Dạy nghề trình độ sơ cấp Khảm trai hoa văn dây leo (Phần 1)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp: - Kiến thức: + Mô tả được cấu tạo, công dụng, cách mài, phương pháp sử dụng các dụng cụ như: Dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét, cưa cắt trai dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo. + Nêu được cách chọn, phương pháp xử lý các loại nguyên, vật liệu dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo. + Mô tả được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động và quy trình sử dụng các máy phay cầm tay, máy rập trai, máy phun sơn dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo. + Trình bày được quy trình kỹ thuật khảm trai dạng hoa văn, dây leo. - Kỹ năng: + Chuẩn bị được các dụng cụ dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét, cưa cắt trai dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo. + Sử dụng được các dụng cụ khảm trai hoa văn, dây leo đúng kỹ thuật. + Sử dụng được các máy phay, máy rập trai, máy phun sơn dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo đúng quy trình kỹ thuật. + Chọn và xử lý được nguyên, vật liệu phù hợp để khảm trai hoa văn, dây leo. + Khảm và trang sức bề mặt được một số loại sản phẩm dạng hoa văn, dây leo đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.

doc46 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dạy nghề trình độ sơ cấp Khảm trai hoa văn dây leo (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP KHẢM TRAI HOA VĂN DÂY LEO (Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ - TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) Hà Nội - Năm 2011 BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ – TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) Tên nghề: Khảm trai hoa văn dây leo Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Có sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề Khảm trai hoa văn dây leo; Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp: - Kiến thức: + Mô tả được cấu tạo, công dụng, cách mài, phương pháp sử dụng các dụng cụ như: Dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét, cưa cắt trai dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo. + Nêu được cách chọn, phương pháp xử lý các loại nguyên, vật liệu dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo. + Mô tả được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động và quy trình sử dụng các máy phay cầm tay, máy rập trai, máy phun sơn dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo. + Trình bày được quy trình kỹ thuật khảm trai dạng hoa văn, dây leo. - Kỹ năng: + Chuẩn bị được các dụng cụ dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét, cưa cắt trai dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo. + Sử dụng được các dụng cụ khảm trai hoa văn, dây leo đúng kỹ thuật. + Sử dụng được các máy phay, máy rập trai, máy phun sơn dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo đúng quy trình kỹ thuật. + Chọn và xử lý được nguyên, vật liệu phù hợp để khảm trai hoa văn, dây leo. + Khảm và trang sức bề mặt được một số loại sản phẩm dạng hoa văn, dây leo đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật. + Sửa chữa được những sai hỏng của sản phẩm khảm trai hoa văn, dây leo khi gia công. - Thái độ: + Yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật; + Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 2. Cơ hội việc làm: Người làm nghề Khảm trai hoa văn dây leo trong tương lai có thể làm ở các vị trí sau: - Công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ; - Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm khảm hoa văn, dây leo tại gia đình; - Trợ giúp một phần công việc trong việc trùng tu, phục chế các công trình nghệ thuật như: đình, chùa, viện bảo tàng,.. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU: 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu - Thời gian đào tạo : 03 tháng - Thời gian học tập : 11 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 18 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 6 giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ - Thời gian học lý thuyết: 48 giờ; Thời gian học thực hành: 352 giờ III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN: Mã MH/MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra Các môn học, mô đun đào tạo nghề MĐ 01 Chuẩn bị nguyên vật liệu, sử dụng dụng cụ, máy, thiết bị 60 09 49 02 MĐ 02 Khảm hoa văn trên nền gỗ 120 12 104 04 MĐ 03 Khảm dây leo trên nền gỗ 160 18 138 04 MĐ 04 Trang sức sản phẩm khảm trai 60 09 49 02 Tổng cộng 400 48 340 12 IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO : (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề: - Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Khảm trai hoa văn dây leo bao gồm 04 Mô đun đào tạo. Thời gian và phân bổ thời gian trong chương trình được xác định tại biểu III. - Các Mô đun đào tạo nghề đã được xác định đến tên bài, nội dung chính, nội dung chi tiết của từng bài, từ đó các giáo viên nghiên cứu để giảng dạy. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học hoặc thi tốt nghiệp: Số TT Môn thi Hình thức thi Thời gian thi 1 Kiến thức, kỹ năng nghề - Lý thuyết nghề Viết Không quá 30 phút Vấn đáp Chuẩn bị không quá: 20 phút; Trả lời không quá: 10 phút Trắc nghiệm Không quá: 30 phút - Thực hành nghề Bài thi thực hành Không quá 04 giờ 2 *Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) Bài thi lý thuyết và thực hành Không quá 05 giờ 3. Các chú ý khác: - Để người học có điều kiện tìm hiểu thực tiễn sản xuất, các cơ sở đào tạo nghề cho người học tham quan các làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất của nghề Khảm trai hoa văn dây leo. - Mời một số nghệ nhân về thỉnh giảng tại cơ sở đào tạo. - Tổ chức các buổi nói chuyện về chuyên môn nghề do các nghệ nhân trình bày. - Tổ chức cho người học tham gia các phong trào hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ ở cơ sở đào tạo nghề./. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chuẩn bị nguyên vật liệu, sử dụng dụng cụ, máy, thiết bị Mã số mô đun: MĐ 01 (Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ - TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ NGUYÊN VẬT LIỆU, SỬ DỤNG DỤNG CỤ, MÁY, THIẾT BỊ Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 09 giờ; Thực hành: 51 giờ) I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun này được bố trí học trước tiên, là mô đun đầu tiên của nghề - Tính chất: Là mô đun chuyên môn của nghề II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Mô tả được cấu tạo, công dụng, cách mài và phương pháp sử dụng dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét, cưa cắt trai dùng trong khảm hoa văn dây leo; - Mô tả được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động, quy trinh sử dụng các máy phay cầm tay, máy rập trai dùng trong Khảm hoa văn dây leo; - Nêu được nguồn gốc, cách nhận biết và phương pháp xử lý các loại nguyên, vật liệu dùng trong khảm hoa văn dây leo; - Chuẩn bị được bộ dụng cụ, nguyên, vật liệu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để gia công các sản phẩm khảm hoa văn dây leo; - Sử dụng được máy phay cầm tay, máy rập trai đúng quy trình kỹ thuật; - Phay được nền gỗ đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật; - Rập được một số hình dạng hoa văn, dây leo đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật; - Rèn luyện tính cẩn thận; - Tuân thủ nguyên tắc an toàn lao động. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Mài dụng cụ 28 3 25 0 2 Băm cưa cắt trai 4 1 3 0 3 Cán trai 4 1 3 0 4 Sử dụng máy phay cầm tay 12 2 10 0 5 Sử dụng máy rập 12 2 8 02 Cộng 60 09 49 02 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Mài dụng cụ Thời gian: 28 giờ Mục tiêu: - Mô tả được cấu tạo, công dụng, cách mài và phương pháp sử dụng dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét; - Trình bày được những tiêu chuẩn kỹ thuật của dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét; - Mài được dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét bằng phương pháp mài thủ công đạt tiêu chuẩn kỹ thuật; - Khắc phục được những sai hỏng thường gặp khi mài dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét; - Rèn luyện tính cẩn thận và tuân thủ những nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động. 1. Cấu tạo của dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét 2. Công dụng của dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét 3. Cách mài thủ công bằng đá mài nhám, đá mài màu dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét 4. Kiểm tra dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét sau khi mài 4.1. Những tiêu chuẩn kỹ thuật của dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét 4.2. Phương pháp kiểm tra dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét 5. Phương pháp sử dụng dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét Bài 2: Băm cưa cắt trai Thời gian: 4 giờ Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo, công dụng, cách băm lưỡi cưa và phương pháp sử dụng cưa cắt trai; - Trình bày được những tiêu chuẩn kỹ thuật của cưa cắt trai; - Băm được cưa cắt trai đạt tiêu chuẩn kỹ thuật; - Khắc phục được những sai hỏng thường gặp khi băm cưa cắt trai; - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. 1. Cấu tạo, công dụng của cưa cắt trai 2. Quy trình băm lưỡi cưa cắt trai 2.1. Băm tạo mấu hai đầu lưỡi cưa 2.2. Căng lưỡi cưa vào khung cưa 2.3. Băm tạo răng lưỡi cưa 3. Kiểm tra lưỡi cưa sau khi băm 3.1. Những tiêu chuẩn kỹ thuật của cưa cắt trai 3.2. Cách kiểm tra lưỡi cưa 4. Phương pháp sử dụng cưa cắt trai Bài 3: Cán nguyên liệu Thời gian: 4 giờ Mục tiêu: - Trình bày được nguồn gốc, cách nhận biết và công dụng các loại nguyên liệu dùng để khảm hoa văn dây leo; - Trình bày được phương pháp cán các loại nguyên liệu; - Trình bày được tiêu chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu sau khi cán; - Cán được các loại trai, ốc, xác, cửu khổng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật; - Rèn luyện tính cẩn thận. 1. Nguồn gốc của các loại vỏ trai, ốc, xác, cửu khổng 2. Công dụng của các loại vỏ trai, ốc, xác, cửu khổng 3. Phương pháp cán trai, ốc, xác, cửu khổng 4. Kiểm tra nguyên liệu sau khi cán 4. 1. Những tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại nguyên liệu trai, ốc, xác, cửu khổng. 4.2. Phương pháp kiểm tra Bài 4: Sử dụng máy phay cầm tay Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và quy trình sử dụng máy phay cầm tay; - Trình bày được quy trình kỹ thuật phay nền gỗ bằng máy phay cầm tay; - Phay được nền gỗ bằng máy phay cầm tay đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật; - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, nghiêm túc. 1. Công dụng, cấu tạo của máy phay cầm tay 2. Nguyên lý hoạt động của máy phay cầm tay 3. Quy trình sử dụng máy phay cầm tay 4. Phay nền gỗ bằng máy phay cầm tay 5. Chỉnh sửa nền gỗ sau khi phay Bài 5: Sử dụng máy rập Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và quy trình sử dụng của máy rập; - Trình bày được quy trình kỹ thuật rập nguyên liệu để khảm hoa văn, dây leo; - Rập được một số loại hoa văn, dây leo từ nguyên liệu trai, ốc, xác, cửu khổng bằng máy rập đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật; - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, nghiêm túc. 1. Công dụng, cấu tạo của máy rập 2. Nguyên lý hoạt động của máy rập 3. Quy trình sử dụng máy rập 4. Rập các hoa văn, dây leo từ nguyên liệu trai, ốc, xác, cửu khổng bằng máy rập 5. Tiêu chuẩn kỹ thuật của các hoạ tiết hoa văn, dây leo 6. Cách kiểm tra các hoạ tiết * Kiểm tra IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: - Nguyên, vật liệu: + Giấy, vở ghi chép; + Giấy nhám vải, keo 502; + Đá mài nhám, đá mài mịn; + Các loại nguyên liệu trai, ốc, xác, cửu khổng. + Khăn lau, khẩu trang; + Cuộn chỉ. - Dụng cụ và trang thiết bị: + Dao băm, đục chạy các cỡ, đục bạt các cỡ, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét, cưa cắt trai; + Đe để kê khi băm lưỡi cưa; + Thanh cán nguyên liệu; + Máy phay cầm tay, máy rập trai; + Các loại mũi phay; + Các loại dụng cụ tháo, lắp mũi phay; + Các loại dụng cụ tháo, lắp khuôn rập; + Các loại khuôn rập họa tiết hoa văn, dây leo; + Bàn cán nguyên liệu; + Chậu nước. - Học liệu: + Các mẫu dụng cụ; + Các mẫu nguyên liệu; + Giáo trình Kỹ thuật khảm trai - Trường Cao đẳng nghề Chế biến gỗ. - Nguồn lực khác: Phòng học lý thuyết, phòng học thực hành. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp đánh giá: Được đánh giá qua kiểm tra viết, quá trình thực hành chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị. 2. Nội dung đánh giá: - Về kiến thức: + Nêu cấu tạo, công dụng, cách mài và phương pháp sử dụng của dao băm cưa, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét, cưa cắt trai. + Trình bày cách nhận biết các loại nguyên liệu. + Trình bày cách chọn nguyên liệu cho một sản phẩm khảm hoa văn dây leo. - Về kỹ năng: + Mài được các loại đục, dao băm cưa, dao tách nét, băm được lưỡi cưa cắt trai đạt yêu cầu kỹ thuật. + Cán được các loại nguyên liệu khảm hoa văn dây leo đạt yêu cầu kỹ thuật. - Thái độ: + Được đánh giá trong quá trình học tập: Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun. + Bảo quản dụng cụ, máy móc, bản vẽ, nguyên vật liệu cẩn thận. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Mô đun này được sử dụng để giảng dạy ở trình độ Sơ cấp nghề trong các cơ sở đào tạo nghề. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Số giờ lý thuyết thực hiện ở thời gian hướng dẫn ban đầu; - Phần thực hành thực hiện ở thời gian hướng dẫn thường xuyên. * Giảng viên cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học. - Phương pháp giảng dạy: + Sử dụng phương pháp dạy tích hợp; + Phần lý thuyết: thuyết trình, giảng giải, trực quan; + Phần thực hành: giảng giải, thao tác mẫu, hướng dẫn thực hành. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Khi mài phải chú ý luôn giữ ổn định góc độ mài; - Khi băm tạo răng lưỡi cưa phải băm đều tay, không để vặn lưỡi cưa; - Khi cán phải đảm bảo độ dày, mặt phẳng và màu sắc của nguyên liệu; - Chú ý đảm bảo an toàn khi hướng dẫn học viên sử dụng thiết bị, máy móc. 4. Tài liệu cần tham khảo: Giáo trình kỹ thuật khảm trai - Trường Cao đẳng nghề Chế biến gỗ; 5. Ghi chú và giải thích: - Chọn bộ đục bằng loại thép được tôi già, lưỡi có màu sáng. - Chọn khung cưa có độ đàn hồi tốt, lưỡi cưa có độ dày đồng đều. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Khảm hoa văn trên nền gỗ Mã mô đun: MĐ 02 (Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ - TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề) CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN KHẢM HOA VĂN TRÊN NỀN GỖ Mã số mô đun: MĐ 02 Thời gian mô đun: 120 giờ; (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 108 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun này được bố trí học sau khi đã học mô đun MĐ 01. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn của nghề. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Trình bày được quy trình kỹ thuật khảm chỉ thẳng, chỉ cong, hạt tròn, hạt hình quả trám, lá sòi, gấm cẩm quy, hoa văn góc trên nền gỗ; - Nêu được những tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật của sản phẩm khảm hoa văn; - Khảm được chỉ thẳng, chỉ cong, hạt tròn, hạt hình quả trám, lá sòi, gấm cẩm quy, hoa văn góc trên nền gỗ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật; - Khắc phục được một số sai hỏng thường gặp khi khảm chỉ thẳng, chỉ cong, hạt tròn, hạt hình quả trám, lá sòi, gấm cẩm quy, hoa văn góc trên nền gỗ; - Rèn luyện tính cẩn thận, tiết kiệm trong việc sử dụng nguyên, vật liệu khi gia công; - Tuân thủ nguyên tắc an toàn lao động. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Khảm chỉ thẳng trên nền gỗ 16 3 13 0 2 Khảm chỉ cong trên nền gỗ 16 2 14 0 3 Khảm hạt tròn trên nền gỗ 12 1 11 0 4 Khảm hạt hình quả trám trên nền gỗ 16 1 15 0 5 Khảm lá sòi trên nền gỗ 16 1 15 0 6 Khảm gấm cẩm quy trên nền gỗ 20 2 18 0 7 Khảm hoa văn góc trên nền gỗ 24 2 18 04 Cộng 120 12 104 04 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Khảm chỉ thẳng trên nền gỗ Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Trình bày được quy trình kỹ thuật khảm chỉ thẳng trên nền gỗ; - Nêu được những tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật khi khảm chỉ thẳng trên nền gỗ; - Khảm được chỉ thẳng trên nền gỗ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật; - Sửa chữa được những sai hỏng thường gặp khi khảm chỉ thẳng trên nền gỗ; - Rèn luyện tính cẩn thận. 1. Tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật của sản phẩm khảm chỉ thẳng 2. Quy trình khảm chỉ thẳng 2.1. Nghiên cứu mẫu chỉ thẳng 2.2. Chọn nguyên, vật liệu khảm chỉ thẳng 2.3. Can mẫu sang trai 2.4. Cưa, ghép chỉ thẳng 2.5. Đấu đính, lấy