1.1. Lí do chọn đề tài
Lứa tuổi 7 - 11 giới tính đã hình thành rõ rệt, sự phát triển của các bạn nam và nữ
có sự khác nhau về mặt tâm sinh lí. Người khuyết tật trí tuệ (KTTT) nhẹ phát triển bình
thường về mặt sinh lí, vì vậy ở giai đoạn dậy thì trẻ cũng có những sự biến đổi về cả
sinh lí và tâm lí như trẻ bình thường. Trong thực tế, giáo dục giới tính (GDGT) cho trẻ
bình thường đã khó, GDGT cho trẻ khuyết tật nhẹ lại càng phức tạp hơn. Hiện nay,
GDGT cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật trí tuệ nói riêng còn nhiều bất cập
giữa nội dung, phương pháp và hình thức. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi thực
hiện đề tài “Thiết kế truyện tranh giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 7 -
11 tuổi”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế 3 quyển truyện tranh GDGT cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi, nhằm cung
cấp cho các em những kiến thức cơ bản về giới tính, về sự biến đổi cơ thể ở tuổi dậy
thì, giúp các em nhận biết hành vi xâm hại và cách ứng xử khi có nguy cơ bị xâm hại
tình dục.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như: Trẻ KTTT nhẹ 7 - 11
tuổi, nội dung và hình thức GDGT cho trẻ KTTT nhẹ.
Khảo sát thực trạng nhận thức của học sinh KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi về nội dung
GDGT và sự cần thiết của việc sử dụng truyện tranh GDGT
Thiết kế truyện tranh GDGT cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi và khảo sát tính khả thi
của việc sử dụng truyện tranh GDGT cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế truyện tranh giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 7 - 11 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2012 - 2013
169
THIẾT KẾ TRUYỆN TRANH GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 7 - 11 TUỔI
Nguyễn Thị Tấn,
Đoàn Vũ Lâm Xuân,
Trần Thị Lý
(Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục Đặc biệt)
GVHD: TS Lê Thị Minh Hà
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Lứa tuổi 7 - 11 giới tính đã hình thành rõ rệt, sự phát triển của các bạn nam và nữ
có sự khác nhau về mặt tâm sinh lí. Người khuyết tật trí tuệ (KTTT) nhẹ phát triển bình
thường về mặt sinh lí, vì vậy ở giai đoạn dậy thì trẻ cũng có những sự biến đổi về cả
sinh lí và tâm lí như trẻ bình thường. Trong thực tế, giáo dục giới tính (GDGT) cho trẻ
bình thường đã khó, GDGT cho trẻ khuyết tật nhẹ lại càng phức tạp hơn. Hiện nay,
GDGT cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật trí tuệ nói riêng còn nhiều bất cập
giữa nội dung, phương pháp và hình thức. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi thực
hiện đề tài “Thiết kế truyện tranh giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 7 -
11 tuổi”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế 3 quyển truyện tranh GDGT cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi, nhằm cung
cấp cho các em những kiến thức cơ bản về giới tính, về sự biến đổi cơ thể ở tuổi dậy
thì, giúp các em nhận biết hành vi xâm hại và cách ứng xử khi có nguy cơ bị xâm hại
tình dục.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như: Trẻ KTTT nhẹ 7 - 11
tuổi, nội dung và hình thức GDGT cho trẻ KTTT nhẹ.
Khảo sát thực trạng nhận thức của học sinh KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi về nội dung
GDGT và sự cần thiết của việc sử dụng truyện tranh GDGT
Thiết kế truyện tranh GDGT cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi và khảo sát tính khả thi
của việc sử dụng truyện tranh GDGT cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi.
1.4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình GDGT cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi.
Đối tượng nghiên cứu: Truyện tranh GDGT cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi.
