Tóm tắt
Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu đang diễn ra nhanh, mạnh trong thời đại ngày
nay. Trước bối cảnh đó, quốc tế hoá giáo dục là một xu thế mới trong chính sách phát triển giáo dục ở
các nước nhằm góp phần định hướng tiến trình hội nhập/toàn cầu hoá. Quốc tế hóa giáo dục chính là
quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục đào tạo, trong đó các yếu tố quốc tế và liên văn hoá được tích
hợp vào chức năng, nhiệm vụ, cách cung ứng và tiến trình tổ chức thực hiện giáo dục, đào tạo. Vấn đề
này đang diễn ra mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của hầu hết các ngành nghề tại
các cơ sở đào tạo ở Việt Nam, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải nhanh chóng, để chủ động tham gia vào
quá trình hội nhập trong bối cảnh hiện nay.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa giáo dục đối với các cơ sở đào tạo ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
106
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số 27 - Tháng 3 - 2019
ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC
ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM
BÙI THANH THỦY
Tóm tắt
Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu đang diễn ra nhanh, mạnh trong thời đại ngày
nay. Trước bối cảnh đó, quốc tế hoá giáo dục là một xu thế mới trong chính sách phát triển giáo dục ở
các nước nhằm góp phần định hướng tiến trình hội nhập/toàn cầu hoá. Quốc tế hóa giáo dục chính là
quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục đào tạo, trong đó các yếu tố quốc tế và liên văn hoá được tích
hợp vào chức năng, nhiệm vụ, cách cung ứng và tiến trình tổ chức thực hiện giáo dục, đào tạo. Vấn đề
này đang diễn ra mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của hầu hết các ngành nghề tại
các cơ sở đào tạo ở Việt Nam, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải nhanh chóng, để chủ động tham gia vào
quá trình hội nhập trong bối cảnh hiện nay.
Từ khóa: Chủ động hội nhập, quốc tế hóa giáo dục, cơ sở đào tạo
Abstract
Globalization, international integration is an indispensable trend that is happening quickly and
strongly in this age. In this context, internationalization of education is a new trend in educational
development policies in many countries to contribute to the orientation of the integration / globalization
process. Internationalization of education is the process of international integration in education and
training, in which international and intercultural elements are integrated into the functions, tasks,
ways of delivery and the process of educational implementation. This issue is happening strongly in
human resource training activities of almost industries at training institutions in Vietnam, requiring
training institutions to be quick to participate into integration process in the current context.
Keywords: Integration actively, internationalization of education, training institutions
1. Vấn đề quốc tế hóa giáo dục đối với các
cơ sở đào tạo
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là xu thế khách quan tác động đến mọi phương diện đời sống kinh
tế - xã hội của tất cả các nước, trong đó có Việt
Nam. Quá trình này buộc các quốc gia vừa hợp
tác, vừa phải cạnh tranh, vừa phải tận dụng
cơ hội lại vừa phải khắc phục thách thức, vừa
phải tạo tính riêng, lại vừa phụ thuộc lẫn nhau.
Trong bối cảnh đó, hội nhập quốc tế về giáo
dục đào tạo hay quá trình quốc tế hóa giáo
dục của các cơ sở đào tạo ở Việt Nam là một
yêu cầu hết sức cấp thiết và rất quan trọng,
đặc biệt là khi Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau
về nghề (MRA-TP) chính thức có hiệu lực trong
khối ASEAN.
Cơ sở đào tạo nào có chất lượng, phù hợp
với chuẩn khu vực và quốc tế thì mới tạo nên
một lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu về
chất, về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo
để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh
tranh và hội nhập khu vực, đáp ứng nhu cầu
xã hội và thị trường lao động quốc tế. Nếu các
cơ sở đào tạo ở Việt Nam không có sự chuẩn
bị tốt, không tạo thế sẵn sàng chủ động trong
hội nhập và quá trình hội nhập chậm sẽ dẫn
đến tụt hậu, không đủ sức cạnh tranh, không
thể theo kịp với sự phát triển của các cơ sở đào
tạo các nước trong khu vực và thế giới, chất
lượng nguồn nhân lực thấp và thậm chí có
nguy cơ Việt Nam sẽ được nhìn nhận là nơi tiếp
nhận và cung cấp lao động cấp thấp.
