Tóm tắt. Văn hóa và ngôn ngữ có liên hệ chặt chẽ và không thể tách rời. Ngôn ngữ
là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ. Ngôn
ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, văn hóa nhờ ngôn ngữ và văn tự để
được lưu truyền vào trong tương lai, nền văn hóa nào cũng nhờ vào ngôn ngữ để
phát triển. Muốn sử dụng tốt một ngoại ngữ cần phải nắm được văn hóa của dân
tộc sử dụng thứ tiếng đó. Chính vì vậy khi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần
phải gắn với đặc trưng văn hóa của người Việt.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài gắn với đặc trưng văn hóa người Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 2, pp. 177-184
This paper is available online at
DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
GẮN VỚI ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT
Nguyễn Chí Trung
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Văn hóa và ngôn ngữ có liên hệ chặt chẽ và không thể tách rời. Ngôn ngữ
là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ. Ngôn
ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, văn hóa nhờ ngôn ngữ và văn tự để
được lưu truyền vào trong tương lai, nền văn hóa nào cũng nhờ vào ngôn ngữ để
phát triển. Muốn sử dụng tốt một ngoại ngữ cần phải nắm được văn hóa của dân
tộc sử dụng thứ tiếng đó. Chính vì vậy khi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần
phải gắn với đặc trưng văn hóa của người Việt.
Từ khóa: Văn hóa, ngôn ngữ, dạy học tiếng Việt.
1. Mở đầu
Có thể thấy rằng trong thời gian vừa qua, vấn đề ngôn ngữ và văn hóa đã lôi cuốn
mạnh mẽ sự chú ý của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam. Đã có rất nhiều các nghiên cứu
cũng như các cuộc hội thảo về vấn đề này, trong đó các nhà Việt ngữ học đã chú ý đến
những đặc trưng văn hóa dân tộc của tiếng Việt trong việc nghiên cứu ngữ nghĩa của từ,
thành ngữ, phương ngữ, tư duy và ngôn ngữ, giao tiếp ở người Việt. Các nhà nghiên cứu
đều cho rằng ngôn ngữ dân tộc là một bộ phận của nền văn hóa dân tộc, ngôn ngữ là một
trong những phương tiện biểu hiện đặc trưng của văn hóa dân tộc, giữa ngôn ngữ và văn
hóa có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Theo Trần Ngọc Thêm, mối quan hệ bộ
phận - toàn thể giữa hai đối tượng ngôn ngữ và văn hóa dẫn đến quan hệ tương hỗ giữa hai
thành phần ngôn ngữ và văn hóa học. Ngôn ngữ có thể giúp gì cho việc xây dựng văn hóa
học lí thuyết và ngược lại [9; 11]. Khảo sát những chứng tích có liên quan đến ngôn ngữ
và văn hóa GS Nguyễn Tài Cẩn có công trình Một số chứng tích ngôn ngữ, văn tự và văn
hóa. Trịnh Kim Ngọc từ góc độ nghiên cứu về con người nói chung đã cho rằng không thể
nhiên cứu con người và văn hóa nếu bỏ qua ngôn ngữ của họ [4; 42-50].
Ngày nhận bài: 17/10/2014. Ngày nhận đăng: 3/1/2014.
