Tóm tắt. Chủ trương dạy các môn khoa học tự nhiên (trong đó có môn Toán) bằng tiếng
Anh nhằm nâng cao trình độ môn Tiếng Anh của giáo viên và học sinh, từ đó từng bước
đưa tiếng Anh thực sự trở thành một công cụ học tập và làm việc. Sau khi phân tích quan
điểm của CLIL và sự cần thiết của việc dạy toán (các môn khoa học tự nhiên nói chung)
bằng tiếng Anh, bài báo đã chỉ rõ những khó khăn về chương trình, đội ngũ giáo viên, trình
độ tiếng Anh của học sinh và đề xuất một số giải pháp để việc dạy Toán bằng tiếng Anh
từng bước đạt hiệu quả tích cực.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy toán bằng tiếng Anh ở trường phổ thông của Việt Nam tiếp cận theo quan điểm của CLIL, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp. 221-227
This paper is available online at
DẠY TOÁN BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG CỦA VIỆT NAM
TIẾP CẬN THEO QUAN ĐIỂM CỦA CLIL
Chu Thu Hoàn
Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ,
Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt. Chủ trương dạy các môn khoa học tự nhiên (trong đó có môn Toán) bằng tiếng
Anh nhằm nâng cao trình độ môn Tiếng Anh của giáo viên và học sinh, từ đó từng bước
đưa tiếng Anh thực sự trở thành một công cụ học tập và làm việc. Sau khi phân tích quan
điểm của CLIL và sự cần thiết của việc dạy toán (các môn khoa học tự nhiên nói chung)
bằng tiếng Anh, bài báo đã chỉ rõ những khó khăn về chương trình, đội ngũ giáo viên, trình
độ tiếng Anh của học sinh và đề xuất một số giải pháp để việc dạy Toán bằng tiếng Anh
từng bước đạt hiệu quả tích cực.
Từ khóa: Tiếng Anh, CLIL, dạy học môn Toán, dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh,
dạy Toán bằng tiếng Anh
1. Mở đầu
Dạy tích hợp nội dung và ngôn ngữ (CLIL) rất phổ biến ở Châu Âu [2] với mục đích sử
dụng một ngoại ngữ như một phương tiện dạy học phù hợp với nhu cầu của công dân toàn cầu [3].
CLIL cũng được cho là một phương pháp trang bị cho người học những kĩ năng học ngoại ngữ
hiệu quả [4,5]. CLIL có cơ sở nghiên cứu phát triển nhanh chóng [6,7]. Các nước Châu Á, trong
đó có Việt Nam bắt đầu nhận thấy được lợi ích của CLIL, và hướng đến việc dạy học các môn học
bằng tiếng Anh, khi xu hướng toàn cầu hóa là tất yếu thì không ai có thể phủ nhận được vai trò
của tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập. Một số nghiên cứu đã chỉ ra Châu Á sẽ có nhiều động lực
để phát triển CLIL [8], CLIL phát triển đa trí tuệ [9], nó cũng là cơ hội để học sinh song ngữ có
cơ hội phát triển tiếng Anh [10].
Một trong 4 lời khuyên mà Tổng thống Singapore Lý Quang Diệu khuyên để Việt Nam
phát triển hơn trong tương lai là nên nâng cao trình độ tiếng Anh cho học sinh , sinh viên. Do
đó việc dạy các môn khoa học tự nhiên (trong đó có môn Toán ) bằng tiếng Anh là một nhu cầu
xã hội tất yếu.
Theo [1], Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo
đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học đi
đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn. Cũng theo nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện
Liên hệ: Chu Thu Hoàn, e-mail: chuthuhoan2011@gmail.com.
221
Chu Thu Hoàn
giáo dục và đào tạo (NQ do TBT Nguyễn Phú Trọng kí ban hành ngày 14.11.2013), hướng tới xây
dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp. "Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo
dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020"(gọi tắt là đề án 1400) và “ Đề án Phát triển hệ thống trường
trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020 ” (gọi tắt là đề án 959) cũng đặt ra lộ trình cụ
thể: Thí điểm áp dụng việc giảng dạy môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học bằng tiếng Anh
tại một số trường trung học phổ thông chuyên; tiến tới thực hiện giảng dạy các môn toán, tin học
bằng tiếng Anh tại các trường trung học phổ thông chuyên vào năm 2015.