107Số 27 - Tháng 3 - 2019
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm
thành lập Trường ĐHVHHN
Hội nhập quốc tế vốn là một quá trình
mang bản chất chủ động, quá trình hội nhập
quốc tế càng sâu sắc và toàn diện càng thúc
đẩy tính chủ động của các đơn vị đào tạo. Hội
nhập chủ động góp phần thực hiện tốt mục
tiêu đổi mới giáo dục của quốc gia, nâng cao vị
thế cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu trong
nước và quốc tế cho các cơ sở đào tạo. Có thể
thấy rõ những lợi ích/tác động tích cực của hội
nhập trong giáo dục, đào tạo: Các cơ sở đào tạo
nhanh chóng, kịp thời tiếp cận các nguồn lực
tiên tiến về công nghệ trong giáo dục đào tạo
của các nước phát triển trên thế giới, nguồn
nhân lực, nguồn vốn để mở rộng quy mô,
nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới sự vận
hành trong quản lý, cải thiện năng lực cạnh
tranh quốc gia, hướng tới cạnh tranh quốc
tế, tạo ra những lợi thế so sánh về chương
trình, nội dung, giáo trình, tư liệu, thông tin,
dữ liệu, phương pháp giảng dạy, giảng viên, cơ
sở vật chất giữa các cơ sở đào tạo trong nước
với các cơ sở đào tạo của các quốc gia có nền
giáo dục phát triển cao. Đồng thời sự biểu hiện
hội nhập/quốc tế hóa giáo dục còn thể hiện ở
việc các cơ sở đào tạo biết tận dụng tối đa mọi
nguồn lực, dồn hết tâm trí đạt mục tiêu đặt ra
với những ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý
mang tính quốc tế. Mặt khác, thể hiện ở mức
độ thường xuyên và liên tục, không gián đoạn
hoặc chần chừ, do dự của các cơ sở đào tạo
trong khai thác các nguồn lực, lợi thế, lợi ích,
để phục vụ mục tiêu đặt ra, đặc biệt là sự nắm
bắt nhanh nhạy các cơ hội xuất hiện (4). Biết
đưa ra những dự báo, phương án nhằm đầu
tư cho tương lai, tạo động lực thúc đẩy đơn vị
luôn luôn năng động, sáng tạo, nhạy bén và
kịp thời trong suy nghĩ, hành động. Biểu hiện
của sự chủ động còn được phản ánh qua việc
chịu trách nhiệm và mức độ toàn diện của
các cơ sở trong quá trình hội nhập; mức độ
sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm của các quyết
định được đưa ra trong trường hợp môi trường
trong nước và quốc tế vận động khó lường.
Động lực thúc đẩy sự gia tăng tính chủ động
trong hội nhập là những khoản lợi ích to lớn,
thậm chí vô tận do hội nhập mang lại và khả
năng giảm thiểu sự tụt hậu để tạo bước phát
triển đột phá.
Như vậy, việc tham gia vào quá trình hội
nhập quốc tế/quốc tế hóa giáo dục của các
cơ sở đào tạo sẽ định vị giá trị của các cơ sở
đó trong hệ thống giá trị của hội nhập, đảm
bảo định hình nhanh chóng và đúng mục tiêu
cần đạt được trong sự ràng buộc của vị thế và
quan hệ, cũng như đảm bảo đạt được mục
tiêu đề ra. Đồng thời cũng phản ánh năng lực
hành động của các cơ sở đào tạo để triệt để
khai thác các khoản lợi ích, các cơ hội, tự tin
đón nhận những thách thức và để sự chủ động
được hiện thực hóa.
