1. Mở đầu
Trong thời gian nghỉ học tại nhà do dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn thế giới, dạy và học trực
tuyến (HTT) là sự lựa chọn không thể nào tốt hơn. Việc HTT có nhiều điểm thuận lợi nhưng kèm theo những bất lợi
nhất định; tuy vậy, nhiều trường đại học trên khắp thế giới đã cho thấy việc học qua mạng vẫn thu hút được nhiều
sinh viên (SV) (Ali Alghazo, 2005). Có thể thấy rằng, việc HTT sẽ hiệu quả hơn khi được tiến hành bởi giáo viên có
kinh nghiệm đối với môn học họ phụ trách (The Center for Teaching, Office of Academic Planning and Assessment,
the Center for Computer-Based Instructional Technology, and Continuing Education, 2002, tr 5). Các khóa HTT đã
được phát triển ở Mĩ và trên toàn cầu với tốc độ chóng mặt. Theo số liệu điều tra do Trung tâm nghiên cứu Pew thu
thập trong năm học 2010-2011, 89% các trường đại học có chương trình đào tạo 4 năm dạy trực tuyến toàn thời gian,
trực tuyến xen kẽ hoặc các hình thức hướng dẫn từ xa hoặc gián tiếp (Parker và cộng sự, 2011).
Tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trong thời gian nghỉ học ở nhà do dịch bệnh COVID-19 (từ sau kì nghỉ
Tết Nguyên Đán đến 04/5/2020), SV không chuyên tiếp tục học môn Tiếng Anh 2 trực tuyến. Một mặt, nội dung bài
giảng được đăng tải lên fitel.hnue.edu.vn vào đầu tuần; mặt khác, giảng viên (GV) giảng dạy trực tiếp trên Microsoft
Teams, Zoom hoặc Google Meet. Trong suốt thời gian 8 tuần dạy và HTT, GV và SV có những thuận lợi nhất định;
tuy vậy, khó khăn cũng không ít. Chính vì vậy, bài viết nghiên cứu về thực trạng việc dạy và HTT môn Tiếng Anh
2 cho SV không chuyên để tìm ra thuận lợi và khó khăn của GV và SV khi tiến hành dạy và HTT, từ đó đề xuất một
vài hướng khắc phục những trở ngại phát sinh.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy và học trực tuyến môn Tiếng Anh 2 cho sinh viên K69 không chuyên trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Thực trạng và một số đề xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 180-185 ISSN: 2354-0753
180
DẠY VÀ HỌC TRỰC TUYẾN MÔN TIẾNG ANH 2
CHO SINH VIÊN K69 KHÔNG CHUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
Phạm Thị Thanh Thúy+,
Hà Hồng Nga
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
+Tác giả liên hệ ● Email: phamthanhthuy09@gmail.com
Article History
Received: 03/4/2020
Accepted: 23/4/2020
Published: 08/5/2020
Keywords
online teaching and learning,
fitel.hnue.edu.vn, Microsoft
Teams, English 2, non-
English majors.
ABSTRACT
During being off at home because of COVID-19 pandemic, the first-year non-
English majors at Hanoi National University of Education kept learning the
subject English 2 online. Students read materials, did assignments on
fitel.hnue.edu.vn and learnt directly with their lecturers on Microsoft Teams,
Zoom or Google Meet. The research paper investigates advantages and
disadvantages that lecturers and students faced up during this 8-week process of
online teaching and learning. The research revealed that students have initially got
accustomed to learning online within 8 weeks; lecturers knew how to prepare and
post online materials and assignments, regularly checked students’ online
studying, successfully carried out online practice and discussion on Microsoft
Teams. Additionally, findings showed that both lecturers and students
encountered numerous difficulties during online teaching and learning; however,
they did make hardest effort to overcome, making this online time joyful.