- Khảo sát với 688 học sinh phổ thông trên địa bàn Hà nội về mục đích học môn Toán bằng
tiếng Anh và sử dụng phần mềm SPSS, chúng tôi thu được kết quả: để đi du học (49,9%); để
học thuật ngữ chuyên ngành Toán tiếng Anh (10,9%); để sưu tầm tài liệu giúp học môn Toán tốt
hơn(8,1%); để học môn tiếng Anh và môn Toán tốt hơn (31,5%); để có điều kiện giao lưu với bạn
bè trong nước và quốc tế (16,4%). Có 18,5% học sinh thấy Toán bằng tiếng Anh là môn học bình
thường cần phải học ở trường và có 15% học sinh cho rằng Không thấy việc học toán bằng tiếng
Anh là cần thiết. Qua đó phản ánh nhu cầu thực tế của việc học Toán bằng tiếng Anh dù với những
mục đích khác nhau của học sinh phổ thông hiện nay.Nhiều trường và cơ sở giáo dục nắm bắt được
nhu cầu đó nên đã và đang khảo sát, nghiên cứu để đưa Toán bằng tiếng Anh vào giảng dạy như
môn tự chọn, kết hợp với chương trình tiếng Anh hay như một môn học chính khóa.Đến nay có 20
trường chuyên trên toàn quốc đã tiến hành dạy thí điểm môn Toán bằng tiếng Anh dưới nhiều hình
thức khác nhau (thống kê của Vụ THPT - Bộ GD& ĐT tính đến năm học 2013-2014).Bên cạnh đó
có nhiều trường không phải trường chuyên hay các trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà nội,
thành phố Hồ Chí Minh đã hợp tác với các tổ chức quốc tế để đưa ra chương trình giảng dạy môn
Toán bằng tiếng Anh.Bên cạnh khó khăn về giáo viên thì việc có chương trình giảng dạy được
thẩm định và nghiên cứu đầy đủ thích hợp với học sinh Việt Nam là một vấn đề mà các trường
đang tìm hướng giải quyết.
Như vậy, Việt Nam đang rất quan tâm đến việc dạy Toán và các môn khoa học bằng tiếng
Anh . Đó là một sự cần thiết, một thực tế khách quan trong xu hướng chung của thế giới và khu
vực, cũng như trong bối cảnh đất nước đang phát triển và hội nhập. Một bài toán đặt ra là nên dạy
học môn Toán bằng tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả khi mà chưa có một nghiên cứu đầy đủ
nào về mô hình dạy học, phương pháp cũng như chương trình môn học này. Trong khuôn khổ của
bài báo này, chúng tôi có đưa ra một số đề xuất góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán
bằng tiếng Anh hiện nay ở nước ta.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Dạy Toán bằng tiếng Anh theo quan điểm của CLIL
2.1.1. Quan điểm CLIL
Content and Language Integrated Learning (CLIL) (Học tích hợp nội dung và ngôn ngữ) là
cách tiếp cận nội dung một số môn học thông qua tiếng nước ngoài được David Marsh và Anne
Maljers đưa ra vào năm 1994. Chẳng hạn Toán, Lí và tiếng Anh được dạy cùng lúc. Cách dạy học
này khác với dạy tiếng Anh truyền thống ở chỗ học sinh không cần phải đạt đến trình độ thông
thạo tiếng Anh trước khi học một môn học nào đó. Do vậy CLIL có nghĩa là dạy học một số môn
học thông qua ngoại ngữ và ngoại ngữ được học trong suốt quá trình đó. CLIL được áp dụng rộng
222
Dạy toán bằng tiếng Anh ở trường phổ thông của Việt Nam tiếp cận theo quan điểm của CLIL
rãi và đạt được nhiều thành công, chủ yếu là đối với tiếng Anh, như ở Đức, Hà Lan, Ý, Tây Ban
Nha, Cộng hòa Séc. . .
Phương pháp tiếp cận đa diện CLIL có thể cung cấp nhiều lợi ích:
- Xây dựng kiến thức văn hóa và sự hiểu biết,
- Phát triển kĩ năng giao tiếp liên văn hóa,
- Cải thiện năng lực ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp,
- Phát triển lợi ích đa ngôn ngữ và thái độ,
- Cung cấp cơ hội học tập nội dung thông qua quan điểm khác nhau,
- Cho phép tiếp xúc nhiều hơn với người học ngôn ngữ giảng dạy,
- Không yêu cầu giờ dạy thêm,
- Bổ sung các đối tượng khác chứ không phải là cạnh tranh lẫn nhau,
- Đa dạng hóa các phương pháp và các hình thức thực hành trong lớp,
- Tăng động lực và sự tự tin trong cả hai ngôn ngữ và chủ đề được giảng dạy của người học.