1.5. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, việc thiết kế và sử dụng truyện tranh GDGT cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11
tuổi tại các trường chuyên biệt còn ít. Thiết kế và sử dụng truyện tranh GDGT phù hợp
với trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi sẽ giúp việc GDGT cho các em có hiệu quả hơn.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
170
1.6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài
1.6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
+ Truyện tranh dành GDGT cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi.
+ Số lượng truyện tranh là ba quyển, mỗi quyển truyện tranh là một câu chuyện
xã hội nhằm cung cấp kiến thức về giới tính cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi.
+ Nội dung GDGT được đề cập đến trong truyện tranh bao gồm: những biến đổi
cơ thể tuổi dậy thì ở con trai, những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì ở con gái, nhận biết
hành vi xâm hại và cách ứng xử khi có nguy cơ bị xâm hại.
1.6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu thực trạng: gồm 60 học sinh, 50 giáo viên (GV) và 50 phụ
huynh học sinh ở các trường: Chuyên biệt Bình Minh, Hướng Dương, Hy Vọng (Quận
6), Tương Lai (Quận 5).
Khách thể khảo sát tính khả thi của truyện tranh GDGT cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11
tuổi gồm 50 GV và 7 học sinh.
2. Lí luận về vấn đề thiết kế truyện tranh giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật trí
tuệ nhẹ 7 - 11 tuổi
2.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1.1. Giáo dục giới tính cho trẻ bình thường và trẻ khuyết tật trí tuệ trên thế giới
Trên thế giới, GDGT đã và đang được nghiên cứu một cách sâu rộng. Trong đó,
các nghiên cứu về giới, giới tính, sự phát triểm tâm lí tình dục ở trẻ em đã giúp cho phụ
huynh, nhà trường và xã hội thấy được sự cần thiết phải GDGT cho học sinh. Tuy
nhiên, GDGT dành cho trẻ KTTT vẫn còn nhiều mảng trống đòi hỏi những nghiên cứu
lâu dài và khoa học.
2.1.2. Giáo dục giới tính cho học sinh bình thường và học sinh khuyết tật trí
tuệ ở Việt Nam
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về GDGT ở Việt Nam. Tuy nhiên, đối
tượng nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở người bình thường. Các đề tài nghiên cứu về
GDGT cho KTTT nhẹ ở Việt Nam mới chỉ chú trọng đến nghiên cứu thực trạng nhận
thức và thái độ của học sinh về nội dung GDGT, còn phương pháp và hình thức GDGT
như thế nào cho hiệu quả chưa được cập nhiều. Như vậy, việc nghiên cứu nội dung,
phương pháp và hình thức GDGT phù hợp với tâm sinh lí và nhận thức của trẻ KTTT
nhẹ trở nên cấp bách.
2.1.3. Vài nét về việc sử dụng truyện tranh giáo dục giới tính cho trẻ em
Hiện nay, Ajar book đã cho phát hành Bộ truyện tranh GDGT cho trẻ nhỏ. Đây là
món quà thú vị giành cho các em. Bộ truyện tranh giải thích các câu hỏi mà trẻ nhỏ
thường hay tò mò như: Tại sao con là con trai? Tại sao con là con gái? Con sinh ra từ
đâu? Đây là hình thức dạy học mới hấp dẫn trẻ, đồng thời giúp trẻ tiếp cận với GDGT
Năm học 2012 - 2013
171
một cách dễ dàng. Tuy nhiên, việc sử dụng truyện tranh GDGT cho trẻ em còn hạn chế
và chưa được phổ biến rộng rãi.
2.2. Lí luận về giáo dục giới tính và người khuyết tật trí tuệ nhẹ
2.2.1. Giáo dục giới tính
Trong đề tài này, chúng tôi hiểu GDGT là quá trình giáo dục học sinh, giúp các
em nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn về giới tính, quan hệ giới tính, có nếp
sống văn hóa giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để phát triển nhân
cách phù hợp với giới tính, giúp cho họ biết tổ chức tốt cuộc sống riêng cũng như xây
dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển.
