Trong giai đoạn hiện nay toàn cầu hoá đang trở thành xu thế tất yếu của thời đại.
Quá trình hội nhập nền kinh tế đang diễn ra hầu hết ở các nước trên thế giới làm cho
các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn. Vì thế hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp không chỉ bó hẹp ở phạm vi quốc gia mà còn vươn ra thị
trường thễ giới. Để thâm nhập vào thị trường thế giới thì doanh nghiệp gặp rất nhiều
rào cản, một trong những rào cản đó là pháp luật, điều mà các doanh nghiệp luôn băn
khoăn trăn trở tìm hiểu kỹ lưỡng. Nếu không thì doanh nghiệp sẽ bị thất bại ngay từ
những bước đi đầu tiên trên thị trường đó.
Trong pháp luật bao gồm rất nhiều vấn đề khác nhau. Một trong những vấn đề mà
doanh nghiệp đầu tiên gặp phải là pháp luật về quyền sở hữu thương hiệu. Nhiều
doanh nghiệp Việt Nam khi đang chuẩn bị thủ tục để đăng ký thương hiệu hay đang
có chiến lược khuyếch trương sản phẩm vào thị trường mà doanh nghiệp định thâm
nhập thì hoàn toàn bất ngờ về việc thương hiệu mà doanh nghiệp đã bỏ rất nhiều thời
gian, công sức để xây dựng, nay đã bị doanh nghiệp khác đăng ký mất, điều đó cũng
nói lên là hàng hoá của doanh nghiệp bị cấm lưu thông, tiến trình mở rộng xuất khẩu
cũng bị ngưng trệ. Sau thuốc lá Vinataba, cà phê Trung Nguyên bị nước ngoài đăng
ký mất, giờ đây đến PetroVietnam cũng bị một doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu tại
Mỹ. Tuy đơn đăng ký chưa chấp nhận nhưng nếu không có biện pháp kịp thời, thì
thương hiệu PetroVietnam- Doanh nghiệp lớn nhất nghành dầu khí Việt Nam sẽ bị
mất ở nước ngoài.
Liệu pháp luật Mỹ có bảo vệ cho doanh nghiệp bị mất thương hiệu tại Mỹ không?
Và PetroVietnam sẽ phải đối phó như thế nào để lấy lại thương hiệu của mình và từ
bài học thương hiệu PetroVietnam thì các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì và có
biện pháp gì để bảo vệ thương hiệu của mình.
Trên cở sở đó, em xin mạnh dạn chọn đề tài:
“ Bài học thương hiệu PetroVietnam và biện pháp bảo vệ thương hiệu cho các
doanh nghiệp Việt Nam”
Trong bài đề án này, em xin trình bày các vấn đề sau:
I. Một số quy định pháp lý về thương hiệu và thủ tục đăng ký thương hiệu ở Mỹ.
II. Phản ứng của PhetroVietnam khi nhận được thông báo bị mất cắp thương hiệu tại
Mỹ.
III. Bài học thương hiệu PetroVietnam và biện pháp bảo vệ thương hiệu cho các
doanh nghiệp Việt Nam.
16 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2123 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Bài học thương hiệu PetroVietnam và biện pháp bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Bài học thương hiệu PetroVietnam và
biện pháp bảo vệ thương hiệu cho các
doanh nghiệp Việt Nam
Lời nói đầu.
Trong giai đoạn hiện nay toàn cầu hoá đang trở thành xu thế tất yếu của thời đại.
Quá trình hội nhập nền kinh tế đang diễn ra hầu hết ở các nước trên thế giới làm cho
các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn. Vì thế hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp không chỉ bó hẹp ở phạm vi quốc gia mà còn vươn ra thị
trường thễ giới. Để thâm nhập vào thị trường thế giới thì doanh nghiệp gặp rất nhiều
rào cản, một trong những rào cản đó là pháp luật, điều mà các doanh nghiệp luôn băn
khoăn trăn trở tìm hiểu kỹ lưỡng. Nếu không thì doanh nghiệp sẽ bị thất bại ngay từ
những bước đi đầu tiên trên thị trường đó.