2. Thực tế đòi hỏi của thị trường lao động
hiện nay đối với việc đẩy nhanh sự chủ động
quốc tế hóa giáo dục của các cơ sở đào tạo
ở Việt Nam
Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế
giới có thể sẽ chứng kiến sự gia tăng mạnh
mẽ của thị trường việc làm và tăng trưởng
trong những năm sắp tới. Riêng đối với cộng
đồng các quốc gia ASEAN mà Việt Nam tham
gia, theo Báo cáo chung giữa ILO/ADB với tiêu
đề “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập
hướng tới việc làm tốt hơn và sự thịnh vượng
chung” được công bố vào tháng 5/2014 thì hội
nhập kinh tế sẽ giúp tạo thêm 14 triệu việc làm
ở khu vực ASEAN và cải thiện đời sống của 600
triệu người dân hiện sinh sống trong khối. Nhu
cầu việc làm cần tay nghề trung bình nói chung
sẽ tăng mức nhanh nhất, ở mức 28% (3). Đặc
biệt khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình
thành sẽ tác động trực tiếp đến thị trường lao
động của từng quốc gia nói riêng và của khu
vực nói chung. Theo đó, vấn đề di chuyển lao
động trong khu vực là một nhu cầu tất yếu để
tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hợp tác và lưu
thông thương mại giữa các nước. Dòng chảy
của lao động tự do có tay nghề sẽ ngày càng
gia tăng.
Trên thực tế, hiện thị trường lao động trong
khu vực cũng như trên thế giới cho thấy rõ sự
chuyển dịch của những dòng chảy nhân công
lao động giữa các quốc gia. Khối ASEAN mà Việt
Nam là thành viên đã thông qua Thoả thuận
công nhận lẫn nhau (MRAs) cho 8 ngành nhằm
tạo thuận lợi cho việc di chuyển, xuất khẩu lao
động: du lịch, kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha
sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên. Lúc này lao động
108
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số 27 - Tháng 3 - 2019
Việt Nam có cơ hội tìm kiếm việc làm tại các thị
trường phát triển như Singapo, Thái Lan, Nhật
Bản, Hàn Quốc, nhưng đồng thời, Việt Nam
cũng sẽ tiếp nhận nhiều lao động chất lượng
cao từ các nước trên thế giới, trong khu vực
đến làm việc. Thực tế này có thể sẽ dẫn đến
nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Thứ nhất, lao động Việt
Nam phải cạnh tranh với lao động các nước
ngay trên sân nhà. Thứ hai, thị trường mở cửa,
với điều kiện làm việc và mức lương cao ở các
nước phát triển hơn sẽ thu hút lực lượng lao
động có kỹ năng, tay nghề cao từ Việt Nam và
nhiều lao động Việt Nam mong muốn được
sang nước ngoài làm việc. Người lao động Việt
Nam phải cạnh tranh với chính lao động trong
nước, sinh viên phải cạnh tranh với chính sinh
viên. Ai thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng,
thiếu trình độ tay nghề tất yếu bị đào thải và
đặc biệt việc nhập khẩu lao động chất lượng
cao tất yếu sẽ xảy ra. Hơn nữa với sự phát triển
mạnh của nền công nghiệp 4.0 đang diễn ra sẽ
tạo những thay đổi lớn về cung - cầu lao động.
Thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm
trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ
cấu lao động. Trong một số lĩnh vực, số lượng
nhân viên cần thiết sẽ chỉ còn 1/10 so với
hiện nay. Như vậy, số nhân lực dôi dư sẽ phải
chuyển nghề hoặc thất nghiệp.
Quá trình hợp tác lao động, sự thiếu thốn
về nhân công ở các nước phát triển, sự thay
thế nhân công trong sản xuất, kinh doanh do
áp dụng công nghệ tiến tiến hiện nay sẽ mang
đến nhiều cơ hội và thách thức đối với tiến
trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam và
sự thay đổi thị trường lao động. Tiến tới quá
trình hội nhập/hợp tác đó, có thể nhìn nhận sự
đòi hỏi về nguồn lao động trong bối cảnh thực
tại qua các yếu tố: 1/Kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp; 2/Năng lực nghề nghiệp; 3/Tình cảm,
đạo đức, thái độ, hành vi; 4/Đặc điểm ý chí.
Thứ nhất, về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
Người lao động Việt Nam phải có kiến thức
nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ cao đáp ứng
được thị trường lao động quốc tế. Phải triển
khai tốt kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng truyền
thông, kỹ năng sống, cũng như các kỹ năng
mềm khác cần thiết cho lao động của mỗi cá
nhân như: kỹ năng làm việc trong môi trường
đa văn hóa, kỹ năng giao tiếp tích cực, kỹ năng
lãnh đạo, quản lý, kỹ năng quản lý thời gian,
thư giãn (vượt qua khủng khoảng, áp lực). Phải
có tư duy sáng tạo và đổi mới. Người lao động
không có các kỹ năng này sẽ ảnh hưởng trực
tiếp tới khả năng thích nghi với thực tế và chất
lượng công việc, không đáp ứng khi gia nhập
môi trường làm việc quốc tế.