2.2.2. Khái niệm người khuyết tật trí tuệ nhẹ
Trong đề tài này, chúng tôi hiểu KTTT nhẹ là người có chỉ số IQ từ 50 - 55 tới
xấp xỉ 70. Nếu được giáo dục và huấn luyện đúng cách, họ có thể đạt tuổi trí tuệ từ 7
đến 12 tuổi, có thể phát triển kĩ năng xã hội và giao tiếp, sinh hoạt xã hội và có một
nghề nghiệp phù hợp.
2.3. Lí luận về thiết kế truyện tranh
2.3.1. Thuật ngữ sử dụng trong đề tài
- Thiết kế là triển khai những sáng tạo thành đề xuất và sản phẩm thực tiễn.
- Truyện tranh là những câu chuyện đã xảy ra trong cuộc sống hay những chuyện
tưởng tượng được thể hiện qua những bức tranh thường kèm theo lời thoại hay các từ
ngữ, câu văn kể chuyện.
2.3.2. Những yêu cầu về nội dung truyện tranh giáo dục giới tính cho trẻ
khuyết tật trí tuệ nhẹ 7 - 11 tuổi
Nội dung GDGT được truyền tải vào cuốn truyện tranh thông qua tình huống
trong câu chuyện xã hội bao gồm các nội dung sau:
- Những biến đổi cơ thể lứa tuổi dậy thì ở con trai,
- Những biến đổi cơ thể lứa tuổi dậy thì ở con gái,
- Nhận biết hành vi xâm hại và ứng xử khi có nguy cơ bị xâm hại.
*Thuật ngữ câu truyện xã hội: Câu chuyện xã hội là một câu chuyện ngắn, mô tả
một tình huống hoặc kĩ năng xã hội mà bản thân mỗi bé gặp khó khăn. Mục đích của
câu chuyện giúp trẻ hiểu tình huống và cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó.
3. Thực trạng nhận thức của học sinh KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi về nội dung giáo dục
giới tính và sự cần thiết của giáo dục giới tính bằng truyện tranh.
Nội dung khảo sát về giáo dục giới tính bao gồm:
Nhận thức của học sinh về nội dung giáo dục giới tính,
Sự cần thiết thực hiện công tác giáo dục giới tính,
Độ tuổi phù hợp để giáo dục giới tính,
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
172
Sự cần thiết giáo dục giới tính bằng truyện tranh,
Yêu cầu nội dung giới tính đề cập trong cuốn truyện tranh,
Yêu cầu hình thức giáo dục giới tính mà học sinh mong muốn.
Dựa vào kết quả khảo sát, chúng tôi đi đến kết luận hầu hết học sinh, GV, phụ
huynh được khảo sát đều cho rằng cần thiết phải giáo dục giới tính và giáo dục giới
tính bằng truyện tranh là một hình thức mới và rất tốt.
Chúng tôi nhận thấy có 4 nội dung GDGT được học sinh quan tâm nhiều nhất là:
- Vệ sinh thân thể: 87%
- Những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì: 75 %
- Nhận biết hành vi xâm hại tình dục: 74%
- Ứng xử khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục: 72%
Từ 4 nội dung trên, chúng tôi tìm hiểu những vấn đề sẽ đề cập đến trong cuốn
truyện tranh, nhằm cung cấp kiến thức về giới tính và kĩ năng ứng xử xã hội cho trẻ
KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi.
4. Thiết kế truyện tranh giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật trí tuệ 7 - 11 tuổi
4.1. Thiết kế nội dung truyện tranh
Chúng tôi thiết kế nội dung ba cuốn truyện tranh GDGT cho trẻ KTTT 7 - 11 tuổi
dựa theo mô hình câu chuyện xã hội. Từng cuốn truyện được thiết kế theo các bước sau đây:
4.1.1. Truyện tranh “Mẹ ơi! Con lớn rồi”
Bước 1: Xác định mục đích câu chuyện: Truyện viết về những biến đổi cơ thể của
con gái khi bước vào giai đoạn dậy thì.