Trong pháp luật bao gồm rất nhiều vấn đề khác nhau. Một trong những vấn đề mà
doanh nghiệp đầu tiên gặp phải là pháp luật về quyền sở hữu thương hiệu. Nhiều
doanh nghiệp Việt Nam khi đang chuẩn bị thủ tục để đăng ký thương hiệu hay đang
có chiến lược khuyếch trương sản phẩm vào thị trường mà doanh nghiệp định thâm
nhập thì hoàn toàn bất ngờ về việc thương hiệu mà doanh nghiệp đã bỏ rất nhiều thời
gian, công sức để xây dựng, nay đã bị doanh nghiệp khác đăng ký mất, điều đó cũng
nói lên là hàng hoá của doanh nghiệp bị cấm lưu thông, tiến trình mở rộng xuất khẩu
cũng bị ngưng trệ. Sau thuốc lá Vinataba, cà phê Trung Nguyên bị nước ngoài đăng
ký mất, giờ đây đến PetroVietnam cũng bị một doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu tại
Mỹ. Tuy đơn đăng ký chưa chấp nhận nhưng nếu không có biện pháp kịp thời, thì
thương hiệu PetroVietnam- Doanh nghiệp lớn nhất nghành dầu khí Việt Nam sẽ bị
mất ở nước ngoài.
Liệu pháp luật Mỹ có bảo vệ cho doanh nghiệp bị mất thương hiệu tại Mỹ không?
Và PetroVietnam sẽ phải đối phó như thế nào để lấy lại thương hiệu của mình và từ
bài học thương hiệu PetroVietnam thì các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì và có
biện pháp gì để bảo vệ thương hiệu của mình.
Trên cở sở đó, em xin mạnh dạn chọn đề tài:
“ Bài học thương hiệu PetroVietnam và biện pháp bảo vệ thương hiệu cho các
doanh nghiệp Việt Nam”
Trong bài đề án này, em xin trình bày các vấn đề sau:
I. Một số quy định pháp lý về thương hiệu và thủ tục đăng ký thương hiệu ở Mỹ.
II. Phản ứng của PhetroVietnam khi nhận được thông báo bị mất cắp thương hiệu tại
Mỹ.
III. Bài học thương hiệu PetroVietnam và biện pháp bảo vệ thương hiệu cho các
doanh nghiệp Việt Nam.
I.Một số quy định pháp lý về thương hiệu và thủ tục đăng ký thương hiệu ở Mỹ.
1.Một số quy định pháp lý về thương hiệu trong hiệp định thương mại Việt-Mỹ.
Khái niệm thương hiệu: Điều 6 chương II của hiệp định thương mại Việt-Mỹ ghy
rõ rằng “nhãn hiệu hàng hoá được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất
kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một người vơí
hàng hoá hoặc dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên người, hình, chữ cái, chữ
số, tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hoá hoặc hình dạng của
bao bì hàng hoá”.
Trong tất cả các chương của hiệp định thương mại Việt-Mỹ, chương II về quyền sở
hữu trí tuệ, tại phần nhẵn hiệu hàng hoá, tinh thần quan trong nhất là đối xử quốc gia,
có nghĩa là công ty Mỹ đăng ký thương hiệu tại Mỹ như thế nào, thì doanh nghiệp
Việt Nam sang bên đó đăng ký cũng chừng ấy thủ tục, không được gây khó dễ. Điều
này bao gồm cả chuyện không đòi hỏi công bố tác phẩm ở kia mới được bảo vệ
quyền tác giả. Riêng phần nhãn hiệu hàng hoá, hiệp định thương mại Việt Mỹ có đề
cập thêm loại nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Nhãn hiệu tập thể làloại
nhãn hiệu dùng chung cho các thành viên của tổ chức một nhóm như Coopmart hay
saigon times Group , còn nhãn hiệu chứng nhận do người chủ người chủ sở hữu cho
phép người khác dùng đại loại như biêủ trưng “hàng việt Nam chất lượng cao”.
Điều 6 trong chương II về quyền sở hữu trí tuệ của Hiệp Định Thương Mại Việt-Mỹ
có một nội dung quan trọng nhưng quá ngắn gọn. Nội dung chỉ nói Hiệp Định
Thương Mại Việt-Mỹ “áp dụng điều 6 bis, Công Ước paris, với sửa đổi cần thiết, đối
với dịch vụ” . Điều này có nghĩa là, người nộp hồ sơ đăng ký một nhãn hiệu sẽ bị từ
chỗi hay đã đăng ký rồi sẽ bị thu hồi giấy đăng ký nếu nhãn hiệu giống nhãn hay
tương tự nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký ở bất kỳ nước thành viên nào của Công
ước Paris, mà cả Mỹ và Việt Nam đều là thành viên. Hiệp Định Thương Mại Việt-
Mỹ cũng định nghĩa khá rõ thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng để tránh tranh cãi về sau.