Thứ hai, về năng lực nghề nghiệp: So với
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới,
người lao động Việt Nam nhìn chung có các
phẩm chất vượt trội như: thông minh, cần cù,
chịu khó, khả năng nắm bắt các kỹ năng lao
động, đặc biệt là kỹ năng sử dụng các kỹ thuật
công nghệ hiện đại tương đối nhanh. Đây là lợi
thế cạnh tranh quan trọng của người lao động
Việt Nam trong quá trình hội nhập và tham gia
thị trường lao động quốc tế. Tuy nhiên, mức
độ tham gia sân chơi khu vực và thế giới của
người lao động Việt Nam còn rất hạn chế.
Trong nền kinh tế hiện đại, tổ chức lao
động có nhiều thay đổi như quan hệ giữa chủ
lao động và người lao động, nên người lao
động ngày càng phải được chuyên môn hóa;
kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ ngày
một cao; phải có thái độ nghiêm túc, tính kỷ
luật tốt. Người lao động không được phép thụ
động và chờ đợi, phải dám nghĩ dám làm, dám
đảm nhận trách nhiệm về mình. Đồng thời với
quá trình phân công lao động hiện nay, người
lao động đòi hỏi phải có chuyên môn, kỹ năng
kiến thức giỏi, ứng với chuyên ngành chuyên
sâu nào đó phù hợp với quy mô tổ chức, quy
trình riêng biệt của từng ngành. Chịu được
áp lực lao động cao trong điều kiện làm việc
quốc tế bởi trong môi trường làm việc hiện đại
người lao động phải giao tiếp với nhiều người,
làm cùng một lúc nhiều việc, nhiều loại yêu
cầu, thông tin phải tiếp nhận xử lý trong thời
gian ngắn với hiệu quả chất lượng tốt nhất. Vì
vậy, người lao động cần có sức khỏe tốt, độ tập
trung cao, chuyên môn giỏi, biết khai thác thế
mạnh và sử dụng thành thạo các công cụ hỗ
trợ cho công việc.
Thứ ba, về tình cảm, thái độ và hành vi: Thái
độ người lao động được đánh giá qua tinh thần
cầu tiến, năng lực chịu trách nhiệm và tính kỷ
luật của người lao động. Ý thức lao động được
109Số 27 - Tháng 3 - 2019
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm
thành lập Trường ĐHVHHN
thể hiện ở chỗ người lao động phải nhận thức
về nghĩa vụ lao động và trách nhiệm đối với
công việc được giao. Cũng như tình cảm, thái
độ là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành
công của người lao động với công việc. Thái
độ làm chủ là cái thiếu nhất đối với người lao
động Việt Nam.
Thứ tư, về đặc điểm ý chí: Ý chí là nhân tố
quan trọng tạo nên bản lĩnh con người bởi nó
chứa đựng các phẩm chất như tính mục đích,
độc lập, sự quyết đoán, sự kiên trì, dũng cảm,
tính tự chủ, kiềm chế hay chịu đựng. Những
phẩm chất này rất cần thiết trong môi trường
cạnh tranh quốc tế hiện nay.
Trên cơ sở yêu cầu đối với nguồn nhân lực/
lao động trong bối cảnh hiện nay, soi vào thực
tế, nhiều nhà nghiên cứu đánh giá tình trạng
khá phổ biến của người lao động Việt Nam
là còn rất nhiều hạn chế, có khoảng cách lớn
so với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là
chưa có tính chuyên nghề, ngoại ngữ kém và
thiếu tác phong công nghiệp.
Tỷ lệ lao động hiện đang tham gia vào thị
trường lao động còn thấp, đạt khoảng 30%.