Liên hệ: Nguyễn Chí Trung, e-mail: trungncdhsp@gmail.com
177
Nguyễn Chí Trung
Vấn đề ngôn ngữ và việc dạy tiếng Việt từ lâu đã được đông đảo mọi người quan
tâm. Trong tình hình đổi mới nền kinh tế hiện nay thì vấn đề ngoại ngữ và tiếng Việt càng
được chú ý nghiên cứu và phát triển. Nhu cầu học tiếng Việt trong xu thế hội nhập ngày
càng phát triển. Việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã được mở rộng ở nhiều Khoa
tiếng Việt - Văn hóa Việt, Khoa Ngôn ngữ, Khoa Ngữ văn, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn
hóa Việt nhiều trường Đại học. Theo đó có nhiều bộ giáo trình dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài ra đời như: Giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài của tác giả Nguyễn
Việt Hương, Nxb Đại học Hà Nội; Giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài của
tác giả Đoàn Thiện Thuật, Nxb Thế giới. . . Tuy nhiên qua khảo sát chúng tôi thấy các bộ
giáo trình còn ít chú ý đến vấn đề văn hóa người Việt trong dạy học tiếng Việt. Chúng
ta biết rằng trình độ sử dụng một ngôn ngữ như một ngoại ngữ (khả năng nghe, nói, đọc,
viết) được quyết định bằng hai yếu tố: sự am hiểu về ngôn ngữ đó và sự hiểu về ngôn ngữ
đó và sự hiểu biết về kiến thức văn hóa trong bối cảnh của ngôn ngữ đó. Sự khác biệt về
óc thẩm mĩ, cách tư duy, đặc trưng tâm lí và tập quán của từng dân tộc, cách giải thích
và diễn đạt cùng một sự vật cũng sẽ khác nhau. Một người đã nắm được những kiến thức
ngôn ngữ mà không giải thích thỏa đáng được ngoại ngữ là vì họ không có đủ kiến thức về
bối cảnh ngôn ngữ đó. Theo giáo sư Bùi Khánh Thế, việc dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài cần phải chú ý đến phương diện văn hóa - ngôn ngữ của tiếng Việt cũng như tiếng
mẹ đẻ của học viên, việc dạy tiếng Việt cần được quan niệm như dạy một ngôn ngữ thứ
hai cho học viên [5; 43-48].
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Hành động ngôn ngữ - hướng dẫn sử dụng hành động ngôn ngữ gắn
với đặc trưng văn hóa người Việt
Khi học một ngôn ngữ thì việc nắm được từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ
đó chỉ là điều kiện cần để sử dụng ngôn ngữ đó. Sử dụng ngôn ngữ đó ở đâu, với ai, như
thế nào, hay nói cách khác là nắm được văn hóa sử dụng mới là điều kiện đủ để dùng ngôn
ngữ đó hiệu quả nhất. Do đó khi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bên cạnh việc cung
cấp nghĩa từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt cần cung cấp cho người học cách sử
dụng hành động ngôn ngữ gắn với đặc trưng văn hóa của người Việt.
2.1.1. Lời chào
Người Việt rất coi trọng lời chào, lời chào biểu hiện phong cách con người, biểu
hiện nề nếp gia đình, thuần phong mĩ tục của từng địa phương cũng như của cả dân tộc
Việt Nam. Trong tiếng Việt từ “chào” thường đi với từ “hỏi” và từ “mời”, cách chào hỏi,
chào mời ở mỗi địa phương có một phong tục khác, lại còn lệ thuộc vào đối tượng được
chào và phong cách người chào. Người Việt Nam có thói quen chào nhau bằng cách hỏi,
hỏi để chào: Ông đi đâu đấy? Bác ăn cơm chưa? Bà khỏe không?. . . Hỏi mà không cần
nghe câu trả lời, nhưng nếu không chào hỏi thì ra điều lạnh nhạt, khinh người. Khi trả lời,
người ta có thể đáp lại một cách không đích xác, hoặc không trả lời. Người hỏi hoàn toàn
178
Dạy học tiếng việt cho người nước ngoài gắn với đặc trưng văn hóa người Việt
hài lòng với những câu trả lời kiểu: “Tôi đi đằng này một tí” hoặc trả lời bằng cách hỏi
lại một câu khác, chẳng hạn với câu hỏi: Bác đang làm gì đấy?, có thể trả lời: Vâng, chú
đi đâu đấy? Chào mời luôn đi đôi với nhau: Cần phân biệt mời thực sự hay mời để thay
lời chào. Ví dụ hành khách trên hai chiếc thuyền đi dọc sông, ngược chiều nhau cũng mời
nhau ăn cơm, lời mời trong hoàn cảnh này chỉ thuần túy là lời chào. Lời chào biểu hiện
phong cách con người, biểu hiện nề nếp gia đình, thuần phong mĩ tục của từng địa phương
cũng như của cả dân tộc Việt Nam.