Muốn Đăng ký nhãn hiệu thường phải thật sự sử dụng nhãn hiệu đó. Nhưng Hiệp
Định Thương Mại Việt- Mỹ có nói , không được từ chối đơn đăng ký chỉ vì lý do dự
định sử dụng chưa được thực hiện. Thời hạn tối đa hoãn ý định sử dụng nhãn hiệu là
3 năm kể từ ngay nộp đơn. Một nhãn hiệu sau khi đăng ký thì có hiệu lực trong 10
năm và sau đó cứ 10 năm lại gia hạn lại. Còn một nhãn hiệu sau 3 năm không sử
dụng mà không có lý do chính đáng có thể sẽ bị thu hồi giấy đăng ký.
1.Thủ tục đăng ký thương hiệu ở Mỹ.
Trước khi tiến hành đăng ký, doanh nghiệp phải kiểm tra xem đã có ai đăng ký
thương hiệu của mình hay chưa. Bằng cách có thể vào trang chủ của văn phòng sáng
chế và thương hiệu Mỹ (USPTO) địa chỉ: www.uspto.gvo để kiểm tra.
+Doanh nghiệp có thể đăng ký qua mạng tại địa chỉ:
Tại đây doanh nghiệp cũng có thể kiểm tra tình hình hồ sơ của mình, xem có ai
tranh chấp không, bao giờ được công nhận. Ngược lại nếu thấy ai giành quyền sử
dụng thương hiệu của mình, doanh nghiệp có thể khiếu nại tại uỷ ban xét xử và
khiếu nại thương hiệu Mỹ (TTAP). Sau khi nhận được hồ sơ, nơi này sẽ gửu thông
báo đến người đăng ký để yêu cầu giải trình và tuỳ trường hợp sẽ giải quyết trong
vòng 4 tháng. Có thể khiếu nại thương hiệu đang xem xét và cả thương hiệu đã được
đăng ký. Lưu ý chủ nhân thật sự của một thương hiệu có gắn xuất xứ hàng hoá, ví dụ
nhãn hưng yên, gạo nàng hương thường được ưu tiên.
Lệ phí đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá tại Mỹ là 350 USD, cộng thêm lệ phí
100USD tiền cấp giấy chứng nhận .Lệ phí nộp đơn khiếu nại nhãn hiệu bị chiếm đoạt
là 300 USD. Gia hạn nhãn hiệu cũng phải nộp tiền, 400 USD mỗi lần gia hạn.
+Doanh nghiệp có thể đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ.
Cơ sở nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ.
1- Nhãn hiệu đã sử dụng tại Mỹ.
2- Nhãn hiệu đã sử dụng tại Mỹ.
3- Nhãn hiệu đã nộp đơn tại một nước khác( là thành viên của Công ước
paris hoặc của thoả ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận)
4- Nhãn hiệu đã đăng ký tại một nước khác (là thành viên của Công ước
Paris hoặc của thoả ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận).
Quy trình xét nghiệm:
- Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá sẽ được xét nghiệm trong vòng 6 tháng kể
từ ngày nộp đơn. Nếu không có bất kỳ sửa đổi, bổ sung hay phản đối nào của
xét nghiệm viên đưa ra trong thời hạn xét nghiệm, đơn sẽ được chuyển sang
công bố trên công báo sở hữu công nghiệp để bất kỳ bên thứ ba nào có quyền
và lợi ích liên quan có thể phản đối việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.
- Nếu không có đơn phản đối, nhãn hiệu nộp đơn trên cơ sở đã sử dụng(1) hoặc
đã đăng ký tại một nước khác (4) sẽ được cấp giấy chứng nhận. Những đơn
nộp trên cơ sở đã nộp tại một nước khác (3) sẽ được cấp văn bằng khi và chỉ
khi đơn đó được cấp chứng nhận tại nước nộp đơn cơ sở. Nếu đơn nộp trên cơ
sở dự định sử dụng tại Mỹ (2), cơ quan đăng ký Mỹ sẽ ra thông báo về việc
chấp nhận đơn. Người nộp đơn theo đó sẽ có thời hạn tối đa là 3 năm để nộp
bằng chứng sử dụng nhãn hiệu được nộp và được cơ quan đăng ký chấp thuận
nộp trong thời hạn nộp đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp bằng.