Chất lượng lao động còn nhiều bất cập so với
yêu cầu phát triển và hội nhập. Chỉ có 18,38%
lao động nông nghiệp có bằng cấp, chứng chỉ
qua đào tạo. Nhóm lao động phổ thông trình
độ tay nghề hạn chế. Gần 80% số người lao
động từ 15 tuổi trở lên chưa được đào tạo nghề
có văn bằng, chứng chỉ
(1). Tỷ lệ lực lượng lao
động có trình độ đại học
trở lên chủ yếu tập trung
tại 3 thành phố lớn: Hà
Nội, Đà Nẵng và Thành
phố Hồ Chí Minh. Đặc
biệt, trình độ ngoại ngữ,
kỹ năng làm việc của lao
động trình độ đại học
và lao động nghề ở Việt
Nam còn hạn chế. Các
kỹ năng cần thiết như
quản lý và lãnh đạo, kỹ
năng chuyên môn, tay
nghề và dịch vụ khách
hàng còn yếu. Qua khảo
sát, 50% chủ lao động
cho biết người lao động tốt nghiệp phổ thông
không có kỹ năng mà người sử dụng lao động
cần và cũng chỉ có gần 50% chủ lao động
nói rằng cử nhân tốt nghiệp đại học có được
những kỹ năng cần. Theo đánh giá của Ngân
hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của
Việt Nam hiện nay chỉ đạt 3,39/10 điểm trong
khi một số nước trong khu vực như Malaysia
là 5,59/10, Thái Lan là 4,94/10 (1) Nguồn
nhân lực Việt Nam phân bố không hợp lý, có
nhiều bất cập về chất lượng đào tạo, nhiều lao
động không đáp ứng được yêu cầu của nhà
tuyển dụng Tính đến quý I/2017, số người
thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 138,8
nghìn người, chiếm tỷ lệ 2,79%; có trình độ cao
đẳng là 104,2 nghìn người, chiếm tỷ lệ 6%; có
trình độ trung cấp là 83,2 nghìn người, chiếm
tỷ lệ 3,08% (2). Như vậy, nguồn nhân lực Việt
Nam nói chung chưa thực sự đảm bảo được
những điều kiện để sẵn sàng tham gia vào thị
trường lao động nước ngoài. Đây là hạn chế
lớn của lực lượng lao động Việt Nam trước bối
cảnh hội nhập khu vực và quốc tế.
3. Phương thức gia tăng sự chủ động quốc
tế hóa giáo dục đối với các cơ sở đào tạo ở
Việt Nam
3.1. Từ góc độ quốc gia
- Nhà nước cần coi công tác đào tạo nói
chung và đào tạo các ngành được lựa chọn
tham gia ký kết vào thỏa thuận thừa nhận lao
Bảng1. Tổng kết nghiên cứu đánh giá nguồn nhân lực Việt Nam
giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (5)
STT Đặc điểm của người lao động
1 Sức khỏe hạn chế, nhất là độ bền dẻo dai thấp, chưa quen trải
qua cường độ, áp lực cao, cấp tập (thấp bé, nhẹ cân).
2 Nhu cầu sống và phát triển của nhiều người còn đơn giản, thấp,
dẫn tới động cơ hoạt động không đủ mạnh.
3 Hay tiếc tiền, không quen, ít dám mạo hiểm, nấn ná, lừng
khừng, không chịu cạnh tranh hoặc bỏ học phí cho việc lớn.
4 Hiểu biết chưa đủ sâu, rộng; trình độ chuyên môn nghiệp vụ
còn thiếu cơ bản và hạn chế.
5 Làm việc còn thiếu nghiêm túc, thiếu suy nghĩ.
6 Tác phong công nghiệp còn ít và chưa được định hình bền chặt.
7 Thói quen xấu còn nhiều như: hay nhòm ngó, ghen tỵ, đố kỵ,
cản phá nhau; dựa dẫm, thụ động, tự do, tùy tiện.
110
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số 27 - Tháng 3 - 2019
động nói riêng là vấn đề then chốt và phải
được thực hiện một cách nghiêm túc, căn cơ
hơn bằng những chính sách ưu tiên phát triển.
Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao phải trở thành một chiến lược quan trọng
trong quá trình phát triển của đất nước. Coi
đây là khâu đột phá trong quá trình hội nhập
và phát triển.
