Quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

1. Mở đầu Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, cần tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh (HS), tạo ra các môi trường khác nhau để HS trải nghiệm nhiều nhất; đồng thời, là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của HS thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình (Ban Chấp hành Trung ương, 2013). Tổ chức cho HS tham gia trải nghiệm qua hoạt động giáo dục (HĐGD) ngoài giờ lên lớp cũng là thực hiện theo chỉ đạo “học đi đôi với hành”, góp phần rèn nhân cách và giáo dục toàn diện cho HS, giúp các em thêm kĩ năng sống. HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm là cầu nối giữa hoạt động dạy học tại nhà trường và môi trường để các em thực hành, áp dụng kiến thức đã có vào cuộc sống thực tiễn bằng năng lực của bản thân. Tuy nhiên, đa số các trường THCS trên địa bàn TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay chưa chú ý cho HS trải nghiệm trong HĐGD ngoài giờ lên lớp. Phần lớn HS vẫn còn thụ động, thiếu tính sáng tạo, thiếu kĩ năng sống khi cọ xát thực tế. Bài viết dựa trên nghiên cứu lí luận và thực trạng tổ chức HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho HS ở các trường THCS trên địa bàn TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định để đề xuất các biện pháp quản lí HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho HS ở các trường THCS nói chung và trên địa bàn TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nói riêng.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 28-33 ISSN: 2354-0753 28 QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH Võ Nguyên Du1,+, Võ Thị Hoàng Yến2 1Trường Đại học Quy Nhơn; 2Trường Trung học cơ sở Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định + Tác giả liên hệ ● Email: nguyenduvo@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 18/3/2020 Accepted: 05/4/2020 Published: 30/4/2020 Keywords Extracurricular educational activities, experience, management, measures, Junior high school, Quy Nhon city. Currently, the effectiveness of organizing extracurricular educational activities based on experience for students in secondary schools is not really high; therefore, organizational effectiveness needs to be enhanced through the management of managers. The paper bases on theoretical research and the reality of managing extracurricular educational activities based on experience in secondary schools in Quy Nhon city, Binh Dinh province to propose 6 management measures to improve the quality of this activity management. These measures are implemented synchronously, which will contribute to the achievement of secondary education goals under the new general education program. 1. Mở đầu Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, cần tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh (HS), tạo ra các môi trường khác nhau để HS trải nghiệm nhiều nhất; đồng thời, là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của HS thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình (Ban Chấp hành Trung ương, 2013). Tổ chức cho HS tham gia trải nghiệm qua hoạt động giáo dục (HĐGD) ngoài giờ lên lớp cũng là thực hiện theo chỉ đạo “học đi đôi với hành”, góp phần rèn nhân cách và giáo dục toàn diện cho HS, giúp các em thêm kĩ năng sống. HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm là cầu nối giữa hoạt động dạy học tại nhà trường và môi trường để các em thực hành, áp dụng kiến thức đã có vào cuộc sống thực tiễn bằng năng lực của bản thân. Tuy nhiên, đa số các trường THCS trên địa bàn TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay chưa chú ý cho HS trải nghiệm trong HĐGD ngoài giờ lên lớp. Phần lớn HS vẫn còn thụ động, thiếu tính sáng tạo, thiếu kĩ năng sống khi cọ xát thực tế. Bài viết dựa trên nghiên cứu lí luận và thực trạng tổ chức HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho HS ở các trường THCS trên địa bàn TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định để đề xuất các biện pháp quản lí HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho HS ở các trường THCS nói chung và trên địa bàn TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nói riêng. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm cơ bản - HĐGD ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học của các môn học ở trên lớp. HĐGD ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy - học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của HS (Bộ GD-ĐT, 2014). - Trải nghiệm (hay kinh nghiệm) là sự hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải nghiệm. Một quan điểm khác cho rằng, kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải, tiếp xúc với cuộc sống, đã thu nhận được trong quá trình hoạt động (Cao Thị Hồng Nhung, 2017). - Quản lí giáo dục là quản lí các HĐGD nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này lên trạng thái phát triển cao hơn và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định (Phạm Minh Hạc, 1986). - Quản lí nhà trường là quản lí giáo dục ở tầm vi mô trong phạm vi một nhà trường; là sự tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lí lên tất cả các nguồn lực có được, nhằm đảm bảo cho các hoạt động của nhà trường tiến triển tốt, đạt được mục tiêu giáo dục mà trọng tâm của nó là hoạt động dạy học và HĐGD (Trần Kiểm, 2008). VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 28-33 ISSN: 2354-0753 29 Quản lí nhà trường là quản lí giáo dục dưới cấp độ nghĩa hẹp; là quản lí theo mục tiêu chất lượng, làm cho nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với các đối tượng HS cụ thể, các điều kiện học tập cụ thể (Nguyễn Minh Đường, 1996). Như vậy, quản lí HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho HS ở các trường THCS là quá trình tác động có chủ đích của cán bộ quản lí (CBQL) nhà trường đến giáo viên (GV), HS và các lực lượng giáo dục trong tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm cho người học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Nội dung quản lí HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho HS ở các trường THCS gồm quản lí mục tiêu; quản lí nội dung; quản lí thực hiện phương pháp; quản lí các hình thức tổ chức; quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả; quản lí các điều kiện hỗ trợ. 2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Từ tháng 05/2019-12/2019, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 178 người gồm CBQL, GV và 240 HS ở 8 trường THCS trên địa bàn TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (gồm các trường: Phước Mỹ, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Nhơn Phú, Nhơn Bình, Lương Thế Vinh, Nhơn Hội, Nhơn Hải) để tìm hiểu thực trạng tổ chức HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho HS. Kết quả khảo sát cho thấy: - Về việc xác định mục tiêu: qua khảo sát, đa số CBQL, GV và HS đã xác định được các mục tiêu của HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít GV chưa nhận thức đầy đủ về mục tiêu của HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm: có 31,5% CBQL, GV không đồng ý với mục tiêu giúp phát triển thể chất; có 33,7% CBQL và GV không đồng ý với mục tiêu rèn ý thức kỉ luật. Như vậy, đây cũng là một vấn đề đặt ra vì hoạt động trải nghiệm chủ yếu phát huy tính tự giác và tinh thần tập thể cho HS, nếu không có ý thức kỉ luật thì HS không thể tham gia thực hiện các hoạt động được. Vẫn còn HS chưa hiểu đầy đủ về mục tiêu giáo dục của hoạt động này. Cụ thể: có 18,3 % HS chưa đồng ý về nội dung khơi dậy tình yêu thương, trách nhiệm hay 17,1% HS cho rằng hoạt động này không hình thành kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm,... Điều đó cho thấy, không phải toàn bộ HS đều có nhận thức đầy đủ về tính cần thiết, mục tiêu của HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm. - Về nội dung: Bảng 1. Đánh giá của CBQL, GV về nội dung HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho HS TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1 Hoạt động phát triển cá nhân 95,5 4,5% 0 0 2 Hoạt động lao động 84,3 14,6 1,2 0 3 Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng 30,3 15,7 46,1 7,9 4 Hoạt động phát triển tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, nhà trường 98,9 1,1 0 0 5 Hoạt động hướng nghiệp 22,5 16,9 38,2 22,4 Bảng 1 cho thấy, HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm được xây dựng gồm 5 nội dung cơ bản; trong đó, mức độ thực hiện các nội dung chưa đồng đều. Có những nội dung đã được thực hiện tốt như phát triển cá nhân, lao động và phát triển tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những nội dung được đánh giá ở mức còn yếu. Với nội dung hoạt động hướng nghiệp, qua tìm hiểu, các HĐGD hiện nay liên quan đến việc lựa chọn, định hướng nghề nghiệp cho HS chưa phong phú, chưa thu hút HS tham gia. Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng cũng được đánh giá ở mức khá, nguyên nhân là do một số HS chưa quan tâm đến các hoạt động xã hội và một phần do gia đình chưa nhận thức sâu sắc và ngăn cản các em tham gia vì ảnh hưởng đến việc học. - Về phương pháp tổ chức: các phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trò chơi, phương pháp giải quyết vấn đề được sử dụng nhiều. Tuy nhiên phương pháp đóng vai ít được sử dụng với 21,9% CBQL, GV và 14,6% HS đánh giá sử dụng không thường xuyên; 17,9% CBQL, GV và 18,3% HS đánh giá sử dụng ít thường xuyên. Phương pháp diễn đàn được đánh giá có mức độ ít được sử dụng với 48,3% ý kiến của CBQL, GV vì cách thức tổ chức phương pháp này khá khó đối với HS. Trong điều kiện thời gian ít, đa số GV bỏ qua phương pháp này, chỉ tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo chương trình, không đầu tư các phương pháp tổ chức đòi hỏi nhiều thời gian, sự đầu tư cao. Hình thức tham gia các câu lạc bộ thực hiện chưa đạt vì không đủ kinh phí và thời gian để tổ chức thể hiện với tỉ lệ đánh giá chưa đạt là 55,1% ý kiến của CBQL, GV. Một số hình thức hoạt động thu hút số lượng lớn HS và được tổ chức thường xuyên là những hoạt động được tổ chức quy mô toàn trường như tổ chức các ngày lễ lớn, giáo dục kĩ năng sống, hoạt động tuyên truyền giáo dục đạo đức và lối sống, hoạt động ngoại khoá. Với những hoạt động này, VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 28-33 ISSN: 2354-0753 30 vì ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá thi đua của các lớp, HS cũng như các GV chủ nhiệm luôn chú ý đến việc thực hiện một cách đầy đủ nhưng chất lượng tổ chức hoạt động chưa thật sự cao. - Về kiểm tra, đánh giá: Bảng 2. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ kiểm tra, đánh giá HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho HS TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1 Đánh giá bài thu hoạch ghi chép quá trình học của HS 51,1 10,7 5 33,2 2 Đánh giá qua bài kiểm tra sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập 86,5 13,5 0 0 3 Đánh giá qua tinh thần và thái độ học tập của HS khi tham gia 16,9 62,9 7,9 12,3 4 Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của HS 28,7 71,3 0 0 5 Đánh giá qua nghiên cứu sản phẩm hoạt động của HS 91 9 0 0 6 Đánh giá qua kết quả tự đánh giá của HS 33,7 47,2 19,7 8,4 7 Đánh giá qua kết quả tự đánh giá của nhóm HS 22,5 6,7 70,8 0 8 Đánh giá của các lực lượng giáo dục khác 0 0,6 12,9 86,5 Bảng 2 cho thấy, việc kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho HS đã có những nội dung thực hiện tốt như kiểm tra, đánh giá qua bài kiểm tra, qua sản phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những nội dung kiểm tra, đánh giá thực hiện chưa tốt, đặc biệt là kiểm tra, đánh giá của các lực lượng giáo dục khác. Qua trao đổi, hiện nay, chưa xác định rõ nội dung đánh giá của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Điều này cho thấy, cha mẹ HS, các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường cần quan tâm, phối hợp tổ chức, tham gia đánh giá kết quả hoạt động của HS cùng nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động cho HS. Ngoài ra, qua phỏng vấn sâu, hầu như các trường chưa có bộ tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá kết quả HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm phù hợp, sát thực tế. - Về quản lí các điều kiện hỗ trợ: hàng năm, các nhà trường có sự cân đối nguồn ngân sách được cấp, đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo, đồng thời dành một phần kinh phí cho các chương trình hoạt động Mặc dù vậy, do nguồn ngân sách được cấp còn eo hẹp, nên chưa đáp ứng được hết các yêu cầu giáo dục của nhà trường. Việc huy động sự tài trợ và sự đóng góp của cha mẹ HS, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các nhà hảo tâm còn hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm. 2.3. Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Dựa trên nghiên cứu một số công trình về quản lí (Nguyễn Thị Doan, 1996; Phạm Thị Thanh Hải và Nguyễn Thị Thanh Hương, 2019; Cao Thanh Sơn, 2019,), chúng tôi đề xuất 6 biện pháp quản lí HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho HS ở các trường THCS trên địa bàn TP. Quy Nhơn như sau: 2.3.1. Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và lực lượng hỗ trợ về tầm quan trọng của quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh - Mục tiêu: giúp cho CBQL, GV và các lực lượng hỗ trợ giáo dục hiểu rõ tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm và yêu cầu về năng lực cần có để tổ chức các hoạt động cho HS. - Nội dung, cách thức thực hiện: + Phổ biến các văn bản liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông: Chương trình tổng thể; hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp cho tập thể GV, nhân viên của nhà trường. + Tích cực tuyên truyền tầm quan trọng và vai trò của HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm qua các cuộc họp hội đồng, các giờ chào cờ, sinh hoạt ngoại khoá, chuyên đề và qua các cuộc họp với hội cha mẹ HS. Chỉ đạo các tổ chuyên môn đưa nội dung HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho HS vào sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, hàng tuần; đánh giá ưu điểm từng hoạt động và nội dung cần rút kinh nghiệm để từ đó làm tốt hơn trong các hoạt động tiếp theo. Tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, viết sáng kiến về HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm trong đội ngũ GV. + Giúp cha mẹ HS thấy được vai trò to lớn của HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm đối với sự hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của HS, rèn luyện tính chủ động, sáng tạo, ứng dụng thực tiễn, cần VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 28-33 ISSN: 2354-0753 31 nhận thức rõ hoạt động này không ảnh hưởng đến các môn văn hoá như họ nghĩ mà còn hỗ trợ việc học tập các môn văn hoá để từ đó họ sẽ là lực lượng hợp tác, hỗ trợ nhà trường trong tất cả các HĐGD HS, đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm. Thông qua các cuộc họp cha mẹ HS định kì, mời cha mẹ HS tham gia một số hoạt động trải nghiệm để thấy được ý nghĩa của các hoạt động trong phát triển nhân cách và tình cảm của HS, cho cha mẹ HS xem các băng đĩa ghi lại các hoạt động trải nghiệm để hiểu rõ hơn vai trò và huy động các lực lượng ngoài nhà trường khác cùng tham gia. + Trong quá trình tổ chức HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm, thì ngoài lực lượng cha mẹ HS, nhà trường rất cần sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường khác. Sự tham gia của các lực lượng này tạo nên sự phong phú, đa dạng trong việc tổ chức các hoạt động của nhà trường. Do đó, việc nâng cao nhận thức cho các lực lượng trên sẽ góp phần cho HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm thuận lợi, dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện. - Điều kiện thực hiện: cần quan tâm tuyên truyền nhận thức, vận động thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục để huy động nguồn lực cho tổ chức các HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm. Cần nhận thức đúng đắn và thấy được tầm quan trọng của HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm để từ đó có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng và tổ chức thực hiện. 2.3.2. Chỉ đạo cải tiến nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm một cách phù hợp, hiệu quả - Mục tiêu: Nội dung chương trình HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm phải phù hợp với mục tiêu giáo dục bậc THCS, đảm bảo tính ổn định và thống nhất. Việc đổi mới nội dung phải phù hợp với lứa tuổi và điều kiện thực tế tại đơn vị nhằm thu hút sự hào hứng tham gia của đông đảo HS, giúp nhà trường có thể xây dựng chương trình theo khung chương trình chuẩn và phù hợp với đặc thù tình hình nhà trường, địa phương đảm bảo mục tiêu phát triển các phẩm chất và năng lực của HS. - Nội dung, cách thức thực hiện: + Khi cải tiến nội dung, Ban giám hiệu phải ưu tiên cải tiến các nội dung về củng cố, mở rộng, vận dụng, phát triển kiến thức