- Như vậy, thời gian đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Mỹ kể từ khi nộp đơn đến
khi cấp văn bằng phụ thuộc vào cơ sở nộp đơn và xét nghiệm đơn. Các doanh
nghiệp có thể tìm hiểu thông tin về việc đăng ký này theo địa chỉ:
Tại Hà Nội: Công ty Sở hữu công nghiệp (INVESTIP).
51B Lý Thái Tổ, Hà Nội. ĐT: (04) 88260687.
Email: investiph@hn.vnn.vn.
Phụ trách: Nguyễn Thu Anh.
Tại TPHCM: INVESTIP 31 Hàn Thuyên. Q1, TPHCM.
ĐT: (08) 292400.
Email: investiphcm@.vnn.vn
Giám đốc chi nhánh: Nguyễn Minh Hương.
II. Phản ứng của PhetroVietnam khi nhận được thông báo bị mất cắp
thương hiệu tại Mỹ.
1.Các phương án đối phó về việc bị đánh cắp thương hiệu tại Mỹ
của PetroVietnam.
Vào chiều ngày 18/7/2002 PetroVietnam hoàn toàn bất ngờ khi được tin từ
phóng viên VASC Orient cho biết trang web thông báo,
nhãn hiệu PetroVietnam vừa được một công ty có tên NGUYEN LAI, địa chỉ
11015 PACIFIC HWY SW LAKEWOOD, WA 98499 (Mỹ) đăng ký tại Mỹ.
Mặc dù việc các thương hiệu Vinataba, Trung Nguyên bị đánh cắp ở nước
ngoài cách đây vài tháng và những lời cảnh báo từ báo chí Tổng Công Ty đã
biết nhưng không thể ngờ được thương hiệu của mình lại bị đánh cắp nhanh
như vậy.
Hiện PhetroVietnam đang hoạt động ở 3 lĩnh vực chính: xuất khẩu dầu
thô, hợp tác thăm dò khai thác dầu khí trong nước và bán sản phẩm từ dầu
khí. Dầu thô không cần thương hiệu, việc thăm dò khai thác dầu khí chỉ thực
hiện trong nước, cũng không cần thương hiệu. Vậy chỉ còn sản phẩm từ dầu
thô như xăng, dầu, nhớt … là được bán và xuất khẩu dưới thương hiệu
PetroVietnam. Thị trường Mỹ không phải là vấn đề lớn vì hiện nay Tổng
Công Ty chưa có hàng xuất sang đây. Tuy nhiên, về lâu dài thì Tổng Công Ty
có chiến lược phát khuyếch trương và đưa sản phẩm này sang Mỹ và các nước
trong khu vực. Do đó để thâm nhập được vào thị trường của các nước này
dưới thương hiệu PetroVietnam một cách hợp pháp thì PetroVietnam phải bảo
vệ thương hiệu cho sản phẩm này ở thị trường nước ngoài. Vì vậy, các phòng
ban và ban giám đốc của PhetroVietnam đã bàn cách đối phó với vụ việc bị
đánh cắp thương hiệu tại Mỹvà chuẩn bị một chiến lược để bảo vệ thương hiệu
của mình. Hơn các Công ty bị mất cắp thương hiệu khác như Trung Nguyên,
Vinataba… thì PhetroVietnam đã sớm phát hiện ra việc thương hiệu của mình
bị đánh cắp. Mặt khác Công ty NGUYENLAI Corp đã đăng ký nhãn hiệu
giống hệt PetroVietnam cả hình lẫn chữ. Do đó việc đối phó với công ty này
sẽ không khó khăn lắm.
Theo Công ty luật Pham& associates, đơn vị đưa ra tư vấn cho
PhetroVietnam, cho biết có 3 cách để đối phó với việc bị đánh cắp thương
hiệu này.