1. Mở đầu
Trong thời gian nghỉ học tại nhà do dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn thế giới, dạy và học trực
tuyến (HTT) là sự lựa chọn không thể nào tốt hơn. Việc HTT có nhiều điểm thuận lợi nhưng kèm theo những bất lợi
nhất định; tuy vậy, nhiều trường đại học trên khắp thế giới đã cho thấy việc học qua mạng vẫn thu hút được nhiều
sinh viên (SV) (Ali Alghazo, 2005). Có thể thấy rằng, việc HTT sẽ hiệu quả hơn khi được tiến hành bởi giáo viên có
kinh nghiệm đối với môn học họ phụ trách (The Center for Teaching, Office of Academic Planning and Assessment,
the Center for Computer-Based Instructional Technology, and Continuing Education, 2002, tr 5). Các khóa HTT đã
được phát triển ở Mĩ và trên toàn cầu với tốc độ chóng mặt. Theo số liệu điều tra do Trung tâm nghiên cứu Pew thu
thập trong năm học 2010-2011, 89% các trường đại học có chương trình đào tạo 4 năm dạy trực tuyến toàn thời gian,
trực tuyến xen kẽ hoặc các hình thức hướng dẫn từ xa hoặc gián tiếp (Parker và cộng sự, 2011).
Tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trong thời gian nghỉ học ở nhà do dịch bệnh COVID-19 (từ sau kì nghỉ
Tết Nguyên Đán đến 04/5/2020), SV không chuyên tiếp tục học môn Tiếng Anh 2 trực tuyến. Một mặt, nội dung bài
giảng được đăng tải lên fitel.hnue.edu.vn vào đầu tuần; mặt khác, giảng viên (GV) giảng dạy trực tiếp trên Microsoft
Teams, Zoom hoặc Google Meet. Trong suốt thời gian 8 tuần dạy và HTT, GV và SV có những thuận lợi nhất định;
tuy vậy, khó khăn cũng không ít. Chính vì vậy, bài viết nghiên cứu về thực trạng việc dạy và HTT môn Tiếng Anh
2 cho SV không chuyên để tìm ra thuận lợi và khó khăn của GV và SV khi tiến hành dạy và HTT, từ đó đề xuất một
vài hướng khắc phục những trở ngại phát sinh.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Dạy và học trực tuyến
Trên thế giới và ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa về dạy và HTT. Theo Resta và Patru
(2010), đào tạo trực tuyến hay dạy và HTT là hình thức học tập bằng truyền thông qua mạng Internet theo cách tương
tác với nội dung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học (trích theo Trần Thị Lan Thu, 2019,
tr 7). Manijeh Sadeghi (2019, tr 81) giải thích rằng, dạy và HTT là hình thức giáo dục trong đó SV có thể không cần
luôn luôn có mặt tại trường. Nói theo một cách khác, SV học, nghiên cứu và đạt được trình độ trong môn học mình
đã chọn bằng hình thức trực tuyến mà không cần có mặt tại trung tâm tổ chức thi, giảng đường trường cao đẳng hoặc
khuôn viên trường đại học. Một quan điểm tương tự là, dạy và HTT được định nghĩa như là mô hình được sử dụng
trong học tập khi người học không cần tham dự lớp học xây bằng gạch vữa, hoặc thường diễn ra ở một địa điểm
khác, cần đến sự giao tiếp thông qua công nghệ cũng như tổ chức đặc biệt, hoặc ở nơi mà SV và GV bị tách biệt về
địa lí và thời gian (Moore & Kearsley, 2012, tr 2; Finch & Jacobs, 2012, tr 546).