Chào hỏi của người Việt thể hiện rất rõ truyền thống văn hóa dân tộc như tôn trọng
người già, kính trọng thầy cô, coi trọng các mối quan hệ xã hội. Xét theo quan hệ giao tiếp
theo tuổi tác thì người trẻ chào người già trước, theo địa vị xã hội thì người có địa vị thấp
chào người có địa vị cao trước, theo tính chất quan hệ giao tiếp thì chủ chào khách trước. . .
Nếu làm một phép so sánh với tiếng Anh ta sẽ thấy người Anh chào nhau rất khác. Lời
chào trong tiếng Anh đơn giản và mang tính khuôn mẫu. Đó là những lời chào theo thời
gian: Good morning, good afternoon, good evening. . . Người Anh khi chào nhau cũng
biểu lộ sự thân thiết trong giao tiếp, đi cùng lời chào là các cử chỉ thân thiện như bắt tay,
ôm hôn. Trong tiếng Việt thì không có lời chào chung, lời chào bao giờ cũng gắn với một
đối tượng cụ thể, hoàn cảnh cụ thể, in đậm dấu ấn văn hóa truyền thống.
2.1.2. Làm quen
Người Âu-Mỹ đề cao chuyện riêng tư của con người, coi như bất khả xâm phạm,
nhất là về thu nhập, tuổi tác của phụ nữ. Người phương Tây khi làm quen thường khen
nhau trẻ đẹp, quần áo hợp thời trang, hoặc nói chuyện về thể thao, thời tiết. Người Việt
Nam thì có thói quen tìm hiểu, quan sát và đánh giá người mình tiếp xúc. Tuổi tác, quê
quán, trình độ văn hóa, địa vị xã hội, công việc đang làm, mức thu nhập cá nhân, tình
trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có gia đình chưa, đã có con chưa, con trai hay con
gái, . . . ) là những điều luôn được quan tâm và đặt câu hỏi cho người đối diện trong quá
trình giao tiếp của người Việt Nam. Đặc điểm này trong văn hóa người Việt là do tính
cộng đồng cao của người Việt Nam. Với tâm lí nhường nhịn trọng sự hòa thuận Người
Việt Nam khi làm quen rất ít giới thiệu về mình, đặc biệt là những người có vị trí xã hội.
Chúng ta thường nhận được thông tin về người A do người B giới thiệu và ngược lại.
2.1.3. Từ xưng hô
Số lượng từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và phức tạp. Theo GS
Trần Ngọc Thêm thì trong tiếng Việt có tổng cộng trên 60 từ xưng hô. Sử dụng nó thế nào
để thể hiện là người có văn hóa giao tiếp là không đơn giản. Khi sử dụng từ xưng hô trong
tiếng Việt cần lưu ý: sử dụng từ xưng hô lịch sử, đúng vai giao tiếp, lễ phép, đúng hoàn
cảnh nói năng, đúng mối quan hệ thân - sơ giữa người nói và người đối thoại. Từ xưng hô
phụ thuộc vào vai giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp. Một người có thể đóng nhiều vai khác
nhau trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.