Qua câu chuyện, cung cấp cho trẻ kiến thức về sự thay đổi cơ thể khi bước vào
giai đoạn dậy thì: sự tăng cân, tăng chiều cao, đau ở ngực, vú phát triển to hơn, mọc
lông nách và mọc lông ở bộ phận sinh dục, đặc biệt xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt.
Đồng thời cung cấp cho trẻ kĩ năng vệ sinh thích hợp: dán băng vệ sinh, tắm rửa và
thay quần lót khi có kinh nguyệt.
Bước 2: Xác định mức độ nhận thức và khả năng ngôn ngữ của trẻ KTTT 7 - 11 tuổi.
Bước 3: Xây dựng tình huống cụ thể nhằm cung cấp những kiến thức và kĩ năng
thích hợp.
Bước 4: Vẽ tranh minh họa cho câu chuyện.
4.1.2. Truyện tranh “Con đã trưởng thành”
Bước 1: Xác định mục đích câu chuyện viết về những biến đổi cơ thể của con trai
khi bước vào giai đoạn dậy thì.
Qua câu chuyện, cung cấp cho trẻ những kiến thức về sự thay đổi cơ thể khi bước
vào giai đoạn dậy thì: tăng cân, tăng chiều cao, mọc lông nách và mọc lông ở bộ phận
sinh dục, bộ phận sinh dục phát triển hơn, đặc biệt có hiện tượng xuất tinh. Đồng thời
Năm học 2012 - 2013
173
cung cấp cho trẻ những kĩ năng thích hợp: tắm rửa và thay quần áo trong nhà tắm sau
khi xuất tinh.
Bước 2: Xác định mức độ nhận thức và nhận thức và khả năng ngôn ngữ của trẻ
KTTT 7 - 11 tuổi.
Bước 3: Xây dựng tình huống cụ thể nhằm cung cấp kiến thức và kĩ năng thích hợp.
Bước 4: Vẽ tranh minh họa cho câu chuyện
4.1.3. Truyện tranh “Không! Đừng đụng vào tôi”
Bước 1: Xác định mục đích của câu chuyện viết về dấu hiệu xâm hại tình dục và
cách ứng xử khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Qua câu chuyện, cung cấp cho trẻ những kiến thức về dấu hiệu xâm hại tình dục:
Có người lạ sờ vào vú hoặc sờ vào bộ phận sinh dục, có người lạ cho xem những bộ
phim về bộ phận kín trên cơ thể hoặc người lạ yêu cầu sờ vào cơ thể của họ Đồng
thời cung cấp cho trẻ kĩ năng ứng xử khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Bước 2: Xác định mức độ nhận thức và nhận thức và khả năng ngôn ngữ của trẻ
KTTT 7 - 11 tuổi.
Bước 3: Xây dựng tình huống cụ thể nhằm cung cấp kiến thức và kĩ năng thích
hợp khi gặp trường hợp có nguy cơ bị xâm hại tình dục, cần la to lên và cầu cứu người lớn.
Bước 4: Vẽ tranh minh họa cho câu chuyện
Như vậy thông qua việc xây dựng các tình huống trong câu chuyện chúng tôi đã
cung cấp những kiến thức về các nội dung giới tính và các kĩ năng cần thiết giúp trẻ
ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
4.2. Thiết kế hình thức truyện tranh
Thiết kế tất cả các bức tranh được vẽ trong hình của một chú gấu Baby.
Hình ảnh kết hợp với màu sắc sinh động và hấp dẫn.
Hình dạng và kích thước: Ba cuốn truyện tranh được thiết kế dưới dạng hình
vuông kích thước 20 x 20 cm. Chúng tôi thiết nghĩ đây là kích thước phù hợp với việc
thể hiện nội dung truyện và phù hợp với việc đọc sách của trẻ.