dấu chỉ thẳng trên nền gỗ 2.6. Đục, lấy nền chỉ thẳng 2.7. Gắn chỉ thẳng xuống nền gỗ 2.8. Mài thô chỉ thẳng 2.9. Vẽ, tách nét chỉ thẳng 2.10. Lải sơn chỉ thẳng 2.11. Mài sau khi lải sơn 2.12. Kiểm tra sản phẩm khảm chỉ thẳng Bài 2: Khảm chỉ cong trên nền gỗ Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Trình bày được quy trình kỹ thuật khảm chỉ cong trên nền gỗ; - Nêu được những tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật khi khảm chỉ cong trên nền gỗ; - Khảm được chỉ cong trên nền gỗ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật; - Sửa chữa được những sai hỏng thường gặp khi khảm chỉ cong trên nền gỗ; - Rèn luyện tính cẩn thận. 1. Tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật của sản phẩm khảm chỉ cong 2. Quy trình khảm chỉ cong 2.1. Nghiên cứu mẫu chỉ cong 2.2. Chọn nguyên, vật liệu khảm chỉ cong 2.3. Can mẫu sang trai 2.4. Cưa, ghép chỉ cong 2.5. Đấu đính, lấy dấu chỉ cong trên nền gỗ 2.6. Đục, lấy nền chỉ cong 2.7. Gắn chỉ cong xuống nền gỗ 2.8. Mài thô chỉ cong 2.9. Vẽ, tách nét chỉ cong 2.10. Lải sơn chỉ cong 2.11. Mài sau khi lải sơn 2.12. Kiểm tra sản phẩm khảm chỉ cong Bài 3: Khảm hạt tròn trên nền gỗ Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Trình bày được quy trình kỹ thuật khảm hạt tròn trên nền gỗ; - Nêu được những tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật khi khảm hạt tròn trên nền gỗ; - Khảm được hạt tròn trên nền gỗ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật; - Sửa chữa được những sai hỏng thường gặp khi khảm hạt tròn trên nền gỗ ; - Rèn luyện tính cẩn thận. 1. Tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật của sản phẩm khảm hạt tròn 2. Quy trình khảm hạt tròn 2.1. Nghiên cứu mẫu hạt tròn 2.2. Chọn nguyên, vật liệu khảm hạt tròn 2.3. Can mẫu sang trai 2.4. Rập hạt tròn 2.5. Đấu đính, lấy dấu hạt tròn trên nền gỗ 2.6. Đục, lấy nền hạt tròn 2.7. Gắn hạt tròn xuống nền gỗ 2.8. Mài thô hạt tròn 2.9. Vẽ, tách nét hạt tròn 2.10. Lải sơn hạt tròn 2.11. Mài sau khi lải sơn 2.12. Kiểm tra sản phẩm khảm hạt tròn Bài 4: Khảm hạt hình quả trám trên nền gỗ Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Trình bày được quy trình kỹ thuật khảm hạt hình quả trám trên nền gỗ; - Nêu được những tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật khi khảm hạt hình quả trám trên nền gỗ; - Khảm được hạt hình quả trám trên nền gỗ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật; - Sửa chữa được những sai hỏng thường gặp khi khảm hạt hình quả trám trên nền gỗ; - Rèn luyện tính cẩn thận. 1. Tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật của sản phẩm khảm hạt hình quả trám 2. Quy trình khảm hạt hình quả trám 2.1. Nghiên cứu mẫu hạt hình quả trám 2.2. Chọn nguyên, vật liệu khảm hạt hình quả trám 2.3. Can mẫu sang trai 2.4. Rập hạt hình quả trám 2.5. Đấu đính, lấy dấu hạt hình quả trám trên nền gỗ 2.6. Đục, lấy nền hạt hình quả trám 2.7. Gắn hạt hình quả trám xuống nền gỗ 2.8. Mài thô hạt hình quả trám 2.9. Vẽ, tách nét hạt hình quả trám 2.10. Lải sơn hạt hình quả trám 2.11. Mài sau khi lải sơn 2.12. Kiểm tra sản phẩm khảm hạt hình quả trám Bài 5: Khảm lá sòi trên nền gỗ Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Trình bày được quy trình kỹ thuật khảm lá sòi trên nền gỗ; - Nêu được những tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật khi khảm lá sòi trên nền gỗ; - Khảm được lá sòi trên nền gỗ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật; - Sửa chữa được những sai hỏng thường gặp khi khảm lá sòi trên nền gỗ; - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. 1. Tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật của sản phẩm khảm lá sòi 2. Quy trình khảm lá sòi 2.1. Nghiên cứu mẫu lá sòi 2.2. Chọn nguyên, vật liệu khảm lá sòi 2.3. Can mẫu sang trai 2.4. Cắt lá sòi 2.5. Đấu đính, lấy dấu lá sòi trên nền gỗ 2.6. Đục, lấy nền lá sòi 2.7. Gắn lá sòi xuống nền gỗ 2.8. Mài thô lá sòi 2.9. Vẽ, tách nét lá sòi 2.10. Lải sơn lá sòi 2.11. Mài sau khi lải sơn 2.12. Kiểm tra sản phẩm khảm lá sòi Bài 6: Khảm gấm cẩm quy trên nền gỗ Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Trình bày được quy trình kỹ thuật khảm gấm cẩm quy trên nền gỗ; - Nêu được những tiêu chuẩn kỹ th