Từ xưng hô trong tiếng Việt ngoài các đại từ nhân xưng như: tôi, tao, tớ, mày, nó,
hắn; chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng nó, bọn tao, bọn hắn. . . còn có một số lượng
179
Nguyễn Chí Trung
lớn các danh từ chỉ liên hệ họ hàng như: anh - em, bà - cháu, chú - cháu, cậu - cháu, bác
- cháu. . . Để thay thế cho đại từ nhân xưng và những danh từ này có xu hướng lấn át các
đại từ nhân xưng. Cùng tiếp xúc một người, người Việt có thể dùng các cặp từ xưng hô
khác nhau như: anh - tôi, anh - em, ông - tôi, mày - tao tùy theo từng trường hợp. Ví dụ
cùng một cặp đối thoại, lúc ở trường học thì người này gọi người kia là thầy, nhưng khi về
nhà thì lại gọi là chú, vì người thầy kia chính là chú ruột (hoặc chú họ) của người này.
Khi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần có sự so sánh cho thấy sự tương đồng
giữa các ngôn ngữ, đồng thời cũng chỉ ra những điều khác biệt chỉ có ở tiếng Việt. Ví dụ
trong tiếng Anh có từ grand child (cháu), nephew (cháu trai), niece (cháu gái); trong tiếng
Việt cháu (trai, gái) chỉ người thế hệ sau, nhưng không phải là con, bao gồm: con của anh,
con của chị, con của em, con của con. Nhưng trong câu hỏi Em có mấy cháu rồi? thì cháu
lại là con; hay trong câu: Cháu đâu dám nói thế thì cháu lại chính là bản thân người nói.
Xưng hô trong tiếng Việt còn rât nhiều điều đa dạng và phức tạp. Trong khuôn khổ
bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến một số đặc điểm cơ bản để sử giúp việc sử dụng từ
xưng hô phù hợp với văn hóa Việt, bởi cánh xưng hô luôn biểu lộ đặc trưng tâm lí, nếp
suy tư và văn hóa dân tộc.
2.2. Một vài phương tiện ngôn ngữ thể hiện sự tôn kính và lịch sự
Là một nước nông nghiệp có tính cộng đồng cao, người Việt Nam rất coi trọng giao
tiếp và đánh giá cao vai trò của giao tiếp vì giao tiếp tạo nên sự hài hòa trong các mối
quan hệ. Giao tiếp quan trọng đến mức ngay từ ngày xưa người Việt đã lấy nó làm tiêu
chuẩn đánh giá con người:
Vàng thì thử lửa thử thau
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
Ngay từ nhỏ, trẻ em đã được dạy về cách ăn nói lễ phép theo chuẩn mực xã hội vì
người Việt Nam coi lễ độ là tiêu chuẩn đầu tiên của người có học, có văn hóa. Về cách
thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ vừa trọng tình cảm, vừa trọng hòa thuận.
Trong giao tiếp người Việt sử dụng rất nhiều những phương tiện ngôn ngữ thể hiện sự tôn
kính và lịch sự mang bản sắc văn hóa riêng của dân tộc Việt Nam. Người nước ngoài khi
học tiếng Việt cần phải lưu ý đến đặc điểm này để tránh việc vi phạm các nguyên tắc lịch
sự trong giao tiếp.
Ở Á Đông như Nhật, Tây Tạng có hình thức nói và viết tôn kính đối với những bậc
tu hành, lãnh đạo. . . Hình thức này được biến cải ngay vào trong ngôn ngữ. Ở Việt Nam
và Trung Quốc dùng những từ ngữ đặt thêm để bày tỏ lòng quý trọng. Ví dụ: tiên sinh,
tiền bối, huynh trưởng, đàn anh. . . Riêng ở Việt Nam có những từ dùng để bày tỏ lòng
kính trọng với người hơn mình về tuổi tác, học vấn, từ tưởng, địa vị xã hội. . . . Ví dụ: thưa,
kính, trình, bẩm (từ cũ) ở đầu câu và “ạ” ở cuối câu. Người Việt Nam tự xưng thi khiêm
nhường còn gọi đối tượng giao tiếp với mình thì tôn kính. Với người ngang hàng thì xưng
là tôi, tớ, tao, mình. . . , với người trên thì xưng là em, con, cháu. . . , với người dưới thì
xưng là anh/chị, cô/chú, ông/bà, bác. . . Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên
riêng. Tên riêng xưa kia không phải là cái dùng để gọi nhau, gọi tên riêng nhất là gọi tên
180
Dạy học tiếng việt cho người nước ngoài gắn với đặc trưng văn hóa người Việt
bố mẹ nhau là một sự xúc phạm - người ta chỉ lôi tên bố mẹ nhau ra khi chửi nhau. Ngày
nay việc gọi tên riêng của nhau là chấp nhận được nhưng gọi tên bố mẹ nhau vẫn là điều
tuyệt đối cấm kị. Chính vì kiêng tên riêng nên đặt tên con không được phép trùng với tên
người bề trên trong họ hàng cũng như hàng xóm xung quanh.
