Mô hình nhân cách người cán bộ quản lí phòng giáo dục và đào tạo trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Tóm tắt. Cán bộ quản lí (CBQL) phòng giáo dục và đào tạo có một vai trò hết sức quan trọng trong việc tham mưu giúp UBND cấp quận/huyện thực hiện chức năng quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn, đồng thời bảo đảm sự thống nhất trong chỉ đạo và quản lí giáo dục từ Trung ương đến cơ sở; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Vì vậy, việc xác định mô hình nhân cách của họ, làm rõ họ là ai? Họ có vai trò, chức năng gì? Trên cơ sở đó để xác định yêu cầu về phẩm chất, năng lực, tiến tới xây dựng tiêu chuẩn CBQL phòng giáo dục và đào tạo là việc làm hết sức cấp thiết hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi bàn về mô hình nhân cách người cán bộ quản lí phòng giáo dục và đào tạo trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Theo chúng tôi, mô hình nhân cách của CBQL phòng giáo dục và đào tạo gồm các đặc trưng: Nhà giáo dục; Nhà quản lí; Nhà lãnh đạo; Nhà hoạt động xã hội và Nhà kinh tế.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình nhân cách người cán bộ quản lí phòng giáo dục và đào tạo trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 8, pp. 15-21 This paper is available online at MÔ HÌNH NHÂN CÁCH NGƯỜI CÁN BỘ QUẢN LÍ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC Lê Thị Bình Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Cán bộ quản lí (CBQL) phòng giáo dục và đào tạo có một vai trò hết sức quan trọng trong việc tham mưu giúp UBND cấp quận/huyện thực hiện chức năng quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn, đồng thời bảo đảm sự thống nhất trong chỉ đạo và quản lí giáo dục từ Trung ương đến cơ sở; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Vì vậy, việc xác định mô hình nhân cách của họ, làm rõ họ là ai? Họ có vai trò, chức năng gì? Trên cơ sở đó để xác định yêu cầu về phẩm chất, năng lực, tiến tới xây dựng tiêu chuẩn CBQL phòng giáo dục và đào tạo là việc làm hết sức cấp thiết hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi bàn về mô hình nhân cách người cán bộ quản lí phòng giáo dục và đào tạo trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Theo chúng tôi, mô hình nhân cách của CBQL phòng giáo dục và đào tạo gồm các đặc trưng: Nhà giáo dục; Nhà quản lí; Nhà lãnh đạo; Nhà hoạt động xã hội và Nhà kinh tế. Từ khóa:Mô hình nhân cách, cán bộ quản lí, phòng giáo dục và đào tạo, nhà giáo dục, nhà quản lí, nhà lãnh đạo. 1. Mở đầu Công cuộc đổi mới giáo dục của toàn Đảng, toàn dân và sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, đòi hỏi phải đổi mới cách thức tổ chức, quản lí, tư duy, trí tuệ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL), đặc biệt là đội ngũ CBQL nhà nước về giáo dục. Yêu cầu này được đặt ra một cách cấp bách. Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước là phát triển nguồn lực người, trong đó đội ngũ CBQL là then chốt. Đứng trước yêu cầu đó, Đảng, Nhà nước cũng đã xác định xây dựng và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ CBQL giáo dục là một giải pháp then chốt trong các nhóm giải pháp lớn để thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 [1; 4; 5]. Điều đó đòi hỏi, chúng ta phải xây dựng và ban hành chuẩn CBQL nhà nước về giáo dục các cấp. Vì vậy, việc xác định mô hình nhân cách CBQL nhà nước về giáo dục, làm rõ họ là ai? Họ có vai trò, chức năng gì? Trên cơ sở đó để xác định yêu cầu về phẩm chất, năng lực, tiến tới xây dựng tiêu chuẩn CBQL giáo dục, nhằm thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá CBQL là việc làm hết sức cấp thiết hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi bàn về mô hình nhân cách người cán bộ quản lí phòng giáo dục và đào tạo trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Ngày nhận bài: 15/04/2014. Ngày nhận đăng: 4/10/2014. Liên hệ: Lê Thị Bình, e-mail: lebinh.gdq1@yahoo.com.vn 15 Lê Thị Bình Để hoàn thành tốt nhiệm vụ và đáp ứng được những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đồng thời căn cứ vào vai trò, chức năng, nhiệm vụ của CBQL phòng giáo dục & đào tạo (sau đây gọi tắt là Phòng), theo chúng tôi, mô hình nhân cách CBQL Phòng gồm các đặc trưng: Nhà giáo dục; Nhà quản lí; Nhà lãnh đạo; Nhà hoạt động xã hội; Nhà kinh tế. 2. Nội dung nghiên cứu Theo chúng tôi, mô hình nhân cách CBQL giáo dục & đào tạo gồm các đặc trưng: Nhà giáo dục; Nhà quản lí; Nhà lãnh đạo; Nhà hoạt động xã hội; Nhà kinh tế. 2.1. Nhà giáo dục Cán bộ quản lí phòng giáo dục và đào tạo có một vai trò to lớn và hết sức quan trọng trong việc tham mưu giúp UBND cấp quận/huyện thực hiện chức năng quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn, góp phần thực hiện thắng lợi và hoàn thành được mục tiêu Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Với đặc trưng này, CBQL Phòng phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp, có lối sống mẫu mực, tác phong làm việc khoa học, đạt trình độ trên chuẩn được đào tạo của nhà giáo, có nghiệp vụ sư phạm và tinh thần tự học, sáng tạo,... để có thể lãnh đạo Phòng, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Điều đó, đòi hỏi CBQL Phòng phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau đây: - Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; - Hiểu biết và chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy chế, quy định của ngành, của địa phương; - Có kĩ năng tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; - Có kĩ năng tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm; - Rèn luyện và giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; - Trung thực, thẳng thắn, tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lí Phòng giáo dục và đào tạo; Đảm bảo dân chủ trong hoạt động của Phòng; - Có khả năng ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, không lợi dụng chức vụ vì mục đích cá nhân; - Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc; - Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm, năng động, linh hoạt và sáng tạo; - Có kĩ năng giao tiếp và ứng xử đúng mực, hiệu quả; - Có khả năng quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới; - Hiểu biết mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong các chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông theo quy định; vị trí, vai trò và xu thế phát triển của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; - Có kĩ năng, phương pháp xây dựng và phát triển chương trình đáp ứng nhu cầu người học; - Đạt trình độ trên chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định hiện hành; - Có kiến thức vững vàng về môn học đã được đào tạo; có hiểu biết về các môn học khác đáp ứng yêu cầu quản lí giáo dục; - Am hiểu lí luận, nghiệp vụ quản lí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 16 Mô hình nhân cách người cán bộ quản lí phòng giáo dục và đào tạo... - Có kĩ năng chỉ đạo thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục tích cực phù hợp với người học; - Có kĩ năng hỗ trợ cán bộ của Phòng hiểu và chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện phương pháp dạy học phát huy tính tích cực cho người học; - Có kĩ năng hướng dẫn các cơ sở giáo dục kiểm tra nội bộ; - Có kĩ năng, kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; - Có kĩ năng xây dựng tập thể Phòng và tập thể ngành giáo dục ở địa phương thành tổ chức học tập; - Có kĩ năng sử dụng được một ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong công việc; - Có kĩ năng sử dụng máy tính và ứng dụng được công nghệ thông tin trong công việc và quản lí. 2.2. Nhà quản lí Với đặc trưng này, CBQL Phòng phải có năng lực xây dựng bộ máy, phát triển đội ngũ cán bộ, nhà giáo của các cơ sở giáo dục; quản lí, chỉ đạo các hoạt động dạy học, giáo dục; quản lí hành chính, tài chính, tài sản, thi đua khen thưởng, đảm bảo chất lượng giáo dục,...[3; 8; 9]. Điều đó, đòi hỏi CBQL Phòng phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây: - Có kĩ năng xây dựng kế hoạch, xác định được mục tiêu ưu tiên dài hạn, trung hạn, năm học của ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn; - Có kĩ năng xây dựng kế hoạch hoạt động của Phòng, phù hợp với các mục tiêu, chiến lược giáo dục và định hướng phát triển của địa phương; - Có kĩ năng tham mưu Ủy ban nhân dân quận/huyện quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực; - Có kĩ năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận/huyện quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo và các văn bản cá biệt khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp quận/huyện; - Có kĩ năng tổ chức triển khai và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của của các cơ sở giáo dục; - Có kĩ năng thực hiện quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đánh giá và thực hiện đúng chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; mở rộng mạng lưới cộng tác viên của Phòng; - Có kĩ năng thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của Phòng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động, đảm bảo sự phát triển bền vững của Phòng; - Có kĩ năng xây dựng môi trường làm việc đồng thuận, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên phát huy tiềm năng, sáng kiến đóng góp tích cực vào các hoạt động phát triển Phòng; - Có kĩ năng xây dựng, tổ chức bộ máy của các cơ sở giáo dục hoạt động hiệu quả; - Có kĩ năng thammưu cho Ủy ban nhân dân quận/huyện quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, tuyển chọn, sử dụng, đánh giá và thực hiện đúng chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục; - Có kĩ năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận/huyện triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; 17 Lê Thị Bình - Có