Cách thứ nhất ít tốn kém nhất nhưng cũng lâu nhất, đó là không hành
động gì, để NGUYENLAI tự động bị huỷ thương hiệu vì công ty đó phải
chứng minh được thương hiệu này được chính họ sử dụng, nếu không đưa
được bằng chứng sử dụng thương hiệu 3 lần (6 tháng 1 lần) thì sẽ bị rút
thương hiệu. Tuy nhiên cách này hơi mạo hiểm bởi NGUYENLAI có thể đưa
ra những bằng chứng không đúng sự thật và thời gian có thể kéo dài đến 3
năm.
Cách thứ hai tranh tụng và thuê luật sư trong nước. Theo luật gia Khánh
Toàn, Giám đốc Công ty luật pham&Associates, luật sư trong nước có đủ khả
năng để thực hiện vụ kiện đòi thương hiệu nhưng một khó khăn là những hoạt
động hành lang (lobby) các doanh nghiệp Việt Nam chưa quen và chưa có
kinh nghiệm tại Mỹ.
Cách thứ ba là tranh tụng và thuê luật sư tại Mỹ. Các luật sư sẽ giúp
PetroVietnam bác bỏ thương hiệu do NGUYENLAI đăng ký, sau đó đăng ký
thương hiệu PetrolVietnam của Tổng công ty dầu khí Việt Nam. Cách này
chắc chắn nhất nhưng cũng rất tốn kém.
Như vậy có 3 phương án đối phó việc bị đánh cắp thương hiệu cho
PetroVietnam lựa chọn, mỗi cách đối phó thì đều có ưu điểm và nhược điểm
riêng. Nhưng làm thế nào để lựa chọn 1 phương án tối ưu nhất cho
PetroVietnam, đây là vấn đề cần xem xét một cách kỹ lưỡng.
Trong thời gian lựa chọn phương án đối phó của mình thì PetroVietnam đã
làm một cuộc điều tra tìm hiểu về công ty NGUYENLAI Crop thì Ông Đinh
Hưũ Lộc ( trưởng ban quan hệ quỗc tế PetroVietnam) khẳng định kẻ trộm
thương hiệu PetroVietnam là thợ sửa Ti Vi và như vậy chủ doanh nghiệp
NGUYENLAI này không thể thăm dò và khai thác dầu khí được mà có thể
dựa vào đăng ký thương hiệu PetroVietnam để trục lợi bằng việc yêu cầu
Tổng công ty mua lại. Đó là một hoạt động kinh doanh không lành mạnh. Luật
pháp quốc tế cũng như luật pháp Mỹ, nơi xảy ra nhiều vụ lấy cắp thương hiệu
của Việt Nam, không đứng về phía những kẻ làm ăn cơ hội mang tính quấy
phá “ Theo Hiệp Định Thương Mại Việt-Mỹ, nếu sau 3 năm không sử dụng
thì dù thương hiệu có được đăng ký cũng có thể bị thu hồi ; Trong tranh chấp
ai chứng minh được mình sử dụng thương hiệu này lâu dài và gắn bó với sự
nổi tiếng của thương hiệu thì sẽ được đăng ký thương hiệu đó tại Mỹ; Hơn thế
nữa, những thương hiệu đă đăng ký tại Việt Nam thì khi xem xét đơn đăng ký
tại Mỹ cũng được ưư tiên.” Dựa vào các cơ sở trên đây càng làm cho
PetroVietnam vững tin hơn trong việc đòi lại thương hiệu bởi Tổng công ty có
đầy đủ cơ sở pháp lý, có nhiều quan hệ với công ty của Mỹ không những đăng
ký ở Mỹ mà còn ở châu Âu.
2.PetroVietnam cần làm gì để bảo vệ thương hiệu của mình.
Trong 3 phương án đối phó mà Công ty luật Pham&Associates đưa ra thì
phương án 1 tương đối là được cho Tổng công ty, nhưng nếu thời gian kéo dài
3 năm thì sao liệu sau 3 năm Tổng công ty có lấy lại thương hiệu của mình
không. Trong khi Tổng công ty đang có chiến lược khuếch trương đưa sản
phẩm sang thị trường Mỹ và Hiệp Định Thương Mại Việt- Mỹ vừa có hiệu lực
đây là cơ hội lớn để Tổng công ty đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của mình
sang Mỹ. Nếu như đổi tên lấy một thương hiệu khác đễ có thể xuất khẩu sản
phẩm một cách hợp pháp thì bao nhiêu công sức trước đây để tạo uy tín cho
thương hiệu PetroVietnam thì nay chỉ còn là con số không và chắc chắn sẽ gây
bất lợi rất nhiều trong các cuộc đàm phán của Tổng công ty với đối tác nước
ngoài và nguy cơ mất thương hiệu PetroVietnam của mình mãi mãi.