2.1.2. Đặc điểm dạy Toán bằng tiếng Anh theo quan điểm CLIL
Dạy Toán bằng tiếng Anh theo quan điểm CLIL là dạy môn Toán thông qua tiếng Anh và
tiếng Anh được học trong suốt quá trình đó, tạo ra sự giao thoa của ba “ngôn ngữ” Tiếng Việt,
Tiếng Anh và “ngôn ngữ” Toán để vừa có thể học Toán và tiếng Anh đạt hiệu quả cùng một lúc.
Vì vậy, một bài giảng Toán bằng tiếng Anh theo quan điểm CLIL (gọi tắt là bài học CLIL)
không phải là một bài học môn tiếng Anh cũng không phải là một bài học của môn Toán, nó là sự
kết hợp của cả hai.
Tây Ban Nha là một trong những quốc gia đứng đầu Châu Âu trong việc nghiên cứu và áp
dụng thành công CLIL. Sự phong phú và đa dạng văn hóa và ngôn ngữ của đất nước này cho phép
thực hành CLIL một cách rộng rãi. CLIL được triển khai theo từng vùng trên cả nước;nhưng chủ
yếu chia theo hai nhóm vùng chính là vùng đơn ngữ và vùng song ngữ. Vùng đơn ngữ (tiếng Tây
Ban Nha là ngôn ngữ chính thức) các môn học sẽ được dạy từ tiểu học đến trung học bằng một
hoặc hai ngoại ngữ. Vùng song ngữ (có một ngôn ngữ khác đồng chính thức với tiếng Tây Ban
Nha: gồm sứ Basque, Catalan, Galicia, Valencia) các môn học sẽ được dạy từ tiểu học đến trung
học bắt buộc bằng hai ngôn ngữ đồng chính thức của vùng và bằng một hoặc hai ngoại ngữ.Ở nước
này, người ta không chỉ dạy Toán và các môn khoa học tự nhiên theo CLIL mà cả các môn khoa
học xã hội như Lịch sử theo CLIL.Vùng song ngữ sẽ mang những kinh nghiệm CLIL cho vùng
đơn ngữ nên Tây Ban Nha nhanh chóng thành công với CLIL giúp nước này thúc đẩy nhanh quá
trình đa ngôn ngữ mà việc phát triển đa dạng ngôn ngữ đáp ứng yêu cầu của toàn cầu hóa là một
trong những quyết sách chiến lược của Châu Âu trong thập kỉ qua.
Theo CLIL việc dạy Toán bằng tiếng Anh mang lại nhiều lợi ích. DTBTA cho phép học
sinh thấy tiếng Anh không chỉ là môn học thuần túy mà có thể dùng tiếng Anh để thảo luận về
những vấn đề liên quan đến các môn học khác.
Toán học là môn khoa học cơ bản nên những vấn đề nghiên cứu của Toán liên quan đến
nhiều lĩnh vực khác nhau: Lịch sử (trong nghiên cứu khảo cổ); Kinh tế(trong sử lí dữ kiện thống
kê); xác suất và ứng dụng của nó (thiên văn học, y học), kiến trúc...
223
Chu Thu Hoàn
Giải Toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh dễ dàng trao đổi và tranh luận với nhau,
tức là dùng tiếng Anh nhiều hơn, giúp học sinh chủ động hơn trong việc nói và viết tiếng Anh của
mình.
Các từ vựng chuyên ngành của Toán không nhiều nên học sinh sẽ không gặp nhiều khó
khăn khi nghe giảng so với các môn học khác.
Khi một khái niệm toán học được tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau cho phép học sinh
hiểu hơn những khái niệm toán mình đã học trong tiếng Việt.
DTBTA giúp học sinh không mất nhiều thời gian làm quen với môn Toán và các môn
chuyên ngành khi học các chương trình tiên tiến trong hay ngoài nước.
DTBTA sẽ giúp học sinh thuận lợi hơn nếu tham gia các kì thi môn Toán bằng tiếng Anh
được tổ chức trong nước hoặc ở nước ngoài.