kĩ năng chỉ đạo cơ sở giáo dục xây dựng môi trường làm việc đồng thuận, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên phát huy tiềm năng, sáng kiến đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển giáo dục địa phương; - Có kĩ năng hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học; - Có kĩ năng hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn; - Có kĩ năng kiểm tra, thanh tra công tác quản lí chất lượng dạy học đối với các cơ sở giáo dục của địa phương; - Có kĩ năng chỉ đạo, tổ chức đánh giá nhu cầu học tập đa dạng của người học trên địa bàn theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; - Có kĩ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giáo dục; - Có kĩ năng kiểm tra, thanh tra các hoạt động giáo dục và quản lí chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục trên địa bàn; - Hiểu biết hoạt động của bộ máy kế toán tại Phòng, chỉ đạo bộ phận kế toán xây dựng kế hoạch về tài chính, tài sản, có biện pháp bảo đảm cân đối để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của Phòng; - Có kĩ năng tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát kế hoạch của các cơ sở giáo dục nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản theo quy định hiện hành, đảm bảo công khai, minh bạch; - Có kĩ năng hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường; - Có kĩ năng xây dựng các quy trình hoạt động, thủ tục hành chính của Phòng theo quy định hiện hành và đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính; - Có kĩ năng chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai các phong trào thi đua; đánh giá đúng thành tích của cán bộ, nhân viên và cộng tác viên của Phòng và của các cơ sở giáo dục; - Có kĩ năng xây dựng, quản lí, sử dụng hệ thống thông tin nhằm phục vụ hoạt động của Phòng và thực hiện báo cáo về các lĩnh vực hoạt động của Phòng đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định; - Có kĩ năng hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí giáo dục; - Có kĩ năng hướng dẫn, chỉ đạo cơ sở giáo dục và nhà trường thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục theo quy định; - Có kĩ năng tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục và nhà trường; - Có kĩ năng tham gia đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục và nhà trường. 2.3. Nhà lãnh đạo Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức và trước bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, CBQL Phòng không chỉ là nhà quản lí mà còn phải là nhà lãnh đạo. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản công tác quản lí giáo dục, đào tạo, đảm bảo dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo...”. Với vai trò là nhà lãnh đạo, đòi hỏi CBQL phải có tâm, có tầm và có tài; có tầm nhìn chiến lược và định hướng tương lai; có khả năng gây ảnh hưởng, tập hợp, lôi cuốn mọi người thực hiện sự thay đổi; có khả năng sáng tạo, quyết đoán, ra quyết định đúng và kịp thời [3; 7; 8]. Để thực hiện vai trò này, đòi hỏi CBQL Phòng phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây: 18 Mô hình nhân cách người cán bộ quản lí phòng giáo dục và đào tạo... - Hiểu biết tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục của địa phương, đất nước, một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới; - Có tầm nhìn chiến lược; - Có kĩ năng liên nhân cách; - Có kĩ năng lãnh đạo sự thay đổi; - Có kĩ năng khơi dậy và nuôi dưỡng động lực; Có kĩ năng gây ảnh hưởng; - Có kĩ năng thiết kế và định hướng các chương trình hành động, có quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm đạt các mục tiêu phát triển giáo dục; - Có kĩ năng định hướng giá trị, xây dựng văn hóa tổ chức; - Có khả năng đánh giá, phân tích, dự báo được tình hình phát triển giáo dục của địa phương; - Có kĩ năng xây dựng định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương; - Có kĩ năng tuyên truyền và quảng bá định hướng chiến lược giáo dục của địa phương, công khai hóa các mục tiêu, chương trình giáo dục, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của địa phương, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhằm phát triển giáo dục. 2.4. Nhà hoạt động xã hội CBQL Phòng có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận/huyện xây dựng kế hoạch, triển khai quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đặc biệt là quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục & đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục & đào tạo và toàn xã hội; tạo sự đồng thuận cao trong việc xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống cho con em mình [6]. CBQL Phòng cần đổi mới công tác thông tin và truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục ở địa phương. Với đặc trưng này, đòi hỏi CBQL Phòng phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây: - Có hiểu biết về xu hướng, các vấn đề