Nhưng nếu lao vào con đường kiện tụng thì sẽ mất thời gian và tốn kém vì
vậy Tổng công ty cần tỉnh táo để đối phó.
Như đã nói ở trên Tồng công ty đã có đầy đủ cơ sở pháp lý cho mình, đó chính
là một điều kiện thuận lợi cho PetroVietnam, nhưng PetroVietnam cũng cần
cũng cố vững chắc hơn cơ sở pháp lý đó cho mình và phương án tranh tụng,
thuê luật sư tại Mỹ là khả thi hơn cả và sẽ không tốn kém lắm vì một khi có đủ
các căn cứ pháp lý hợp pháp về thương hiệu của mình. Do đó PetroVietnam
cần phải làm theo pháp luật, để từng bước tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho
mình
Theo Luật gia Nguyễn Ngọc Bích, việc đăng ký thương hiệu tại văn phòng
sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) có hai giai đoạn; giai đoạn 1 là loan
báo tên, địa chỉ công ty, lĩnh vực hoạt động, thương hiệu hàng hoá…và giai
đoạn 2 là công bố nhãn hiệu đã được đăng ký. Nhãn hiệu PetroVietnam hiện
mới đang bị đăng ký ở giai đoạn 1. Do đó có thể sử lý bằng cách thuê luật sư
Mỹ, thì PetroVietnam cũng phải làm theo hai bước; bước thứ nhất bác bỏ
thương hiệu PetroVietnam của doanh nghiệp NGUYENLAI và bước thứ hai
đăng ký thương hiệu PetroVietnam của Tổng công ty dầu khí Việt Nam ( qua
mạng là hiệu quả nhất).
Để nhanh chóng đòi được thương hiệu bị đánh cắp của mình thì đến nay
PetroVietnam đã đăng ký thương hiệu tại Việt Nam. Đồng thời cũng báo cáo
việc này lên thủ tướng, Chính Phủ đã chỉ đạo các nghành hỗ trợ. Theo thủ tục
phải mất 9 tháng để đăng ký nhưng PetroVietnam đã hoàn thành chưa đầy 1
tháng nhờ sự tạo điều kiện của cục sở hữu công nghiệp(Bộ khoa học công
nghệ). Tiếp theo là Tồng công ty sẽ đăng ký ở châu Âu và Mỹ. Bộ ngoại giao
Việt Nam cũng đã có công hàm gửu các cơ quan chức năng của Mỹ yêu cầu
giúp đỡ, nhưng bên cạnh đó Tổng công Ty cứ làm đúng thủ tục đăng ký. Khi
đã có cơ sở pháp lý PetroVietnam sẽ tiến hành các bước khác.
Theo Ông Trần Việt Hùng cục phó cục sở hữu công nghiệp ( Bộ khoa học
công nghệ) việc đánh cắp nhãn hiệu PetroVietnam là hơi liều bởi nhãn hiệu
này vào Mỹ rất khó khăn nếu không phải do chính petroVietnam đăng ký vì
Luật các nước không cấp đăng ký cho một tên địa danh vì tên đó dễ gây nhầm
lẫn về xuất xứ của người đăng ký. Việc chứng minh nhãn hiệu đó là của
PetroVietnam rất dễ dàng và thuận lợi.
Mong rằng khi có đầy đủ cơ sở pháp lý vững chắc cùng với các mối quan
hệ với các công ty nước ngoài và có sự giúp đỡ của các cơ quan, chính phủ
thì PetroVietnam sẽ lấy lại được thương hiệu của mình trong thời gian gần
nhất.
III. Bài học thương hiệu PetroVietnam và biện pháp bảo vệ thương hiệu
cho các doanh nghiệp Việt Nam.
1.Bài học thương hiệu PetroVietnam.