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 180-185 ISSN: 2354-0753
181
Trịnh Văn Biều (2012, tr 86) lại cho rằng, dạy và HTT, hiểu theo nghĩa rộng là thuật ngữ dùng để mô tả việc
học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin. Tác giả giải thích
rằng, đó là một kiểu dạy và học trong đó giáo viên và học viên giao tiếp với nhau trên Internet thông qua e-mail,
thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video; và các nội dung môn học có thể được chuyển tải qua
các công cụ hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet, các website hoặc từ đĩa CD, băng video,
audio. Vũ Thị Hạnh (2013) khẳng định rằng, có hai hình thức giao tiếp trực tuyến giữa người dạy và người học:
giao tiếp đồng bộ (synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (asynchronous). Cụ thể, giao tiếp đồng bộ là hình
thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một thời điểm và trao đổi thông tin trực tiếp với
nhau như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video; còn giao tiếp không đồng bộ là hình thức mà những người giao
tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm, ví dụ như: các khoá học qua Internet, e-mail,
diễn đàn. Đặc trưng của kiểu học này là GV chuẩn bị tài liệu khoá học trước khi khoá học diễn ra và học viên
được tự do chọn lựa thời gian tham gia khoá học.
Một khía cạnh nữa được đề cập đến là phần mềm cho khóa học. Một nghiên cứu cho rằng, nhiều chương trình
phần mềm sẵn có khiến cho việc phát triển khóa HTT dễ dàng hơn. Những chương trình này bao gồm các đặc điểm
như thảo luận và tài liệu được chia sẻ, giao diện thiết kế được chuẩn bị trước giúp việc thiết kế khóa học trở nên dễ
dàng hơn (The Center for Teaching, Office of Academic Planning and Assessment, the Center for Computer-Based
Instructional Technology, and Continuing Education, 2002, tr 6). Barbara Means và cộng sự (2014) cung cấp sự chỉ
dẫn cần thiết đối với các hình thức và ứng dụng HTT khác nhau. Các tác giả nhắc đến việc HTT ở phổ thông, cao
học và bên ngoài lớp học. Các công nghệ trong dạy và HTT như MOOCS (các khóa HTT mở rộng), trò chơi có
nhiều người tham gia, những môi trường thực hành trực tuyến phù hợp được đề cập đến xét về nguyên tắc thiết kế,
thực hiện và bối cảnh sử dụng.
Trong nghiên cứu này, dạy và HTT được tiến hành thông qua trang fitel.hnue.edu.vn và Microsoft Teams. SV
được cung cấp tài liệu, giao bài tập và kiểm tra trên trang fitel.hnue.edu.vn; ngoài ra, GV và SV có buổi học trực tiếp
trên Microsoft Teams để tương tác mặt đối mặt theo đúng thời khóa biểu trong kế hoạch đào tạo của Trường.
2.2. Lớp học trực tuyến trên trang fitel.hnue.edu.vn và ứng dụng giảng dạy trực tuyến Microsoft Teams
2.2.1. Lớp học trực tuyến trên trang fitel.hnue.edu.vn
fitel.hnue.edu.vn là trang HTT được thiết kế dành cho SV của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong thời gian
nghỉ học do dịch bệnh COVID-19. Trang được tạo ra như một trang tự học dành cho SV. GV soạn bài và đăng tải
lên trang này, bao gồm tài liệu tham khảo, video bài giảng trực tuyến, quiz định dạng SCORM và assignment cho
SV làm, kèm theo hạn nộp. Việc SV học và nộp bài sẽ được GV kiểm tra để tính chuyên cần và điểm điều kiện. Trên
trang này, GV và SV có thể gửi tin nhắn trao đổi trực tiếp nếu cần thiết. Dưới đây là giao diện website Hệ thống đào
tạo trực tuyến của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (hình 1).