2.2. Dạy Toán bằng tiếng Anh ở trường phổ thông Việt Nam và đề xuất
2.2.1. Một số ý kiến về thực trạng dạy Toán bằng tiếng Anh ở trường phổ thông
Việc DTBTA triển khai đại trà thời điểm này là rất khó khăn nên để thực hiện đề án 1400
và đặc biệt là đề án 959, Bộ GD&ĐT mới khuyến khích triển khai thí điểm ở các trường chuyên
và các trường phổ thông có nhu cầu
Theo Vụ giáo dục trung học đến nay đã có 20 trường chuyên tổ chức thí điểm dạy môn Toán
và môn khoa học bằng tiếng Anh. Tuy thí điểm ở mức độ một số bài dạy nhưng đây là một bước
chuyển biến tích cực trong đổi mới giáo dục trong các trường chuyên.
Thực tế ở Thành phố Hồ Chí Minh, việc thí điểm dạy Toán và các môn khoa học tự nhiên
bằng tiếng Anh là nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh. Việc tổ chức dạy và học không
tạo căng thẳng cho học sinh bởi đó là hình thức tự chọn, không dùng kết quả để đánh giá kết quả
học tập hằng năm. Học sinh nào có khả năng thì đăng kí học. Hiện nay toàn thành phố có 45 lớp
với hơn 1.600 học sinh đang theo học chương trình này với thời lượng tối đa 2 tiết / tuần.
Ngoài 20 trường chuyên thì một số trường phổ thông khác không phải trường chuyên cũng
đã thực hiện dạy Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh như ở Thành phố Hồ Chí Minh
năm học này có 8 trường (THPT Lương Thế Vinh, THPT Nguyễn Thị Minh Khai,THPT Lê Quý
Đôn Q3,THPT Bùi Thị Xuân Q1,THPT Gia Định . . . ); ở Hà nội có THCS-THPT Nguyễn Tất
Thành,THCSNguyễn Siêu, THCS Thực nghiệm, THCS-THPTNguyễn Bỉnh Khiêm, THCS-THPT
Phạm Văn Đồng,. . .
Nhu cầu học sinh học Toán bằng tiếng Anh rất cao, nhưng thực tế chưa đáp ứng được, hiện
tại mới chỉ đáp ứng được khoảng 20%.
Thực ra khó khăn về chương trình, đội ngũ giáo viên, trình độ tiếng Anh của học sinh cũng
là những vấn đề trở ngại của các trường hiện nay.
Theo báo cáo năm 2013 của Bộ GD&ĐT, tỉ lệ giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn lên tới
gần 75% ở bậc tiểu học và 90% ở bậc THPT.Giáo viên Toán chưa phải kiểm tra chuẩn tiếng Anh
nên chưa có số liệu thống kê chi tiết nhưng dựa vào kết quả trên ta có thể khẳng định đa số giáo
viên Toán chưa đủ trình độ tiếng Anh để DTBTA. Đây cũng là điều hiển nhiên vì do nhu cầu công
việc nên hầu hết giáo viên phổ thông (trừ giáo viên môn tiếng Anh) đều chưa có để dành thời gian
224
Dạy toán bằng tiếng Anh ở trường phổ thông của Việt Nam tiếp cận theo quan điểm của CLIL
cho việc học tiếng Anh. Chính vì vậy Nhà nước nên có những hướng dẫn cụ thể về chính sách cho
giáo viên DTBTA,về lộ trình chính thức phải dạy Toán bằng tiếng Anh ở trường phổ thông để giáo
viên có động lực, nhu cầu và đam mê giảng dạy môn Toán bằng tiếng Anh. Bồi dưỡng tiếng Anh
cho giáo viên Toán có nhu cầu DTBTA là nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ giáo dục đã và đang đặt ra.
Có ý kiến đưa ra nên chăng ta bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành Toán cho giáo viên ngoại ngữ
để họ sẽ DTBTA, nhưng việc đó khó khả thi vì liệu một người biết tiếng Việt có thể dạy được
Toán bằng tiếng Việt? Chính vì thế không có cách nào khác chúng ta cần đào tạo giáo viên chuyên
ngành Toán có đủ trình độ tiếng Anh để DTBTA. Khi giáo viên có nguyện vọng học tiếng Anh
thật sự, không vì bắt buộc đủ chỉ tiêu của trường và Sở Giáo dục - Đào tạo thì việc đi bồi dưỡng
tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành mới có hiệu quả.