Chỉ đến khi nhận được thông báo của phóng viên thì PetroVietnam mới
biết rằng thương hiệu của mình đã bị lấy cắp, lúc này thì PetroVietnam mới
bàn cách đối phó. Điều đó chứng tỏ PetroVietnam chưa nhận thức được tầm
quan trọng của nhãn hiệu hàng hóa, và chưa thực sự quan tâm đến việc đăng
ký bảo hộ cho thương hiệu của mình.
Nếu ngay khi có chiến lược khuyếch trương đưa sản phẩm của mình sang Mỹ
thì Tổng công ty đăng ký sớm thương hiệu của mình ở Mỹ thì bây giờ đã
không lao vào vòng kiện tụng này, mà không biết chi phí, thời gian sẽ là bao
nhiêu và liệu có lấy lại thương hiệu của mình trong vụ kiện tụng này hay
không. Mặt khác, chiến lược khuyếch trương sản phẩm của mình sang Mỹ với
thương hiệu PetroVietnam có thể thay đổi vì nếu lấy tên sản phẩm với thương
hiệu PetroVietnam xuất khẩu sang Mỹ thì Tổng công ty đã vi phạm quyền
thương hiệu và sẽ không được xuất khẩu hoặc xuất khẩu sang sẽ bị giữ lại và
bị kiện sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của Tổng công ty.
Từ bài học thương hiệu PetroVietnam. Một khi thương hiệu bị chiếm đoạt
thì sẽ keó theo nhiều bất lợi cho doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh trong nước phải sớm đăng ký thương hiệu của mình tại những
nước mà doanh nghiệp cho là thị trường mục tiêu.
Khi bị một doanh nghiệp khác nộp đơn đăng ký thương hiệu của mình thì
đừng ngay lập tức lao vào vòng tranh đấu mà mắc vào bẫy kiện tụng. Mà phải
xác định xem liệu mình có làm ăn gì ở thị trường này với cái tên đó không,
nếu cái tên đó được bảo hộ ở thị trường này thì mình sẽ được những cái lợi gì?
Ngay cả nếu mình đưa sản phẩm sang thị trường đó thì liệu cái tên đó thích
hợp nhất chưa? Có mấy người ở thị trường đó đã biết đến và ưa thích cái tên
đó? Rồi hãy lựa chọn phương án đối phó tốt nhất cho mình.
Còn nếu đối phó bằng con đường tranh tụng thì phải tuân theo luật và phải
xây dựng đầy đủ cơ sở pháp lý vững chắc cho mình để khi tranh tụng dành
phần thắng về mình một cách nhanh nhất và chi phí thấp nhất.
1.Biện pháp bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Thương hiệu là tài sản vô hình nhưng có giá trị rất lớn đối với doanh
nghiệp, là tài sản quyết định của doanh nghiệp, là cam kết của khách hàng, là
uy tín, chất lượng, hình ảnh quốc gia…Việc bị mất nhãn hiệu sẽ gây tổn hại
trực tiếp tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp buộc họ phải
từ bỏ thị trường đó hoặc phải thương lượng mua lại đăng ký hoặc phải mất
công gây dựng lại một nhãn hiệu khác để thâm nhập lại thị trường. Còn nếu
như muốn như giành lại nhãn hiệu của mình, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ
phải theo đuổi các vụ kiện quốc tế cực kỳ tốn kém, mà phần thắng hết sức
mong manh, do các nước sở tại thường có xu hướng bảo vệ doanh nghiệp của
họ. Vì vậy thương hiệu có vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp và
nó cần được bảo vệ.
* Đối với doanh nghiệp.
Để bảo vệ thương hiệu của mình trước hết các doanh nghiệp cần củng cố bản
sắc thương hiệu bằng cách khai thác tất cả các thành tố thương hiệu. Các thành tố
này có thể bao gồm: tên thương hiệu, logo, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu
ích, sáng chế, bản quyền tác giả, khẩu hiệu, đoạn nhạc… giúp phân biệt thương
hiệu này với thương hiệu khác trên thị trường.
Có nhiều cách để củng cố bản sắc thương hiệu như thêm vào cạnh thương hiệu
một logo, phổ biến rộng rãi chỉ dẫn về nhà sản xuất, thiết kế bao bì và các thông
điệp quảng cáo phù hợp, sử dụng công nghệ cao để đưa các thành tố thương hiệu
vào sản phẩm một cách tinh vi. Các doanh nghiệp nên tạo bản sắc thươn