Trong tiếng Việt việc sử dụng từ ngữ lịch sử cũng khác hoàn toàn với người phương
tây. Chúng ta không có những từ cảm ơn, xin lỗi khái quát có thể dùng cho tất cả các
trường hợp. Mỗi trường hợp cảm ơn, xin lỗi khác nhau ta dùng từ ngữ khác nhau. Ví dụ:
Cảm ơn khi được quan tâm: anh (chị) chu đáo quá!, anh tốt quá!; Cảm ơn khi được giúp
đỡ: em được như hôm nay tất cả là nhờ thầy!; Cảm ơn khi được khen: Chị quá khen!;
Cảm ơn khi nhận quà: con xin cô!, cháu xin bác!; Xin lỗi khi làm hỏng: tôi vô ý quá, tôi
nhỡ tay, mong anh thông cảm bỏ quá đi cho,. . . Khi chào người Việt Nam cũng có những
câu chào riêng cho từng đối tượng, từng hoàn cảnh. Ví dụ khi đến chơi nhà người khác lúc
đến có thể dùng: Cháu chào bác!, Cháu chào bà!... khi ra về cũng có thể dùng nhưng câu
như vậy hoặc có thể nói khác: Xin phép bác cháu về!; Bác nghỉ, cháu xin phép về ạ!. . .
chào người về sau mình: Bác ở lại chơi, cháu về!, Cháu xin phép về trước ạ!,. . .
2.3. Ý nghĩa biểu trưng của của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam
Những nội dung chúng tôi đề cập ở mục I và II liên quan đến quá trình tạo lập lời
nói. Một hoạt động giao tiếp đầy đủ còn gồm cả việc lĩnh hội ý nghĩa bên trong của các
văn bản nói và viết. Việc lĩnh hội ngôn ngữ gắn với kiến thức văn hóa mà cụ thể là ý nghĩa
biểu trưng của ngôn ngữ và hết sức quan trọng. Theo chúng tôi khi dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài không thể bỏ qua việc cung cấp cho người học ý nghĩa biểu trưng của
ngôn ngữ Việt.
2.3.1. Cách sử dụng con số của người Việt Nam
Ngôn ngữ nào cũng có số đếm, nhưng có những con số có hàm nghĩa đặc biệt. Con
số không có gì thần bí, nó chỉ có chức năng định lượng hay chỉ thứ tự cụ thể, chính xác
trong khoa học tự nhiên, nhưng từ chỗ sùng bái linh vật về ngôn ngữ, người ta đi đến sùng
bái về con số. Người ta cho rằng có những số mang lại điềm lành, may mắn, có những
số mang lại sự xui xẻo. . . Theo Gắc - cơ việc sử dụng các con số trong mỗi ngôn ngữ
không hoàn toàn giống nhau, chẳng hạn con số được dùng nhiều nhất trong tiếng Nga là
số “bảy”, trong tiếng Pháp là số “bốn” nhưng trong tiếng Việt lại là các số “một”, “ba”
[8,; 4]. Điều này chắc chắn ẩn chứa nhiều đặc điểm văn hóa - thẩm mĩ độc đáo từ cách
cảm, cách nghĩ đến lối nói, lối tư duy của từng dân tộc.