- Bồi dưỡng tiếng Anh cho giáo viên Toán hiện nay để họ có thể DTBTA là cần thiết nhưng
để có nguồn giáo viên đủ trình độ để DTBTA tốt thì các trường Sư phạm phải vào cuộc để có
những khóa sinh viên được đào tạo bài bản với các khóa học tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành
trong nước và thực tập ở nước ngoài. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ không dễ thực hiện
tốt vì hiện nay ở các trường Sư phạm số giảng viên có trình độ tiếng Anh để giảng dạy được các
môn chuyên ngành bằng tiếng Anh là không nhiều.Vì các giảng viên thường dùng ngoại ngữ để
đọc các tài liệu chuyên môn nên vấn đề nghe nói chưa được chú trọng. Sau đó Bộ GD&ĐT cần có
chuẩn riêng để đánh giá các sinh viên này để đảm bảo họ có thể được DTBTA. Tóm lại, với giáo
viên cần cho họ có động lực và đam mê DTBTA thì khó khăn về ngôn ngữ dễ dàng vượt qua hơn.
Cùng với khó khăn về nhân sự thì việc chưa có hướng dẫn khung chương trình cũng làm
cho việc DTBTA chưa phát huy hết được lợi ích của nó. Nhà trường và giáo viên đứng lớp đã và
đang tự chọn giáo trình theo kinh nghiệm giảng dạy.Để việc DTBTA có hiệu quả và quản lí chất
lượng chuyên môn tốt hơn thì cần gợi ý cho giáo viên những nội dung nên dạy và đưa ra khung
chương trình từ năm triển khai đại trà DTBTA với các trường chuyên.
2.2.2. Một số ý kiến về nội dung dạy Toán bằng tiếng Anh
Thứ nhất, không nên đưa ra nội dung DTBTA chung cho tất cả các trường chuyên mà nên
dựa vào nhu cầu của học sinh để đưa ra nội dung phù hợp vì bản thân việc dạy và học tiếng Anh,
tiếng Anh chuyên ngành muốn có hiệu quả phải dạy theo nhu cầu xã hội. Nếu lớp nào có nhu cầu
đi thi Toán bằng tiếng Anh ở khu vực và quốc tế nên dạy cách giải Toán bằng tiếng Anh phục vụ
thi cử; Nếu lớp có nhu cầu đi du học nhiều nên dạy chương trình của Mĩ / Anh,Singapore,Nhật...
chẳng hạn SAT, ACT, A LEVEL; Với các lớp chuyên môn gì thì tích hợp nội dung môn Toán, tiếng
Anh và môn chuyên đó để giảng dạy. Nếu làm được thì ta sẽ thực hiện được cả hai điều: dạy học
tích hợp liên môn và dạy bằng tiếng Anh, khi đó môn Toán cũng thể hiện được vai trò là môn khoa
học cơ bản và là môn học của tư duy; tiếng Anh được học trong cả quá trình DTBTA, học sinh
hiểu thêm nhiều về môn chuyên mình đang học.Các nội dung được bổ trợ lẫn nhau làm cho các
bài giảng Toán bằng tiếng Anh sẽ hấp dẫn với từng đối tượng. Học sinh sẽ phát huy được đam mê
và kiến thức của mình với môn chuyên, đồng thời học được tiếng Anh. Chẳng hạn, DTBTA cho
lớp chuyên Lí, khi dạy tích phân, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, đạo hàm ta có thể lấy nhiều ví
dụ trong phần cơ học để học sinh thấy mối liên hệ mật thiết của các môn học.
Thưa hai, cần có các chương trình quốc tế tham chiếu. Ở Việt Nam, DTBTA là vấn đề mới
được đặt ra nhưng nó đã được triển khai rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là Châu Âu đã coi đó
225
Chu Thu Hoàn
là chiến lược trọng điểm từ nhiều năm trước. Chính vì vậy, nước ta có thể tham khảo và học tập
để xây dựng chương trình riêng phù hợp với giáo viên và học sinh Việt Nam, cũng như hoàn cảnh
thực tế giáo dục trong nước.
Thứ ba, cần đưa vào các hoạt động ngoại khóa bổ trợ để tăng chất lượng DTBTA. Có thể
cho học sinh làm dự án về các vấn đề cụ thể của môn Toán và các môn chuyên khác bằng tiếng
Anh khi giáo viên được giới thiệu về phương pháp sư phạm dự án; hoặc cho học sinh được giao
lưu với các bạn trong và ngoài nước.
