gặp các khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống. Bên cạnh các cách thức ứng phó với khó khăn tâm lí đã được phân tích ở trên, có một tỉ lệ không nhỏ sinh viên có lựa chọn các cách thức giải quyết khó khăn mang tính tiêu cực (tự làm đau bản thân và thậm chí là có ý định tự tử). Kết quả thống kê cho thấy, mặc dù có trên 85% sinh viên không bao giờ và 7,1% sinh viên hiếm khi tự gây đau đớn cho bản thân song có khoảng 7,5% sinh viên đã sử dụng các cách thức này với các mức độ khác nhau từ rất thường xuyên, thường xuyên đến thỉnh thoảng. Một cách thức ứng phó tiêu cực khác là có ý định tự tử cũng được sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng khi ứng phó với các khó khăn tâm lí. Có 3/491 sinh viên (chiếm 0,6%) thường xuyên và 6/491 sinh viên (chiếm 1,2%) rất thường xuyên có ý định tự tử. Ở mức độ thỉnh thoảng có 26/491 sinh viên (chiếm 5,3%) có ý định tự tử. Mặc dù tỉ lệ sinh viên sử dụng cách thức ứng phó mang tính tiêu cực (tự làm đau bản thân và thậm chí là có ý định tự tử) chưa nhiều, nhưng nếu trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và xã hội không có những giải pháp kịp thời phòng ngừa thì sẽ có những hậu quả không mong muốn xảy đến. 2.2. Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Xuất phát từ thực trạng khó khăn tâm lí của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đề xuất các nhóm giải giáp nhằm khắc phục các khó khăn tâm lí cho sinh viên như sau: 2.2.1. Tăng cường trang bị các kĩ năng học tập và kĩ năng mềm cho sinh viên Giải pháp này nhằm trang bị cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh các kĩ năng học tập đại học (kĩ năng đọc sách, kĩ năng nghe giảng và ghi chép, kĩ năng ôn tập, kĩ năng nghiên cứu khoa học...) và các kĩ năng mềm (kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng kiểm soát cảm xúc bản thân. . . ) qua đó sinh viên không chỉ thích ứng được với phương pháp dạy - học trong môi trường học tập ở bậc đại học mà còn có khả năng ứng xử nhạy bén với công việc và giải quyết các khó khăn trong học tập và cuộc sống một cách hiệu quả. Với giải pháp Tăng cường trang bị các kĩ năng học tập và kĩ năng mềm cho sinh viên, chúng tôi đề xuất cách thức thực hiện cụ thể như sau: - Tổ chức hướng dẫn cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm 1, những kĩ năng cơ bản trong học tập để sinh viên nhanh chóng thích ứng, có định hướng đúng đắn và tổ chức hoạt động học tập hiệu quả trong môi trường học tập ở Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. - Tổ chức các khóa học trang bị các kĩ năng mềm như kĩ năng giải quyết vấn, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng quản lí bản thân và tinh thần tự tôn, kĩ năng kiểm soát cảm xúc bản thân, kĩ năng giao tiếp... cho sinh viên. Việc hình thành các kĩ năng này không chỉ giúp sinh viên dễ dàng thích ứng với môi trường sống và học 165 Dương Thị Kim Oanh tập ở đại học mà chúng còn giúp sinh viên dễ dàng hội nhập với thị trường lao động sau khi tốt nghiệp. 2.2.2. Tăng cường công tác tham vấn tâm lí cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Các giảng viên có kiến thức chuyên sâu về công tác tham vấn tâm lí và các kĩ năng ứng phó với khó khăn tâm lí sẽ tham vấn cho sinh viên qua nhiều hình thức như trực tiếp, tham vấn qua mail, điện thoại, chat... Các nội dung tham vấn cho sinh viên gồm: - Tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên (bằng tờ rơi, quảng cáo hay qua các hội chợ việc làm giúp sinh viên tìm hiểu rõ và định hướng học tập, rèn luyện theo yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai). - Tư vấn việc làm cho sinh viên khi đang học tập tại trường (Tạo điều kiện và có quy định hoặc hướng dẫn về thời gian, công việc và các về quyền hạn, nghĩa vụ của sinh viên đi làm thêm khi đang học tập). - Sử dụng tuần lễ cuối khoá tư vấn tìm việc cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp (liên hệ tìm các nhà tuyển dụng, cung cấp thông tin giúp học sinh, sinh viên tìm việc làm, tổ chức cho sinh viên gặp gỡ các nhà tuyển dụng, v.v. . . ) - Tham vấn các vấn đề tâm lí - xã hội (Tổ chức các buổi tham vấn cá nhân, tập thể cho sinh viên hoặc bố trí định kì mời chuyên gia để giải đáp theo nhu cầu). 2.2.3. Thành lập phòng Tham vấn tâm lí cho sinh viên Phòng tham vấn Tâm lí nhằm cung cấp các hoạt động tham vấn, tư vấn cho sinh viên của trường, qua đó giúp sinh viên hình thành kĩ năng ứng phó được với với các khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống. Phòng tham vấn tâm lí cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành tham vấn trực tiếp hoặc gián tiếp cho các sinh viên gặp khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống qua các kênh như điện thoại, mail, chat, forum... Phòng Tham vấn tâm lí cho sinh viên có thể là phòng độc lập chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ Ban Giám hiệu nhà trường hoặc là một bộ phận trực thuộc phòng Công tác Học sinh Sinh viên của trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Nhân sự của phòng tham vấn là các giảng viên từ các khoa trong trường có kiến thức về tâm lí và các kĩ năng tham vấn tâm lí cho sinh viên hoặc các chuyên gia tâm lí. 2.2.4. Trang bị kiến thức về kĩ năng tham vấn tâm lí cho giảng viên trẻ của trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Giảng viên vận dụng được các kĩ năng tham vấn tâm lí để thực hiện có hiệu quả việc tham vấn tâm lí cho sinh viên, qua đó giúp sinh viên vượt qua các khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống. Để trang bị kiến thức về kĩ năng tham vấn tâm lí cho giảng viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành biên soạn bài giảng Kĩ năng tham vấn tâm lí cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí 166 Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống... Minh gồm các nội dung sau: - Những kiến thức chung về tham vấn; - Những nguyên tắc và quy định đạo đức trong tham vấn tâm lí; - Các học thuyết tâm lí có liên quan tới hoạt động tham vấn tâm lí; - Các kĩ năng tham vấn cơ bản; - Các chiến lược ứng phó với tổn thương tâm lí. Viện Sư phạm kĩ thuật phối hợp với phòng Công tác Sinh viên tổ chức khóa học Kĩ năng tham vấn tâm lí cho sinh viên dành cho các giảng viên trẻ của trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh vào kì hè hàng năm. Trên đây là 04 giải pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Để tìm hiểu tính khả thi của các giải pháp này, chúng tôi đã khảo sát 27 ý kiến của các Thầy/Cô đang giảng dạy và làm công tác quản lí cấp trường, cấp khoa và cấp phòng ban về tính hữu ích, tính phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và tính khả thi của các giải pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 4. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về các giải pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho sinh viên trường Đại học Sư ph
Tài liệu liên quan