Xây dựng bản đồ tư duy trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3, chủ đề tự nhiên, phần thực vật và động vật

1. Đặt vấn đề Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học đã trở thành một xu hướng, một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường ở mọi bậc học. Một trong những đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là tư duy trực quan, nhận thức cảm tính. Con đường hình thành các khái niệm cơ bản, mở rộng vốn từ cho học sinh để từ đó các em dễ dàng lĩnh hội tri thức, chủ yếu thông qua những biểu tượng cụ thể, sinh động, thông qua màu sắc, hình ảnh. Dạy học các nội dung về tự nhiên, xã hội ở tiểu học (Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý) nhằm cung cấp cho học sinh những khái niệm, những biểu tượng ban đầu về thế giới xung quanh. Để giúp các em có cái nhìn tổng thể và khái quát về tự nhiên- xã hội- con người trong mối liên hệ gắn bó mật thiết, từ đó hình thành ở các em thế giới quan duy vật, biện chứng, các nhà sư phạm ngày càng chú ý hơn đến vấn đề giáo dục cho học sinh cách suy nghĩ, cách lập luận, cách giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động tích cực, tự giác. Nói cách khác, đây là dạy cho học sinh các kỹ năng tư duy theo đặc trưng của từng môn học. Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Đây là một công cụ hữu ích trong giảng dạy ở mọi bậc học, vì nó giúp người dạy lẫn người học có thể hệ thống lại kiến thức, trình bày ý tưởng rõ ràng, kích thích sự sáng tạo, tăng khả năng ghi nhớ, tìm ra ý tưởng mới Tuy nhiên, trong nhà trường Tiểu học ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng bản đồ tư duy để hỗ trợ dạy học các môn học gần như chưa được chú ý nhiều.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng bản đồ tư duy trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3, chủ đề tự nhiên, phần thực vật và động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2008 – 2009 8 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3, CHỦ ĐỀ TỰ NHIÊN, PHẦN THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT Bùi Thị Thanh Hà Nguyễn Trần Phương Dung Sinh viên năm 3, Khoa GDTH GVHD: ThS. Đỗ Thị Nga 1. Đặt vấn đề Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học đã trở thành một xu hướng, một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường ở mọi bậc học. Một trong những đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là tư duy trực quan, nhận thức cảm tính. Con đường hình thành các khái niệm cơ bản, mở rộng vốn từ cho học sinh để từ đó các em dễ dàng lĩnh hội tri thức, chủ yếu thông qua những biểu tượng cụ thể, sinh động, thông qua màu sắc, hình ảnh... Dạy học các nội dung về tự nhiên, xã hội ở tiểu học (Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý) nhằm cung cấp cho học sinh những khái niệm, những biểu tượng ban đầu về thế giới xung quanh. Để giúp các em có cái nhìn tổng thể và khái quát về tự nhiên- xã hội- con người trong mối liên hệ gắn bó mật thiết, từ đó hình thành ở các em thế giới quan duy vật, biện chứng, các nhà sư phạm ngày càng chú ý hơn đến vấn đề giáo dục cho học sinh cách suy nghĩ, cách lập luận, cách giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động tích cực, tự giác. Nói cách khác, đây là dạy cho học sinh các kỹ năng tư duy theo đặc trưng của từng môn học. Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Đây là một công cụ hữu ích trong giảng dạy ở mọi bậc học, vì nó giúp người dạy lẫn người học có thể hệ thống lại kiến thức, trình bày ý tưởng rõ ràng, kích thích sự sáng tạo, tăng khả năng ghi nhớ, tìm ra ý tưởng mới Tuy nhiên, trong nhà trường Tiểu học ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng bản đồ tư duy để hỗ trợ dạy học các môn học gần như chưa được chú ý nhiều. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 9 Việc xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học nói chung, dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng là cần thiết nhằm khắc phục tình trạng học sinh ghi chép, học thuộc lòng một cách thụ động. Hơn nữa, đây là công cụ hữu hiệu giúp các em có được một phương pháp học tập tích cực, chủ động, phát triển tư duy, óc tưởng tượng, sáng tạo Dạy phần Thực vật và Động vật (chủ đề Tự nhiên) trong môn Tự nhiên- Xã hội là dạy những nội dung mang tính khoa học chặt chẽ trong mối liên hệ qua lại mật thiết của giới hữu sinh. Bản đồ tư duy với những ưu điểm của mình sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng bản đồ tư duy trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, chủ đề Tự nhiên, phần Thực vật và Động vật”. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là: - Xây dựng bản đồ tư duy nhằm hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, chủ đề Tự nhiên, phần Thực vật và Động vật. - Lập kế hoạch dạy học và thiết kế giáo án điện tử (có sử dụng bản đồ tư duy) cho bài 54 + 55: Thú, môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn 2.1. Khái niệm tư duy Tư duy là một quá trình nhận thức bậc cao ở con người, phản ánh hiện thực khách quan vào não bộ dưới dạng khái niệm, phán đoán và suy líTư duy nảy sinh trong hoạt động xã hội, là sản phẩm hoạt động của xã hội, bao hàm những quá trình nhận thức gián tiếp tiêu biểu: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa Kết quả của quá trình tư duy là sự nhận thức về một đối tượng nào đó ở mức độ cao hơn, sâu sắc hơn. 2.2. Đặc điểm tư duy ở học sinh Tiểu học Tính chất có hình ảnh cụ thể của tư duy đặc trưng cho trẻ mẫu giáo còn được giữ lại lâu ở học sinh Tiểu học. Khi gặp phải những vấn đề có nội dung xa lạ, mới mẻ đối với chúng, khi chúng còn chưa có thể tách ra ý nghĩa cơ bản giữa các chi tiết thứ yếu thì tính chất tư duy cụ thể ở chúng được biểu hiện cụ thể rõ ràng. Nguyện vọng của trẻ là muốn hình dung sự kiện, sự vật, hiện tượng một cách chủ quan, cụ thể trong tất cả những chi tiết. Trẻ thường vận dụng những Năm học 2008 – 2009 10 hình tượng riêng lẻ do cảm giác đem lại gây nên sự khó khăn trong việc hình thành khái niệm ở trẻ. 2.3. Bản đồ tư duy Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh và ký tự để mở rộng và đào sâu các ý tưởng về một nội dung nào đó. Bản đồ tư duy là phương thức ghi nhớ hữu hiệu, đồng thời cũng là cách tốt nhất để phát triển các ý tưởng mới, giúp diễn đạt các ý tưởng rõ ràng, rành mạch hơn và tiết kiệm thời gian. 2.4. Đặc điểm của bản đồ tư duy Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với ý trung tâm. Các nhánh còn lại được phân thành những nhánh nhỏ nhằm nghiên cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn. Những nhánh nhỏ này lại tiếp tục được phân thành nhiều nhánh nhỏ hơn, nhằm nghiên cứu vấn đề ở mức độ sâu hơn nữa. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng cũng có sự liên kết dựa trên mối liên hệ của bản thân các ý, điều này khiến bản đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng mà một bản liệt kê các ý tưởng thông thường không thể làm được. 2.5. Ý nghĩa của bản đồ tư duy trong dạy học Trong dạy học, giáo viên có thể sử dụng bản đồ tư duy để kiểm tra kiến thức của học sinh và thiết kế bài giảng. Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi từ khóa của chủ đề vào giữa một tờ giấy trắng và từ đó vẽ các nhánh với những từ liên quan để chi tiết hóa những ý tưởng, kiến thức và sự hiểu biết của các em về chủ đề. Ngoài ra bản đồ tư duy của học sinh cũng giúp giáo viên dạy học hiệu quả hơn. Giáo viên có thể nắm được học lực của các em và hiểu được chủ đề qua mỗi bản đồ tư duy và chỉ ra những lỗi hiểu sai nếu có. Điều này có nghĩa là giáo viên có thể thiết kế bài giảng để đáp ứng nhu cầu riêng của từng lớp học. Bản đồ tư duy giúp học sinh tránh được sự nhàm chán của kiểu ghi chép thông thường, tạo sự hứng thú trong học tập và xây dựng các vấn đề theo logic làm việc tự nhiên của bộ não. Việc ghi chép bằng bản đồ tư duy sẽ có tác dụng: - Kích thích bộ não hoạt động và tạo ra tư duy hứng khởi. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 11 - Tạo ra những mối liên hệ phù hợp giữa các thông tin được trình bày và tiếp thu thông tin hiệu quả. - Khuyến khích sự tham gia chủ động và duy trì được sự chú ý của học sinh. 2.6. Cách xây dựng một bản đồ tư duy Có hai cách để tạo ra một bản đồ tư duy: - Vẽ bằng tay với dụng cụ là một tờ giấy trắng, bút mực, bút màu. Ngay trung tâm tờ giấy, vẽ một hình ảnh trung tâm tượng trưng cho ý chính (nên vẽ hình ảnh trung tâm sẽ có lợi hơn chữ vì những hình ảnh vui nhộn, bắt mắt sẽ dễ dàng giúp não tập trung vào những điểm quan trọng và làm cho não bộ phấn chấn hơn, nếu trong trường hợp phải viết chữ thì hãy cố gắng cô đọng thành một từ khoá chính). Sau đó, vẽ những nhánh chính xuất phát từ hình ảnh trung tâm và có một từ cho mỗi nhánh, đồng thời sử dụng những nhánh con để phát triển cho từng gợi ý trên nhánh chính. - Vẽ bằng máy: Chúng ta có thể tải phần mềm miễn phí Mind mapping software trên internet, cùng với những hình ảnh có thể tìm kiếm trên mạng internet. Trong quá trình tạo bản đồ tư duy, vẽ hình đóng vai trò quan