Hình 1. Giao diện của trang fitel.hnue.edu.vn và môn Tiếng Anh 2 - K69
2.2.2. Ứng dụng giảng dạy trực tuyến Microsoft Teams
Theo Microsoft (2018), Microsoft Teams là ứng dụng điện toán đám mây chứa đựng các cuộc hội thoại, cuộc
họp, tệp và ứng dụng tích hợp trong Hệ thống quản lí học tập. Ứng dụng này được sử dụng thường xuyên nhất cho
các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng (Techterms.com, 2019). Người dùng cần đặt lịch
họp trước, sau đó mời những thành viên tham gia. Tsai (2018) cho rằng, một số ứng dụng có chat như Teams cung
cấp chức năng mà email không có, bao gồm phòng chat, hội thảo video và các đặc điểm không trùng khớp với mạng
xã hội thông thường. Ứng dụng tạo ra môi trường học tập ảo và được cấu trúc theo cách thức tạo điều kiện cho sự di
chuyển nhanh chóng và dễ dàng từ các cuộc đàm thoại đến việc tạo ra nội dung (Microsoft, 2018).
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 180-185 ISSN: 2354-0753
182
Hình 2. Giao diện ứng dụng Miscrosoft Teams
Trong phạm vi bài viết, Microsoft Teams được sử dụng chủ yếu để tạo ra cuộc gọi video trực tiếp trên mạng giữa
GV và SV. Trong cuộc hội thoại, GV và SV tương tác trực tiếp; GV giảng bài và giải đáp thắc mắc của SV liên quan
đến bài học. GV và SV nhìn thấy nhau qua webcam, giúp sự tương tác hiệu quả hơn, có thể gửi tin nhắn cá nhân
hoặc cho cả lớp. Còn tài liệu và bài tập đều được tải lên trang fitel.hnue.edu.vn. Dưới đây là giao diện cuộc gọi video
trên Microsoft Teams.
Hình 3. Giao diện buổi HTT với SV trên Microsoft Teams
2.3. Thực trạng việc dạy và học tiếng Anh trực tuyến cho sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội trong giai đoạn COVID-19
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và định tính. Cụ thể, chúng tôi thực hiện ghi nhật kí tình hình dạy
và HTT của GV và SV cho môn Tiếng Anh 2 trong 8 tuần (tuần 4 - tuần 11) để nắm một cách toàn diện việc dạy và
HTT, những thuận lợi và khó khăn. Ngoài ra, chúng tôi cũng thu thập điểm kiểm tra giữa kì của SV 3 lớp trình độ
A1 (164 SV) và 2 lớp trình độ A2 (69 SV); từ đó phân tích số liệu, tìm ra xem SV đã thực sự hiểu được việc HTT và
có đầy đủ kĩ năng xử lí các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình học và tiến hành kiểm tra hay chưa.
2.3.2. Phương tiện nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương tiện nghiên cứu chính là môn Tiếng Anh 2 được thiết kế trên trang fitel.hnue.edu.vn và
ứng dụng Microsoft Teams để GV thực hiện những giờ giảng trực tiếp trong thời gian nghỉ dịch COVID-19, tạo ra
sự tương tác hiệu quả giữa GV và SV. Môn Tiếng Anh 2 trình độ A1 và A2 được thiết kế bởi hai nhóm GV nhiều
kinh nghiệm giảng dạy của Khoa Tiếng Anh sau khi được tập huấn kĩ lưỡng về thiết kế bài giảng trực tuyến. Còn về
ứng dụng Microsoft Teams, mỗi GV được Nhà trường cung cấp một tài khoản miễn phí trên ứng dụng, được hướng
dẫn cách sử dụng vào giảng dạy cho SV.