Hình ảnh thể hiện trong 3 cuốn truyện tranh được rõ rét và chất lượng bìa
tranh tốt đảm bảo có thể sử dụng nhiều lần trong thời gian dài.
4.3. Mô tả và minh họa lời thoại của ba cuốn truyện tranh
Truyện tranh GDGT cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi là sản phẩm kết hợp giữa lời
thoại được xây dựng dựa trên tình huống trong câu chuyện xã hội và tranh minh họa
cho từng tình huống cụ thể. Thông qua tình huống đề cập trong cuốn truyện tranh,
chúng tôi muốn truyền đạt đến các em những kiến thức và kĩ năng về giới tính ở con
trai và con gái, nhận biết hành vi xâm hại và ứng xử khi có nguy cơ bị xâm hại tình
dục.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
174
Tóm lại: Khi thiết kế truyện tranh GDGT cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi, chúng tôi
mong muốn sản phẩm truyện tranh này sẽ góp phần GDGT cho trẻ KTTT, giúp các em
có kiến thức và kĩ năng về giới tính. Mong rằng các em có thể vận dụng những kiến
thức và kĩ năng được đề cập đến trong câu chuyện vào trong cuộc sống một cách hiệu
quả nhất.
Hình ảnh 3 cuốn truyện tranh giáo dục giới tính cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi.
5. Tính khả thi của truyện tranh giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 7
- 11 tuổi
5.1. Kết quả khảo sát tính khả thi của truyện tranh giáo dục giới tính cho trẻ
khuyết tật trí tuệ nhẹ 7 - 11 tuổi
5.1.1. Sự cần thiết giáo dục giới tính bằng truyện tranh
Kết quả khảo sát cho thấy, có 78 % GV cho rằng việc GDGT bằng truyện tranh
cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi là rất tốt, 20% cho là tốt, 2% phù hợp và không có ý kiến
nào nói rằng không phù hợp. Như vậy, chúng tôi đưa ra kết luận việc GDGT cho trẻ
bằng truyện tranh là một hình thức tốt.
5.1.2. Nội dung giáo dục giới tính được đề cập đến trong cuốn truyện tranh
Kết quả khảo sát cho thấy, có 70% GV cho rằng nội dung GDGT được đề cập
đến trong cuốn truyện tranh GDGT cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi là rất tốt, 22 % cho
rằng tốt và 8% cho là phù hợp. Như vậy, nội dung GDGT được đề cập đến trong cuốn
truyện tranh là nội dung mà học sinh, GV, phụ huynh mong muốn được đề cập trong
cuốn truyện tranh.
5.1.3. Hình thức của cuốn truyện tranh
Kết quả khảo sát cho thấy, có 38% GV cho rằng hình thức của cuốn truyện tranh
GDGT là dễ hiểu, 2% cho là có sự vui nhộn và 60% kết hợp giữa dễ hiểu, vui nhộn và
tế nhị. Như vậy đa số GV đều cho rằng hình thức của cuốn truyện tranh kết hợp giữa dễ
hiểu, vui nhộn và tế nhị.
5.1.4. Cách thể hiện truyện tranh phù hợp với mức độ trí tuệ của trẻ khuyết tật
trí tuệ nhẹ 7 - 11 tuổi
Năm học 2012 - 2013
175
Dựa vào kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy có 76% GV cho rằng cách thể hiện
truyện tranh phù hợp với mức độ trí tuệ của trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi, 12% cho rằng tốt
và phù hợp, không có ý kiến nào cho là không phù hợp. Như vậy, 100% GV cho rằng
cách thể hiện của 3 cuốn truyện tranh phù hợp và rất tốt.