hiện tại của môi trường kinh tế-xã hội, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng,... tác động đến giáo dục và tổ chức giáo dục ở địa phương; - Có kĩ năng thiết lập quan hệ gắn bó, đồng thuận của các tổ chức chính trị-xã hội, các cá nhân, các bên có lợi ích liên quan nhằm hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương; - Có kĩ năng định hướng tinh thần và đạo đức; - Có kĩ năng xây dựng và phát triển quan hệ phối hợp giữa Phòng với chính quyền địa phương; - Có kĩ năng xây dựng và phát triển quan hệ phối hợp giữa Phòng với doanh nghiệp và tổ chức xã hội; tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương; - Có kĩ năng hướng dẫn và chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng và phát triển các mối quan hệ với cộng đồng xã hội, liên kết, chia sẻ trách nhiệm phát triển nhà trường, cộng đồng, xây dựng xã hội học tập. 2.5. Nhà kinh tế Nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chấp nhận tự do cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước theo 19 Lê Thị Bình định hướng XHCN. Để tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy tính sáng tạo, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lí nhà nước, ngày 17 tháng 10 năm 2005, Chính phủ đã ra Nghị định số 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lí hành chính đối với cơ quan nhà nước; năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Điều đó, đòi hỏi CBQL Phòng phải có tư duy của nhà kinh tế, nhà quản lí doanh nghiệp; phải có năng lực quản lí, sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục; phải có năng lực huy động và phát triển nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp đổi mới, phát triển giáo dục của địa phương theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Với đặc trưng này, đòi hỏi CBQL Phòng phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây: - Có khả năng nhạy bén với các xu thế thị trường trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN; - Có kĩ năng phối hợp với phòng Kế hoạch Tài chính quận/huyện lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Có kĩ năng quản lí tài chính, phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính; - Có kĩ năng, phương pháp giao dự toán chi ngân sách cho các cơ sở giáo dục; - Có kĩ năng chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; - Có kĩ năng chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục quản lí xung đột, tạo sự hợp tác và đồng thuận thực hiên sự nghiệp đổi mới giáo dục; - Có kĩ năng kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách và công khai, minh bạch hoạt động tài chính của các cơ sở giáo dục. 3. Kết luận Cán bộ quản lí phòng giáo dục và đào tạo có một vai trò to lớn, hết sức quan trọng trong việc tham mưu giúp UBND cấp quận/huyện thực hiện chức năng quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn, đồng thời bảo đảm sự thống nhất trong chỉ đạo và quản lí giáo dục từ Trung ương đến cơ sở. Công việc của họ sẽ góp phần thực hiện thắng lợi và hoàn thành được mục tiêu Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ và đáp ứng được những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, theo chúng tôi, mô hình nhân cách của CBQL phòng giáo dục và đào tạo gồm các đặc trưng: Nhà giáo dục; Nhà quản lí; Nhà lãnh đạo; Nhà hoạt động xã hội và Nhà kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Bí thư Trung ương Đảng, 2004. Chỉ thị 40-CT/TW về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. [2] GS Tô Xuân Dân, 2012. Bối cảnh mới - Ngôi trường mới - Nhà quản lí giáo dục mới. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [3] Dự án phát triển giáo viên THPT & TCCN, 2013. Một số vấn đề Lí luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lí giáo dục trong thời kì đổi mới. NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 20 Mô hình nhân cách người cán bộ quản lí phòng giáo dục và đào tạo... [4] Đảng Cộng sản Việt Nam, 1997. Văn kiện Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013. Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Văn phòng Trung ương Đảng. [7] Phạm Minh Hạc, 1996. Mười năm đổi mới giáo dục và đào tạo. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [8] R. Heller, 2006. Quản lí sự thay đổi. Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. [9] Trần Kiểm, 2004. Khoa học quản lí nhà trường phổ thông. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. ABSTRACT Model personalities of managers in education and training bureaus at the district-level that would meet the requirements of radical and comprehensive educational reform Managers in education and training bureaus at the district level consult People’s Committees when performing state management functions in their own area. They are also to ensure a uniform direction and management of education from the central government to the
Tài liệu liên quan