2.3.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đầu tiên, chúng tôi bàn về việc dạy và học trên fitel.hnue.edu.vn. GV soạn tài liệu và bài tập cho SV môn Tiếng
Anh 2 trình độ A1 và A2 bao gồm các nội dung: mục tiêu của bài học, tài liệu tham khảo, video bài giảng, các đường
link tài liệu, bài tập (quizzes, assignments) có định dạng SCORM và tải lên trang fitel.hnue.edu.vn vào chủ nhật để
SV bắt đầu học vào thứ 2. GV phụ trách các lớp theo dõi tình hình học tập trực tuyến của SV và báo cáo tỉ lệ tham
gia học vào cuối ngày cho nhóm trưởng. Theo báo cáo ngày và tuần từ các trưởng bộ môn, 91% SV đã có ý thức
thường xuyên xem bài học và nộp bài tập đúng hạn. Các em nắm vững công nghệ và HTT một cách chủ động. Nếu
không hiểu, SV đều chủ động nhắn tin cho GV trên trang fitel.hnue.edu.vn, gửi email, nhắn qua Zalo hoặc nhắn tin,
gọi điện trực tiếp. Tuy vậy, một vài SV chưa biết quản lí thời gian nên gặp khó khăn trong việc theo dõi tin tức và
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 180-185 ISSN: 2354-0753
183
không nộp bài tập đúng hạn. Ngoài ra, kết nối mạng tại nhà của một số SV chập chờn nên việc làm bài tập trực tuyến
bị ảnh hưởng. Đôi khi, trang bị quá tải nên SV và GV không truy cập được.
Một phần nữa là ghi chép về buổi diễn ra bài kiểm tra giữa kì được tiến hành trực tuyến. Bài kiểm tra có định
dạng SCORM, với các câu hỏi trắc nghiệm và được đặt thời gian. SV các lớp được GV gửi tin nhắn trên trang
fitel.hnue.edu.vn và email để thông báo chính xác lịch kiểm tra. Ban Chủ nhiệm Khoa chỉ đạo, Trưởng bộ môn, các
nhóm trưởng và tất cả GV phụ trách các lớp thuộc trình độ A1, A2 đều trực giờ kiểm tra hôm đó để kịp thời xử lí
những vấn đề phát sinh vì tất cả SV tham gia học Tiếng Anh 2 trình độ A1 (827), A2 (624) đều kiểm tra. Nhóm SV
trình độ A1 làm bài kiểm tra trước, sau đó đến nhóm SV trình độ A2. Giờ kiểm tra có sự trợ giúp về kĩ thuật từ phía
Khoa Công nghệ thông tin. SV gặp khá nhiều vấn đề trong suốt quá trình kiểm tra. Một số SV vừa vào làm bài thì
không làm được tiếp. Một vài SV vào làm bài được nhưng đến phần nghe thì không thấy tiếng phát ra. Một số SV
do không chú ý email hoặc tin nhắn trên trang fitel.hnue.edu.vn nên không biết để làm bài kiểm tra. Với sự trợ giúp
của Khoa Công nghệ thông tin, sau khi SV bị trục trặc kĩ thuật trong quá trình làm bài lần 1, các em được làm lại bài
lần 2. Việc tiến hành cho tất cả SV trình độ A1, A2 cùng làm bài kiểm tra giữa kì một lúc là một thử thách lớn với
Ban Chủ nhiệm Khoa, Trưởng bộ môn, hai nhóm trưởng và toàn bộ GV phụ trách các lớp. Cuối cùng, bài kiểm tra
đã được tiến hành xong xuôi trong tầm kiểm soát với sự nỗ lực và đồng lòng của đội ngũ GV và lãnh đạo.