trọng. Những hình vẽ sẽ hỗ trợ và xây dựng trí tưởng tượng của chúng ta. Chúng có thể thậm chí là hình phác họa, không cần phải hoàn mỹ như những tác phẩm nghệ thuật. Điều quan trọng là những hình vẽ đó sẽ giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn. 3. Xây dựng bản đồ tư duy trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, chủ đề Tự nhiên, phần Thực vật và Động vật 3.1. Cơ sở để xây dựng bản đồ tư duy trong phần Thực vật và Động vật, môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 Một trong những đặc điểm xây dựng chương trình môn học là nguyên tắc đồng tâm. Những nội dung học tập đều được mở rộng, nâng cao, tăng dần mức độ phức tạp và khái quát theo từng khối lớp. - Ở lớp 1, 2, học sinh được học về một số cây và một số con vật và cây cối cụ thể, gần gũi, quen thuộc: Con gà, con mèo, con cá, con muỗi (động vật); cây rau, cây hoa, cây gỗ (thực vật), đặc điểm riêng, môi trường sống, ích lợi, tác hại của chúng. Năm học 2008 – 2009 12 - Ở lớp 3, học sinh tiếp tục học về thực vật và động vật nhưng ở mức độ khái quát hơn. - Thực vật: Đặc điểm, cấu tạo của các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa, quả; vai trò, chức năng của chúng đối với cây xanh; tầm quan trọng của thực vật đối với con người; - Động vật: Tìm hiểu một số đặc điểm, cấu tạo chung và riêng của một số nhóm động vật quen thuộc: côn trùng, tôm-cua, cá, chim, thú; và tầm quan trọng của động vật đối với đời sống con người. Ngoài ra, ở khối lớp 3, học sinh đang còn nằm trong giai đoạn đầu của bậc học, quá trình phát triển tâm – sinh lý chưa hoàn chỉnh nên chú ý chủ định của các em còn yếu, trí nhớ trực quan chủ định chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ logic, các em chưa biết xác định rõ đâu là điểm chính, điểm quan trọng của bài học. Vì vậy, nếu phải ghi nhớ quá nhiều thì các em sẽ dễ rơi vào tình trạng ghi nhớ một cách máy móc, học vẹt. Nội dung chương trình của phần Thực vật và Động vật lớp 3 đòi hỏi các em phải nắm toàn bộ kiến thức của cả ba khối lớp ở mức độ tổng hợp chung, khái quát cao. Vì vậy việc xây dựng bản đồ tư duy trong phần thực vật và Động vật sẽ giúp giáo viên dễ dàng truyền đạt và củng cố kiến thức cho học sinh một cách có hệ thống; giúp học sinh học tập nhẹ nhàng, hiệu quả. 3.2. Minh họa hình ảnh một số bản đồ tư duy trong dạy học phần Thực vật và Động vật (Tự nhiên và Xã hội lớp 3) Ích l? i L?y th?t (L?n, bò ) L?y s? a (bò, dê,c? u ) L?y da và lông (bò, c? u) S?c kéo (trâu,bò) B? ph?n Mình 4 chân Ð?c di?m Có xuong s?ng Có lông mao Ð? con Nuôi con b?ng s?a Ð?u Các bi?n pháp b?o v? thú quý hi?m Thú Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 13 Chức năng Là cơ quan Sinh sản của cây Màu sắc Trắng Đỏ Hồng ... Các bộ phận Cuống Đài Cánh Nhụy Ích lợi Trang trí Làm nước hoa Ướp chè Để ăn Làm thuốc Hoa mào gà trị chứng ho ra máu 4. Kết luận chung và kiến nghị sư phạm 4.1. Kết luận chung Đề tài này sẽ cung cấp thêm cho giáo viên một phương tiện hỗ trợ dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, giúp cho việc giảng dạy môn học trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Thông qua bản đồ tư duy, học sinh được hoạt động tích cực, dễ dàng tiếp thu bài học và khắc sâu kiến thức. Ngoài ra, hình thức học tập này cũng góp phần làm cho không khí lớp học sôi nổi, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy còn có thể được áp dụng vào dạy học nhiều môn học khác ở tiểu học như Toán, Tiếng Việt, Đạo đức 4.2. Kiến nghị sư phạm Để có thể xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy, các trường tiểu học cần: - Trang bị một số phương tiện dạy học như: Tivi, đầu đọc đĩa DVD, hoặc máy vi tính, máy chiếu, màn hình Năm học 2008 – 2009 14 - Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ vi tính căn bản, biết sử dụng phần mềm Power Point để thiết kế các bài giảng điện tử, sử dụng thành thạo internet để tìm kiếm tư liệu, hình ảnh,biết cách sử dụng phần mềm mindmap để vẽ bản đồ tư duy bằng máy vi tính. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Thượng Giao (2006), Phương pháp dạy học các môn học về Tự nhiên và Xã hội, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội. [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), SGK Tự nhiên và Xã hội1,2,3. [3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Sách giáo viên Tự nhiên và Xã hội 3. [4]. Nguyễn Trại (chủ biên), (2005), Thiết kế bài giảng Tự nhiên và Xã hội 3. [5]. Tony Buzan (2008), Bản đồ tư duy cho trẻ em, Nhà xuất bản Hồng Đức.
Tài liệu liên quan