5.1.5. Nội dung giáo dục giới tính đề cập trong truyện tranh phù hợp với độ
tuổi 7 - 11 của trẻ khuyết tật trí tuệ
Kết quả khảo sát cho thấy có 72% GV cho rằng nội dung GDGT được đề cập đến
trong cuốn truyện tranh là rất tốt, 18% cho là tốt, 10% cho là phù hợp và không có ý
kiến cho là không phù hợp. Như vậy, đa số GV đều cho rằng nội dung GDGT được đề
cập đến trong cuốn truyện tranh rất phù hợp với độ tuổi 7 - 11 tuổi của trẻ KTTT nhẹ.
5.1.6. Sử dụng truyện tranh như một hình thức giáo dục giới tính cho trẻ
khuyết tật trí tuệ nhẹ 7 - 11 tuổi
Có 92% GV cho rằng việc sử dụng truyện tranh như một hình thức GDGT là dễ
thực hiện và 8% cho rằng khó thực hiện.
Tóm lại:
- Các GV đều cho rằng việc sử dụng truyện tranh để GDGT là tốt. Nội dung
cũng như hình thức của cuốn truyện tranh đều phù hợp với độ tuổi 7 - 11 và mức độ trí
tuệ của trẻ KTTT nhẹ.
- Hầu hết các GV đều đánh giá cao tính khả thi của cuốn truyện tranh GDGT cho
trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi cả về mặt hình thức và nội dung.
5.2. Đánh giá tính khả thi của truyện tranh giáo dục giới tính thông qua thực tế
tiết dạy của giáo viên
5.2.1. Đánh giá của giáo viên
- Qua tiết dạy, GV nhận thấy trẻ nắm bắt được một số kiến thức nhất định về giới
tính, trả lời được câu hỏi GV về nội dung bài học.
- Qua truyện tranh GV đã cung cấp vốn từ cho trẻ như bộ phận sinh dục, xuất
tinh, kinh nguyệt Đồng thời cung cấp cho trẻ một số kĩ năng ứng xử trong cuộc sống.
- Khi sử dụng truyện tranh để dạy, GV nhận thấy trẻ hứng thú với tiết học hơn,
mức độ tập trung cao và duy trì sự chú ý lâu hơn.
- GV sử dụng truyện tranh rất thuận lợi cho việc truyền tải những kiến thức trừu
tượng về giới tính đến trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi.
- Cả nội dung và hình thức cuốn truyện tranh đều phù hợp với mức độ của trẻ
KTTT nhẹ và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi 7 - 11. Nội dung thiết thực với trẻ, rõ ràng,
ngắn gọn và dễ hiểu. Hình thức cuốn truyện chắc chắn, kích thước lớn giúp trẻ quan sát
tranh dễ dàng.
- Từ ngữ sử dụng trong truyện tranh ngắn gọn, dễ hiểu, hình ảnh thể hiện rõ nội
dung câu chuyện và phù hợp với trẻ KTTT nhẹ.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
176
- Sử dụng truyện tranh để GDGT là rất tốt. Nếu sử dụng truyện tranh dạy trong
thời gian dài sẽ mang tính hiệu quả cao
5.2.2. Góp ý của giáo viên
- Từ “bộ phận sinh dục” khó hiểu với trẻ KTTT nhẹ, nên sử dụng từ “ chim” hoặc
“bướm” sẽ phù hợp với trẻ hơn.
- Nên lược bỏ bớt một số chi tiết phụ tránh việc học sinh mất tập trung vào nội
dung chính của bài học.
- Câu nói chỉ dẫn cần được lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Nên sử dụng truyện tranh giảng dạy trong thời gian dài.
5.2.3. Ý kiến của học sinh
Phỏng vấn 7 em học sinh khi tham gia giờ học GDGT bằng truyện tranh cho thấy:
Các em rất thích thú vì trong truyện có nhiều hình ảnh minh họa sinh động, phù hợp
với nội dung trong chuyện. Bìa của truyện thiết kế chắc chắn và kích thước lớn giúp
các em dễ quan sát tranh.