Tiếp theo, chúng tôi đề cập đến việc dạy và học trên Microsoft Teams. Theo đúng thời khóa biểu dành cho môn
Tiếng Anh 2, GV lên lớp trực tiếp trên Teams. Để chuẩn bị, GV đăng nhập với tài khoản đã được cấp, thiết kế khóa
học (channel) cho từng lớp, gửi đường link lớp học đến SV, mời SV vào lớp. Sau đó, GV nhắn tin trên trang
fitel.hnue.edu.vn và gửi email nhắc SV vào buổi tối trước hôm diễn ra buổi học. GV dặn SV lên Teams trước 10
phút để ổn định lớp học và xử lí các vấn đề phát sinh, chuẩn bị cho giờ học diễn ra đầy đủ và thuận lợi. Trước giờ
hẹn SV học trên Teams 15 phút, GV lên Teams, thực hiện cuộc gọi video và ngồi chờ SV vào lớp. Lần lượt SV vào
lớp học Teams; SV nào không đăng nhập được thì gửi mail hoặc tin nhắn báo cáo. Một số vấn đề SV hay gặp phải
bao gồm: email SV đang sử dụng khác với email trên trang fitel.hnue.edu.vn nên SV không đăng nhập được; mặc
dù email đúng nhưng SV vẫn không đăng nhập được; SV chỉ nhắn tin trên Teams mà không tham gia vào cuộc gọi
video được; SV không để ý nên không nhớ, bỏ qua buổi học trực tiếp trên Teams; SV vào được lớp học Teams nhưng
do tín hiệu mạng yếu nên bị văng ra ngoài liên tục; tín hiệu mạng của GV đôi lúc chập chờn nên có lúc đang giảng
bài, máy phát ra tiếng rè rè hoặc không kết nối được cho đến khi tín hiệu mạng mạnh hơn thì GV mới có thể giảng
bài bình thường; SV thấy hình của GV mà không nghe thấy tiếng nói.
Chúng tôi phân tích số liệu thu thập được dựa vào kết quả bài kiểm tra giữa kì của 164 SV trình độ A1 và 69 SV
trình độ A2. Bài kiểm tra có định dạng SCORM, với các câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 60 phút. Điểm bài kiểm tra
thể hiện việc SV đã HTT hiệu quả đến mức nào và kĩ năng công nghệ thông tin các em tự trang bị cho bản thân trong
suốt thời gian tự học trên trang fitel.hnue.edu.vn có thật sự tốt.
Kết quả thu được giúp chúng tôi có thể đưa ra một vài nhận định như sau: 148 SV trên tổng số 164 SV trình độ
A1 đạt điểm kiểm tra giữa kì từ 50 điểm trở lên, chiếm 90,24%; trong đó 28,66% SV đạt điểm từ 50 đến 70, 50%
SV đạt điểm từ 70 đến 90 và 11,58% SV đạt điểm từ 90 trở lên. 16 SV đạt điểm dưới 50. Như vậy, học lực của SV
3 lớp A1 và kĩ năng làm bài kiểm tra trực tuyến của SV tương đối tốt; tuy nhiên, vẫn còn một số SV kết quả chưa
cao, một phần là do lỗi mạng Internet, một phần có thể do học lực và kĩ năng làm bài thi của các em chưa thật sự tốt.
Còn về điểm kiểm tra của 69 SV trình độ A2, nhìn chung, những SV này đạt điểm khá cao, với 69/69 SV đạt
điểm từ 50 trở lên, chiếm 100%. Trong đó, 60 SV có điểm kiểm tra từ 70 điểm trở lên, chiếm 86,96%. Đáng quan
tâm nhất là 12 SV (chiếm 17,39%) có kết quả từ 90 điểm trở lên. Do vậy, đa số SV 2 lớp A2 có năng lực tiếng Anh
tốt cùng với trình độ vi tính và Internet khá nên bài kiểm tra có điểm cao. Ngoài ra, cũng có thể do tín hiệu Internet
tại nhà mạnh nên các em làm bài kiểm tra rất tốt trong vòng 60 phút.
2.4. Một số đề xuất nhằm cải thiện chất lượng dạy và học trực tuyến tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Bailey & Card (2009, tr 154) coi trọng việc xác lập mục đích khóa học, mục tiêu học và những mong đợi về khóa
học. Có 8 vấn đề liên quan đến phương pháp cần được luyện tập một cách hiệu quả: 1) Nắm bắt các mối quan hệ; 2) Sự
gắn kết; 3) Quản lí thời gian; 4) Giao tiếp; 5) Tổ chức; 6) Công nghệ thông tin; 7) Sự linh hoạt; 8) Những mong đợi cao.