Khi giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần chú ý đến những chi tiết nhỏ
nhưng lại đem lại giá trị lớn để từ đó đem lại cho họ sự hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ và
văn hóa Việt tránh được những hiểu lầm trong giao tiếp. Chúng ta phải đặt việc sử dụng
các con số của người Việt trong sự đối chiếu với việc sử dụng các con số của một số dân
tộc khác. Ở các nước phương Tây, số 13 được coi là số xấu, người ta luôn kiêng và lẩn
tránh con số này. Nhà tầng không có tầng 13, bệnh viện không có giường 13, trên máy
bay, xe lửa không có số 13. Ở Nhật người ta lại kiêng số 4, vì tiếng Nhật số 4 đọc lên
181
Nguyễn Chí Trung
nghe gần như chết (Xi = tứ, xi = tử). Vì thế ở nhiều bệnh viện ở Nhật không có tầng số 4,
phòng số 4, giường số 4. Tiếng Trung Quốc cũng vậy, tứ đọc lên theo phương ngữ nào đó
nghe cũng gần giống tử, nên nhiều người cũng tránh dùng số này. “Người Việt rất thích
dùng những con số. Cho nên nói tứ phía muôn màu, trăm phương ngàn kế . . . thì dễ nghe
hơn nói tất cả các phía, tất cả các màu” [3; 174]. Ở Việt Nam số 13 cũng không được ưa
thích, từ xưa đã có câu “mùng năm, mười bốn, hai ba đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”. Hiện
nay các nhà cao tầng người ta cũng đặt tên là tầng 12 A, 12 B để tránh đi tầng số 13. Gần
đây do ảnh hưởng của Trung Quốc người Việt cùng thích số 6, số 8. Bát đọc lên gần như
phát (tài), lục đọc lên như lộc.
Mỗi con số đều ẩn chứa trong mình những hàm nghĩa đặc biệt. Trong khuôn khổ
bài viết này chúng tôi chỉ xin nói đến ý nghĩa của con số “một”. Số “một” được cả người
phương Tây và phương Đông quan niệm là biểu tượng của bản nguyên, bản thể chủ động,
sáng tạo, là trung tâm của vũ trụ, là tâm điểm thần bí để trí tuệ có thể tỏa sang như một
vầng mặt trời. Theo đó mọi dạng biểu hiện đều bắt nguồn từ “một”, và rồi lại trở về “một”
khi cuộc sống phù du chấm dứt. Theo Kinh dịch, cái nhất thể nguyên thủy (Thái cực) tự
phân cực, phân hóa thành âm và dương, từ đó nảy sinh mọi sự vật, hiện tượng của thế giới
vật chất cũng như thế giới tinh thần. Trong Đạo đức kinh, Lão Tử viết: “Đạo sinh nhất,
nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”. Nói cách khác, “nhất” chính là “đạo”, là
bản nguyên sự vật. Thời Hi Lạp cổ đại, số “một” được biểu thị lí tính, linh hồn bản thể,
“một” là tối cơ bản, là sự mở đầu, các con số khác đều từ “một” mà ra. A-ri-xtốt đã nói:
“một là nguyên tắc thứ nhất được tạo thành từ số lẻ lẫn số chẵn, có khả năng tạo ra số lẻ
và số chẵn” [7; 18]. Đối với văn hóa Việt, số “một” có nhiều ý nghĩa độc đáo. Số “một”
là con số thiêng liêng trong các nghi lễ và phong tục gắn với vòng đời. Khi trẻ được một
tháng, người ta làm lễ đầy tháng để cúng tạ mười hai bà mụ, cúng thổ công và cúng gia
tiên. Khi trẻ tròn một tuổi thì lễ cúng đầy năm sẽ được coi trọng hơn cả. Lễ này còn gọi