kĩ năng đã học; giáo dục đạo đức, lối sống, trải nghiệm, giáo dục tình cảm, rèn luyện kĩ năng sống, hoạt động xã hội... + Nội dung chương trình HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm phải đảm bảo phân chia thời lượng tổ chức thành 2 phần: tổ chức sinh hoạt tại lớp theo từng chủ đề của chương trình; sinh hoạt tập thể với nội dung là những hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn, hoạt động hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động của địa phương và của ngành trong năm học; xác định những chủ điểm có thể tổ chức theo hướng trải nghiệm; phát huy tối đa tính tự quản của HS khi xây dựng nội dung và hình thức tổ chức. + Khi thiết kế các nội dung, GV chú ý tính khám phá, tính tham gia lâu dài, tính tương tác, tính cống hiến; phải tạo hứng thú cho các em “chơi mà học, học mà chơi”. - Điều kiện thực hiện: xây dựng nội dung phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS và tình hình thực tế. Nội dung các hoạt động phải phong phú, đa dạng. 2.3.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng đa dạng hóa và tăng cường trải nghiệm - Mục tiêu: nhằm nâng cao sự hứng thú, tạo môi trường để HS thực sự được trải nghiệm về kiến thức, kĩ năng đã học, trải nghiệm về kĩ năng hành vi ứng xử trong quan hệ đạo đức và quan hệ xã hội,... nhờ đó thu hút được đông đảo HS tham gia, nâng cao hiệu quả quản lí. - Nội dung, cách thức thực hiện: + Có nhiều hình thức được tổ chức trong nhà trường hoặc ngoài nhà trường, do đó dựa vào điều kiện cụ thể có thể đan xen nhiều hình thức tổ chức cho cùng một chủ đề. Các hình thức này được thiết kế dựa trên các lĩnh vực như: học tập, đạo đức, lối sống, trải nghiệm về xúc cảm và tình cảm, trải nghiệm mô phỏng. Các hình thức tổ chức được sử dụng phổ biến là: sinh hoạt tập thể; các hoạt động mang tính thực tiễn; hoạt động nhân đạo, từ thiện, các hội thi, câu lạc bộ; tham quan dã ngoại, học tập ngoại khóa. Phương pháp tổ chức HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm rất đa dạng và phong phú, giáo viên có thể luân chuyển các phương pháp một cách phù hợp, tránh để HS có tâm lí nhàm chán và phải có sự tương tác giữa thầy - trò, trò - trò, thầy chỉ là người chỉ đạo, HS tự trải nghiệm là chính. - Điều kiện thực hiện: Kế hoạch của nhà trường cần cụ thể, rõ ràng cho từng hoạt động để làm cơ sở cho GV xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm tránh trùng lặp với các hoạt động khác của nhà trường, của địa phương. GV tăng cường trau dồi năng lực và phương pháp tổ chức các hoạt động; tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong việc nâng cao năng lực tổ chức; đa dạng các hình thức tổ chức HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 28-33 ISSN: 2354-0753 32 2.3.4. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí nhà trường - Mục tiêu: biện pháp này nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cho CBQL, GV để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong tình hình mới nói chung; giúp GV tăng cường kiến thức, kĩ năng về HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm từ đó nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động. - Nội dung, cách thức thực hiện: + Lập kế hoạch bồi dưỡng hàng năm: căn cứ vào thực trạng nguồn nhân lực ở nhà trường, trình độ của HS, chủ đề và kế hoạch năm học mà CBQL xây dựng kế hoạch, mục tiêu và chủ đề bồi dưỡng phù hợp. GV cần nắm rõ các nguyên tắc tổ chức, cách truyền đạt phải mang tính chuyên nghiệp, khéo léo trong tình huống thu hút HS tham gia. Trong quá trình tổ chức hoạt động, cần nâng cao mức độ tập trung của HS, tạo sự thích thú của buổi trải nghiệm và phải đánh giá được quá trình thực hiện, sản phẩm của HS. + Nhà trường phải chủ động trong đào tạo, bồi dưỡng như tập huấn, tổ chức chuyên đề, hội thảo, mời chuyên gia nói chuyện, buổi trao đổi kinh nghiệm - Điều kiện thực hiện: Hiệu trưởng phải nắm chắc năng lực đội ngũ của mình, phải biết ưu điểm, nhược điểm của từng người và xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán; tạo điều kiện và hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên có cơ hội được đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, giao lưu học tập để nâng cao trình độ; cần xây dựng những tiêu chí
Tài liệu liên quan