(Phần gạch chéo trên hình vẽ biểu diễn năng lực vận dụng môn tiếng Anh vào học Toán.)
Hình 1. Mô hình năng lực vận dụng tiếng Anh vào học Toán
2.2.3. Một số ý kiến về thời lượng và khung chương trình dạy Toán bằng tiếng Anh
Giáo dục nước nhà đang trong giai đoạn cần giảm bớt các nội dung không phù hợp ở thời
điểm hiện tại của một số môn học và dạy tích hợp các môn học có thể để nâng cao hiệu quả giáo
dục mà không bị mất quá nhiều thời gian. Dựa trên việc phân tích thực trạng DTBTA thì trong giai
đoạn 1 (3 năm đầu triển khai dạy thí điểm các trường chuyên) nên dành thời lượng 2 tiết / tuần để
DTBTA.
Các lớp chuyên của ban nào sẽ học theo chương trình không vượt quá nội dung chương
trình môn Toán của ban đó trong tiếng Việt và nên dạy những chủ đề thích hợp với từng ban trong
chương trình quốc tế.
Tất nhiên để làm được điều này không đơn giản vì giáo viên phải nghiên cứu kĩ nhu cầu
của học sinh để có thể biên soạn chương trình phù hợp với từng khối lớp. Sau 3 năm triển khai
theo hướng như vậy thì chúng ta có thể tập hợp và xây dựng chương trình chi tiết lần thứ nhất theo
nhóm nhu cầu khác nhau. Chúng ta sẽ chỉnh sửa và hoàn thiện sau mỗi 3 năm để đi đến khung
chương trình chung theo nhu cầu xã hội mang lại ý nghĩa thật sự của việc DTBTA. Điều mà không
ít người đến thời điểm này vẫn hoài nghi về sự thành công của nó.
226
Dạy toán bằng tiếng Anh ở trường phổ thông của Việt Nam tiếp cận theo quan điểm của CLIL
3. Kết luận
Nhà nước đã và đang có những quyết sách đúng đắn để nâng cao chất lượng giáo dục nhằm
đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và yêu cầu phát triển Đất nước trong thời kì hội nhập. Dạy các
môn khoa học tự nhiên (trong đó có môn Toán) bằng tiếng Anh đang nhận được sự quan tâm của
Bộ GD&ĐT là một minh chứng cụ thể cho nhận định đó. Việc triển khai chương trình DTBTA
gặp không ít khó khăn trở ngại nhưng với quyết tâm của ngành giáo dục thì các khó khăn sẽ dần
được tháo gỡ để chương trình được thực hiện từng bước có hiệu quả ở nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban tuyên giáo trung ương, 2013. Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp
hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá XI. Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.
[2] Smit, U.:2007, CLIL and immersion programmes:Applied linguistics perspectives.
International Journal of Applied Linguistics 17/2, 266-268.
[3] European Commission: 2010, European Language Policy and CLIL: A Selection of EU -
funded Projects.
[4] Dalton- Puffer, C:2008, Outcomes and processes in content and language intergrated
learning (CLIL): Current research from Europe in W.Delanoy & L.Volkmann(eds.), Furture
Perspectives for English Language Teaching , (139-157).Carl Winter, Heidelberg.
[5] Lasagabaster, D. And Sierra, J.:2009, Language attitude in CLIL and traditional EFL classes,
International CLIL Research Journal 1/2 , 4-17.
[6] Dalton - Puffer, C.and Nikula, T. : 2006, Introduction, Views: CLIL Special Issue 15/3, 4-7.
[7] Lasagabaster, D. And Zarobe,Y.R.(ed.) : 2010, CLIL in Spain. Cambridge Scholar
Publishing, Newcastle upon Tyne.
[8] Lee, B.C. and Chang, K.S.: 2008, An overview of content language integrated learning in
Asian contexts. Studies in English Education 13/2, 166-184.
[9] Mackenzie, A. S.:2008, English next in East Asia, in British Council (ed.), The Proceedings
of the Primary Innovations Regional Seminar, (23-30).British Council, Bangkok.
[10] Marsh, D. and Hood. P. : 2008, Content and language integrated learning in primary
East Asia contexts (CLIL PEAC), in British Council(ed.), The Proceedings of the Primary
Innovations Regional Seminar, (43-50).British Council, Bangkok.
ABSTRACT
Teaching mathematics in