là lễ thôi nôi “đánh dấu việc chuyển chỗ nằm của đứa trẻ từ cái nôi sang cái giường cho
phù hợp với giai đoạn phát triển sinh học mới đứa trẻ” [2; 179]. Số “một” trong văn hóa
Việt Nam còn thể hiện rất rõ nét qua tâm lí đặc biệt coi trọng ngày mồng một đầu năm,
đầu tháng. Người Việt coi đó là thời điểm thiêng liêng nhất, là “khởi đầu của mọi sự khởi
đầu”. Sáng mồng một Tết, gia đình nào cũng làm cơm cúng thổ công, gia tiên (gọi là lễ
chính đán) với lòng thành kính thiêng liêng và ước mong vế một năm mới tốt đẹp, hạnh
phúc. Nhiều tục lệ truyền thống đặc sắc diễn ra vào ngày này như tục xông đất, tục xuất
hành hái lộc, tục đi lễ chùa, tục đi gánh nước đầu năm . . . . và cũng không ít điều kiêng
kị để tránh cho cả năm xui xẻo, mất lộc như kiêng quét nhà, kiêng vay tiền, kiêng đòi nợ,
kiêng xin lửa, kiêng đổ vỡ, kiêng khóc than, kiêng ăn thịt chó, thịt vịt, cá mè. . . . Sau này
tâm lí kiêng kị của người Việt còn được giữ vào ngày đầu tiên của mỗi tháng (mùng một
đầu tháng) với quan niệm “Mồng một không kiêng, giữ gìn cả tháng”.
2.3.2. Từ ngữ tượng trưng
Từ ngữ tượng trưng là các từ ngữ có hàm nghĩa tượng trưng văn hóa, ngoài việc
định danh các từ ngữ còn gợi lên một sự liên tưởng nào đó. Khi dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài chúng tôi thiết nghĩ cần lưu ý đến yếu tố này. Ý nghĩa văn hóa xã hội của từ là
182
Dạy học tiếng việt cho người nước ngoài gắn với đặc trưng văn hóa người Việt
nghĩa bóng, ẩn dụ, tượng trưng , biểu cảm. Người học khi nắm được nhưng ý nghĩa đó sẽ
sử dụng tiếng Việt chính xác, chuẩn mực, văn hóa trong giao tiếp.
Người Việt tự nhận mình là con rồng cháu tiên, vì vậy từ “con rồng” ngoài chức
năng định dạng là một con vật không có thật, còn là biểu tượng của nhà vua thời xưa và
tượng trưng của dân tộc Việt. Chính vì vậy khi tiếp cận văn hóa, văn học Việt sẽ thấy rồng
được xuất hiện rất nhiều trong lăng tẩm, đền, chùa, miếu, trạm trổ trên ngai vàng của vua
chúa thời xưa, trên tường, trên cổng. . . của cung vua, phủ chúa. Dương Tuấn Anh trong
bài Những đứa con của rồng đã chỉ ra mười sáu biểu trưng khác nhau của hình tượng rồng
trong văn hóa Việt. Chính vì rồng là con vật linh thiêng của người Việt nên khi hoàng hậu
mang thai người ta gọi là mang thai rồng, nhà Lý rời đô cũng chọn mảng đất rồng bay lên
để xây dựng kinh đô mới. Đất linh thiêng theo quan niệm của người Việt phải là thế đất
rồng cuộn hổ ngồi, hay thế đất tả thành long hữu bạch hổ. Ý nghĩa của rồng của người
Việt giống với người Trung Hoa nhưng lại khác với người phương tây. Rồng (Dragon) đối
với người phương tây cũng là con vật huyền thoại nhưng là con vật rất hung ác, luôn làm
hại người.
Con bò đối với người Việt là một con vật ngu dốt, vì vậy khi dùng từ “con bò” cho
ai đó có nghĩa ám chỉ người đó là người ngu dốt. Người Việt thường nói: ngu như bò,
dốt n