Như vậy, qua quan sát thực tế tiết dạy GDGT bằng truyện tranh và xin đánh giá
của GV, chúng tôi đi đến kết luận việc sử dụng truyện tranh để GDGT là khả thi và cần
được sử dụng trong thời gian dài. Đồng thời, chúng tôi cũng rút ra được kinh nghiệm
về việc thiết kế truyện tranh là giảm bớt các chi tiết phụ trong câu truyện và chú ý từ
ngữ, phông chữ sử dụng trong truyện.
6. Kết luận và kiến nghị
6.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
- Hầu hết GV, phụ huynh và cả học sinh đều cho rằng GDGT là rất cần thiết và
GDGT bằng truyện tranh là rất tốt.
- Nội dung và hình thức ba cuốn truyện tranh được thiết kết dựa trên yêu cầu của
học sinh, GV và phụ huynh. Vì vậy, cả nội dung và hình thức cuốn truyện tranh đều
phù hợp với mức độ trí tuệ của trẻ KTTT nhẹ và đặc điểm lứa tuổi 7 - 11.
- GV sử dụng truyện tranh rất thuận lợi cho việc truyền đạt kiến thức trừu tượng
về giới tính cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi.
- Các em học sinh KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi rất hứng thú với việc được GDGT bằng
truyện tranh.
- Thiết kế và sử dụng truyện tranh trong GDGT cho trẻ KTTT nhẹ 7 - 11 tuổi là
thật sự hữu ích và mang tính khả thi cao.
6.2. Kiến nghị
* Đối với nhà trường:
Năm học 2012 - 2013
177
- Nhà trường nên đưa GDGT trở thành nội dung chính thức trong chương trình
dạy trẻ khuyết tật tại các trường chuyên biệt.
- GV có thể truyền đạt nội dung GDGT thông qua nhiều hình thức khác nhau,
trong đó sử dụng truyện tranh GDGT là một hình thức rất khả thi.
- Sưu tầm và thiết kế truyện tranh có nội dung GDGT để thực hiện GDGT một
cách hấp dẫn, khoa học và tế nhị.
* Đối với gia đình:
- Gia đình nên thực hiện GDGT cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ thông qua nhiều hình
thức khác nhau, trong đó kể chuyện theo tranh là một hình thức sinh động, hấp dẫn và
tế nhị, giúp phụ huynh có thể mạnh dạn, tự tin khi GDGT cho con mình.
- Phụ huynh cần liên hệ chặt chẽ với GV dạy trẻ để GDGT cho các em một cách
hệ thống và thống nhất.
* Đối với xã hội:
Xây dựng tủ sách về GDGT trong cộng đồng nhằm cung cấp kiến thức và kĩ năng
về giới tính cho mọi người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Mạnh Cường, Quang Thục Hảo, Trương Thị Hằng, Trần Thái Hòa, Nguyễn
Thị Trúc Linh (2012), Xây dựng CD hỗ trợ giáo dục giới tính dành cho học sinh
mù hoàn toàn từ 12 - 18 tuổi tại trường PT Đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu TPHCM.
2. Lê Thị Minh Hà (2007), Chậm phát triển trí tuệ và tâm lí trẻ chậm phát triển trí
tuệ (tài liệu bài giảng).
3. Lê Thị Minh Hà (2011), Chẩn đoán đánh giá trẻ chậm phát triển trí tuệ (tài liệu
bài giảng).
4. Khoa Giáo dục Đặc biệt (2012), Kỉ yếu hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học.
5. Bùi Ngọc Oánh (2006), Tâm lí học giới tính và giáo dục giới tính, Nxb Giáo dục.
6. Trần Minh Tân, Truyện tính dục ở người khuyết tật, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển
Giáo dục Hòa nhập cho người khuyết tật TPHCM.
7. Trần Thị Lệ Thu (2010), Đại cương giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí
tuệ, Nxb Giáo