Yuan & Kim (2014) cung cấp những chỉ dẫn cho việc phát triển cộng đồng HTT: - Nỗ lực xây dựng cộng đồng
học tập nên được duy trì ngay đầu khóa học và xuyên suốt học kì; - Cả SV và GV nên cùng tham gia vào xây dựng
cộng đồng học tập; - Công nghệ thông tin nên được sử dụng để tạo ra không gian chung trong đó SV và GV tương
tác với nhau; - Nhiều chiến lược nên được áp dụng để thúc đẩy thảo luận; - Khuyến khích cả hình thức thảo luận theo
định hướng bài tập và tương tác xã hội; - SV nên được giao bài tập mà để hoàn thành SV cần tới sự hợp tác.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 180-185 ISSN: 2354-0753
184
Riêng về GV giảng dạy trực tuyến thành công, Ladon (2002) đưa ra các tiêu chí sau: - GV cung cấp môi trường
an toàn cho SV thông qua động viên và hỗ trợ cho những SV mới tiếp cận với HTT; - GV mời SV tham gia bằng
việc đưa ra mục đích và kế hoạch cho khóa học; - GV thường xuyên gửi phản hồi cho từng cá nhân thông qua các
công cụ giao tiếp khác nhau; - GV giúp SV giữ kết nối với nhau.
Ragan (1999) cũng bày tỏ quan điểm cụ thể về GV giảng dạy trực tuyến: GV dạy trực tuyến phải lập kế hoạch
trước, có tính tổ chức tốt, giao tiếp với người học theo những cách mới; họ cần tiếp cận với người học, làm việc
nhóm khi thích hợp và đóng vai người tạo điều kiện hoặc tư vấn khi tương tác với người học.
Những đề xuất kể trên dựa vào nghiên cứu của các học giả trên thế giới. Ngoài ra, chúng tôi đề xuất thêm một số
hướng giải quyết, giúp việc dạy và HTT trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn: 1) SV và GV cần duy trì tín hiệu Internet
mạnh; như vậy, việc dạy và HTT sẽ diễn ra suôn sẻ; 2) Cả GV và SV nên được hỗ trợ thường xuyên về mặt kĩ thuật
khi có sự cố liên quan đến máy tính hoặc kết nối Internet xảy ra; 3) SV cần có kế hoạch và thời gian biểu học tập cụ
thể cho từng môn học tại nhà và cần hiện thực hóa kế hoạch đó bằng nỗ lực bản thân, không để tình trạng chậm nộp
bài tập hoặc quên buổi HTT trên Microsoft Teams với GV; 4) Gia đình SV cũng cần tạo điều kiện cho các em tham
gia HTT tại nhà và hoàn thành bài tập đúng hạn; 5) GV cần thường xuyên trau dồi kĩ năng soạn bài giảng trực tuyến
nhằm thu thập những tài liệu thật sự hữu ích, soạn các bài tập vừa sức với SV, tạo điều kiện cho SV hiểu bài và hoàn
thành bài; 6) GV và SV nên duy trì liên lạc thường xuyên để trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết.
3. Kết luận
Bài viết đã tập trung tìm hiểu thực trạng dạy và HTT cho SV năm thứ nhất môn Tiếng Anh 2 tại Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội năm học 2019-2020. Dựa vào phương pháp định tính và định lượng, có thể nhận định rằng cả GV
và SV dần làm quen với hình thức dạy và HTT trên trang fitel.hnue.edu.vn và giảng dạy trực tiếp trên Microsoft
Teams. Bước đầu, SV được ghi nhận là phần nào đó HTT thành công với điểm kiểm tra tương đối tốt. GV đã thành
thục các thao tác như soạn bài giảng trực tuyến, kiểm tra tình hình SV HTT và tiến hành tương tác trực tiếp với SV
trên Teams. Tuy còn nhiều khó khăn, thời gian sắp tới, hình thức dạy và học kết hợp (blended