- Thúc đẩy hội nhập giáo dục Việt Nam với
hệ thống giáo dục đào tạo khu vực và thế giới:
Tích cực trong giao lưu giáo dục (trao đổi giáo
viên, học sinh/sinh viên, giáo trình, tài liệu, sử
dụng đội ngũ chuyên gia quốc tế, đưa sinh viên
sang thực tập tại các nước trong khu vực),
đàm phán xây dựng tiêu chuẩn giáo dục trong
khu vực ASEAN, làm cơ sở cho việc áp dụng ở
các quốc gia trong khu vực. Những lao động
được đào tạo trong hệ thống giáo dục đào tạo
chung của khu vực sẽ đáp ứng được các yêu
cầu của thị trường lao động tại các quốc gia.
- Có chính sách và giải pháp để các cơ sở
đào tạo tiến tới tham gia thương mại dịch vụ
giáo dục trong chiến lược hội nhập. Chuyển từ
viện trợ sang thương mại bởi nguồn lực trong
hợp tác quốc tế dần sẽ giảm đi nhường chỗ
cho nguồn lực trong thương mại dịch vụ giáo
dục. Vì vậy, cần có chính sách thu hút và sử
dụng có hiệu quả nguồn đầu tư nước ngoài để
phát triển mạnh mẽ giáo dục trên các lĩnh vực
đã mở cửa; đó cũng chính là các lĩnh vực có
nhu cầu lớn về nguồn nhân lực trình độ cao
trước yêu cầu hội nhập và phát triển. Các mục
tiêu ưu tiên cần đạt được là phát triển du học
tại chỗ, hiện đại hoá giáo dục, góp phần xây
dựng mô hình giáo dục mở. Về lâu dài có thể
tính đến việc xuất khẩu và chuyển sang mô
hình cung ứng chuẩn thị truờng.
- Cần nhanh chóng hoàn tất việc triển khai
khung trình độ quốc gia hướng tới chuẩn quốc
tế để giúp các cơ sở đào tạo đào tạo theo đúng
chương trình chuẩn thống nhất và phù hợp
với trình độ chung trong khu vực, công nhận
lẫn nhau về trình độ và kỹ năng giữa các nước.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính quyền các
địa phương cần thực hiện thường xuyên việc
cung cấp thông tin chính thống dự báo nhu
cầu lao động, các chuẩn ngành, nghề đến các
cơ sở đào tạo.
- Xây dựng quy định, cơ chế liên kết quốc tế
trong đào tạo phát triển nhân lực ngành; liên
kết giữa các cơ quan quản lý với các cơ sở đào
tạo, cơ sở sử dụng nhân lực; liên kết giữa các
cơ sở trong mạng lưới đào tạo; tạo hành lang
pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư,
các doanh nghiệp nước ngoài phát triển cơ sở
đào tạo nghề chất lượng cao, hợp tác đào tạo
tại Việt Nam.
- Thiết lập Hiệp hội mạng lưới các cơ sở đào
tạo trong cả nước, mạng hỗ trợ thư viện và tư
liệu du lịch, mạng cung cấp và trao đổi thông
tin giữa các cơ sở đào tạo.
- Hoàn thiện và triển khai đồng bộ tiêu chí
kiểm định chất lượng đào tạo nghề và đánh
giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Thực
hiện kiểm định cơ sở đào tạo nghề và kiểm
định chương trình; phát triển các trung tâm
đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động
gắn với đầu tư xây dựng ở các cơ sở đào tạo
nghề ở một số doanh nghiệp và một số cơ sở
khác.
- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cơ sở
vật chất, danh mục thiết bị đào tạo nghề cho
từng loại nghề theo tiêu chuẩn cơ sở vật chất,
danh mục thiết bị đào tạo nghề của các nước
tiên tiến trong khu vực và quốc tế. Bộ Giáo dục
và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành đưa vào
tiêu chí cấp phép mở trường, đánh giá chất
lượng và xếp hạng cơ sở đào tạo.
3.2. Từ phía các cơ sở đào tạo
Đối với các cơ sở đào tạo, việc đầu tiên là
các trường phải thực hiện đầy đủ các quy định
của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn
thi hành luật hiện hành để đổi mới căn bản các
hoạt động